TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM - ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM - BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XH - THANH TRA CHÍNH PHỦ - BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 937/CTPH-TLĐ-MTTW-BLĐTBXH-BHXH-TTCP | Hà Nội, ngày 07 tháng 07 năm 2014 |
GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020; Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) và các đoàn thể chính trị - xã hội; Thông báo số 417/TB-VPCP ngày 11/11/2013 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Thực hiện Chương trình phối hợp số 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2014;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các bên thống nhất Chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp với những nội dung sau:
1. Mục đích:
Giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) trong các loại hình doanh nghiệp, tập trung vào các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa chuyển sang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và một số doanh nghiệp tư nhân tại những địa bàn có đông công nhân lao động nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật BHXH; Đồng thời, qua giám sát kiến nghị với các cơ quan chức năng có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng nợ, chậm và không đóng BHXH của người sử dụng lao động; có thêm cơ sở thực tiễn để tham gia góp ý sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, bảo vệ tốt hơn quyền được tham gia và hưởng bảo BHXH của người lao động.
2. Yêu cầu
- Trong năm 2014, tiến hành giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật BHXH của các doanh nghiệp tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các doanh nghiệp nợ, chậm, không đóng BHXH thường xuyên và với số tiền lớn.
- Qua giám sát phát hiện những vấn đề bất cập, chưa hợp lý trong chính sách và cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện chính sách BHXH bắt buộc, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi Luật BHXH và các quy định pháp luật khác có liên quan cho phù hợp với thực tiễn.
- Tạo sự phối hợp đồng bộ, phát huy vai trò liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đặc thù của tổ chức Công đoàn để triển khai có hiệu quả các chương trình công tác của Mặt trận và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tránh sự chồng chéo về nội dung, đối tượng trên cùng địa bàn giám sát.
1. Tổ chức đoàn giám sát liên ngành cấp trung ương về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH tại các doanh nghiệp trên địa bàn một số tỉnh trọng điểm: tập trung giám sát việc quản lý, sử dụng lao động, số lao động được tham gia đóng BHXH, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, việc đóng BHXH, việc thực hiện các chế độ BHXH cho người lao động tại doanh nghiệp.
2. Việc chỉ đạo triển khai tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH ở địa phương; công tác phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động và BHXH tỉnh, thành phố trong việc quản lý, tổ chức thực hiện, giám sát, thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH
3. Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp về nội dung chế độ và cách thức tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội (những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất)
4. Tổng hợp, đánh giá kết quả
- Trưởng đoàn giám sát có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng báo cáo tổng hợp, đánh giá kết quả giám sát. Bên chủ trì đoàn giám sát là cơ quan ký ban hành văn bản và gửi cho các bên tham gia để theo dõi, tổng hợp và xử lý (trừ những vấn đề không được công bố theo quy định của pháp luật).
- Kết thúc giám sát tại doanh nghiệp có biên bản làm việc; kết thúc giám sát tại địa phương có thông báo kết quả giám sát đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có các doanh nghiệp được giám sát.
- Căn cứ vào mục tiêu và kết quả giám sát, báo cáo kết quả giám sát gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan để tham gia sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH và chính sách, pháp luật khác có liên quan.
- Đề nghị khen thưởng cho các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật về BHXH.
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hoặc áp dụng các hình thức xử lý phù hợp đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật BHXH.
1. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
- Là cơ quan chủ trì, làm trưởng đoàn giám sát; phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra Chính phủ dự thảo Chương trình phối hợp, ban hành các quyết định thành lập đoàn giám sát, xây dựng đề cương, kế hoạch giám sát; đôn đốc, theo dõi và tổng hợp báo cáo kết quả giám sát.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố tham dự các buổi làm việc của Đoàn giám sát; Phối hợp với các bên xây dựng đề cương và lựa chọn các đơn vị, doanh nghiệp để đoàn giám sát làm việc.
- Xây dựng báo cáo kết quả giám sát; phối hợp xem xét, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những đơn vị, doanh nghiệp cố tình vi phạm Luật bảo hiểm xã hội làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
2. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Phối hợp tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình, Kế hoạch giám sát.
- Cử thành viên tham gia đoàn giám sát liên ngành.
- Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố tham gia các buổi làm việc của đoàn giám sát tại địa phương.
- Từ kết quả giám sát, tập hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền để có các chính sách, giải pháp giải quyết kịp thời.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp và cử thành viên tham gia đoàn giám sát liên ngành; chỉ đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh, thành phố cùng phối hợp với đoàn giám sát tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
- Thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước về BHXH sau khi có kết luật giám sát; nghiên cứu, xem xét các kiến nghị của người lao động, người sử dụng lao động để hướng dẫn thực hiện hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật BHXH cho phù hợp với thực tiễn.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Cung cấp cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam những văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện của ngành về BHXH;
- Phối hợp và cử thành viên tham gia đoàn giám sát liên ngành; chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng phối hợp với đoàn giám sát tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn;
- Cung cấp thông tin, danh sách các doanh nghiệp không đóng, đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; nợ, chậm đóng BHXH để đoàn giám sát liên ngành lựa chọn.
5. Thanh tra Chính phủ
- Phối hợp và cử thành viên tham gia đoàn giám sát liên ngành;
- Xem xét các kiến nghị của báo cáo kết luận giám sát; thực hiện thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ theo quy định của Luật Thanh tra.
IV. TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện
- Tháng 7/2014: Xây dựng và ký kết chương trình phối hợp năm 2014
- Hoàn thành kế hoạch và đề cương giám sát trước ngày 20/7/2014, tổ chức họp đoàn để thống nhất thực hiện vào cuối tháng 7/2014
- Tiến hành giám sát từ tháng 8/2014 đến hết 30/9/2014
- Địa điểm giám sát: Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh
- Tháng 10 - 11/2014: Sơ kết đánh giá chương trình phối hợp, gửi báo cáo giám sát đến các cơ quan có thẩm quyền.
- Các năm tiếp theo sẽ xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát với các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương còn lại.
- Tại mỗi địa phương, Đoàn giám sát làm việc trực tiếp với một số doanh nghiệp và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh có đại diện Mặt trận tổ quốc Sở Lao động - TB&XH, Liên đoàn lao động và Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố.
2. Kinh phí
Thành viên đoàn giám sát được thanh toán tiền công tác phí theo quy định tại Thông tư số 97/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập theo nguyên tắc: cơ quan nào có cán bộ tham gia đoàn thì cơ quan đó chi trả kinh phí. Việc đi lại tại địa phương để thực hiện nhiệm vụ sẽ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chịu trách nhiệm.
3. Tổ chức thực hiện
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì tổ chức Lễ ký kết chương trình giám sát liên ngành, ban hành quyết định thành lập đoàn giám sát xây dựng đề cương, kế hoạch, thời gian làm việc gửi cho các thành viên đoàn giám sát và đơn vị được giám sát.
- Các cơ quan, đơn vị phối hợp cử người tham gia đoàn giám sát theo chức năng, nhiệm vụ và kế hoạch được phân công.
- Giao Ban Quan hệ lao động thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Dân chủ - Pháp luật thuộc cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường trực chịu trách nhiệm theo dõi, tham mưu cho lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Chương trình phối hợp này./.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
BỘ TRƯỞNG | TỔNG THANH TRA |
TỔNG GIÁM ĐỐC |
|
|
- 1 Công văn 5159/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về hướng dẫn pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Kết luận thanh tra 622/KL-TTCP năm 2015 chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại một số doanh nghiệp do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 5211/BYT-DP năm 2014 phối hợp giám sát và áp dụng Tờ khai y tế đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế do Bộ Y tế ban hành
- 4 Quyết định 217-QĐ/TW năm 2013 về Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5 Chương trình phối hợp 38/CTPH-MTTW-ĐTCTXH năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội năm 2014
- 6 Thông báo 417/TB-VPCP năm 2013 ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại buổi làm việc với Bảo hiểm xã hội Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7 Báo cáo 525/BC-UBTVQH13 năm 2013 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 8 Nghị quyết 21-NQ/TW năm 2012 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, y tế giai đoạn 2012 – 2020 do Bộ Chính trị ban hành
- 9 Thông báo 71-TB/TW thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 10 Luật thanh tra 2010
- 11 Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 12 Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 13 Luật Doanh nghiệp 2005
- 1 Công văn 5159/LĐTBXH-BHXH năm 2017 về hướng dẫn pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Kết luận thanh tra 622/KL-TTCP năm 2015 chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại một số doanh nghiệp do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 5211/BYT-DP năm 2014 phối hợp giám sát và áp dụng Tờ khai y tế đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế do Bộ Y tế ban hành
- 4 Báo cáo 525/BC-UBTVQH13 năm 2013 kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 5 Thông báo 71-TB/TW thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với tổ chức có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành