- 1 Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2 Nghị định 89/2017/NĐ-CP về quy định cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng
- 3 Nghị quyết 45-NQ/TW năm 2019 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
- 5 Nghị quyết 23/2021/QH15 về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 do Quốc hội ban hành
- 6 Nghị quyết 01/2021/UBTVQH15 quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11453/BTC-NSNN | Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2021 |
Kính gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.
Bộ Tài chính đã nhận được kiến của cử tri thành phố Hải Phòng do Ban Dân nguyện chuyển tới tại Công văn số 277/BDN ngày 30/8/2021 và Văn phòng Chính phủ chuyển tới tại Công văn số 6230/VPCP-QHĐP ngày 07/9/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Nội dung kiến nghị:
1. Cử tri đề nghị xem xét giữ ổn định tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách thành phố Hải Phòng trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022 - 2025 như giai đoạn 2017 - 2021 để thành phố có nguồn lực ổn định phục vụ đầu tư phát triển, sớm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị.
2. Nghị định số 89/2017/NĐ-CP ngày 29/7/2017 của Chính phủ về một số cơ chế tải chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hải Phòng quy định mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 40% số thu ngân sách được hưởng theo phân cấp. Tuy nhiên, trong các năm 2018, 2019, 2020, mức dư nợ vay của thành phố Hải Phòng được thông qua rất thấp. Cử tri đề nghị xem xét nâng mức bội chi ngân sách hàng năm cho thành phố Hải Phòng.
Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp được xác định vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách mới, trên cơ sở dự toán thu ngân sách nhà nước và dự toán chi cân đối ngân sách địa phương (được xác định theo quy định căn cứ hệ thống nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư và chi thường xuyên NSNN). Đồng thời, khoản 8, Điều 9 Luật Ngân sách nhà nước cũng quy định: “Sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, các địa phương phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên so với tổng chi ngân sách địa phương hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) nộp về ngân sách cấp trên đối với các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để tăng nguồn lực cho ngân sách cấp trên thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia và phát triển đồng đều giữa các địa phương.”
Đối với thành phố Hải Phòng, căn cứ quy định pháp luật về thu ngân sách, căn cứ ước thực hiện thu ngân sách năm 2021, dự kiến mức độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, Bộ Tài chính đã làm việc và cơ bản thống nhất dự toán thu NSNN năm 2022 của địa phương. Dự toán chi cân đối ngân sách địa phương năm 2022 được xác định theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01/9/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và Nghị quyết số 973/2020/NQ-UBTVQH14 ngày 8/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi sẽ xác định tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trình Quốc hội xem xét, quyết định.
2. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, mức bội chi ngân sách địa phương hằng năm nằm trong tổng số bội chi ngân sách nhà nước, trong giới hạn nợ công cho phép và do Quốc hội quyết định cho từng địa phương.
Đối với dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, mức trần bội chi của ngân sách nhà nước, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua, theo đó tổng mức bội chi ngân sách địa phương năm 2021 là 25,4 nghìn tỷ đồng. Trong đó, đối với thành phố Hải Phòng mức bội chi là 27,2 tỷ đồng; tổng số vay trong năm là 62,4 tỷ đồng (toàn bộ là vay từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại); gồm vay để bù đắp bội chi là 27,2 tỷ đồng, vay để trả nợ gốc là 35,2 tỷ đồng.
Đối với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp nhu cầu bội chi của các địa phương (trong đó có thành phố Hải Phòng) phù hợp với Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, đồng thời, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, mức trần bội chi của NSNN để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Trên đây là trả lời của Bộ Tài chính đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1912/TCT-DT năm 2022 về xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước và hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023; dự kiến 03 năm 2023-2025 do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 1998/TCT-TVQT năm 2022 hướng dẫn xây dựng dự toán thu, chi ngân sách năm 2023 và kế hoạch tài chính 3 năm 2023-2025 do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Nghị quyết 521/NQ-UBTVQH15 năm 2022 bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021; phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách trung ương năm 2021 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành