Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 1045/UBDT-VP135
V/v báo cáo đánh giá tình hình thực hiện CTMTQG giảm nghèo bn vững giai đoạn 2011-2015 và xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2014

 

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Căn cứ văn bản số 3446/LĐTBXH-VPQGGN ngày 18/9/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (sau đây viết tắt là CTMTQGGNBV) giai đoạn 2011-2015 và xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Dân tộc báo cáo như sau:

I. TÌNH HÌNH TRIN KHAI THC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, D ÁN

Từ năm 2011 đến nay, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư, hỗ trợ thông qua Chương trình 135, trong đó: Năm 2011: Các xã, thôn đặc biệt khó khăn của Chương trình được đầu tư theo các nội dung, định mức và cơ chế quản lý của Chương trình 135 giai đoạn II. Năm 2012 và năm 2013: Các xã, thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư theo dự án 2 (đầu tư cơ sở hạ tầng) thuộc CTMTQGGNBV giai đoạn 2012-2015. Năm 2014 và 2015: Các xã, thôn đặc biệt khó khăn được đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (là Chương trình thành phần của CTMTQGGNBV). Kết quả thực hiện cụ thể như sau:

1. Năm 2011 (Thực hiện theo Chương trình 135):

- Địa bàn đầu tư: 1.723 xã và 2.701 thôn đặc biệt khó khăn

- Ngân sách TW: 3.214,495 tỷ đồng.

- NS địa phương: 85,160 tỷ đồng.

- Vốn tài trợ nước ngoài: 19,5 triệu Euro.

- Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT;

Do việc bố trí kinh phí chậm, ngày 02/12/2011 mới được thông báo vốn nên thời gian thực hiện chương trình được kéo dài đến hết 31/12/2012.

- Kết quả:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: NSTW: 2.263,2 tỷ đồng, NSĐP: 65 tỷ đồng.

+ Hỗ trợ PTSX: NSTW: 651,95 tỷ đồng, NSĐP: 13,85 tỷ đồng.

+ Đào tạo, nâng cao năng lực: NSTW: 143,89 tỷ đồng, NSĐP: 2,99 tỷ đồng.

+ Duy tu bảo dưỡng công trình sau đầu tư: NSTW: 142,582 tỷ đồng, NSĐP: 3,036 tỷ đồng.

+ Kinh phí quản lý: NSTW: 12,87 tỷ đồng, NSĐP: 280 triệu đồng.

2. Năm 2012 và 2013: Chương trình 135 được chuyển thành dự án 2 thuộc CTMTQGGNBV giai đoạn 2012-2015, tổng số vốn thực hiện trong 2 năm là 4.984,236 tỷ đồng.

- Địa bàn đầu tư: Năm 2012, đầu tư cơ sở hạ tầng cho 1.723 xã và 2.701 thôn đặc biệt khó khăn. Năm 2013 đầu tư cơ sở hạ tầng, duy tu bảo dưỡng các công trình ở 1.761 xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và xã thuộc CT229 và 2.844 thôn đặc biệt khó khăn.

- Ngân sách TW: 4.878,163 tỷ đồng

- NS địa phương: 106,073 tỷ đồng.

- Vốn tài trợ nước ngoài: 9,93 triệu Euro.

- Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT.

- Kết quả thực hiện:

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tập trung chủ yếu vào 8 loại công trình thiết yếu, gồm: Đường giao thông đến thôn, bản; công trình thủy lợi nhỏ, trường học, trạm y tế, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, điện sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng và chợ. Các công trình hạ tầng thiết yếu được đầu tư nhằm tạo ra kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi.

Trong 2 năm, đã xây dựng được 8.959 công trình, riêng năm 2013 đầu tư được 4.252 công trình trong đó giao thông 1.769 công trình, thủy lợi 970 công trình, điện 252 công trình, y tế 45 công trình, trường học 50 công trình, nước sinh hoạt tập trung 226 công trình, nhà sinh hoạt cộng đồng 96 công trình, 844 công trình khác và duy tu bảo dưỡng.

Các công trình được đầu tư trên địa bàn được triển khai đảm bảo đúng quy trình, đúng mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, được thực hiện trên nguyên tắc dân chủ công khai, có định hướng để sự lựa chọn của người dân phù hợp với điều kiện cụ thể của từng xã, thôn theo thứ tự ưu tiên, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện đến nhận bàn giao. Công trình đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển sản xuất, cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

3. Năm 2014: Chương trình 135 được thực hiện theo Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; là Chương trình thành phần của CTMTQGGNBV giai đoạn 2012-2015.

- Địa bàn đầu tư: 2.331 xã và 3.509 thôn (trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho 2.295 xã và 3.448 thôn; ngân sách địa phương đầu tư cho 36 xã và 61 thôn).

- Ngân sách TW: 3.129,8 tỷ đồng

Việc bố trí vốn năm 2014 cho Chương trình không đủ theo định mức được phê duyệt tại quyết định 551/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên các địa phương gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong khâu giao kế hoạch để huyện, xã tổ chức thực hiện. Cụ thể: Theo Quyết định 551/QĐ-TTg phê duyệt định mức năm 2014 tăng gấp 1,5 lần so với năm 2013, tương đương định mức đầu tư cơ sở hạ tầng; 1.500 triệu đồng/xã; 300 triệu đồng/thôn; hỗ trợ phát triển sản xuất 450 triệu đồng/xã; 75 triệu đồng/thôn (Tổng vốn cần phân bổ là 6.050,3 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo Quyết định số 1898/QĐ-BKHĐT ngày 17/12/2013 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc giao kế hoạch vốn thực hiện Chương trình 135 năm 2014 là 3.129,8 tỷ đồng, bằng 51,73% vốn theo kế hoạch. Bên cạnh đó, các xã, thôn mới được bổ sung vào diện đầu tư của Chương trình theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cũng chưa được bổ sung vốn để triển khai thực hiện. Theo rà soát của Ủy ban Dân tộc, tính theo định mức phê duyệt tại Quyết định 551/QĐ-TTg , số vốn còn thiếu trên 2.900 tỷ đồng; nếu tính theo định mức quy định tại Quyết định 101/2009/QĐ-TTg , số vốn còn thiếu gần 790 tỷ đồng. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/9/2014 Bộ Tài chính đã có thông báo bổ sung 789,556 tỷ đồng cho chương trình (văn bản số 13170/BTC-NSNN).

- NS địa phương: 97,629 tỷ đồng.

- Vốn tài trợ nước ngoài: 4,43 triệu Euro.

- Cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-NNPTNT-XD ngày 18/11/2013 của liên Bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng.

Tuy nhiên, cơ chế quản lý thanh quyết toán vốn còn bất cập, nhất là quy định về thời gian quyết định đầu tư không phù hợp nên nhiều địa phương khó khăn trong triển khai xây dựng khởi công mới các công trình. Ủy ban Dân tộc đã tổ chức xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận và Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 9955/BTC-ĐT ngày 21/7/2014 điều chỉnh thời gian quyết định đầu tư đến 31/12/2014, kế hoạch vốn năm 2015 được phân bổ và thanh toán vốn khi có quyết định phê duyệt dự án trước ngày 31/12/2015.

- Kết quả thực hiện:

Trong 9 tháng đầu năm 2014, thực hiện dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, các địa phương đã đầu tư xây dựng 5.240 công trình, trong đó, khởi công mới 3.294 công trình; chuyển tiếp 1.055 công trình, duy tu bảo dưỡng 404 công trình, trả nợ 487 công trình đã hoàn thành; các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng năm 2014 tập trung chủ yếu vào đường giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, trường học... Nhiều địa phương đã mạnh dạn giao cho xã làm chủ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, một số địa phương đã phân cấp 100% cho xã làm chủ đầu tư như Phú Thọ, Kiên Giang... Thanh Hóa 92%, Quảng Ngãi 88%, Lạng Sơn 57%.... Tiến độ thực hiện đến 15/9 mới đạt 49%, tỷ lệ giải ngân thấp (30%). Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã triển khai thực hiện được 320.500 triệu đồng, đạt gần 50% so với tổng vốn giao. Nhiều địa phương hoàn thành các khâu lập danh sách hộ được hỗ trợ giống, vật tư, tổ chức đào tạo tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về các mô hình phát triển sản xuất. Việc giao xã làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được thực hiện tốt với 100% số xã làm chủ đầu tư.

II. ĐÁNH GIÁ

1. Những kết quả đạt được

Theo báo cáo đánh giá nghèo dân tộc thiểu số, khi bắt đầu thực hiện Chương trình, tỷ lệ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn là 49,2%, tỷ lệ tái nghèo khoảng 14,3%; thu nhập bình quân đầu người chỉ bằng 50% so với thu nhập bình quân của cả nước; tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch rất thấp (13%), việc tiếp cận giáo dục của con em người dân tộc thiểu số thấp; các điều kiện sống, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội hết sức khó khăn. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm đáng kể, theo tổng hợp từ báo cáo của các địa phương, nghèo dân tộc thiểu số bình quân khoảng 34,8%, bình quân mỗi năm giảm trên 3,5%.

Thông qua thực hiện các hoạt động của Chương trình 135 đã góp phần tích cực thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và Nghị quyết giảm nghèo số 80/NQ-CP của Chính phủ về định hướng giảm nghèo thời kỳ 2011-2020. Chương trình 135 được đánh giá là chính sách đúng hướng, phù hợp, xác định địa bàn trọng tâm để giải quyết, qua đó tăng cường được hạ tầng; cơ sở (giao thông nông thôn, thủy lợi nhỏ, điện, trường học, trạm y tế, nước sinh hoạt, phát thanh truyền hình...), đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng dần trình độ và hiệu quả canh tác, sản xuất, kinh doanh của đồng bào dân tộc thiểu số và các địa bàn khó khăn nhất, góp phần cải thiện đời sống của khu vực miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Trình độ, năng lực quản lý Chương trình, dự án của cán bộ cấp xã và thôn bản được nâng lên một bước, năng lực của cộng đồng trong việc tham gia các hoạt động giám sát được cải thiện đáng kể.

Việc xác định đối tượng, địa bàn đầu tư của Chương trình 135 đã được chuẩn hóa cho cả giai đoạn, cơ chế quản lý luôn được các Bộ ngành quan tâm hoàn thiện, tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện cho các cấp chủ động trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình.

Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Chương trình được tổ chức ở các cấp, các ngành, nhất là ở cấp cơ sở qua đó phát hiện những hạn chế, bất hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung. Có địa phương đã phát hiện một số vi phạm trong công tác quản lý đã kịp thời chấn chỉnh, xử lý.

Huy động nguồn lực trong nước: Chương trình 135 được triển khai trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào dân tộc thiểu số hết sức khó khăn. Tuy nhiên, do làm tốt công tác vận động, nhiều nơi người dân đã hiến đất, đóng góp vật liệu khai thác tại chỗ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Tính từ 2011 đến nay, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã hiến hàng chục ngàn m2 đất, m3 cát, sỏi và ngày công lao động. Theo yêu cầu của Chương trình cần quy đổi đóng góp của người dân từ hiện vật thành tiền, song hầu hết các địa phương chưa triển khai thực hiện yêu cầu trên nên khó khăn cho việc tổng hợp, đánh giá huy động nguồn lực của người dân.

Bên cạnh nguồn lực đầu tư từ NSTW, một số tỉnh đã chủ động cân đối nguồn lực, bố trí NSĐP để tập trung đầu tự phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn đặc biệt khó khăn.

Huy động nguồn lực quốc tế: Tính từ năm 2011 đến nay có 3 nhà tài trợ hỗ trợ cho Chương trình 135 với tổng kinh phí là 29,43 triệu EURO, tương đương khoảng 735,750 tỷ đồng. Cụ thể: Năm 2011 Chính phủ Ai Len hỗ trợ 7,5 triệu EURO, Liên minh Châu Âu hỗ trợ 12 triệu EURO; năm 2012 Chính phủ Ai Len tiếp tục hỗ trợ 5,5 triệu EURO. UNDP hỗ trợ kỹ thuật; năm 2013 đến 2015, Chính phủ Ai Len cam kết tiếp tục hỗ trợ mỗi năm 4,43 triệu EURO để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng nhỏ cho các xã thuộc Chương trình 135. Đến nay đã có gần 500 công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường bán trú, điện... được xây dựng; các công trình này đang phát huy tác dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và phát triển kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

2. Những khó khăn, hạn chế

- Các nhiệm vụ của Chương trình chưa được triển khai đồng bộ: Năm 2011 thực hiện 04 hợp phần; năm 2012-2013 thực hiện 01 hợp phần, năm 2014 thực hiện 02 hợp phần. Việc triển khai thiếu đồng bộ, nhất quán trong thiết kế Chương trình gây nhiều lúng túng, không chủ động cho các cấp thực hiện.

- Việc bố trí vốn hàng năm cho các địa phương chậm hoặc không đủ.

- Cơ chế quản lý, thực hiện thiếu, chậm được ban hành, thiếu đồng bộ, một số nội dung chưa rõ ràng, chưa phù hợp với điều kiện thực tế đã gây ra không ít những khó khăn trong quản lý điều hành, hạn chế việc lồng ghép các chính sách và cân đối nguồn lực Chương trình.

- Địa bàn thực hiện Chương trình là các xã, thôn đặc biệt khó khăn nên mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm nhanh, nhưng thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn khá lớn, như: Điện Biên 35,22%, Sơn La 27,01%, Lai Châu 27,22%, Hà Giang 26,95%, Cao Bằng 24,20%... Nếu so với mục tiêu giảm nghèo của Chương trình mục tiêu quốc gia và Nghị quyết 80/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo thì chưa đạt được mục tiêu (khoảng 4%/năm) và chưa có xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn.

- Tập quán sản xuất của đồng bào chưa được thay đổi căn bản, phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường còn chậm. Một bộ phận còn tư tưởng ỷ lại, chờ đợi sự giúp đỡ của Nhà nước. Các kiến thức, thông tin tiếp cận thị trường, tín dụng hạn chế; nhiều hộ đồng bào không có kế hoạch phát triển kinh tế hộ, chi tiêu trong gia đình không có kế hoạch.

- Sự tham gia của người dân và cộng đồng trong kiểm tra, giám sát chưa được phát huy đúng mức; mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân thông qua tham gia xây dựng các công trình hạ tầng chưa được chú trọng.

3. Nguyên nhân của nhng khó khăn, hạn chế

- Địa bàn thực hiện Chương trình có điều kiện tự nhiên hết sức khó khăn: khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, địa hình dốc, chia cắt, đất đai khô cằn, thiếu nguồn nước; điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở các xã 135 còn yếu; trình độ dân trí thấp....

- Xuất phát điểm của các xã đặc biệt khó khăn rất thấp so với mặt bằng chung của địa phương.

- Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách dân tộc nói chung và Chương trình 135 nói riêng nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ và người dân còn hạn chế. Việc khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của Nhà nước tuy có chuyển biến nhưng còn chậm.

- Về nguồn lực: Việc cân đối, bố trí vốn cho Chương trình chưa đảm bảo cho các mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt, vốn cấp không đủ, không kịp thời, phải điều chỉnh bổ sung nguồn lực, kéo dài thời gian thực hiện hoặc thực hiện dở dang, khó khăn cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện. Một số tỉnh đầu tư bằng ngân sách địa phương chỉ cân đối được 30%-50% vốn đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn so với định mức.

- Công tác chỉ đạo, điều hành, thanh tra, kiểm tra của trung ương và chính quyền địa phương chưa được thường xuyên, còn nhiều điểm lúng túng, chậm trễ; sự phối hợp của các cấp, các ngành chưa thật sự đồng bộ, chế độ thông tin, báo cáo của một số địa phương thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời và thống nhất theo quy định. Năng lực quản lý các chương trình, dự án của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế, bất cập. Một số tỉnh có tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lớn (trên 1.000 tỷ đồng/năm), thu nhập bình quân đầu người hơn 12 triệu đồng nhưng triển khai mục tiêu giảm nghèo còn chậm, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng trong tỉnh rất cao, không tương xứng tiềm năng và lợi thế đã có. Kinh phí cho hoạt động kiểm tra, giám sát thường xuyên không được bố trí theo định mức cụ thể dẫn đến một số địa phương không bố trí hoặc bố trí mức kinh phí rất thấp, gây khó khăn trong công tác chỉ đạo, kiểm tra cũng như tổng hợp, báo cáo.

4. Giải pháp

- Năm 2014, kinh phí bố trí cho Chương trình chỉ đạt 2/3 so với định mức được phê duyệt. Do vậy, từ năm 2015, cần cân đối, bố trí đủ nguồn lực để đảm bảo việc triển khai thực hiện đi đôi với kế hoạch đã xây dựng.

- Bổ sung kinh phí cho các hoạt động truyền thông, giám sát, đánh giá, đảm bảo chương trình được thực hiện đúng mục tiêu và đạt hiệu quả cao.

III. Đ XUẤT CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUC GIA GIẢM NGHÈO BN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Các xã, thôn đặc biệt khó khăn hiện nay chủ yếu nằm ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, có địa hình khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ; là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với tỷ lệ nghèo, tái nghèo cao; các yếu tố về dân tộc, tôn giáo rất nhạy cảm, thường xuyên phải đối mặt với các yếu tố bất ổn về an ninh, quốc phòng... Do vậy, việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi giai đoạn này cần tập trung nguồn lực cao hơn, phân kỳ đầu tư và thực hiện theo hướng đầu tư trung hạn, phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện các chính sách trên từng địa bàn. Đổi mới phương thức tổ chức thực hiện chính sách thông qua kết nối các chính sách hiện hành trong một dự án, mô hình phù hợp với từng vùng, miền, dựa trên phạm vi quy mô thôn bản, nhóm hộ, đảm bảo thiết thực và hiệu quả.

Trên cơ sở đó, để tiếp tục thực hiện đồng bộ và phát huy hiệu quả tổng hợp, Ủy ban Dân tộc đề xuất trong giai đoạn 2016-2020, việc triển khai Chương trình 135 trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn cần phải thực hiện đồng bộ các nội dung: Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; duy tu bảo dưỡng các công trình, hạ tầng sau đầu tư; hỗ trợ phát triển sản xuất và tạo sinh kế; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và người dân; chính sách đầu tư cho các xã biên giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi, và hoàn thiện các trung tâm cụm xã còn dở dang và những nơi có nhu cầu nhằm nâng cao sự thụ hưởng của người dân theo hướng giảm nghèo nhanh và bền vững. Nội dung cụ thể như sau:

1. Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu

Trong những năm qua, các xã, thôn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư hàng chục ngàn công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu. Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, dân cư phân tán; xuất đầu tư thấp nhưng chi phí đầu tư cao; thường xuyên bị ảnh hưởng thiên tai, bão lũ nên nhiều công trình thiết yếu vẫn còn thiếu; có nơi tuy đã xây dựng nhưng xuống cấp hoặc bị thiên tai làm hư hỏng toàn bộ (như ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lào Cai, Lai Châu...).

Để đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ công; đi lại, giao thương hàng hóa thuận lợi từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân sinh, hệ thống giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, trường học, lớp mẫu giáo... cần tiếp tục được đầu tư với định mức cao hơn để đảm bảo tính bền vững của công trình.

Dự kiến định mức bình quân 2,5 tỷ đồng/xã/năm và 500 triệu đồng/thôn/năm. Cụ thể:

- Đầu tư cho xã: 2.330 xã x 2,5 tỷ x 5 năm = 29.125 tỷ đồng.

- Đầu tư cho thôn ĐBKK: 3.060 thôn x 0,5 tỷ x 5 năm = 7.650 tỷ đồng.

Tổng nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2016-2020 là 36.775 tỷ đồng.

2. Hỗ tr tạo sinh kế

Hiện nay nghèo tập trung chủ yếu vào đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ riêng xã khu vực III có 2.068 xã và 18.000 thôn ĐBKK với tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên 45%. Do vậy, tiếp cận hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế, giảm nghèo cần thay đổi theo hướng hỗ trợ hộ, nhóm hộ để đảm bảo hiệu quả, phù hợp với số lượng hộ nghèo, đặc thù, văn hóa của từng vùng, từng dân tộc.

Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ cho tạo sinh kế giảm nghèo các xã, thôn đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 là 8.573,360 tỷ đồng (mức bình quân 604 triệu đồng/xã/năm, 100 triệu đồng/thôn/năm).

3. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và ngưi dân

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng, có vai trò quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng dân tộc và miền núi; với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ xã, thôn bản có đủ năng lực đảm nhận sự phân cấp, tham gia quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động của Chương trình; đồng thời trang bị cho người dân một số kiến thức cơ bản nhằm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, giúp người dân có kiến thức mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa; trang bị kiến thức, thói quen tiếp cận với các dịch vụ tín dụng và nâng cao một bước về trình độ phát triển kinh tế hộ gia đình, giai đoạn 2016-2020 cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ cơ sở và người dân thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Dự kiến kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn các cấp từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2016-2020 là 1.133,717 tỷ đồng (mức bình quân 73 triệu đồng/xã/năm, 18 triệu đồng/thôn/năm).

4. Đầu tư phát triển các tuyến cụm dân cư biên giới, các trung tâm cụm xã tạo động lực phát triển vùng và khu vực

Để tạo yếu tố động lực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực các xã, thôn đặc biệt khó khăn, hạn chế các yếu tố bất ổn về an ninh, chính trị khu vực biên giới, từng bước nâng cao nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới, tạo điều kiện tốt hơn trong công tác quản lý xã hội, việc đầu tư phát triển các tuyến cụm dân cư biên giới, các trung tâm cụm xã trên địa bàn khu vực đặc biệt khó khăn là rất cần thiết.

Từ năm 1997-2007, các Trung tâm cụm xã đã được đầu tư trên địa bàn 52 tỉnh với 602 trung tâm với 3.135 công trình giao thông, điện, nước sinh hoạt, trụ sở UBND xã; phòng khám đa khoa và trạm xá, phòng học trung học cơ sở, nhà bán trú, nhà trẻ mẫu giáo, chợ, bến xe, bưu điện, trạm khuyến nông, khuyến lâm; cơ sở chế biến và nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng.... Từ năm 2008-2010 có 325 trung tâm cụm xã được phê duyệt đầu tư xây dựng trong đó: 290 trung tâm cụm xã đang đầu tư dở dang phải dừng lại do thiếu vốn và hết kế hoạch về thời gian thực hiện; 35 trung tâm cụm xã đầu tư mới, bao gồm các trung tâm thuộc diện đã quy hoạch nhưng không có vốn để thực hiện hoặc thuộc vùng biên giới, vùng sâu vùng xa và khu vực mới chia tách địa giới hành chính.

Theo đánh giá của các địa phương, đến nay phần lớn các trung tâm xây dựng xong đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của vùng có trung tâm cụm xã. Tuy nhiên, còn nhiều Trung tâm cụm xã đã được phê duyệt hoặc đang triển khai nhưng không có vốn phải dừng thực hiện gây lãng phí nguồn lực đã đầu tư.

Ủy ban Dân tộc đề xuất cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ các Trung tâm cụm xã đã đầu tư, quy hoạch, bố trí lại mạng lưới trung tâm cụm xã và các tuyến dân cư biên giới. Lập các dự án đầu tư, xây dựng; trung tâm cụm xã và các tuyến dân cư biên giới để tạo động lực phát triển cho khu vực đặc biệt khó khăn. Dự kiến kinh phí thực hiện như sau:

- Kinh phí cần bổ sung để hoàn thiện các TTCX đã được phê duyệt: 800 tỷ đồng.

- Kinh phí đầu tư phát triển các tuyến cụm dân cư cho 150 xã biên giới còn khó khăn: 3.750 tỷ đồng.

Tổng kinh phí để thực hiện cho giai đoạn 2016-2020 là 4.550 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nguồn lực để thực hiện các nội dung của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là 51.171 tỷ đồng (NSTW là 50.516 tỷ đồng; NSĐP là 655 tỷ đồng). Trong đó:

- Tổng vốn đầu tư trực tiếp cho địa bàn các xã, thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020 là 51.032 tỷ đồng (NSTW là 50.379 tỷ đồng; NSĐP là 653 tỷ đồng).

- Kinh phí chi cho các hoạt động truyền thông, quản lý và giám sát đánh giá giai đoạn 2016-2020 là 139,196 tỷ đồng (NSTW là 137,365 tỷ đồng; NSĐP là 1,831 tỷ đồng).

(có biu tng hợp chi tiết kèm theo)

Trên đây là báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình MTQGGNBV giai đoạn 2011-2015 và đề xuất hoạt động Chương trình giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT (để b/c);
- Các Thứ trưởng, PCN UBDT;
- Các Vụ: KHTC, CSDT UBDT;
- Website UBDT;
- Lưu: VT, VP135 (3).

KT. B TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Sơn Phước Hoan

 


BIỂU TỔNG HỢP NGUỒN LỰC CHƯƠNG TRÌNH 135 KẾ HOẠCH 05 NĂM 2016-2020

(Kèm theo văn bản số 1045/UBDT-VP135 ngày 01/10/2014 của Ủy ban Dân tộc)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020

KH 5 năm 2016- 2020

Chia theo năm

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Tổng kinh phí

Tr.đồng

51.171.273,75

9.879.300,00

10.040.730,00

10.218.303,00

10.413.633,30

10.619.307,45

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

50.516.266,65

9.751.500,00

9.910.650,00

10.085.715,00

10.278.286,50

10.490.115,15

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

655.007,10

127.800,00

130.080,00

132.588,00

135.346,80

129.192,30

 

C TH TNG NI DUNG

I

Xây dựng CSHT

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

36.775.000,00

7.355.000,00

7.355.000,00

7.355.000,00

7.355.000,00

7.355.000,00

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

36.250.000,00

7.250.000,00

7.250.000,00

7.250.000.00

7.250.000,00

7.250.000,00

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

525.000,00

105.000,00

105.000,00

105.000,00

105.000,00

105.000,00

II

Hỗ tr to sinh kế

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

8.573.360,40

1.405.800,00

1.546.380,00

1.701.018,00

1.871.119,80

2.049.042,60

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

8.461.668,60

1.386.000.00

1.524.600,00

1.677.060.00

1.844.766,00

2.029.242,60

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

111.691,80

19.800,00

21.780,00

23.958,00

26.353,80

19.800,00

III

Đào tạo nâng cao năng lực

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

1.133.717,07

185.700,00

204.270,00

224.697,00

247.166,70

271.883,37

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

1.117.233,30

183.000,00

201.300,00

221.430,00

243.573,00

267.930,30

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

16.483,77

2.700,00

2.970,00

3.267,00

3.593,70

3.953,07

IV

Đầu tư cụm tuyến dân cư biên gii và TTCX

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

4.550.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

4.550.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

910.000,00

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

V

Hoạt động truyền thông

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

9.157,65

1.500,00

1.650,00

1.815,00

1.996,50

2.196,15

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

9.157,65

1.500,00

1.650,00

1.815,00

1.996,50

2.196,15

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý giám sát đánh g

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

130.038,63

21.300,00

23.430,00

25.773,00

28.350,30

31.185,33

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

128.207,10

21.000,00

23.100,00

25.410,00

27.951,00

30.746,10

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

1.831,53

300,00

330,00

363,00

399,30

439,23

 

BIỂU TỔNG HỢP NGUỒN LỰC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ KẾ HOẠCH 05 NĂM 2016-2020

(Kèm theo văn bản số 1045/UBDT-VP135 ngày 01/10/2014 của Ủy ban Dân tộc)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2012-2015

Kế hoạch 5 năm 2016-2020

KH 5 năm 2011-2015

Thực hiện

Ước thực hiện

Ước thực hiện 2011-2015

SS ước TH/KH 5 năm 2011- 2015

Tổng 5 năm 2016-2020

Trong đó Năm 2016

SS KH 2016-2020/ ước TH 2011-2015

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Tổng kinh phí

Tr.đồng

17.509.187,84

3.154.037,84

2.313.200,00

2.379.800,00

3.795.825,00

5.866.325,00

17.509.187,84

100%

51.171.273,75

9.971.191,80

292%

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

17.140.914,00

3.071.914,00

2.263.200,00

2.329.800,00

3.702.750,00

5.773.250,00

17.140.914,00

100%

50.516.266,65

9.751.500,00

295%

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

368.273,84

82.123,84

50.000,00

50.000,00

93.075,00

93.075,00

368.273,84

100%

655.007,10

219.691,80

178%

 

C TH TNG NI DUNG

I

Xây dựng CSHT

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

14.511.900,00

2.328.200,00

2.313.200,00

2.379.800,00

2.941.500,00

4.549.200,00

14.511.900,00

100%

36.775.000,00

7.355.000,00

253%

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

14.202.300,00

2.263.200,00

2.263.200,00

2.329.800,00

2.869.200,00

4.476.900,00

14.202.300,00

100%

36.250.000,00

7.250.000,00

255%

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

309.600,00

65.000.00

50.000.00

50.000,00

72.300.00

72.300,00

309.600,00

100%

525.000.00

105.000,00

170%

II

Hỗ tr to sinh kế

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

2.830.750,00

665.800,00

0,00

0,00

852.825,00

1.312.125,00

2.830.750,00

100%

8.573.360,40

1.497.691,80

303%

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

2.775.350,00

651.950,00

0,00

0,00

832.050,00

1.291.350,00

2.775.350,00

100%

8.461.668,60

1.386.000,00

305%

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

55.400.00

13.850.00

0,00

0.00

20.775,00

20.775,00

55.400,00

100%

111.691,80

111.691,80

202%

III

Đào tạo nâng cao năng lực

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

146.888,31

146.888,31

0,00

0,00

0,00

0,00

146.888,31

100%

1.133.717,07

185.700,00

772%

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

143.895,00

143.895,00

0,00

0,00

0,00

0,00

143.895,00

100%

1.117.233,30

183.000,00

776%

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

2.993,31

2.993,31

0,00

0,00

0,00

0,00

2.993,31

100%

16.483,77

2.700,00

551%

IV

Đầu tư cụm tuyến dân cư biên gii và TTCX

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

4.550.000,00

910.000,00

 

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

4.550.000,00

910.000,00

 

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V

Hoạt động truyền thông

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

 

 

 

 

700,00

1.500,00

2.200,00

100%

9.157,65

1.500,00

 

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

 

 

 

 

700,00

1.500,00

2.200,00

100%

9.157,65

1.500,00

 

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI

Quản lý giám sát đánh g

1

Kinh phí, trong đó

Tr.đồng

13.149,54

13.149,54

0,00

0,00

800,00

3.500,00

17.449,54

100%

130.038,63

21.300,00

989%

2

Ngân sách TW

Tr.đồng

12.869,00

12.869,00

0,00

0,00

800,00

3.500,00

17.169,00

100%

128.207,10

21.000,00

996%

3

Ngân sách địa phương

Tr.đồng

280,54

280,54

0,00

0,00

0,00

0,00

280,54

100%

1.831,53

300,00

653%