Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1133/QLCL-CL1
V/v hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 29/2010/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2010

 

Kính gửi:

- Các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
- Cơ quan Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh/thành phố;
- Các Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản 1-6.

 

Ngày 06/5/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT về danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt Thông tư 29) và Thông tư này chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010.

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hướng dẫn một số nội dung Thông tư này đối với việc kiểm tra, chứng nhận chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản sản xuất tại Việt Nam và sản phẩm nhập khẩu, cụ thể như sau:

- Chỉ tiêu an toàn thực phẩm (vi sinh, hóa học) chỉ định phân tích và mức giới hạn cho phép:

+ Theo quy định Điều 2, Thông tư 29: cơ quan kiểm tra quyết định lựa chọn chỉ tiêu chỉ định phân tích căn cứ vào danh mục chỉ tiêu và mức giới hạn cho phép nêu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư.  

+ Lưu ý việc chỉ định chỉ tiêu phân tích phải dựa trên đánh giá mức độ rủi ro đối với từng loại sản phẩm; lịch sử tuân thủ quy định của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu; tình hình thực tế về nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm từ nơi sản xuất, nước sản xuất; tình hình thực tế khi kiểm tra lô hàng và hồ sơ kèm theo.

- Về tần suất lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng: theo quy định nêu tại Điều 12, Thông tư số 78/2009/TT-BNNPTNT và công văn số 132/QLCL-CL1 ngày 22/01/2010 của Cục hướng dẫn thực hiện Thông tư 78/2009/TT-BNNPTNT và Quyết định 3535/QĐ-BNN-QLCL.

Để triển khai thực hiện kiểm tra, chứng nhận đối với lô hàng thủy sản đưa ra tiêu thụ tại thị trường trong nước, lô hàng thủy sản nhập khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đề nghị các đơn vị thực hiện một số nội dung như sau:

1. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản:

- Nghiên cứu và nghiêm túc thực hiện theo quy định tại Thông tư 29 và hướng dẫn nêu trên của Cục.

- Thực hiện đăng ký kiểm tra, chứng nhận theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh/thành phố: Nghiên cứu quy định nêu tại Thông tư 29 khi thực hiện kiểm tra, chứng nhận đối với lô hàng thủy sản theo phân cấp quản lý; Căn cứ vào Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 29 để chỉ định chỉ tiêu phân tích đối với hoạt động lấy mẫu giám sát chất lượng an toàn thực phẩm sản phẩm thủy sản đang lưu thông trên trên thị trường trong khuôn khổ thực hiện xây dựng kế hoạch Chương trình giám sát chất lượng thủy sản sau thu hoạch của các đơn vị.

3. Các Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản vùng: Phổ biến, hướng dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý triển khai thực hiện Thông tư 29 và hướng dẫn nêu trên của Cục (khi có yêu cầu).

Đề nghị các đơn vị kịp thời thông báo về Cục những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để được phối hợp giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng Lương Lê Phương (để báo cáo);
- Phó Cục trưởng phụ trách (để báo cáo);
- Sở NN&PTNT tỉnh/thành phố;
- Hiệp hội CB&XKTS Việt Nam (VASEP);
- Cơ quan Quản lý Chất lượng NLTS Trung bộ, Nam bộ;
- Các phòng thuộc Cục;
- Lưu VT, CL1.  

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Bích Nga