Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 52/2001/CT/BNN-KL

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2001 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN, LÀNG, BUÔN, BẢN, ẤP

Thực hiện Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 1998 của Chính phủ về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã và chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 56/1999/BNN-KL ngày 30 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư thôn, làng, buôn, bản, ấp (sau đây gọi chung là thôn, bản). Trong thời gian qua lực lượng Kiểm lâm ở hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tổ chức, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng đã thu được những kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong toàn xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ thị các Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số biện pháp sau đây :

1. Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền về pháp luật

bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, gắn với việc tổ chức thực hiện quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; hướng dẫn về trình tự, nội dung, hình thức và hoàn thành xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân

cư thôn, bản có rừng trong toàn quốc vào năm 200l .

2. Quy ước bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư thôn, bản phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau :

a) Quy ước phải được sự thoả thuận của đa số hoặc toàn thể nhân dân trong cộng đồng tự nguyện xây dựng và cam kết thực hiện; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, không áp đặt và bảo đảm sự đoàn kết nhất trí nhằm giải quyết các công việc bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư.

b) Nội dung quy ước phải bảo đảm giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới, tương trợ, giúp đỡ nhau ; giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng, phát huy tập quán tốt của địa phương, nghiêm cấm lợi dụng đưa hủ lục nlê tín dị đoan vào bản quy ước .

c) Những quy định trong quy ước bảo vệ và phát triển rừng phái rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

d) Từng điều khoản của quy ước phải được thông qua trong hội nghị toàn thể nhân dân hoặc hội nghị đại diện của các gia đình trong thôn, bản và phải được ít nhất hai phần ba số người tham dự hội nghị biểu quyết tán thành. Sau đó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã xem xét, trình Chủ tịch Uỷ ban

Nhân dân huyện phê duyệt để tổ chức thực hiện.

3 . Hàng năm Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sơ kết việc xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, xác định các biện pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được và kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định trong quy ước không phù hợp để tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả.

Theo định kỳ 6 tháng và 0 l năm Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị này về Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm tổng hợp kết qủa thực hiện trong toàn quốc, báo cáo Lãnh đạo Bộ để xem xét và chỉ đạo.

Riêng Sơ kết hai năm (1999 - 200l) công tác xây dựng và thực hiện quy ước ở địa phương, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức trong quý 3 năm 200 l và báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Kiểm lâm) trước ngày 0l tháng 10 năm 200l .

Kinh phí cho công tác này thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà

nước, các Chi cục Kiểm lâm lập dự toán chi phí cùng với Kế hoạch chi Ngân

sách địa phương hàng năm.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, các Chi cục Kiểm lâm báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xem xét giải quyết.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG  




 
Nguyễn Văn Đẳng