Thủ tục hành chính: Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản; cầm cố tài sản - Hà Nội
Thông tin
Số hồ sơ: | T-HNO-BS224 |
Cơ quan hành chính: | Hà Nội |
Lĩnh vực: | Luật sư – Công chứng – Thừa phát lại |
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: | Không |
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): | Không |
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: | • Phòng công chứng• Văn phòng công chứngChú ý:Nếu một tài sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó tiếp tục được thế chấp để bảo đảm một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng tiếp theo phải do công chứng viên đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu thực hiện .Trường hợp công chứng viên lần đầu chuyển sang tổ chức hành nghề khác, không còn hành nghề hoặc không thể thực hiện việc công chứng thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề đang lưu trữ hợp đồng thế chấp thực hiện việc công chứng |
Cơ quan phối hợp (nếu có): | Không |
Cách thức thực hiện: | Người yêu cầu công chứng trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng)
Chú ý: Đối với những trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được; người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành hình phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác thì có thể yêu cầu công chứng viên thực hiện công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng |
Thời hạn giải quyết: | • Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
• Trường hợp yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc Chú ý: Thời hạn trên không tính thời gian xác minh hoặc giám định ( nếu có) |
Đối tượng thực hiện: | Cá nhân và Tổ chức |
Kết quả thực hiện: | Văn bản đã được công chứng theo quy định pháp luật; Trường hợp từ chối công chứng : có thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do gửi tới người yêu cầu công chứng |
Tình trạng áp dụng: | Còn áp dụng |
Cách thực hiện
Trình tự thực hiện
Tên bước | Mô tả bước |
---|---|
Bước 1: | Người yêu cầu công chứng trình bày nội dung hợp đồng cần công chứng và hồ sơ tài liệu mang theo với cán bộ tiếp nhận hồ sơ công chứng, viết phiếu yêu cầu công chứng |
Bước 2: | Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ theo bản liệt kê;xác định thẩm quyền và hợp đồng có phù hợp quy định của pháp luật hay không.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các bên tham gia giao dịch đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật thì tiếp nhận hồ sơ và viết giấy hẹn trả kết quả; ghi vào sổ công chứng + Trường hợp hồ sơ thiếu: Cán bộ tiếp nhận ghi phiếu hướng dẫn các hồ sơ cần bổ sung trước khi hoàn trả hồ sơ cho cho công dân + Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: cán bộ tiếp nhận xin ý kiến lãnh đạo để giải thích lý do từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu công dân yêu cầu trả lời bằng văn bản thì người có yêu cầu công chứng viết phiếu yêu cầu công chứng. Người tiếp nhận viết phiếu hẹn ngày nhận văn bản trả lời trong vòng 3 ngày làm việc. |
Bước 3: | Nhận và giải quyết hồ sơ
• Công chứng viên kiểm tra nội dung hợp đồng cần công chứng (nếu người yêu cầu tự soạn thảo sẵn) hoặc dự thảo hợp đồng theo ý định của người yêu cầu . • Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của khách hàng, giải thích quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kiểm tra thông tin . |
Bước 4: | Ký công chứng
Công chứng viên đọc lại dự thảo hoặc để người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo hợp đồng (trường hợp công chứng viên dự thảo hợp đồng) ; người yêu cầu ký vào từng trang của hợp đồng trước mặt công chứng viên Công chứng viên thực hiện ký công chứng hợp đồng ; chuyển kết quả cho bộ phận trả kết quả |
Điều kiện thực hiện
Nội dung | Văn bản quy định |
---|---|
• Nếu có căn cứ cho rằng nội dung hợp đồng công chứng có vấn đề chưa rõ; việc công chứng hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc nghi ngờ về đối tượng của hợp đồng, là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu, công chứng viên xác minh hoặc giám định.
Nếu không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng • Nếu dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp thực tế thì công chứng chỉ rõ cho người yêu cầu để sửa chưa. Nếu người yêu cầu không sửa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng • Khi thực hiện ký công chứng, người yêu cầu công chứng và công chứng viên phải ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch • Tiếng nói và chữ viết dùng trong việc công chứng là tiếng Việt. • Người yêu cầu công chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên • Việc điểm chỉ chỉ áp dụng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không viết ký |
Chưa có văn bản! |
Thành phần hồ sơ
Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu) |
Dự thảo hợp đồng (nếu tự soạn thảo sẵn) |
Bản sao các giấy tờ tùy thân |
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu , quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó |
Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định
Chú ý: Bản sao trong trường hợp này là bản photo và kèm theo bản chính để đối chiếu |
Các biểu mẫu
Phí và lệ phí
Tên phí / lệ phí | Mức phí | Văn bản quy định |
---|---|---|
Lệ phí | Đính kèm theo hồ sơ |
1. Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành |
Cơ sở pháp lý
Văn bản căn cứ pháp lý
Văn bản công bố thủ tục
1. Quyết định 5117/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội |
Thủ tục hành chính liên quan
Thủ tục hành chính liên quan nội dung
Lược đồ Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản; cầm cố tài sản - Hà Nội
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!
- Hiện chưa có văn bản!