Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12521/BTC-ĐT
V/v Tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 10 tháng, ước thực hiện 11 tháng kế hoạch năm 2022

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022; Quyết định số 1198/QĐ-TTg và số 68/QĐ-TTg ngày 12/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 10 tháng, ước thực hiện 11 tháng kế hoạch năm 2022 như sau:

I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:

1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 là 697.186,024 đng(1) (vn trong nước là 656.944,082 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 40.241,94 tỷ đồng). Trong đó: Kế hoạch vốn đã giao là 696.971,610 tỷ đồng (vốn trong nước là 656.944,082 t đồng, vn nước ngoài là 40.027,528 tỷ đồng); kế hoạch vốn chưa giao là 214,414 tỷ đồng (vốn nước ngoài).

Cụ thể như sau:

1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 51.673,331 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 46.231,389 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5.441,942 tỷ đồng.

1.2 Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 là 645.298,279 tỷ đồng (vốn trong nước là 610.712,693 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 34.800 t đồng), trong đó:

1.2.1. Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là 580.046,834 tỷ đồng(2) (bao gồm: vốn NSTW là 275.940,939 tỷ đồng, vốn NSĐP là 304.105,895 t đồng). Trong đó:

a) Vốn trong nước là 545.461,248 tỷ đồng (đã bao gồm 38.155,353 tỷ đồng b sung từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội).

Trong đó:

- Các Bộ, cơ quan trung ương là 124.372,187 tỷ đồng;

- Các địa phương là 421.089,061 tỷ đồng; trong đó:

Vốn cân đối ngân sách địa phương là 304.105,895 tỷ đồng.

Vốn ngân sách trung ương đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 92.983,166 tỷ đồng.

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.000 tỷ đồng (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15)

b) Vốn nước ngoài là 34.585,586 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 11.809,919 tỷ đồng; các địa phương là 22.775,667 tỷ đồng).

1.2.2. Kế hoạch vốn nước ngoài chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là 214,414 tỷ đồng(3).

1.2.3. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 65.251,445 tỷ đồng.

2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục s 01 đính kèm)

2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:

Tổng số vốn đã phân bổ là 620.873,914 tỷ đồng, đạt 107,04% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (580.046,834 tỷ đng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 65.251,445 tỷ đồng. (Nếu không tính s kế hoạch vốn cân đi NSĐP các địa phương giao tăng là 65.251,445 t đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 555.622,469 t đng, đạt 95,79% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).

Trong đó:

- Vốn NSTW là 275.101,540 tỷ đồng, đạt 99,70% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (214.200 tỷ đồng). Bao gồm:

Vốn trong nước là 216.798,836 tỷ đồng, đạt 99,74% kế hoạch (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 23.981,023 tỷ đồng, chiếm 99,92% kế hoạch).

Vốn nước ngoài là 34.321,681 tỷ đồng, đạt 99,24% kế hoạch.

- Vốn cân đối NSĐP là 345.772,374 tỷ đồng, đạt 113,70% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (304.105,895 tỷ đồng).

2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 24.424,365 tỷ đồng, chiếm 4,21% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 24.160,460 tỷ đồng (vốn NSTW là 839,399 tỷ đồng, vốn cân đi NSĐP là 23.584,966 t đng), vốn ngoài nước là 263,905 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 820,422 tỷ đồng, chiếm 0,60% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 556,517 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 263,905 tỷ đồng).

- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 23.603,943 tỷ đồng, chiếm 5,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vn trong nước là 23.603,943 tỷ đồng, vốn nước ngoài là - tỷ đồng). Trong đó:

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 18,977 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 0,08% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;

Vốn cân đối NSĐP là 23.584,966 tỷ đồng, chiếm 7,76% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:

a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vn Chương trình MTQG):

Có 04/52 Bộ chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao. Nguyên nhân là do một số bộ, cơ quan trung ương mới được điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022 theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 12/10/2022 nên chưa thực hiện phân bổ; một số bộ, cơ quan trung ương đang đề nghị cắt giảm kế hoạch vốn nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. (Chi tiết theo Phụ lục s 01A đính kèm).

b) Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:

51/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 05/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau. (Chi tiết theo Phụ lục s 01B đính kèm).

c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG thực hiện việc phân bổ và giao dự toán thực hiện các chương trình MTQG cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 01/7/2022 đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được 52/52 địa phương đã giao kế hoạch vốn thực hiện cho các đơn vị trực thuộc tuy nhiên có 01/52 địa phương chưa giao hết kế hoạch vốn (Khánh Hòa 18.977 triệu đồng).

II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:

1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022:

………………..

Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022, trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022 để triển khai thực hiện. Đồng thời, đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu với tổng số 25 gói thầu xây lắp; đã hoàn thành thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán 12 gói thầu khởi công (331/721,2 km đạt 46%), dự kiến sẽ chuyển hồ sơ để Kiểm toán nhà nước (KTNN) thực hiện kiểm toán trước ngày 20/11/2022 và thực hiện các thủ tục lựa chọn nhà thầu xong trước ngày 20/12/2022 để khởi công 12 gói thầu vào cuối năm 2022. Với các gói thầu còn lại, đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục phê duyệt thiết kế, dự toán để khởi công vào quý I năm 2023.

Về công tác GPMB, các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác trích đo tại thực địa đạt 100% và công tác kiểm kê tài sản trên đất đạt 93,2%. Đang tích cực triển khai xây dựng khu tái định cư, lập phương án đền bù, GPMB...

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

Về kế hoạch:

Tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 đã giao cho Dự án là 119.644,586 tỷ đồng. Trong đó: (i) Từ nguồn Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 47.168,586 tỷ đồng; (ii) Từ nguồn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội: 72.476 tỷ đồng

Số vốn trên hiện đã được Bộ Giao thông vận tải phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch năm 2022 (8.591,8 tỷ đồng) cho từng dự án thành phần.

Về giải ngân: Ước số vốn đã giải ngân đến hết ngày 30/11/2022 là 3.222,2 tỷ đồng, đạt 37,5% kế hoạch năm 2022 của Dự án.

2.3. Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

- 03 dự án trên đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại các Nghị quyết số 58, 59, 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó 03 dự án được chia thành 10 dự án thành phần và Chính phủ xem xét phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần đi qua địa bàn. Ngày 25/7/2022, Chính phủ đã có các Nghị quyết số 89/NQ-CP, số 90/NQ-CP và số 91/NQ-CP để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội nêu trên.

Tại Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản của 02/10 dự án thành phần; 08/10 dự án thành phần còn lại phân cấp cho các địa phương nơi có dự án đi qua làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư.

- Về nguồn vốn cho các dự án:

Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thiện phương án phân bổ vốn cho các dự án thành phần của 03 dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi giao kế hoạch trung hạn cho các cơ quan chủ quản để thực hiện đầu tư các dự án thành phần. Tại Tờ trình số 8290/BKHĐT-TH ngày 16/11/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới trình Chính phủ có ý kiến về việc điều chỉnh giảm 8.528 tỷ đồng (trong đó 7.324 tỷ đồng của 03 dự án trên) nguồn vốn thuộc Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội từ Bộ Giao thông vận tải để điều chỉnh tăng tương ứng về cho các địa phương để thực hiện các dự án thành phần của các dự án đường cao tốc.

IV. Về khó khăn, vướng mắc, các biện pháp thúc đẩy giải ngân nguồn vốn đầu tư công

Theo báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, ngoài các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đã được Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo tại các tháng trước đây, những tháng cuối năm việc thực hiện các dự án còn gặp một số khó khăn như sau:

- Nhiều địa phương đang triển khai thực hiện lập Quy hoạch, do đó nhiều địa bàn thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ đối với khu đất được giới thiệu, chấp thuận địa điểm của dự án nên ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án (Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao...).

- Một số dự án khởi công mới thực hiện đấu thầu vào quý 3/2022 với các gói thầu có giá trị lớn; một số dự án có thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế cơ sở và tổng mức đầu tư dự án của các cơ quan quản lý nhà nước bị kéo dài do một số hạng mục công việc không thống nhất ý kiến giữa các đơn vị thẩm định; một số dự án đặc thù cung cấp thiết bị khoa học là thiết bị cần được đặt hàng, chế tạo tại nước ngoài nên thời điểm bàn giao thiết bị tập trung vào cuối năm... do vậy, khối lượng thực hiện và giải ngân của các dự án dồn vào thời điểm cuối năm.

- Một số dự án đầu tư thực hiện ở nước ngoài đến nay chưa giải ngân do hợp đồng xây dựng không áp dụng tạm ứng hợp đồng mà theo phương pháp thanh toán theo đợt, dự kiến sẽ giải ngân tại thời điểm cuối năm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); dự án tại nước ngoài bị chậm do quy định về đấu thầu của Việt Nam và nước ngoài có nhiều điểm khác biệt nên đơn vị tư vấn nước ngoài cần thiều thời gian để cung cấp hồ sơ theo đúng quy định về hồ sơ, nội dung khảo sát, thẩm tra, hồ sơ yêu cầu; tình hình lạm phát toàn cầu, biến động về tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến dự toán gói thầu đã được phê duyệt và công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn (Bộ Ngoại giao).

- Một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, tuy nhiên nhà thầu còn công nợ đã thay đổi về tổ chức nên việc hoàn thiện hồ sơ thanh toán gặp khó khăn (Thanh tra Chính phủ); một số dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện, nghiệm thu của các cơ quan chuyên môn (PCCC, Sở Xây dựng...) để bàn giao đưa vào sử dụng, kiểm toán, nên phải chờ sau khi quyết toán mới thực hiện thanh toán vốn sau khi quyết toán dự án.

V. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo

- Tại Thông tư số 15/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công (có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2021), trong đó quy định: “Trước ngày 15 của tháng báo cáo, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công hằng tháng theo Mu s 01/TTKHN và các biểu mẫu kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính”.

- Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo tình hình thực hiện và thanh toán vốn đầu tư công tháng 11/2022 của 35/52 Bộ, cơ quan trung ương(7) và 63/63 địa phương.

VI. Kiến nghị của Bộ Tài chính:

(1) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Ngoài các đơn vị đã điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2022 theo Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15 ngày 31/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay Bộ Tài chính nhận được văn bản đề nghị giảm kế hoạch vốn năm 2022 của 22 Bộ, cơ quan trung ương với tổng số vốn đề nghị điều chỉnh giảm là 7.969,904 tỷ đồng. Do vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan trung ương về việc điều chỉnh (tăng/giảm) kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022.

(2) Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương:

Đề nghị các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 15/9/2022 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 17/10/2022 và công điện số 1076/CĐ-TTg ngày 10/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Lê Minh Khái (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KHĐT;
- Cổng TTĐTCP (để đăng tải);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- KBNN;
- Cục QLN và TCĐN;
- Vụ: I, NSNN, TCNH;
- Cục TH và TKTC (để đăng tải lên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, ĐT (8b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Anh Tuấn

 

 



1 Bao gồm 214,414 tỷ đồng vốn nước ngoài điều chỉnh giảm của các Bộ, địa phương theo Nghị quyết số 584/NQ-UBTVQH15 ngày 31/8/2022 của UBTVQH nhưng đến nay chưa được Thủ tướng Chính phủ phân bổ

2 Cập nhật theo kế hoạch đã được điều chỉnh tại Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 12/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ

3 Giao cho Chính phủ báo cáo UBTVQH xem xét, quyết định khi đáp ứng đủ điều kiện bổ sung dự toán theo quy định

(7) 35 Bộ ngành gửi báo cáo giải ngân tháng 11/2022 gồm: Thông tấn xã Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy ban Dân tộc; Bộ Ngoại giao; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ngân hàng Chính sách Xã hội; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bộ Tài nguyên Môi trường; Ban Quản lý Làng văn hóa các Dân tộc Việt Nam; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Tài chính; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Văn phòng Trung ương Đảng; Bộ Quốc phòng; Bộ Thông tin Truyền thông; Bộ Nội vụ; Bộ Công thương; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Bộ Khoa học và Công nghệ; Hội nhà báo Việt Nam; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Hội Nhà văn Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Bộ Nội vụ.