Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1070/NHNH-TD

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2001

 

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN DỰ ÁN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO VAY VỐNĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 4/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần mở đầu

Việt Nam là một trong số những nước nghèo có tỷ hộ nghèo đói cao. Theo số liệu điều tra của Ngân hàng Thế giới (WB), thời điểm năm 1995 nước ta có khoảng 51% số hộ nông dân nghèo, trong đó có khoảng 20% số hộ dưới mức nghèo khó. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 1995 nước ta có khoảng 3,3 triệu hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ khoảng 22,8%.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để hỗ trợ các hộ nghèo, vùng nghèo như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình định canh định cư, phân bố lại dân cư, chương trình chuyển giao kỹ thuật, khuyến nông, khuyến lâm, chương trình tạo việc làm, cho vay hộ nghèo thiếu vốn sản xuất...; mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế với các Chính phủ, tổ chức phi chính phủ, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ kỹ thuật.

Góp phần vào thành tích xoá đói giảm nghèo chung của cả nước trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Qua 5 năm hoạt động, Ngân hàng phục vụ người nghèo với một cơ chế hoạt động đặc thù đã thực hiện tốt mục tiêu đề ra như: cho vay vốn kịp thời tới tận tay người nghèo thiếu vốn sản xuất kinh doanh (SXKD) góp phần tạo công ăn việc làm tăng thu nhập, hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn giảm tỷ lệ đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo, giữ một vai trò tích cực trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo (XĐGN).

Phần 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 1996-2000

I. Tổ chức triển khai thực hiện:

Trong 5 năm qua (1996-2000) Thủ tướng Chính phủ luôn có những chỉ đạo sát sao đối với công tác đối với hộ nghèo như:

Để triển khai công tác cho vay hộ nghèo có hiệu quả, ngay từ khi thành lập đã có 61 chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo tỉnh, thành phố với hơn 500 chi nhánh Ngân hàng phục vụ người nghèo huyện, thị trên phạm vi toàn quốc thực thi chính sách tín dụng hộ nghèo. Đồng thời cấp bổ sung thêm 200 tỷ vốn Điều lệ cho Ngân hàng phục vụ người nghèo, tăng so với khi mới thành lập 40% và hàng năm Ngân sách Nhà nước đã kịp thời cấp bù phần chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn cho vay.

Đặc biệt việc thực hiện chương trình Mục tiêu Quốc gia XĐGN 133 do Chính phủ phê duyệt ngày 23/7/1998 đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nông dân nghèo, vùng nghèo sử dụng vốn vay NHNg có hiệu quả hơn.

Hội đồng quản trị (HĐQT):

+ Tại Trung ương: HĐQT có 11 thành viên (9 thành viên là thứ trưởng các Bộ, ngành và 2 thành viên là Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam) do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch HĐQT.

+ Tại địa phương: ở cả cấp tỉnh, thành phố; quận; huyện Ban đại diện HĐQT đều do 1 đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban. Tổng số thành viên tham gia Ban đại diện HĐQT-NHNg các cấp là 6.580 người, trong đó: Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW là 735 người; Ban đại diện HĐQT cấp huyện, thị xã trực thuộc tỉnh là 5.845 người.

Điều hành tác nghiệp: Do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT VN) đảm nhiệm nhưng được tổ chức một hệ thống tách biệt riêng làm dịch vụ cho NHNg từ cấp huyện đến cấp quận, huyện, thị xã. Về cán bộ tại cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW, bố trí cán bộ chuyên trách, tổng số: 600 cán bộ. Tại cấp quận, huyện, thị xã không bố trí cán bộ chuyên trách cho Ngân hàng phục vụ người nghèo mà toàn bộ đều do cán bộ NHNo&PTNT làm kiêm nghiệm. Ngoài ra, ở cấp xã có các cộng tác viên được Ngân hàng phục vụ người nghèo trả thù lao hàng tháng cho mỗi xã 1 cán bộ trực tiếp tham gia công tác tín dụng hộ nghèo. Thiết kế mô hình tổ chức này nhằm tiết giảm chi phí quản lý, góp phần thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo.

II. Kết quả công tác tín dụng đối với hộ nghèo giai đoạn 1996-2000:

1. Về nguồn vốn để cho vay hộ nghèo qua các năm như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

±% năm 2000 so với năm 1996

 

 

1996

1997

1998

1999

2000

1

Vốn điều lệ

5000

5000

7000

7000

7000

40

2

Vốn vay NH Nhà nước

6000

6000

9000

9000

9000

50

3

Vay các tổ chức tín dụng

432

796

1.283

2.103

2.902

572

4

Vốn vay nước ngoài

221

221

221

0

88

-60

5

Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức quốc tế

63

21

33

42

51

-19

6

Vốn huy động từ cộng đồng hộ nghèo

20

24

29

34

36

80

7

Vốn ngân sách địa phương

120

178

256

307

338

182

8

Vốn khác

0

0

0

0

0

0

 

Tổng nguồn vốn

1.956

2.340

3.442

4.086

5.015

156

2/ Về kết quả Đầu tư tín dụng đối với hộ nghèo:

Đơn vị: tỷ đồng, ngàn hộ

STT

Chỉ tiêu

Trong đó

Năm

1996

Năm

1997

Năm

1998

Năm

1999

Năm

2000

I

Doanh số cho vay trong kỳ

1.608

1.094

1.797

2.001

2.171

II

Doanh số thu nợ

328

606

954

1.204

1.364

III

Dư nợ cuối kỳ

1.769

2.257

3.100

3.897

4.704

 

Trong đó: Nợ ngắn hạn

 

.858

1.014

1.084

1.175

 

Nợ trung hạn

 

1.399

2.086

2.813

3.529

 

Nợ quá hạn (không kể nợ khoanh, nợ chờ xử lý)

12

41

45

58

77

IV

Số lượt hộ vay vốn

1.400

79.7

1.128

1.011

952

V

Số nợ còn dư nợ

1.282

1.606

2.060

2.320

2.502

VI

Số hộ đã thoát nghèo (Luỹ kế)

100

221

270

353

447

3. Giải ngân các dự án hợp tác với tổ chức trong nước và nước ngoài:

Đến 31/12/2000, Ngân hàng Phục vụ người nghèo thực hiện 11 dự án ở 31 tỉnh, theo phương thức hỗ trợ vốn, hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức trong và ngoài nước. Dự án có vốn đầu tư của nước ngoài như: Dự án của Tổ chức phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) cho hộ nghèo ở Tuyên Quang (47 tỷ đồng); các dự án tài trợ kỹ thuật như: Dự án phát triển dân tộc thiểu số (UNICEF), Dự án SUCS của Ngân hàng hợp tác xã Hà Lan (RADOBANK), Dự án án “Tăng cường năng lực quốc gia để thực thi chương trình hành động lâm nghiệp nhiệt đới Việt Nam” (GCP/020/ITA), Dự án “Phát triển tín dụng cộng đồng” (UNPFA) và đã được hơn 6 triệu USD/10 triệu USD dự án vay vốn của tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC).

III. Đánh giá kết quả hoạt động chương trình cho vay xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1996-2000:

1. Những mặt làm được:

Qua 5 năm hoạt động nguồn vốn của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã tăng trưởng khá nhanh và đều đặn qua các năm. Năm 1996 tăng 352,7% so với vốn nhận bàn giao ban đầu; năm 1997 tăng 19,5%; năm 1998 tăng 46,2%; năm 1999 tăng 19,4%; năm 2000 tăng 22,7%. Trong đó: nguồn vốn tăng nhanh là nguồn vay các tổ chức tín dụng dưới hình thức ngân hàng thương mại huy động vốn trong cộng đồng dân cư, Ngân sách Nhà nước cấp bù.

Nguồn vốn tăng trưởng khá là nguồn huy động từ ngân sách địa phương thông qua sự chỉ đạo của Ban đại diện HĐQT các cấp.

Với nguồn vốn huy động được Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã cho vay hơn 2,5 triệu lượt hộ nghèo với tổng doanh số vay là: 8.670 tỷ đồng, doanh số thu nợ là: 4.445 tỷ.

Dư nợ 31/12/2000 là: 4.704 tỷ với 2.502 hộ còn dư nợ bình quân 1 hộ dư nợ 1,88 triệu đồng. Bình quân dư nợ 1 hộ tăng dần qua các năm:

Năm 1996 bình quân dư nợ 1 hộ: 1,4 triệu đồng

Năm 1997 bình quân dư nợ 1 hộ: 1,4 triệu đồng

Năm 1998 bình quân dư nợ 1 hộ: 1,5 triệu đồng

Năm 1999 bình quân dư nợ 1 hộ: 1,68 triệu đồng

Năm 2000 bình quân dư nợ 1 hộ: 1,88 triệu đồng

Dư nợ cho vay hộ nghèo vùng III là: 524 tỷ đồng có 534 ngàn hộ vay, trong đó cho vay hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 của Chính phủ là 353 tỷ đồng với 363 ngàn hộ vay. Nhiều hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế, vượt đói nghèo, mua sắm được công cụ lao động và tài sản đáng kể cho gia đình.

Dư nợ cho vay hộ nghèo là người dân tộc thiểu số có số dư là 782 tỷ đồng với 729 ngàn hộ, chủ yếu là người dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Khơme, H’mông, GiaRai, ÊĐê... nhiều xã với số hộ nghèo chủ yếu là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoạt động có hiệu quả: dư nợ cao, không có nợ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cao. Nhiều xã đã không còn hộ đói và đã giảm được 60-70% hộ nghèo theo tiêu chí giai đoạn 1995 - 2000.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ phân theo 7 vùng kinh tế:

Đơn vị tính: %

Vùng

1997 so với 1996

1998 so với 1997

1999 so với 1998

2000 so với 1999

Bình quân 5 năm

1. Vùng du miền núi phía & bắc trung

37

39

33

22

33,2

2. Vùng ĐBS Hồng

46

62

25

21

38,5

3. Vùng khu 4 cũ

16

43

24

26

27,2

4. Vùng Duyên hải miền trung

34

23

21

24

25,5

5. Vùng Tây nguyên

14

17

16

8

13,7

6. Vùng Đông Nam bộ

23

20

22

10

18,7

7. Vùng ĐBS Cửu Long

13

29

23

18

20,7

Toàn quốc

27

37

26

21

27,7

Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân chung của toàn quốc trong 5 năm qua là 27,7%. Có 2 vùng tăng trưởng cao hơn bình quân chung của toàn quốc: Vùng đồng bằng Sông Hồng 38,5%; Vùng Trung dư miền núi phía bắc 33,2%.

Đến 31/12/2000, vốn Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã góp phần giúp cho 447 ngàn hộ thoát khỏi ngưỡng nghèo đói. Như vậy cứ 5 hộ vay vốn Ngân hàng Phục vụ người nghèo đã có 1 hộ thoát nghèo. Qua số liệu báo cáo của từng chi nhánh cho thấy số hộ thoát nghèo ở miền núi cao hơn đồng bằng; cụ thể ở miền núi cứ 5,6 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo và ở đồng bằng cứ 7,5 hộ vay vốn có 1 hộ thoát nghèo. Tính đến ngày 31/12/2000, đã có hơn 20 ngàn hộ ở các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc đã thoát ngưỡng nghèo theo chuẩn mực của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thông qua các dự án Ngân hàng Phục vụ người nghèo hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước bước đầu đã mở ra khả năng hợp tác quốc tế, tranh thủ được nguồn vốn và sự tài trợ kỹ thuật, đồng thời gần công tác cho vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo với công tác tập huấn, đào tạo tổ nhóm vay vốn, gắn các hoạt động lồng ghép giúp người vay vốn sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phục vụ người nghèo đạt hiệu quả cao.

Tín dụng đối với hộ nghèo 5 năm qua đã mang lại hiệu quả như: góp phần thiết thực phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội. Lần đầu tiên ở Việt Nam đã thiết lập được kênh tín dụng riêng để hỗ trợ tài chính cho người nghèo; thực hiện chính sách tín dụng hợp lý; tạo điều kiện cho hộ nghèo có vốn sản xuất kinh doanh; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, từng bước làm quen với nền sản xuất hàng hóa. Vốn của nhà nước đã thực sự đến tay người nghèo, vùng nghèo. Nhiều hộ nghèo đã biết sử dụng vốn tín dụng đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 22,8% năm 1995 xuống còn 10% vào cuối năm 2000.

Với mô hình quản lý giai đoạn 1995 - 2000 đã góp phần huy động sức mạnh tổng hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng, các tổ chức đoàn thể xã hội về các nguồn lực, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

2. Một số khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo:

2.1/ Về mô hình tổ chức.

Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước, có tư cách pháp nhân nhưng trong giai đoạn hiện nay mới chỉ hoạt động như một quỹ ưu đãi, giao điều hành tác nghiệp cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, cho nên tổ chức quản lý (HĐQT) và tổ chức điều hành theo hình thức kiêm nhiệm, có một số nơi phân công trách nhiệm chưa rõ ràng, cán bộ ngân hàng cơ sở thì thiên về mục tiêu kinh doanh nên chưa quan tâm đúng mức đến tín dụng hộ nghèo.

Do khối lượng tín dụng cho hộ nghèo ngày càng tăng, đặc biệt lượng khách hàng tăng lớn, món cho vay nhỏ, ở vùng sâu, vùng xa chưa thành lập chi Nhánh Ngân hàng Phục vụ người nghèo, cán bộ tín dụng của chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn kiêm nhiệm cả công việc cho vay hộ nghèo, nên khối lượng công việc đối với cán bộ tín dụng là quá tải nên hạn chế đến việc đầu tư tín dụng cho hộ nghèo, nhất là vùng sâu, vùng xa. Hiện nay chính sách tài chính đối với cán bộ tín dụng cho vay hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa chưa được quan tâm hơn, phương tiện làm việc rất khó khăn, hạn chế đến việc cung cấp dịch vụ tín dụng cho hộ nghèo ở các vùng này.

Bên cạnh dịch vụ có hiệu quả của Ban đại diện HĐQT các cấp, có một số nơi thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban đại diện,; sự phối hợp với các ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, còn nhiều bất cập nhất là việc tuyên truyền các chính sách tín dụng hộ nghèo.

2.2/ Về cơ chế hoạt động:

a/ Về tạo lập nguồn vốn: Hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo trong thời gian qua, xét về mặt bản chất là vốn tín dụng nhưng đây là vốn tín dụng theo chính sách có ưu đãi nên nguồn vốn tăng trưởng phục vụ sự hỗ trợ của Nhà nước, tính chủ động về nguồn vốn trong hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo còn hạn chế.

Theo phương thức tạo lập nguồn vốn hiện nay, nguồn vốn chủ yếu huy động thông qua các Ngân hàng Thương mại quốc doanh, toàn văn bộ là vốn ngắn hạn (thời hạn đến 12 tháng). Khối lượng vốn huy động phụ thuộc vào khả năng cấp bù chênh lệch lãi suất từ Ngân sách Nhà nước hàng năm. Trong cơ cấu nguồn vốn thì trung hạn chiếm 30%, nhưng khi sử dụng vốn có thời hạn trung hạn thì dư nợ chiếm 75%. Đây là vấn đề khó khăn nhất trong quản lý và điều hành vốn tín dụng cho vay hộ nghèo, ảnh hưởng đến việc hoàn trả cho các Ngân hàng thương mại. Rất khó có thể tiếp tục phát triển quy mô đầu tư nếu không được cải thiện về cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hướng ổn định nguồn vốn trung và dài hạn.

Việc thực hiện bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho hộ nghèo vay vốn như hiện nay là bình xét, thẩm định hộ nghèo chủ yếu dựa Ban xoá đói giảm nghèo xã, phường nhưng hầu hết cán bộ của các tổ chức này chưa được đào tạo về nghề nghiệp, nên chất lượng bình xét, bảo lãnh chưa cao hoặc có trường hợp lợi dụng để vay vốn.

b/ Chính sách tín dụng: Việc cho vay đối với hộ nghèo ở 1 số địa phương nhất là các xã đặc biệt khó khăn rất khó khăn rất khó triển khai vì nhiều nguyên nhân trong đó có việc bản thân hộ nghèo không có nhu cầu vay vốn, và vốn vay phải phục vụ cho sản xuất kinh doanh mới có khả năng trả nợ.

c/ Cơ chế lãi suất: Trong thời gian qua, mặc dù đã nhiều lần điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với hộ nghèo gần với lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại, nhưng lãi suất cho vay của Ngân hàng phục vụ người nghèo vẫn là lãi suất ưu đãi. Vì vậy, tài chính của Ngân hàng phục vụ người nghèo phụ thuộc vào nhiều Ngân sách Nhà nước, do đó tính bền vững của Ngân hàng phục vụ người nghèo chưa cao nên việc vay vốn hoặc tiếp nhận nguồn tài trợ của các Tổ chức Tài chính tín dụng Quốc tế như WB, ADB... đến nay khó thực hiện.

d/ Về rủi ro đối với vốn tín dụng: Mặc dù nợ quá hạn bao gồm cả nợ khoanh chỉ chiếm 6,6% so tổng dự nợ, song tiềm ẩn nợ quá hạn phát sinh ngày càng tăng. Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo rủi ro cao, ngoài những nguyên nhân khách quan như thiên tai, bão lụt, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, thiệt hại lớn, rớt giá, cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu, vùng xa chưa phát triển, trình độ dân chí không đồng đều cũng cản trỏ cho việc thực hiện chính sách tính dụng hộ nghèo... còn những nguyên nhân khác như thiếu kiến thức làm ăn, sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh kèm, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vốn vay. Mặt khác ở 1 bộ phận không nhỏ hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại.

2.3/ Việc lồng ghép, phân phối với các chương trình, dự án khác

Sự phối kết hợp tín dụng cho hộ nghèo với các giải pháp khuyến nông, khuyến lâm cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất và tổ chức thị trường, việc xây dựng chính sách tín dụng cho vay vốn trực tiếp tới hộ nghèo dể áp dụng chung cho tất cả các vùng trong cả nước cũng chưa phù hợp với một số nơi có tập quán canh tác khác nhau. Khi phân tích nguyên nhân nợ quá hạn cao ở một số nơi cho thấy hộ nghèo thường sử dụng đất đai canh tác cầm cố và đi làm thuê. Đối với những hộ này vốn vay thường sử dụng vào các mục đích tiêu dùng nên rất khó khăn thu hồi nợ.

2.4/ Việc xác định đối tượng hộ nghèo:

Việc bình nghị và xét chọn từ UBND xã do Ban XĐGN xã lập danh sách đơn thuần chỉ là danh sách hộ nghèo, trong đó nhiều hộ nghèo không có điều kiện và năng lực tổ chức sản xuất, hộ nghèo thuộc diện cứu trợ xã hội hoặc có những hộ không thuộc diện hộ nghèo đói. Có hiện tượng này là do còn nhiều bất cập trong phương pháp điều tra, thống kê hộ nghèo đói tại cơ sở, nhiều hộ nghèo đói không đủ điều kiện vay vốn thì được đề nghị cho vay, nhiều hộ cận nghèo có nhu cầu vay nhưng không được vay dẫn đến tái nghèo.

Ngoài ra ở một số nơi, một số cán bộ hoặc một số đoàn thể đã thông đồng, lợi dụng tự ý thu nợ, thu lãi không nộp ngân hàng, chiếm đoạt tài sản, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín và chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH

THỰC HIỆN DỰ ÁN TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2001 – 2005
(Theo Quyết định số 71/2001/QĐ-TTg ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Định hướng của chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo là: Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí hộ nghèo mới) đến năm 2005 còn dưới 10%, bình quân mỗi năm giảm 1,2-2% (khoảng 28 - 30 vạn hộ/năm); không để tái đói kinh niên, các xã nghèo có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản.

Căn cứ vào kết quả hoạt động trong thời gian qua và định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010. Ngân hàng Nhà nước xây dựng kế hoạch hoạt động cho vay hộ nghèo 2001 - 2005 như sau:

I. Định hướng, mục tiêu công tác tín dụng hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005:

1. Nguồn vốn:

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT

Chỉ tiêu

Số tiền

± % năm 2005 so với năm 2000

 

 

2001

2002

2003

2004

2005

 

1

Vốn điều lệ

1.000

1.200

1.600

1.800

2.000

100

 

2

Vốn vay NH Nhà nước

900

900

900

900

900

0

 

3

Vốn huy động thị trường thông qua các NHTM

4.015

4.560

5.005

5.670

6.345

58

 

4

Vốn vay nước ngoài

145

145

145

145

145

0

 

5

Vốn nhận uỷ thác từ các tổ chức quốc tế

50

50

50

50

50

0

 

6

Vốn huy động từ cộng đồng hộ nghèo

40

45

50

55

60

50

 

7

Vốn ngân sách địa phương

350

400

450

480

500

43

 

8

Vốn khác

0

0

0

0

0

0

 

 

Tổng số

6.500

7.300

8.200

9.100

10.000

54

 

Nguồn vốn cơ bản để tăng trưởng đầu tư tín dụng trong giai đoạn 2001- 2005 gồm hai nguồn vốn cơ bản là vốn ngân sách Nhà nước là 2000 ngàn tỷ đồng, chiếm 20% trong tổng nguồn vốn hoạt động, hơn nữa để xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo thì nguồn vốn của các tổ chức tín dụng huy động để Ngân hàng phục vụ người nghèo cho vay là 6.345 tỷ đồng, chiếm khoảng 63,45% trong tổng nguồn vốn hoạt động.

2. Sử dụng vốn:

Đơn vị: tỷ đồng, 1.000 hộ

Chỉ tiêu

2001

2001

2003

2004

2005

1. Nguồn vốn

6.500

7.300

8.200

9.100

10.000

2. Dư nợ

6.157

6.935

7.790

8.645

9.500

3. Số hộ dư nợ

2.600

2.650

2.550

2.500

2.400

4. Số hộ thoát nghèo

120

140

150

200

200

Nguồn vốn tăng trưởng hàng năm tập trung tăng trưởng đầu tư cho những hộ nghèo các tỉnh miền núi, những vùng có nhiều hộ nông dân nghèo, hộ nông dân là dân tộc thiểu số, những vùng vừa xảy ra thiên tai.

Tổng số hộ thoát nghèo trong giai đoạn 2001 - 2005 là 810 ngàn hộ tăng 363 ngàn hộ so với giai đoạn 1995 - 2000, hệ số sử dụng vốn (dư nợ tín dụng với nguồn vốn) giai đoạn 2001 - 2005 tăng so với giai đoạn 1995 - 2000 là 1,22%. Dư nợ tín dụng đến 31/12/2005 tăng gấp hơn 2 lần so với dư nợ 31/12/2000.

II. Một số giải pháp để tổ chức thực hiện:

1. Về mô hình và tổ chức hoạt động.

Thực hiện theo đề án hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách khi được Chính phủ phê duyệt.

2. Về cơ chế chính sách.

Bám sát tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005 để xây dựng kế hoạch đầu tư tín dụng và bổ sung sửa đổi cơ chế tín dụng, tài chính, xử lý rủi ro... sát thực trong giai đoạn hiện nay cụ thể:

- Mục tiêu hoạt động cơ chế tài chính:

Hoạt động không vì lợi nhuận, mà vì mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Đảm bảo an toàn vốn, cân đối thu chi tài chính.

- Nghiên cứu đa dạng phương thức đầu tư và đầu tư có trọng điểm vùng nghèo, làng nghèo nhưng tập trung vào vùng sâu vùng xa, hải đảo như: đầu tư theo dự án hoặc có thể phân vùng, chọn nhóm những hộ nghèo cùng điều kiện sản xuất, ngành nghề để liên kết với nhau trong sản xuất và tăng cường tính cộng đồng các hộ nghèo có trách nhiệm về vốn vay, trả nợ, tiêu thụ sản phẩm...

- Phối kết hợp với vác chương trình khác trong một địa bàn như: khuyến nông, lâm, ngư, phát triển làng nghề truyền thống, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên cùng địa bàn để sử dụng hiệu quả vốn vay đối với hộ nghèo.

- Nghiên cứu tăng mức cho vay một hộ nghèo, chú trọng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ các dự án sản xuất kinh doanh lâu dài, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm của từng hộ.

- Kịp thời xử lý các rủi ro, trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo các cấp, các ngành liên quan để phối hợp xử lý.

3/ Một số giải pháp cụ thể của Ngân hàng Phục vụ người nghèo.

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chính sách phù hợp với điều kiện thực tiễn cả về thủ tục, mức cho vay, thời hạn cho vay, bảo đảm tiền vay, lãi suất cho vay; thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng, chế độ thể lệ của ngành, trong việc cho vay hộ nghèo.

- Củng cố Ban đại diện HĐQT các cấp theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động thường xuyên, đúng mục tiêu, tránh tình trạng có tổ chức chỉ mang tính hình thức.

- Củng cố, bổ sung đội ngũ cán bộ Ngân hàng Phục vụ người nghèo làm chuyên trách nhất là ở cấp huyện và đặc biệt là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng thời tăng cường đội ngũ cán bộ làm cộng tác viên cấp xã, đảm bảo hoạt động thường xuyên, đạt mục tiêu tiếp cận đến 100% hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát bằng nhiều hình thức: kiểm tra tại chỗ, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra chéo, kiểm tra của Ban đại diện HĐQT. Mặt khác, thực hiện tốt hơn nữa công tác thông tin báo cáo và điều hành kế hoạch.

- Phối hợp với các Bộ, ngành phổ biến kiến thức làm ăn (Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư...), phối hợp hoạt động cho vay với các hoạt động lồng ghép để hộ nghèo vay vốn đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn vay Ngân hàng phục vụ người nghèo.

- Đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa Ngân hàng và các cấp chính quyền địa phương, tổ nhóm vay vốn để bình chọn, xét duyệt cho vay đúng người, đúng đối tượng hộ nghèo thiếu vốn sản xuất và giúp họ có điều kiện sử dụng vốn vay hiệu quả.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ nhóm vay vốn bằng biện pháp: Tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ và đào tạo cán bộ quản lý tổ nhóm, nhằm nâng cao vai trò năng lực quản lý để đây thực sự là chân rết hiệu quả, là cầu nối giữa Ngân hàng và hộ nghèo.

- Ngoài nguồn vốn Ngân sách cấp, đóng góp từ Ngân sách các địa phương, Ngân hàng phục vụ người nghèo sẽ nghiên cứu các biện pháp huy động nguồn vốn thích hợp và tăng cường hợp tác cũng như sự trợ giúp của các tổ chức trong nước và Quốc tế.

- Ngân hàng phối kết hợp cùng với chính quyền và Ban xoá đói giảm nghèo các cấp tiếp tục củng cố hoạt động của các tổ vay vốn như: mở lớp tập huấn nghiệp vụ và tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội về chương trình xoá đói giảm nghèo, nghiên cưú mở rộng các phương thức cho vay nhất là đối với hộ nghèo ở nơi không có ruộng đất, điều kiện sản xuất kinh doanh, chủ yếu đi làm thuê. Xây dựng quy chế phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội để làm tốt từ khâu bình bầu, xét duyệt đến giải ngân và thu hồi nợ. Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể khuyến nông tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật để hướng dẫn hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.

- Vốn do ngân sách Nhà nước cấp tối thiểu đến năm 2005 là 2000 tỷ đồng, để đảm bảo sự ổn định, lâu dài cho mục tiêu đầu tư tín dụng trung dài hạn tới từng hộ nghèo, đồng thời trên cơ sở kế hoạch huy động vốn, kế hoạch đầu tư tín dụng, kế hoạch tài chính và có sự chấp nhận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xây dựng kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất từng năm chia ra quý để chủ động thực hiện.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu rõ hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo là có vay, có trả cả gốc và lãi, xoá bỏ tư tưởng vốn cho, vốn cấp.

- Chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát trong từng đơn vị cơ sở nhằm phát hiện kịp thời các sai sót, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tiêu cực để nâng cao hiệu quả hoạt động của Chương trình Quốc gia xoá đói giảm nghèo.

- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra tổng hợp nợ vay ngân hàng của các hộ nghèo bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan qua các năm chưa được xử lý để trình Chính phủ cho xử lý dứt điểm.

Phần III

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1/ Đề nghị Chính phủ:

1.1/ Sớm phê duyệt đề án thành lập Ngân hàng chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện mô hình tổ chức của Ngân hàng phục vụ người nghèo để sớm làm tốt hơn vai trò của Ngân hàng chính sách trong công tác cho người nghèo vay vốn.

1.2/ Cho phép thực hiện cơ chế tạo lập nguồn vốn theo hướng: Ngân hàng phục vụ người nghèo thực hiện cho vay theo chương trình chỉ định của Chính phủ thì nguồn vốn hoạt động chủ yếu do Ngân sách cấp và huy động nguồn vốn trung, dài hạn. Nếu huy động nguồn lực trong dân cư thì cần thực hiện các hình thức Chính phủ vay dân thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đấu thầu qua các Ngân hàng thương mại. Đồng thời các Bộ, Ngành hỗ trợ nhận nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế có thời hạn dài, lãi suất ưu đãi để giảm cấp bù từ nguồn ngân sách Nhà nước. Không nên để Ngân hàng phục vụ người nghèo tự vay từ các ngân hàng thương mại như hiện nay sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của các ngân hàng thương mại và bản thân Ngân hàng phục vụ người nghèo. Hàng năm Bộ Tài chính có cơ chế cấp bù linh hoạt cho Ngân hàng phục vụ người nghèo để chủ động huy động vốn đáp ứng các nhu cầu cho vay các hộ nghèo, góp phần xoá hộ nghèo, giảm hộ nghèo đạt kết quả tốt hơn.

1.3/ Cho phép tập trung các nguồn vốn có lãi suất thấp dành cho mục tiêu tín dụng cho chương trình XĐGN để thống nhất việc quản lý sử dụng và thống nhất mức lãi suất cho vay, quản lý các nguồn vốn có cùng tính chất, cùng mục tiêu để hỗ trợ hộ nghèo làm ăn để tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.4/ Đảm bảo chính sách Tài chính, chế độ tiền lương đối với cán bộ làm công tác cho vay hộ nghèo, đảm bảo chế độ công tác phí ở mức phù hợp với thực tế đối với từng vùng.

1.5/ Chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố hoàn thiện thống kê số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới (giai đoan 2001-2005).

1.6/ Có chính sách và giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối phối hợp với các Bộ ngành có liên quan triển khai đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung của chương trình như phát triển cơ sở hạ tầng; làm tốt công tác khuyến nông; hỗ trợ giống, kỹ thuật ứng dụng để phát triển sản xuất; tiêu thụ sản phẩm nhất là ở các vùng đặc biệt khó khăn ... tạo môi trường thuận lợi cho người nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để người nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.

2/ Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp.

2.1/ Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với hệ thống Ngân hàng phục vụ người nghèo nhất là các khâu xét duyệt mức cho vay hộ vay, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, và củng cố, nâng cao vai trò của các tổ chức tương hỗ để góp phần thực hiện tốt Chương trình xoá đói giảm nghèo và có mức thù lao cho cán bộ xã, phường hợp lý hơn.

2.2/ Đối với nguồn vốn nhân dịch vụ uỷ thác từ các địa phương; cần phải có hợp đồng dịch vụ rõ ràng giữa các địa phương với Ngân hàng; giao cho Sở Tài chính vật giá ký hợp đồng quy định trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích của các bên tham gia và phương án xử lý rủi ro bất khả kháng nếu có. Đồng thời nên áp dụng đồng nhất về các cơ chế nghiệp vụ, thủ tục cho vay, lãi suất như: các quy định của Ngân hàng phục vụ người nghèo không nên có những quy định riêng, lãi suất quá thấp hoặc cho vay không lãi làm tăng bao cấp, gây khó khăn trong quản lý, làm giảm tính hiệu quả của vốn tín dụng ngân hàng.

2.3/ Củng cố Ban XĐGN và hình thành Tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHNg tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo.

 

 

KT THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Văn Giàu