Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10610/BKHĐT-ĐTNN
V/v Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Căn cứ quy định tại Điều 92 và Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 4155/BKHĐT-ĐTNN ngày 01 tháng 6 năm 2023 hướng dẫn các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng Chương trình xúc tiến đầu tư (XTĐT) năm 2024. Trên cơ sở báo cáo, đề xuất của UBND các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về chương trình xúc tiến đầu tư năm 2024 như sau:

1. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình XTĐT 11 tháng năm 2023

1.1. Kết quả hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài nói chung

Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục chịu nhiều khó khăn, bất ổn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, dịch bệnh COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh ảnh hưởng xấu đến kinh tế toàn cầu, xung đột địa chính trị tại Châu Âu tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Nền kinh tế toàn cầu đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ những năm 1970. Theo đó, nguy cơ suy thoái kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) của Việt Nam... Nhiều tập đoàn đa quốc gia tái cơ cấu chuỗi sản xuất và hạn chế hoạt động đầu tư mới do triển vọng tăng trưởng toàn cầu suy giảm, trong khi chi phí đầu tư tiếp tục tăng cao[1]. Bên cạnh đó, việc các nước tiến tới áp dụng quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ làm mất đi vai trò của những hình thức ưu đãi truyền thống (như ưu đãi về thuế, đất đai...) trong cạnh tranh thu hút ĐTNN.

Trước tình hình đó, với những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp để phục hồi, phát triển kinh tế, tạo động lực cho thu hút đầu tư. Ở cấp trung ương, các Bộ, ngành đã chủ động bám sát các nội dung, hoạt động đối ngoại của Lãnh đạo cấp cao để thúc đẩy thu hút, xúc tiến các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Đặc biệt đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực điện tử, công nghệ cao, chíp bán dẫn và chuyển đổi số...

- Tính đến 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà ĐTNN đạt gần 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 20,25 tỷ USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế đến ngày 20/11/2023, cả nước có 38.844 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 462,4 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 294,2 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

- Vốn đầu tư mới và số dự án đầu tư mới trong 11 tháng năm 2023 duy trì được mức tăng khá cao so với cùng kỳ, lần lượt tăng 42,4% và 58,1%. Số dự án mới tập trung nhiều vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút ĐTNN (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư,...) như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương. Riêng 4 địa phương này đã chiếm tới 67,4% số dự án mới của cả nước trong 11 tháng.

- Vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt gần 294,2 tỷ USD, bằng 63,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

- Vốn đầu tư điều chỉnh dù vẫn giảm so với cùng kỳ song mức giảm đã được cải thiện hơn. Dù giảm về vốn, song số dự án điều chỉnh vốn vẫn duy trì mức tăng so với cùng kỳ (tăng 15,9%), khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.

- Để củng cố niềm tin và có các giải pháp kịp thời đối với khu vực ĐTNN, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì các Hội nghị với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào tháng 4 và tháng 10 năm nay nhằm lắng nghe các ý kiến và đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, cũng như nắm bắt cơ hội hợp tác đầu tư trong tình hình mới.

- Các tổ chức quốc tế vẫn tiếp tục đánh giá tích cực về môi trường đầu tư của Việt Nam như: (1) Theo kết quả khảo sát của JETRO, Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 2 trên thế giới và đứng thứ 1 khu vực Châu Á; (2) Theo khảo sát của EuroCharm thì Việt Nam thuộc Top 5 điểm đến đầu tư toàn cầu; (3) Nikkei Asia đánh giá Việt Nam dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 (đứng thứ 8 thế giới). Theo Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên Hợp quốc, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam cũng tăng 12 bậc từ 77 năm 2022 lên 65 năm 2023.

- Năm 2023 đánh dấu sự trở lại của nhiều đoàn doanh nghiệp tới từ các quốc gia như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu.. đến tìm hiểu môi trường và cơ hội đầu tư tại các địa phương. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn là địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư đến từ Châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn về tổng vốn đầu tư (Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan). Riêng 6 đối tác này đã chiếm gần 81% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 11 tháng.

1.2. Kết quả thực hiện hoạt động XTĐT của các Bộ, ngành, địa phương

a. Kết quả đạt được

Một số địa phương đã đạt được bứt phá trong năm 2023, tạo được một làn sóng đầu tư trên địa bàn như Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thành phố Hà Nội, Nghệ An... Bên cạnh đó, các địa phương như Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Bình Phước, Tây Ninh đã tạo xây dựng nền tảng kết nối với các nhóm, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy thu hút, xúc tiến đầu tư trong thời gian tới.

Các địa phương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện công tác xúc tiến đầu tư theo hướng đổi mới tổ chức như: (i) Tổ chức các sự kiện quảng bá môi trường đầu tư, kết nối đầu tư, kết hợp hội nghị XTĐT lớn theo địa bàn, kết hợp với các Hội nghị công bố quy hoạch của tỉnh, vùng; (ii) Tổ chức các đoàn XTĐT trọng điểm tại một số quốc gia là đối tác đầu tư lớn, tập trung vào các lĩnh vực tiềm năng năng (công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ chất lượng cao,...); (iii) Chủ động tiếp cận, hỗ trợ các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang có kế hoạch mở rộng đầu tư/đầu tư mới; ký kết các biên bản hợp tác với các đối tác đầu tư lớn; (iv) Xây dựng các ấn phẩm, tài liệu, phim ảnh phục vụ hoạt động XTĐT; (v) Tăng cường triển khai các hoạt động XTĐT tại chỗ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đang đầu tư trên địa bàn, hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp phép nhằm sớm hồi phục sau dịch Covid và đẩy mạnh sản xuất.

Trong quá trình tổ chức, nhiều địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện XTĐT tại các địa bàn để triển khai các hoạt động thiết thực, hiệu quả.

b. Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác XTĐT của các địa phương vẫn tồn tại một số bất cập:

(i) Hoạt động XTĐT của một số địa phương vẫn chưa thực sự được điều hành hiệu quả, gắn kết với quy hoạch phát triển vùng, quy hoạch phát triển địa phương và các quan điểm, mục tiêu tại Quyết định số 667/QĐ-TTg ngày 02/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030.

(ii) Công tác XTĐT còn chưa đồng đều giữa các địa phương, phụ thuộc nhiều vào vai trò của người lãnh đạo đứng đầu. Các hoạt động XTĐT chưa phải là kết quả của quá trình xây dựng kế hoạch khoa học, chuyên nghiệp, có tính thực tiễn và hiệu quả, kể cả các địa phương đạt kết quả thu hút đầu tư cao.

(iii) Công tác chuẩn bị các điều kiện thu hút đầu tư tại các địa phương vẫn chưa đồng bộ, kể cả các địa phương có công tác XTĐT năng động do vướng mắc về thể chế, chính sách, quy định pháp luật về đất đai, năng lượng, lao động... Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác XTĐT nhiệt tình nhưng chưa thực sự chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tế.

(iv) Hoạt động XTĐT tại chỗ, giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư tại một số địa bàn chưa được chú trọng, hiệu quả còn hạn chế, việc xử lý vướng mắc của nhà đầu tư chưa kịp thời, vẫn còn địa phương chưa chủ động đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư bên cạnh một số địa phương làm rất tốt như Thái Bình, Nghệ An...

(v) Một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, dẫn đến tình trạng khó khăn của nhà đầu tư chậm được tiếp nhận và giải quyết triệt để, thủ tục hành chính tại một số địa phương vẫn còn phức tạp, rườm rà. Chưa có sự thống nhất về cách thức xử lý giữa các địa phương, dẫn đến việc nhà đầu tư cùng thực hiện dự án tại nhiều địa phương lại phải thực hiện các yêu cầu khác nhau, không thống nhất, từ đó làm giảm niềm tin của nhà đầu tư.

(vi) Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ thu hút đầu tư tại nhiều địa phương thiếu cập nhật, chưa cung cấp được những số liệu cần thiết về các lĩnh vực, ngành có thế mạnh của địa phương. Việc xây dựng danh mục dự án XTĐT tại một số địa phương còn hình thức, dàn trải, chưa có trọng tâm trọng điểm.

(vii) Việc tổ chức hoạt động XTĐT của một số địa phương vẫn còn hình thức, chưa gắn với quy hoạch phát triển, xuất hiện lại tình trạng các địa phương tổ chức hoạt động XTĐT chồng chéo tại nước ngoài. Nguyên nhân là do chưa thực hiện nghiêm túc quy định về việc phê duyệt Chương trình XTĐT năm 2022 và Báo cáo kết quả thực hiện hoạt động XTĐT năm 2021 theo quy định tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP (Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo).

(viii) Vẫn còn tình trạng một số địa phương chưa quan tâm đối với công tác báo cáo các xây dựng chương trình XTĐT hàng năm, dẫn đến tình trạng chậm nộp báo cáo hoặc báo cáo chưa đạt yêu cầu (Phụ lục: Báo cáo tình hình xây dựng chương trình XTĐT năm 2024 của các địa phương).

(ix) Chương trình XTĐT tại một số địa phương vẫn còn hình thức, chưa chú trọng vào chất lượng, hiệu quả, chủ yếu dựa vào NSNN, chưa phát huy được các nguồn lực xã hội cho các hoạt động XTĐT.

2. Về chương trình XTĐT năm 2024 của các Bộ, ngành và địa phương

2.1. Định hướng chung

Năm 2024 là năm bản lề thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, định hướng công tác XTĐT theo ngành, vùng và đối tác trong năm 2024 tiếp tục bám sát hướng dẫn tại công văn số 4155/BKHĐT-ĐTNN ngày 01 tháng 6 năm 2023 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Ngoài ra, trước tình hình mới, các địa phương cần cập nhật một số nội dung sau:

(i) Hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức áp dụng cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) đối với hoạt động nhập khẩu một số hàng hóa và tiền chất trong sáu lĩnh vực phát thải nhiều carbon gồm xi măng, sắt thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Sau CBAM, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v... cũng sẽ áp dụng cơ chế tương tự để thu thuế khí CO2 đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, để tiếp tục duy trì môi trường đầu tư cạnh tranh trong bối cảnh mới, các địa phương nhanh chóng thúc đẩy các chương trình phát triển hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp xanh, sinh thái, chuỗi cung ứng đáp ứng tiêu chuẩn giảm phát thải... để các nhà đầu tư có thể sản xuất các sản phẩm xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn kinh tế xanh.

(ii) Xây dựng các chương trình kết nối doanh nghiệp địa phương với các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài, coi đây là một trong những giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh, giữ chân nhà đầu tư, tạo đột phá để thu hút các dự án mới.

(iii) Tiếp tục tập trung xúc tiến các doanh nghiệp của các nhà đầu tư nước ngoài truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Châu Âu... đang có nhu cầu tái cơ cấu chuỗi cung ứng do (i) ảnh hưởng của cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung và (ii) lợi thế tạo từ việc Việt Nam gia nhập các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

(iv) Chủ động tiếp cận, hỗ trợ các dự án đầu tư hiện hữu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư.

(v) Chỉ đạo các cơ quan chức năng tại địa phương đẩy nhanh xử lý các thủ tục về đầu tư kinh doanh; triển khai các dịch vụ hành chính công điện tử cho các nhà đầu tư.

(vi) Rà soát các khu công nghiệp để chuẩn bị quỹ đất sạch sẵn sàng đón làn sóng ĐTNN. Đồng thời, đẩy mạnh nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng bộ (điện, nước, hạ tầng giao thông vận tải, viễn thông, logistic...) để tạo ưu thế cạnh tranh thu hút đầu tư trong dài hạn.

2.2. Về Chương trình XTĐT năm 2024 của các địa phương và cách thức thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến nhận xét về Chương trình XTĐT năm 2024 của từng địa phương tại Phụ lục kèm theo.

b) Một số lưu ý về cách thức thực hiện để các địa phương rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện: (i) Lưu ý thực hiện quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 93 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm gửi dự kiến chương trình XTĐT của năm tiếp theo; các hoạt động phối hợp giữa xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại, du lịch, ngoại giao kinh tế; Hoạt động xúc tiến đầu tư không sử dụng ngân sách nhà nước [2](ii) thực hiện đúng quy định về biểu mẫu báo cáo[3].

Trên đây là ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chương trình XTĐT năm 2024, đề nghị Quý UBND nghiên cứu, hoàn thiện chương trình và triển khai thực hiện theo quy định./.

Văn bản kèm theo:

- Phụ lục 1: Tình hình báo cáo kết quả hoạt động XTĐT năm 2023 và phê duyệt chương trình XTĐT năm 2024 của các địa phương

- Phụ lục 2: Ý kiến chi tiết về chương trình XTĐT của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, Cục ĐTNN (3b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

PHỤ LỤC 1:

TÌNH HÌNH BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2022 VÀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2023 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo công văn số 10610/BKHĐT-ĐTNN ngày 15 tháng 12 năm 2023)

STT

ĐỊA PHƯƠNG

BÁO CÁO KẾT QUẢ CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2022

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH XTĐT 2023

GHI CHÚ

SỐ CÔNG VĂN

NGÀY CV

SỐ CÔNG VĂN

NGÀY CV

I

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Bắc

1

Bắc Giang

17/UBND-KTN

30/1/2023

208/QĐ-UBND

26/2/2023

 

2

Bắc Kạn

871/UBND-GTCNXD

17/2/2023

57/QĐ-UBND

13/1/2023

 

3

Bắc Ninh

259/KHĐT-KTĐN

14/2/2023

16/UBND-KTTH

17/1/2023

 

4

Cao Bằng

271/BC-UBND

13/2/2023

10/Ctr-UBND

4/1/2023

 

5

Điện Biên

265/BC-UBND

31/1/2023

560/QĐ-UBND

31/3/2023

 

6

Hà Giang

241/BC-SKHĐT

14/2/2023

330/QĐ-UBND

7/3/2023

 

7

Hà Nam

12/BC-UBND

31/1/2023

195/QĐ-UBND

9/2/2023

 

8

Hà Nội

 

 

04/Ctr-UBND

9/2/2023

Chưa có báo cáo kết quả 2022

9

Hà Tĩnh

332/SKHĐT-DNĐT

15/2/2023

 

 

 

10

Hải Dương

25/BC-UBND

28/2/2023

25/BC-UBND

28/2/2023

Gộp chung báo cáo kết quả 2022 và ctrinh 2023

11

Hải Phòng

296/UBND-KTĐN

13/2/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

12

Hòa Bình

45/BC-UBND

20/2/2023

262/QĐ-UBND

22/2/2023

 

13

Hưng Yên

19/BC-UBND

20/2/2023

336/QĐ-UBND

22/2/2023

 

14

Lai Châu

518/UBND-TH

21/2/2023

494/Ctr-UBND

17/2/2023

 

15

Lạng Sơn

67/BC-UBND

21/2/2023

40/UBND-KT

11/1/2023

 

16

Lào Cai

37/BC-UBND

31/1/2023

14/QĐ-UBND

6/1/2023

 

17

Nam Định

302/BC-SKH&ĐT

14/2/2023

333/QĐ-UBND

21/2/2023

 

19

Nghệ An

 

 

 

 

Chưa có báo cáo kết quả 2022, Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

18

Ninh Bình

304/KHĐT-TTXTHT

15/2/2023

313/QĐ-UBND

5/5/2023

 

20

Phú Thọ

355/UBND-KTTH

13/2/2023

277/QĐ-UBND

13/2/2023

 

21

Quảng Bình

 

 

843/QĐ-UBND

17/4/2023

 

22

Quảng Ninh

174/BC-KHĐT

15/1/2023

595/QĐ-UBND

9/3/2023

 

23

Quảng Trị

 

 

 

 

Chưa có báo cáo kết quả 2022, Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

24

Sơn La

76/BC-UBND

28/2/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

25

Thái Bình

392/UBND-XTĐT

17/2/2023

472/QĐ-UBND

10/3/2023

 

26

Thái Nguyên

306/BC-SKHĐT

6/2/2023

01/Ctr-UBND

22/2/2023

 

27

Thanh Hóa

 

 

 

 

Chưa có báo cáo kết quả 2022, Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

28

Tuyên Quang

62/BC-SKHĐT

15/2/2023

03/Ctr-UBND

15/2/2023

 

29

Vĩnh Phúc

348/SKHĐT-KTĐN

15/2/2023

2684/QĐ-UBND

29/12/2022

 

30

Yên Bái

62/BC-SKHĐT

18/1/2023

05/QĐ-UBND

4/1/2023

 

II

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Trung

1

Bình Định

191/SKHĐT-XTĐT

3/2/2023

623/QĐ-UBND

3/3/2023

 

2

Đà Nẵng

1053/UBND-XTĐT

9/3/2023

533/QĐ-UBND

23/3/2023

 

3

Đăk Lăk

 

 

622/QĐ-UBND

31/3/2023

Chưa có báo cáo kết quả 2022

4

Đăk Nông

873/UBND-IPEC

1/3/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

5

Gia Lai

112/UBND-KTTH

13/1/2023

11/QĐ-UBND

13/1/2023

 

6

Huế

1856/UBND-QHXH

4/3/2023

69/Ctr-UBND

3/3/2023

 

8

Khánh Hòa

1818/UBND-KT

1/3/2023

230/QĐ-UBND

9/2/2023

 

7

Kon Tum

437/UBND-KTTH

22/2/2023

881/QĐ-UBND

30/12/2023

 

9

Lâm Đồng

46/XTĐT-ĐTDN

15/2/2023

181/QĐ-UBND

31/1/2023

 

10

Phú Yên

48/BC-SKHĐT

17/2/2023

89/QĐ-UBND

6/2/2023

 

11

Quảng Nam

61/BC-SKHĐT

15/2/2023

776/QĐ-UBND

14/4/2023

 

12

Quảng Ngãi

130/SKHĐT-XTĐT

31/3/2023

112/QĐ-UBND

13/2/2023

 

III

Các tỉnh, thành phố thuộc miền Nam

1

An Giang

112/BC-UBND

22/02/2023

514/QĐ-UBND

17/04/2023

 

2

Bà Rịa-Vũng Tàu

7259/UBND-VP

12/6/2023

1809/QĐ-UBND

3/8/2023

 

3

Bạc Liêu

53/BC-UBND

22/02/2023

118/QĐ-UBND

20/03/2023

 

4

Bến Tre

904/UBND-TCĐT

23/02/2023

103/QĐ-UBND

25/01/2023

 

5

Bình Dương

61/BC-UBND

13/03/2023

1993/QĐ-UBND

3/8/2023

 

6

Bình Phước

 

 

88/KH-UBND

15/03/2023

 

7

Bình Thuận

52/BC-UBND

8/3/2023

655/QĐ-UBND

10/4/2023

 

8

Cà Mau

369/SKHĐT-KTĐN

17/02/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

9

Cần Thơ

656/UBND-KT

3/3/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

10

Đồng Nai

57/BC-UBND

14/03/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

11

Đồng Tháp

156/UBND-KT

14/02/2023

209/KH-UBND

6/6/2023

 

12

Hậu Giang

209/UBND-NCTH

16/02/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

13

Kiên Giang

146/BC-TTXTDTTMDL

24/03/2023

66/KH-UBND

9/3/2023

 

14

Long An

478/SKHĐT-TT

13/02/2023

1713/QĐ-UBND

9/3/2023

 

15

Ninh Thuận

49/BC-UBND

4/3/2023

422/QĐ-UBND

30/03/2023

 

16

Sóc Trăng

28/BC-UBND

15/02/2023

 

 

Chưa phê duyệt chương trình XTĐT 2023

17

Tây Ninh

 

 

2029/UBND-ICT

3/7/2023

Chưa có báo cáo kết quả 2022

18

Tiền Giang

290/BC-SKH&ĐT

15/02/2023

865/QĐ-UBND

17/04/2023

 

19

TP.Hồ Chí Minh

 

 

3532/UBND-DA

24/07/2023

 

20

Trà Vinh

95/BC-SKHĐT

24/02/2023

172/QĐ-UBND

16/02/2023

 

21

Vĩnh Long

64/BQ-UBND

15/03/2023

2869/QĐ-UBND

30/12/2022

 

 



[1] Theo khảo sát vào tháng 1/2023 của Hiệp hội Ngoại thương Hàn Quốc (KITA), trong 1.327 công ty Hàn Quốc có doanh thu ở nước ngoài trên 500.000 USD trong năm 2022, 29,5% quyết định sẽ cắt giảm các khoản đầu tư trong nước, trong khi 27,5% dự định giảm đầu tư ở nước ngoài. Đối với các công ty có quy mô lớn, 43% cho biết sẽ thu hẹp quy mô đầu tư cả trong và ngoài nước.

[2] Theo quy định Điều 95, 96 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

[3] Tại Phụ lục C, Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/4/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư