- 1 Thông tư 107/2008/TT-BTC bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Quyết định 1111/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế mẫu phân công trách nhiệm cho đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách và Lệnh chi tiền của ngân sách địa phương vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3 Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12461/BTC-KBNN | Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ, ngành tham gia TABMIS |
Căn cứ các kiến nghị và đề xuất để giải quyết các vướng mắc nêu trong báo cáo tham luận tổng kết đánh giá triển khai TABMIS của các Bộ, ngành, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, Bộ Tài chính (Ban Triển khai TABMIS) có ý kiến theo các nhóm vấn đề, như sau:
I. Về phân quyền và chức năng hệ thống
1. Phân quyền xử lý trung tâm tỉnh
Đề xuất phân quyền cho Xử lý trung tâm tỉnh thực hiện khai báo thông tin người dùng và thiết lập cây phê duyệt trên hệ thống.
Hiện nay, việc thiết lập tài khoản đăng nhập và cây phê duyệt do XLTT TW thực hiện, để đảm bảo tính tập trung và an toàn trong khâu quản trị hệ thống, tránh trùng lắp, dư thừa danh sách người dùng trên hệ thống có thể ảnh hưởng đến hiệu năng hệ thống.
Việc thực hiện phân quyền cho xử lý trung tâm tỉnh, thành phố nếu thực hiện được sẽ giúp cho việc thiết lập hoặc thay đổi các tập trách nhiệm trên TABMIS đối với người dùng được thực hiện một cách kịp thời hơn, đồng thời giảm tải công việc cho đội XLTT TW; đồng thời, cũng giúp cho cơ chế ủy quyền trên hệ thống được thực hiện linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu phân công công việc thực tế tại các KBNN địa phương.
Ban triển khai TABMIS đang phối hợp với nhà thầu nghiên cứu, rà soát lại quy trình phân luồng hoặc thay đổi các tập trách nhiệm trên TABMIS cho xử lý trung tâm thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố để đảm bảo xử lý các vướng mắc hiện nay. Phương án mới cần được nghiên cứu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc, an toàn bảo mật dữ liệu, hiệu quả, tránh việc dư thừa và gây ra ảnh hưởng đến hiệu năng
Trước mắt đề nghị các đơn vị KBNN khi đăng ký cần thực hiện theo quy định là gửi mail form mẫu đăng ký về thư điện tử của Đội XLTT TW (hotrocntt@.vst.gov.vn ) song song với quá trình gửi bằng bản giấy để lưu trữ theo quy định
2. Phân quyền đóng, mở kỳ
Đề xuất phân quyền chức năng đóng mở kỳ cho địa phương.
Hiện tại trên hệ thống TABMIS, chức năng đóng, mở kỳ trên hệ thống hiện nay được giao cho Vụ KTNN thuộc KBNN (Phòng Tổng hợp báo cáo) thực hiện để đảm bảo thống nhất về số liệu theo thời điểm báo cáo. Điều này nhằm khắc phục tình trạng số liệu bị thay đổi do KBNN các tỉnh, thành phố tự mở lại được kỳ đã đóng và điều chỉnh số liệu quá khứ không đúng quy định, sau khi KBNN đã tổng hợp báo cáo toàn quốc, cung cấp cho các cấp lãnh đạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Do việc mở kỳ cần phải thực hiện cho từng bộ sổ, nên để đảm bảo hoàn thành trước ngày đầu tiên của tháng sau, một số bộ số cần phải thực hiện trước ngày cuối cùng của tháng hiện tại, dẫn đến một số thời điểm có thể 2 kỳ được mở. Vì vậy tại thời điểm cuối tháng, đề nghị các đơn vị KBNN lưu ý thực hiện các giao dịch đúng kỳ của tháng hiện tại theo quy định của Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, không nhập vào kỳ của tháng sau đã được mở.
II. Các vấn đề về quy trình nghiệp vụ trên hệ thống
1. Quy trình phân bổ dự toán
Đề xuất cho phép đổi quyền phê duyệt, kết sổ và đồng bộ hóa cho các Bộ đối với quy trình phê duyệt phân bổ dự toán, điều chỉnh dự toán NSTW trên hệ thống
Hiện nay, hệ thống đang thiết lập luồng phê duyệt quy trình phân bổ dự toán và điều chỉnh dự toán của NSTW theo đúng quy định tại Thông tư số 107/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thực hiện phê duyệt, kết sổ và đồng bộ hóa (ngược, xuôi). Việc đơn vị đề nghị được ủy quyền phê duyệt là không đúng quy định. Trách nhiệm Vụ chuyên quản Bộ Tài chính phê duyệt và thực tế việc này hiện nay đang thực hiện rất tốt. Các quy trình kết sổ, tạo bút toán, đồng bộ hóa đã được đặt lịch thực hiện tự động ngày 2 lần. Quy trình điều chỉnh đối với các sai lầm trong cùng bộ sổ đã được cải tiến, vấn đề này không còn khó khăn như Bộ nêu. Quy trình và các thiết lập hiện tại là hợp lý và quan trọng là sự phối hợp nhịp nhàng hơn giữa các Bộ và các Vụ chuyên ngành của Bộ Tài chính.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh dự toán theo yêu cầu quản lý giữa các đơn vị trực thuộc trong một bộ không làm tổng mức dự toán đã được Bộ Tài chính thẩm định từ đầu năm thì theo quy định là thẩm quyền phê duyệt của Bộ chủ quản. Ban triển khai sẽ sớm nghiên cứu phương án phân biệt được điều chỉnh trong tổng mức dự toán giao và điều chỉnh vượt tổng mức dự toán giao trên hệ thống TABMIS (Điều chỉnh vượt tổng mức dự toán giao thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài chính) để khắc phục vướng mắc này.
2. Các vướng mắc khi triển khai cam kết chi (CKC)
(1) Về việc khai báo thông tin nhà cung cấp chưa kịp thời: Theo quy định Đội XLTT TW tạo thông tin chung nhà cung cấp bao gồm tên nhà cung cấp, mã nhà cung cấp để tránh trùng lắp thông tin 1 nhà cung cấp xuất hiện nhiều lần trên hệ thống; đội XLTT tỉnh tạo thông tin chi tiết nhà cung cấp (mã ngân hàng nơi NCC mở tài khoản, mã tài khoản nhà cung cấp, mã kho bạc nơi kiểm soát thanh toán,…….).
Sau khi hoàn thành triển khai TABMIS, KBNN đang phối hợp với Nhà thầu rà soát lại quy trình hệ thống, trong đó có nghiên cứu nội dung phần quyền cho xử lý trung tâm tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, việc phân cấp để thực hiện các quy trình hệ thống có thể phải can thiệp vào lõi của phần mềm do vậy phải được thực hiện đảm bảo nguyên tắc an toàn hệ thống, bảo mật dữ liệu, cần được nghiên cứu, đánh giá và phân tích kỹ lưỡng.
Để thông tin nhà cung cấp được cập nhật kịp thời vào hệ thống, đề nghị các đơn vị KBNN trao đổi với các đơn vị cung cấp hợp đồng kinh tế kịp thời theo quy định về thời gian chuyển thông tin hợp đồng ký giữa A-B đến KBNN sau thời điểm ký hợp đồng. Đồng thời để đảm bảo nhanh chóng tạo thông tin chung nhà cung cấp đề nghị các đơn vị thực hiện bằng hình thức gửi thư điện tử theo hướng dẫn tại công văn 1532/KBNN-CNTT ngày 31/7/2013
(2) Xử lý khi điều chỉnh cam kết chi: Đề nghị lưu ý khi có phát sinh điều chỉnh tăng hoặc giảm CKC của đơn vị dự toán hoặc chủ đầu tư, người sử dụng cập nhật lại số CKC và hệ thống tự sinh bút toán cập nhật lại, đồng thời vẫn giữ nguyên bút toán trước khi cập nhật.
(3) Xử lý trường hợp cam kết chi có nhiều mục: Trường hợp thực hiện CKC có nhiều mục thì khi áp thanh toán hệ thống sẽ hiển thị ra chi tiết từng mục CKC. Một số trường hợp đơn vị KBNN phản ánh số liệu được gộp tổng số (không chi tiết theo mục) là do khi thực hiện bút toán CKC được ghi nhận với Tiểu mục 0000. Vì vậy đề nghị các đơn vị lưu ý khi hạch toán phù hợp với thực tế theo quy định, để hệ thống hiển thị chi tiết từng mục cam kết chi.
(4) Cơ quan tài chính nhập dự toán không đủ để cam kết chi hoặc nhiều cơ quan tài chính chưa nhập kịp thời dự toán trên TABMIS: Về nguyên tắc, căn cứ dự toán của đơn vị được giao, cơ quan tài chính có trách nhiệm nhập đầy đủ vào hệ thống. Tồn quỹ ngân sách của địa phương không ảnh hưởng đến giá trị dự toán được nhập vào hệ thống. Đối với trường hợp đơn vị gửi “Giấy đề nghị CKC” đến KBNN nhưng dự toán chi NSNN của đơn vị sử dụng ngân sách chưa được nhập và phân bổ đầy đủ trên TABMIS, đề nghị đơn vị KBNN gửi “Thông báo từ chối CKC” cho đơn vị SDNS, ghi rõ lý do chưa đủ dự toán trên hệ thống. Đơn vị SDNS có trách nhiệm phản hồi lại đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan tài chính về việc dự toán chưa được nhập và phân bổ trên hệ thống TABMIS.
Theo quyết định 1111/QĐ-BTC ngày 04/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế mẫu phân công trách nhiệm các đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách và lệnh chi tiền của ngân sách địa phương vào hệ thống TABMIS thì các Sở Tài chính chủ trì cùng với KBNN đồng cấp ban hành quy chế trên cơ sở quy chế mẫu cho phù hợp với ngân sách tỉnh, huyện. Hiện nay theo thống kê của đội hỗ trợ mới có 20 tỉnh có quy chế, còn 43 tỉnh chưa có quy chế. Đề nghị KBNN các tỉnh, thành phố trao đổi với Sở Tài chính để ban hành quy chế theo đúng quy định của quyết định 1111/QĐ-BTC.
(5) Xử lý chứng từ có CKC được ngân hàng trả lại do sai lầm trong thanh toán: Sai lầm ngân hàng trả lại chủ yếu do sai thông tin thanh toán về đơn vị hưởng, vì vậy, để đơn giản cho việc hạch toán kế toán và không phải khôi phục CKC, kế toán hạch toán vào TK 3972 - Sai lầm trong thanh toán. Nội dung này áp dụng đối với cả trường hợp do đơn vị đề nghị chuyển tiền đề nghị sai, sau đó căn cứ thư tra soát của đơn vị để chuyển tiếp.
(6) Lưu chứng từ cam kết chi sau khi cập nhật: Khi cập nhật lại CKC, kế toán viên hoặc chuyên viên KSC in liệt kê chứng từ trên phân hệ cam kết chi (PO) và lưu vào tập chứng từ ngày theo phân hệ PO.
(7) Về việc thiết lập thông tin báo cáo về cam kết chi: Do mới áp dụng triển khai cam kết chi, nên các mẫu biểu báo cáo và mẫu biểu đối chiếu về tình hình sử dụng dự toán kinh phí xây dựng đang được thiết lập và hoàn chỉnh. Trong thời gian tới Ban triển khai TABMIS sẽ hoàn thành việc xây dựng mẫu biểu báo cáo, chỉ tiêu đối chiếu, trong đó thể hiện đầy đủ thông tin dự toán được giao trong năm, số đã cam kết chi, số đã thanh toán, dự toán còn lại..., đặc biệt là phân tích số liệu đã được thực hiện cam kết chi đáp ứng yêu cầu quản lý.
3. Vướng mắc về tổ hợp tài khoản trên TABMIS
(1) Về việc bố trí tài khoản trung gian: Hệ thống tài khoản kế toán quy định tại Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo quy trình nghiệp vụ hệ thống, khi hạch toán trên các phân hệ phụ, cần phải thông qua các tài khoản trung gian.
Việc quy định một số tài khoản trung gian và phân loại tài khoản trung gian phát sinh theo từng loại nghiệp vụ trong Thông tư số 08/2013/TT-BTC để đảm bảo phân loại trong khâu quản lý, kiểm soát các khoản thanh toán hạch toán qua tài khoản trung gian, tránh rủi ro đảm bảo an toàn tiền, tài sản nhà nước. Khi hạch toán kế toán, các đơn vị chỉ phải lựa chọn 1 tài khoản trung gian tương ứng để hạch toán, do vậy thời gian hạch toán không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên kế toán đơn vị cần phải nghiên cứu để nắm và phân biệt các tài khoản trung gian, đảm bảo hạch toán theo đúng tài khoản quy định.
(2) Về mã chương trình mục tiêu: Việc thiết lập hệ thống đã được nhà thầu thiết lập 5 ký tự, vì vậy khi hạch toán các đơn vị số không (0) trước giá trị các mã do Bộ Tài chính quy định. Nội dung này đã được lưu ý đến tất cả các đơn vị khi tổ chức đào tạo trước triển khai TABMIS.
(3) Về mã dự án xã: Đối với mã dự án xã, phường, do tính chất nhỏ, phát sinh nhiều trong thời gian ngắn, nên đã thống nhất dùng mã chung. Tuy nhiên đối với một địa phương có đặc điểm đặc thù, Ban triển khai TABMIS đã thống nhất cấp riêng đối với một số dự án khi triển khai tại đơn vị.
4. Vướng mắc đối với việc nhập dự toán:
(1) Về việc hạch toán kỳ của phân hệ quản lý phân bổ dự toán: Hệ thống không thiết lập chức năng kiểm soát việc nhập vào kỳ quá khứ đối với phân hệ Quản lý phân bổ ngân sách, vì vậy, trong trường hợp nhập dự toán nhầm vào kỳ quá khứ sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát, đối chiếu, xác nhận tình hình sử dụng dự toán của đơn vị giao dịch với Kho bạc. Đề nghị các đơn vị phối hợp với cơ quan tài chính đảm bảo nhập đúng kỳ và điều chỉnh theo thực tế phân bổ, giao dự toán.
(2) Về việc nhập trùng dự toán NSTW: Về nguyên tắc, dự toán NSTW do các bộ ngành, các Vụ chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính thực hiện. Trong thời gian chưa đồng bộ kịp, để đảm bảo kinh phí cho các đơn vị hoạt động, KBNN đã hướng dẫn các đơn vị nhập vào tài khoản tạm cấp, hoặc các tài khoản khác trên nguyên tắc thực hiện hủy sau khi dự toán được đồng bộ về từ bộ sổ trung ương. Hiện nay có một số tình huống phát hiện nhập trùng dự toán, vì vậy đề nghị các đơn vị KBNN lưu ý:
+ Thường xuyên đối chiếu dự toán với đơn vị, trong thời gian đầu, vẫn cần tiếp nhận và đối chiếu đảm bảo khớp đúng với dự toán được giao của đơn vị.
+ Lưu ý các trường hợp do kế toán KBNN nhập vào hệ thống, đảm bảo không trùng lắp với dự toán do cơ quan tài chính nhập.
+ Dự toán chi chuyển giao do Vụ NSNN - Bộ Tài chính nhập, các đơn vị KBNN không nhập loại dự toán này.
III. Các vấn đề về thiết lập và khai thác báo cáo
1. Về việc thiết lập báo cáo trên hệ thống
(1) Về mẫu biểu hệ thống báo cáo: Hiện nay, trên TABMIS đã được thiết lập 41/44 báo cáo theo đúng mẫu biểu quy định tại Thông tư số 08/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Theo đó, các đơn vị thành viên tham gia TABMIS có thể truy vấn và khai thác trên hệ thống. Các báo cáo còn lại (3 báo cáo) đang được kiểm thử trên môi trường kiểm tra, thử nghiệm và sẽ được nhà thầu IBM đưa vào môi trường sản xuất sớm nhất.
Hiện nay, Bộ Tài chính, KBNN đã có các văn bản hướng dẫn quy trình cụ thể để khai thác một số báo cáo trên hệ thống. Trong quá trình khai thác, sử dụng báo cáo, đề nghị các đơn vị lưu ý các tham số liên quan để đảm bảo số liệu được chiết xuất đúng mục đích. Trường hợp phát hiện sai sót, vướng mắc, đề nghị phản ánh về KBNN (Vụ KTNN) để thống nhất phương án xử lý.
(2) Về việc cập nhật công thức báo cáo: Việc thiết lập báo cáo trên hệ thống luôn được thực hiện khi có thay đổi về Mục lục NSNN hoặc các quy định khác về kế toán. Sau khi Thông tư số 08/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc được ban hành và có hiệu lực, các phiên bản cập nhật công thức báo cáo theo Thông tư này đã được kiểm thử và chuẩn bị đưa vào hệ thống.
Vụ NSNN đang xây dựng và rà soát chỉ tiêu và công thức các báo cáo như: báo cáo thu, chi ngân sách năm sau (ứng trước), báo cáo tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi ngân sách,... để tiếp tục hoàn thiện và được cập nhật vào hệ thống trong thời gian tới.
(3) Ngoài ra, KBNN đang nghiên cứu xây dựng cẩm nang khai thác báo cáo và công cụ tiện ích để kiểm soát, hạn chế sai sót hỗ trợ cho công tác kiểm tra báo cáo và cập nhật công thức báo cáo, để xử lý các vướng mắc, ví dụ về chỉ tiêu “không có trong công thức” trên báo cáo, các quan hệ kết hợp chéo không đúng, đảm bảo việc quản lý hệ thống tài khoản và khai thác tối đa các yêu cầu về thông tin số liệu của các cấp quản lý, điều hành ngân sách. Các tài liệu này sau khi được kiểm thử, rà soát lại sẽ được hướng dẫn cụ thể cho tất cả các đơn vị thành viên tham gia TABMIS.
(4) Đối với số liệu năm trước: Số liệu thu chi ngân sách năm trước được hạch toán vào kỳ 12, 13 năm trước (ngày hạch toán là ngày 31/12). Số liệu chỉnh lý và số liệu phát sinh thực của ngày cuối năm 31/12 năm trước được thực hiện như sau:
- In liệt kê chứng từ phát sinh trong thời gian chỉnh lý được in theo ngày tạo giao dịch trên hệ thống.
- Các báo cáo thu, chi, báo cáo tình hình sử dụng dự toán kinh phí phát sinh trong thời gian chỉnh lý được in theo 2 loại ngày là ngày hạch toán và ngày kết sổ.
(5) Về báo cáo theo mẫu B5-03/BC-NS/TABMIS,…: Đề nghị các đơn vị lưu ý khai báo tham số phù hợp với mục đích lấy số liệu. Trường hợp lấy theo từng đơn vị, cần phải khai báo mã đơn vị QHNS.
(6) Việc đối chiếu rà soát số liệu báo cáo về cơ bản được thực hiện theo đúng quy định, đóng kỳ đúng thời gian yêu cầu. Tuy nhiên, đề nghị chú ý:
- Sau khi đóng kỳ, một số tỉnh vẫn yêu cầu mở kỳ để điều chỉnh số liệu do chưa kết sổ, hủy nhầm kỳ...Đề nghị các đơn vị cần tăng cường công tác đối chiếu số liệu, đảm bảo hoàn thành báo cáo trước ngày 10 tháng sau. Đặc biệt lưu ý không sửa chữa số liệu quá khứ, trường hợp đặc biệt cần có văn bản giải trình, gửi Vụ KTNN.
- Phối hợp cung cấp và đối chiếu số liệu hàng tháng với cơ quan thu theo quy định. Để phục vụ việc tổng hợp và đối chiếu số liệu tại TW, phục vụ công tác điều hành ngân sách kịp thời, đề nghị các tỉnh cung cấp báo cáo thu theo niên độ và theo mục lục NSNN cho các cơ quan Thuế tại địa phương, lấy theo ngày kết số hết ngày 10 tháng sau.
- Rà soát đối chiếu số liệu chuyển nguồn năm 2012. Lưu ý xử lý do đến thời điểm hết tháng 6/2013 một số tỉnh vẫn còn số dư tài khoản ứng trước trung gian, tạm ứng trung gian.
- Đề nghị kiểm tra và xử lý các khoản ngoài công thức của báo cáo thu, vay nợ, tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách, điều tiết thuế môn bài 100% NSTW, số thu chi chuyển giao các cấp không khớp đúng, quên hạch toán bút toán đồng thời đối với vay và trả nợ vay, dẫn đến số dư tài khoản phải trả nợ vay và gốc vay không khớp đúng.
- Cần đối chiếu và xử lý dứt điểm các khoản điều tiết sai và tạm thu ngoài cân đối năm 2012, đảm bảo thời hạn quyết toán chung của toàn quốc.
- Báo cáo chi và trả nợ vay: số ngoài công thức hiện còn phát sinh lớn: đề nghị các tỉnh khẩn trương rà soát và điều chỉnh đúng công thức báo cáo. Lưu ý một hạch toán chi trả lãi vay từ tài khoản phải trả nợ vay.
- Báo cáo chi theo dự toán, đề nghị lưu ý khắc phục một số sai sót sau: Chưa thực hiện đảo dự toán tạm cấp kịp thời; Tự nhập dự toán cho các đơn vị thuộc diện đồng bộ hóa; Đối chiếu, kiểm tra và điều chỉnh số liệu một số địa phương không được kịp thời dẫn đến tình trạng báo cáo cung cấp chậm cho các cơ quan chức năng; tài khoản đầu 9 có phát sinh số dư thực; chưa có văn bản đôn đốc, nhắc nhở các chủ tài khoản thường xuyên, đảm bảo ghi thu NSNN kịp thời.
2. Về báo cáo đặc thù của địa phương
(1) Về báo cáo đặc thù của địa phương: TABMIS là hệ thống tập trung, các báo cáo được xây dựng và thiết lập áp dụng cho tất cả các đơn vị trên toàn quốc. Việc thiết lập các báo cáo riêng cho từng tỉnh không phù hợp với thiết kế hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu năng và vận hành thường xuyên của hệ thống. Với các báo cáo được khai thác từ hệ thống hiện nay (các báo cáo cơ bản đã được định dạng trên Excel), một số địa phương đã triển khai thêm các công cụ tiện ích từ đó có thể kết xuất một cách linh hoạt các số liệu cần thiết đảm bảo nhu cầu quản lý, điều hành của địa phương.
Bên cạnh đó, Ban triển khai TABMIS đã phối hợp cùng nhà thầu IBM/FPT thực hiện kiểm thử quy trình trao đổi dữ liệu TABMIS - Kho dữ liệu thu chi để chuyển số liệu sang chương trình Quản lý ngân sách (hàng tuần), các cơ quan tài chính có thể tuy vấn thêm thông tin từ nguồn dữ liệu này phục vụ công tác điều hành ngân sách địa phương.
(2) Về việc hỗ trợ điện báo: Báo cáo theo mẫu B8-01/BC-NS/TABMIS đã được thiết lập và khai thác trên hệ thống. Tuy nhiên, do thời gian vừa qua, cần bổ sung thêm một số thông tin báo cáo phục vụ quản lý, điều hành NSNN, nên cần phải tiếp tục thực hiện điện báo từ địa phương. Trong thời gian tới, cùng với việc hoạt động ổn định của hệ thống, các báo cáo sẽ được thiết lập và khai thác trực tiếp từ hệ thống.
(3) Về chỉ tiêu của hệ thống báo cáo: Vụ NSNN đang xây dựng và rà soát chỉ tiêu và công thức các báo cáo như: báo cáo thu, chi ngân sách năm sau (ứng trước), báo cáo tổng hợp phân bổ, giao dự toán chi ngân sách,... sẽ hoàn thiện và được cập nhật vào hệ thống trong thời gian tới.
(4) Việc phân quyền chạy báo cáo: Việc phân quyền chạy báo cáo nhằm khắc phục tình trạng quá tải của hệ thống và cách khai thác báo cáo chi tiết (ý nghĩa và các tham số của báo cáo) được thực hiện theo quy định tại công văn số 1821/KBNN-KT ngày 13/10/2010 của KBNN hướng dẫn việc khai thác báo cáo kế toán trên Chương trình TABMIS.
IV. Các nội dung khác
Về việc trình độ tin học của các cán bộ thực hiện nhiệm vụ chưa đồng đều do luân chuyển, mới tuyển dụng,... ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ.
Khi thực hiện triển khai TABMIS, tất cả các đơn vị đều được đào tạo, hướng dẫn, nhận tài liệu hướng dẫn triển khai và được hỗ trợ trong suốt quá trình triển khai khi có yêu cầu hỗ trợ. Bên cạnh đó, trong lộ trình triển khai TABMIS, Ban triển khai đã có kế hoạch đào tạo cho người sử dụng mới được bổ nhiệm hoặc luân chuyển công việc hoặc đào tạo lại cán bộ triển khai TABMIS. Đặc biệt là đào tạo cho cán bộ tin học thuộc các Sở Tài chính, phòng Tài chính địa phương.
Trên đây là giải đáp của Ban triển khai về một số khó khăn, vướng mắc khi thực hiện triển khai TABMIS./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 1097/GSQL-GQ1 năm 2015 về trả lời vướng mắc nghiệp vụ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 2 Công văn 5574/TCHQ-TXNK năm 2015 vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 13027/BTC-KBNN năm 2013 hướng dẫn sử dụng hòm thư hỗ trợ TABMIS do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Thông tư 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 10382/BTC-KBNN về kế hoạch triển khai hệ thống TABMIS đợt 14 do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Quyết định 1111/QĐ-BTC năm 2012 về Quy chế mẫu phân công trách nhiệm cho đơn vị thực hiện nhập dự toán chi ngân sách và Lệnh chi tiền của ngân sách địa phương vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 18486/BTC-KBNN triển khai Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Thông tư 107/2008/TT-BTC bổ sung một số điểm về quản lý, điều hành ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 9 Công văn số 2822/TCHQ-KTTT về việc trả lời vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10 Thông báo số 2805/2005/TB-TCHQ về Kết luận cuộc họp xử lý vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 1 Thông báo số 2805/2005/TB-TCHQ về Kết luận cuộc họp xử lý vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn số 3029/TCHQ-KTTT về việc vướng mắc trong nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn số 2822/TCHQ-KTTT về việc trả lời vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 18486/BTC-KBNN triển khai Hệ thống thông tin Quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 10382/BTC-KBNN về kế hoạch triển khai hệ thống TABMIS đợt 14 do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 13027/BTC-KBNN năm 2013 hướng dẫn sử dụng hòm thư hỗ trợ TABMIS do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 5574/TCHQ-TXNK năm 2015 vướng mắc nghiệp vụ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 8 Công văn 1097/GSQL-GQ1 năm 2015 về trả lời vướng mắc nghiệp vụ do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành