CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 04/CĐ-UBND | Thái Bình, ngày 13 tháng 5 năm 2016 |
CÔNG ĐIỆN
VỀ VIỆC QUẢN LÝ BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT NHẬP LẬU VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH BẢO VỆ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ XUÂN NĂM 2016.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH điện:
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh;
- Báo Thái Bình;
- Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình;
- Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các đối tượng sâu, bệnh hại lúa Xuân đang diễn biến rất phức tạp, trong đó rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ là 2 đối tượng có nguy cơ gây hại và làm giảm năng suất lúa Xuân một cách nghiêm trọng nếu không được phun thuốc trừ kịp thời; mặt khác, thời lượng và nội dung tuyên truyền cho công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa Xuân của một số địa phương chưa cụ thể, thường xuyên, liên tục dẫn đến sự chủ quan của nông dân; tình trạng phun cộng nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh gây lãng phí vẫn còn xảy ra; việc bán, khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của một số đơn vị, cá nhân, Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp không đúng với hướng dẫn của cơ quan chuyên môn dẫn đến hiệu quả phòng trừ thấp.
Trước tình hình trên và để thực hiện nghiêm Chỉ thị số 3606/CT-BNN-BVTV ngày 09/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý việc nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể và yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh tập trung chỉ đạo, thực hiện các nội dung sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Thực hiện nghiêm túc Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 10/5/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều tiết nước và tập trung chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2016.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn huy động tối đa lực lượng, phương tiện tranh thủ thời tiết tạnh ráo để phun thuốc phòng trừ rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, chỉ đạo hệ thống truyền thanh, truyền hình của huyện, thành phố, hệ thống phát thanh của các xã, phường, thị trấn tăng thời lượng tuyên truyền về mức độ nguy hại của rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ để cán bộ, nông dân nhận thức đúng và kịp thời trong việc phòng trừ, hạn chế thấp nhất thiệt hại năng suất lúa Xuân; phối hợp với Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng (nông nghiệp, truyền thông, báo chí) tuyên truyền, hướng dẫn người dân không mua bán, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, đồng thời triển khai chương trình giám sát việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Huy động cán bộ kỹ thuật tăng cường cho các huyện, thành phố, phối hợp với các địa phương theo dõi sát tình hình thời tiết, sâu bệnh; chỉ đạo các đơn vị chức năng hướng dẫn cụ thể cho các địa phương về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật phòng trừ; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình xây dựng, biên tập các chương trình khoa giáo về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt là rày nâu, rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ hại lúa.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Chỉ đạo lực lượng thanh tra chuyên ngành nông nghiệp, quản lý thị trường, công an, chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kiên quyết tịch thu, tiêu hủy các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định pháp luật.
4. Báo Thái Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình cụ thể, tăng thời lượng phát sóng để tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại nhất là rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ... để bà con nông dân hiểu và áp dụng.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể: Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các chi hội: Tuyên truyền, hướng dẫn người dân không mua bán, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên sử dụng đúng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện quy trình kỹ thuật, các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ theo hướng dẫn của ngành chuyên môn.
6. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Thái Bình, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Nam Thái Bình thực hiện phương án tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phòng trừ sâu bệnh vụ Xuân năm 2016.
Nhận Công điện này, yêu cầu: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Giám đốc Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể khẩn trương triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 713/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 3 Quyết định 2522/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4 Quyết định 3656/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương: Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 5 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu tỉnh Hà Tĩnh
- 6 Chỉ thị 3606/CT-BNN-BVTV năm 2016 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 8 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND quy định quản lý Nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 9 Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ phòng chống dịch hại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 1 Quyết định 429/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt danh mục, số lượng thuốc bảo vệ thực vật dự trữ phòng chống dịch hại cây trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2 Quyết định 05/2013/QĐ-UBND quy định quản lý Nhà nước về thuốc Bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 3 Kế hoạch 379/KH-UBND năm 2016 tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4 Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nhập lậu, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu tỉnh Hà Tĩnh
- 5 Quyết định 3656/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương: Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 6 Quyết định 2522/QĐ-UBND năm 2016 Hướng dẫn thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7 Quyết định 03/2018/QĐ-UBND về Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 8 Kế hoạch 713/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống và diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đời sống cộng đồng trên địa bàn tỉnh Kon Tum