QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/2014/QH13 | Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2014 |
ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2020
QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội số 05/2003/QH11;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2013/NQ-QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 660/BC-UBTVQH13 ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Tuy nhiên, kết quả thực hiện chính sách giảm nghèo chưa thật bền vững; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn còn cao; khoảng cách giàu nghèo có xu hướng gia tăng; vẫn còn tồn tại tình trạng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước; việc lồng ghép chính sách, cân đối nguồn lực và công tác quản lý, điều hành thực hiện chính sách giảm nghèo còn hạn chế.
Để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước còn dưới 5%, các huyện nghèo còn dưới 30%;
b) Hoàn thành việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách giảm nghèo và sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tập trung chính sách, nguồn lực, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp;
c) Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 đồng bộ với các chương trình mục tiêu quốc gia khác làm cơ sở để lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
d) Xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo. Điều tra, phân loại và công bố tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới;
đ) Đổi mới có hiệu quả cơ chế điều hành, chủ trì, phân công, phân cấp, phối hợp trong công tác giảm nghèo.
a) Đạt mục tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết 5 năm (2016-2020) của Quốc hội, hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo;
b) Tăng nguồn lực đầu tư và cân đối nguồn lực trung hạn của Nhà nước cho các chính sách, chương trình giảm nghèo; lựa chọn chính sách để ưu tiên phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lực; bảo đảm lồng ghép chính sách và nguồn lực có hiệu quả. Thúc đẩy việc kết nối phát triển kinh tế - xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển. Thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, hỗ trợ thị trường phù hợp đặc điểm vùng nhằm thu hút doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và cơ sở hạ tầng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tại các địa bàn nghèo, địa bàn khó khăn, địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách giảm nghèo với phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh;
c) Thực hiện chính sách hỗ trợ có điều kiện gắn với đối tượng, địa bàn và thời hạn thụ hưởng nhằm tăng cơ hội tiếp cận chính sách và khuyến khích sự tích cực, chủ động tham gia của người nghèo. Duy trì, bổ sung một số chính sách hỗ trợ phù hợp đối với hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo;
d) Tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo; điều chỉnh đối tượng, mức vay, lãi suất, thời hạn cho vay phù hợp gắn với chính sách khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng, nhân rộng mô hình thoát nghèo gắn kết với cộng đồng dân cư trên địa bàn;
đ) Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời có chính sách giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương;
e) Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú với quy mô phù hợp; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử tuyển gắn với sử dụng;
g) Bảo đảm ít nhất 90% hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và chính sách bảo hiểm y tế để bảo đảm tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo;
h) Tăng cường công tác quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế điều hành, phân công đầu mối chịu trách nhiệm chính, phân cấp đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho địa phương; cải cách thủ tục hành chính và phương thức để người dân, cộng đồng tham gia và tiếp cận chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo.
3. Định kỳ 2 năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết này.
Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, xây dựng giải pháp, mô hình phù hợp với địa bàn; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; phát huy dân chủ, công khai, minh bạch; nâng cao năng lực của chính quyền cơ sở và cán bộ trực tiếp làm công tác giảm nghèo.
Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2014.
| CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
- 1 Quyết định 2324/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 76/2014/QH13 về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 1045/UBDT-VP135 năm 2014 báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 3 Thông báo 143/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững ngày 26 tháng 3 năm 2014 về định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4 Hiến pháp 2013
- 5 Quyết định 1500/QĐ-LĐTBXH năm 2013 phê duyệt Dự án 3 và Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 6 Nghị quyết 47/2013/QH13 về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2014
- 7 Nghị quyết 10/2011/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 do Quốc hội ban hành
- 8 Luật về Hoạt động giám sát của Quốc hội 2003
- 1 Quyết định 1500/QĐ-LĐTBXH năm 2013 phê duyệt Dự án 3 và Dự án 4 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2 Thông báo 143/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững ngày 26 tháng 3 năm 2014 về định hướng sửa đổi cơ chế, chính sách giảm nghèo thời gian tới do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Công văn 1045/UBDT-VP135 năm 2014 báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015 và xây dựng Chương trình giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành