ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2013/QĐ-UBND | Thái Nguyên, ngày 09 tháng 3 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001;
Căn cứ Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ ban hành điều lệ Bảo vệ thực vật, điều lệ Kiểm dịch thực vật, điều lệ Quản lý thuốc Bảo vệ thực vật;
Căn cứ Thông tư số 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT Thái Nguyên tại Tờ trình số 325/SNN-KHTC ngày 01/3/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
(Có quy định kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Công Thương, Công An tỉnh, Đài PT-TH tỉnh, Tổng biên tập Báo Thái Nguyên, Chi cục trưởng các chi cục: Quản lý thị trường, Bảo vệ thực vật, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Kết quả thi hành Quyết định này là căn cứ để bình xét thi đua hàng năm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2013./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
VIỆC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
( Ban hành kèm theo Quyết định số: /2013 /QĐ-UBND, ngày tháng năm 2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định quản lý nhà nước về các hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: Buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ BUÔN BÁN, QUẢNG CÁO, HỘI THẢO VÀ SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 3. Quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Đối với người trực tiếp bán thuốc BVTV:
Phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục BVTV tỉnh cấp.
Phải hướng dẫn cho người mua thuốc chọn đúng chủng loại, cách sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
Trong thời điểm dịch hại có nguy cơ phát sinh gây hại nặng phải ưu tiên bán các loại thuốc BVTV do các cơ quan chuyên môn (trạm BVTV, phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm Khuyến nông) cấp huyện khuyến cáo ;
Không được hướng dẫn dùng thuốc cho đối tượng phòng trừ và loại cây trồng ngoài danh mục đã đăng ký;
Không được khuyến cáo người sử dụng thuốc cộng nhiều loại thuốc có cùng tác dụng phòng trừ một loại sinh vật gây hại để phun;
Không được bán thuốc BVTV lưu động, bán thuốc BVTV tại các chợ;
2. Đối với cửa hàng buôn bán thuốc BVTV:
Phải riêng biệt với nhà ở;
Không được phép mở cửa khi người bán thuốc có chứng chỉ hành nghề vắng mặt, trừ trường hợp bất khả kháng;
Phải có biển hiệu, có bảng danh mục và niêm yết giá thuốc bảo vệ thực vật đang bán trong quầy;
Điều 4. Quy định về hoạt động quảng cáo, hội thảo thuốc BVTV
1. Không được quảng cáo, giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật tại chợ;
2. Không được quảng cáo, hội thảo, giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật chung với các nội dung khác khi chưa được sự đồng ý của Chi cục Bảo vệ thực vật;
Điều 5. Quy định đối với người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đối với tài nguyên thực vật phải báo cáo một trong các cơ quan sau: trạm Bảo vệ thực vật, trạm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp PTNT (Phòng Kinh tế) cấp huyện; hoặc cán bộ khuyến nông cấp xã;
2. Khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng trừ theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật hoặc cán bộ Khuyến nông, cán bộ Nông nghiệp;
3. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ dịch hại theo hướng dẫn của trạm Bảo vệ thực vật, hoặc hướng dẫn trên nhãn bao bì;
4. Không được tự ý cộng nhiều loại thuốc trong một bình phun khi chưa có khuyến cáo của: trạm Bảo vệ thực vật, cán bộ Khuyến nông, cán bộ Nông nghiệp hoặc hướng dẫn trên bao bì thuốc;
5. Sau khi sử dụng phải thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV để vào địa điểm quy định.
Chương III
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước
1. Sở Nông nghiệp và PTNT.
a. Chỉ đạo Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong việc buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV;
b. Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã quản lý chặt chẽ các cơ sở buôn bán thuốc BVTV;
c. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh.
2. Chi cục Bảo vệ thực vật.
a. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền;
b. Hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV;
c. Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh các biện pháp chỉ đạo về công tác quản lý nhà nước trong việc buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV ở địa phương;
d. Đào tạo và cấp Giấy chứng nhận chuyên môn, chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV;
e. Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV cho tổ chức và cá nhân có nhu cầu;
f. Cấp Giấy vận chuyển, quảng cáo, hội thảo thuốc BVTV;
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền;
4. Sở Công thương.
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thường xuyên phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Công an tỉnh kiểm tra việc buôn bán, vận chuyển thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền;
Báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý về UBND tỉnh theo quy định;
5. Công an tỉnh:
Áp dụng các biện pháp phòng, ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi, vi phạm hành chính trên các lĩnh vực: vận chuyển thuốc BVTV, cháy nổ thuốc BVTV, gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV;
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý Nhà nước về: vận chuyển thuốc BVTV, cháy nổ thuốc BVTV, gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV;
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã.
a. Chỉ đạo phòng Tài nguyên và môi trường hướng dẫn ủy ban nhân dân cấp xã quy hoạch địa điểm lưu chứa và tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV theo pháp luật về môi trường;
b. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo các phòng ban liên quan trên địa bàn hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về thuốc BVTV;
c. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, một năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) về công tác quản lý buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV;
d. Hỗ trợ và vận động nhân dân đóng góp kinh phí cho việc thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc BVTV
5. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn.
a. Tổ chức chỉ đạo phòng trừ khi dịch hại xảy ra
b. Chủ động phối hợp với trạm BVTV cấp huyện hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả.
c. Ký xác nhận đơn xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV của tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn quản lý sau khi đã kiểm tra địa điểm bán, địa điểm lưu giữ thuốc BVTV;
d. Tổ chức kiểm tra hoạt động buôn bán, quảng cáo, hội thảo và sử dụng thuốc BVTV ở địa phương và chịu trách nhiệm trước UBND huyện, UBND tỉnh trong việc quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn mình quản lý.
e. Bố trí địa điểm chứa đựng, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương theo hướng dẫn của Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện. Địa điểm chứa đựng, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Xa nơi tập trung đông dân cư, trường học, bệnh viện, chợ;
Không gây ô nhiễm đến nguồn nước sinh hoạt (giếng nước, ao, hồ, sông, suối);
Hạn chế đến mức thấp nhất việc gây ô nhiễm môi trường;
Không bị ngập lụt, lũ;
Phải được sự đồng ý của Phòng Tài nguyên Môi trường cấp huyện;
f. Hỗ trợ và huy động nhân dân đóng góp kinh phí cho việc thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc BVTV;
g. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản hợp pháp của đoàn thanh tra, kiểm tra, phải xử lý theo thẩm quyền các vi phạm hành chính liên quan đến thuốc BVTV xảy ra trên địa bàn quản lý và gửi kết quả xử lý về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Thanh tra Sở)
Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu có vướng mắc đề nghị các Sở, Ban, ngành phản ánh về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét quyết định ./.
- 1 Quyết định 02/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 2 Quyết định 02/2020/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2 Công điện 04/CĐ-UBND về quản lý buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2016 tỉnh Thái Bình
- 3 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Chỉ thị 12/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7 Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 8 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 9 Nghị định 58/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật
- 10 Chỉ thị 22/2002/CT-UB về tăng cường quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật góp phần đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 11 Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2001
- 12 Quyết định 482/1998/QĐ-UB quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ban hành
- 13 Quyết định 692/1998/QĐ-UB quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1 Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2 Công điện 04/CĐ-UBND về quản lý buôn bán, vận chuyển, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu và tăng cường công tác chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2016 tỉnh Thái Bình
- 3 Quyết định 37/2013/QĐ-UBND Quy định quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4 Chỉ thị 01/2013/CT-UBND về tăng cường quản lý hoạt động buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 5 Chỉ thị 12/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6 Quyết định 31/2009/QĐ-UBND về quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 7 Chỉ thị 22/2002/CT-UB về tăng cường quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật góp phần đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 8 Quyết định 482/1998/QĐ-UB quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình ban hành
- 9 Quyết định 692/1998/QĐ-UB quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Nghệ An