Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8284/BTC-ĐT
V/v Tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 7 tháng, ước thực hiện 8 tháng kế hoạch năm 2022

Hà Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2022

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Quyết định số 2048/QĐ-TTg ngày 06/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2022; Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách trung ương năm 2022 thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 7 tháng, ước thực hiện 8 tháng kế hoạch năm 2022 như sau:

I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:

1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn NSNN năm 2022 là 645.366,357 tỷ đồng (vốn trong nước là 605.134,715 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 40.231,642 tỷ đồng). Cụ thể như sau:

1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 47.378,506 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 41.946,864 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5.431,642 tỷ đồng.

1.2 Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2022 là 597.987,851 tỷ đồng (vn trong nước là 563.187,851 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 40.231,642 tỷ đồng), trong đó:

1.2.1. Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao là 542.105,895 tỷ đồng, trong đó:

a) Vốn trong nước là 507.305,895 tỷ đồng. Trong đó:

- Các Bộ, cơ quan trung ương là 98.455,900 tỷ đồng;

- Các địa phương là 408.849,995 tỷ đồng; trong đó:

Vốn cân đối ngân sách địa phương là 304.105,895 tỷ đồng.

Vốn ngân sách trung ương đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 80.744,1 tỷ đồng.

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 24.000 tỷ đồng (đã bao gồm 16.000 tỷ đồng chuyển nguồn từ năm 2021 theo Nghị quyết số 34/2021/QH15)

b) Vốn nước ngoài là 34.800 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 12.110,283 tỷ đồng; các địa phương là 22.689,717 tỷ đồng).

1.2.2. Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2022 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 55.881,956 tỷ đồng.

2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm)

2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ chi tiết:

Tổng số vốn đã phân bổ là 547.660,926 tỷ đồng, đạt 101,02% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (542.105,895 tỷ đồng). Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 55.881,956 tỷ đồng. (Nếu không tính s kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng là 55.881,956 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân b là 491.778,970 tỷ đng, đạt 90,72% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).

Trong đó:

- Vốn NSTW là 211.658,491 tỷ đồng, đạt 88,93% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (214.200 tỷ đồng). Bao gồm:

Vốn trong nước là 171.347,965 tỷ đồng, đạt 95,62% kế hoạch (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 5.922,106 tỷ đồng, chiếm 24,68% kế hoạch).

Vốn nước ngoài là 34.388,420 tỷ đồng, đạt 98,82% kế hoạch.

- Vốn cân đối NSĐP là 336.002,435 tỷ đồng, đạt 110,49% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao ( 304.105,895 tỷ đồng).

2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:

Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 50.326,925 tỷ đồng, chiếm 9,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 49.915,345 tỷ đồng (vốn NSTW là 26.341,509 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 23.985,416 tỷ đồng), vốn ngoài nước là 411,580 tỷ đồng.

Cụ thể như sau:

- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 7.124,399 tỷ đồng, chiếm 6,44% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 6.824,035 tỷ đồng, vn nước ngoài là 300,364 tỷ đồng).

- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 43.202,526 tỷ đồng, chiếm 10,01% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vn trong nước là 43.091,310 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 111,216 tỷ đồng). Trong đó:

Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực là 1.139,216 tỷ đồng, chiếm 1,10% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) là 18.077,894 tỷ đồng (vốn trong nước) chiếm 75,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao;

Vốn cân đối NSĐP là 23.985,416 tỷ đồng, chiếm 7,89% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:

a) Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương (không bao gồm vốn Chương trình MTQG):

Có 10/51 B và 05/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; trong đó, một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao (trên 50%) như: Ủy ban dân tộc (97,59%), Thanh tra Chính phủ (84,92%), Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (84,38%), Bộ Tư pháp (54,04%) (Chi tiết theo Phụ lục s 01A đính kèm).

Nguyên nhân là do: Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết kế hoạch vốn dự kiến bố trí cho các dự án khởi công mới chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư hoặc chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

b) Đối với nguồn vốn cân đi ngân sách địa phương:

47/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 07/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương. Nguyên nhân là do một số địa phương mới giao kế hoạch đợt 1, một số dự án chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư và nguồn bội chi sẽ được phân bổ sau.(Chi tiết theo Phụ lục s 01B đính kèm).

c) Đối với vốn kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo Quyết định số 653/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương là cơ quan chủ quản chương trình MTQG thực hiện việc phân bổ và giao dự toán thực hiện các chương trình MTQG cho các đơn vị, các cấp sử dụng ngân sách trực thuộc trước ngày 01/7/2022 đảm bảo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được 36/52 địa phương báo cáo giao kế hoạch vốn thực hiện cho các đơn vị trực thuộc tuy nhiên mới chỉ có 9/36 địa phương phân bổ vốn chi tiết theo danh mục dự án đầu tư làm cơ sở giải ngân vốn kế hoạch(1).

II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:

1. Về giải ngân tổng kế hoạch vốn năm 2022:

- Tổng kế hoạch là: 645.366,357 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2022 là 47.378,506 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2022 là 597.987,851 tỷ đồng.

- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7/2022 là 186.508,45 tỷ đồng, đạt 28,90% kế hoạch.

- Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2022 là 224.632,87 tỷ đồng, đạt 34,81% kế hoạch.

Cụ thể như sau:

Đơn vị tính: tỷ đng

STT

Nội dung

Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm báo cáo)

Lũy kế thanh toán vốn đến hết 31/7/2022

Ước thanh toán đến hết 31/8/2022

Số tiền

S tiền

S tiền

Tỷ lệ

1

2

3

4

5

6

7=6/3

 

TNG S (1 2)

645.366,357

186.508,45

28,90%

224.632,87

34,81%

1

Vốn trong nước

605.134,715

181.900,34

30,06%

219.612,73

36,29%

2

Vốn nước ngoài

40.231,642

4.608,11

11,45%

5.020,13

12,48%

(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)

2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2022:

- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7/2022 là 8.680,70 tỷ đồng, đạt 18,32% kế hoạch (47.378,506 tỷ đồng).

Vốn trong nước là 8.593,28 tỷ đồng, đạt 20,49% kế hoạch (41.946,864 tỷ đồng).

Vốn nước ngoài là 87,41430887 tỷ đồng, đạt 1,61% kế hoạch (5.431,642 tỷ đồng).

- Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2022 là 12.405,58 tỷ đồng, đạt 26,18% kế hoạch.

Vốn trong nước là 12.265,10 tỷ đồng, đạt 29,24% kế hoạch.

Vốn nước ngoài là 140,4805 tỷ đồng, đạt 2,59% kế hoạch.

3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2022:

3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7/2022.

Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/7/2022 là 177.827,75 tỷ đồng, đạt 29,74% kế hoạch (597.987,851 tỷ đồng(2))đạt 32,80% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (542.105,895 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2021 đạt 30,61% kế hoạch và đạt 34,77% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(3).

Trong đó:

Vốn trong nước là 173.307,06 tỷ đồng (đạt 30,77% kế hoạch giao là 563.187,851 tỷ đồng) (trong đó, vốn Chương trình MTQG là 8,40 tỷ đồng, đạt 0,03% kế hoạch).

Vốn nước ngoài là 4.520,69 tỷ đồng (đạt 12,99% kế hoạch giao là 34.800 tỷ đồng).

3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2022:

Ước thanh toán từ đầu năm đến 31/8/2022 là 212.227,28 tỷ đồng, đạt 35,49% kế hoạch (đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) (cùng kỳ năm 2021 đạt 35,74% kế hoạch và đạt 40,60% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(4).

Trong đó:

Vốn trong nước là 207.347,63 tỷ đồng (đạt 36,82% kế hoạch và đạt 40,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao)(trong đó, vn Chương trình MTQG là 244,25 tỷ đồng, đạt 1,02% kế hoạch).

Vốn nước ngoài là 4.879,65 tỷ đồng (đạt 14,02% kế hoạch).

Cụ thể như sau:

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Ước thanh toán đến 31/8/2022

Tỷ lệ(%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTCP giao)

Cùng kỳ năm 2021

Số tiền

Tỷ lệ (%) thực hiện

Tỷ lệ (%) thực hiện so với KH TTg giao

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

TNG S (A) (B) (I) (II)

212.227,28

35,49%

39,15%

187.285,01

35,74%

40,60%

 

VN TRONG NƯỚC

207.347,63

36,82%

40,87%

183.194,33

38,78%

44,71%

 

VN NƯỚC NGOÀI

4.879,65

14,02%

14,02%

4.090,68

7,94%

7,94%

A

VN NSĐP

137.734,38

38,26%

45,29%

123.984,80

38,99%

48,56%

B

VN NSTW

74.492,90

31,30%

31,30%

63.300,21

30,73%

30,73%

-

Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực

74.248,66

34,70%

34,70%

63.300,21

30,73%

30,73%

Vốn trong nước

69.369,00

38,71%,

38,71%

59.209,53

38,34%

38,34%

Vốn nước ngoài

4.879,65

14,02%

14,02%

4.090,68

7,94%

7,94%,

-

Vốn Chương trình MTQG

244,25

1,02%

1,02%

 

 

 

 

Vn trong nước

244,25

1,02%

1,02%

 

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

 

 

 

I

BỘ, CƠ QUAN TW (1 2) (i ii)

35.774,78

32,36%

32,36%

35.584,48

32,98%

32,98%

1

VỐN TRONG NƯỚC

33.331,06

33,85%

33,85%

33.563,25

36,78%

36,78%

2

VN NƯỚC NGOÀI

2.443,72

20,18%

20,18%

2.021,23

12,15%

12,15%

i

Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực

35.774,78

32,36%

32,36%

35.584,48

32,98%

32,98%

 

Vn trong nước

33.331,06

33,85%

33,85%

33.563,25

36,78%

36,78%

 

Vốn nước ngoài

2.443,72

20,18%

20,18%

2.021,227

12,15%

12,15%

ii

Vốn Chương trình MTQG

-

 

 

 

 

 

 

Vn trong nước

-

 

 

 

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

 

 

 

II

ĐỊA PHƯƠNG (1 2) (i ii)

176.452,51

36,20%

40,89%

151.700,53

36,46%

42,92%

1

VỐN TRONG NƯỚC

174.016,57

37,44%

42,56%

149.631,08

39,26%

46,98%

2

VN NƯỚC NGOÀI

2.435,93

10,74%

10,74%

2.069,45

5,93%

5,93%

i

Vốn NSĐP

137.734,38

38,26%

45,29%

123.984,80

38,99%

48,56%

ii

Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho ĐP

38.718,13

30,38%

30,38%

27.715,73

28,25%

28,25%

 

Vốn trong nước

36.282,19

34,64%

34,64%

25.646,28

40,58%

40,58%

 

Vốn nước ngoài

2.435,93

10,74%

10,74%

2.069,45

5,93%

5,93%

ii.1

Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực

38.473,88

37,20%

37,20%

27.715,73

28,25%

28,25%

 

Vốn trong nước

36.037,94

44,63%

44,63%

25.646,28

40,58%

40,58%

 

Vốn nước ngoài

2.435,93

10,74%

10,74%

2.069,45

5,93%

5,93%

ii.2

Vốn Chương trình MTQG

244,25

 

 

 

 

 

 

Vốn trong nước

244,25

 

 

 

 

 

 

Vốn nước ngoài

-

 

 

 

 

 

3.3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch 2022:

- Tỷ lệ ước giải ngân 8 tháng năm 2022 đạt 35,49% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao thì tỷ lệ giải ngân đạt 39,15%, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (40,60%); trong đó vốn trong nước đạt 40,87% (cùng kỳ năm 2021 đạt 44,71%), vốn nước ngoài đạt 14,02% (cùng kỳ năm 2021 đạt 7,94%).

(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo th tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục số 05 đính kèm).

- Có 07 Bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 45%. Một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (73,17%); Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (51,91%), Tiền Giang (63,5%), Thái Bình (57,9%), Phú Thọ (57,2%), Long An (55,1%), (Chi tiết theo Phụ lục s 04 đính kèm).

- Có 35/51 Bộ và 20/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 35%, trong đó có 27 Bộ và 03 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20%(Chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm).

III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm:

1. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông:

1.1 Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020

- Tình hình thực hiện Dự án: Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải đến hết ngày 12/8/2022, Dự án đã hoàn thành công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng (đạt 100%), cơ bản hoàn thành bàn giao mặt bằng, chỉ còn một số công trình hạ tầng kỹ thuật đang di dời nhưng không ảnh hưởng đến tiến độ thi công Dự án. Về triển khai thi công, tổng giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đến hết ngày 12/8/2022 đạt khoảng 27.264,64/57.075,32 tỷ đồng, tương đương 47,8% giá trị hợp đồng, chậm khoảng 1,7%. Trong đó: (i) 04 dự án hoàn thành năm 2022 sản lượng trung bình đạt 66,0% giá trị hợp đồng, chậm 2,8%; (ii) 04 dự án hoàn thành năm 2023 sản lượng trung bình đạt 47,9% giá trị hợp đồng, đáp ứng kế hoạch; (iii) 02 dự án hoàn thành năm 2024 sản lượng trung bình đạt 16,1% giá trị hợp đồng, chậm 3,6%

- Tình hình bố trí kế hoạch và giải ngân vốn đầu tư công:

Kế hoạch vốn: Kế hoạch vốn: Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước tham gia thực hiện Dự án là 78.461 tỷ đồng, trong đó bố trí trong kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 60.668,451 tỷ đồng. Đến nay, đã bố trí cho Dự án trong kế hoạch hàng năm là 52.379,189 tỷ đồng; trong đó kế hoạch năm 2021 là 14.700,351 tỷ đồng, năm 2022 là 19.877,381 tỷ đồng5. Như vậy, số kế hoạch vốn trung hạn giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa giao là 26.090,719 tỷ đồng.

Về giải ngân: Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước, lũy kế số vốn NSNN giải ngân đến ngày 18/8/2022 là 39.138,623 tỷ đồng, đạt 74,7% tổng kế hoạch được giao; trong đó thuộc kế hoạch năm 2022 là 7.335,68 tỷ đồng, đạt 36,9% kế hoạch năm 2022 được giao.

1.2. Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025

- Tình hình thực hiện:

Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư 12 dự án thành phần vào ngày 13/7/2022 trong đó giao cho các Ban QLDA thuộc bộ làm chủ đầu tư và bàn giao toàn bộ các mốc GPMB cho địa phương vào ngày 30/6/2022. Hiện nay, Bộ GTVT đang chỉ đạo triển khai lập thiết kế kỹ thuật, dự toán và các thủ tục liên quan để khởi công dự án trước ngày 31/12/2022. Các địa phương đang tích cực triển khai công tác GPMB, bàn giao 70% diện tích mặt bằng để khởi công các gói thầu trong năm 2022.

- Tình hình b trí kế hoạch và giải ngân vốn đu tư công

Kế hoạch vốn: Đến thời điểm này Dự án mới được giao 257 tỷ đồng để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, số vốn này đã được giao kế hoạch năm 2022 cho Dự án. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết kế hoạch trung hạn cho từng dự án thành phần.

Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của từng dự án thành phần, Bộ Giao thông vận tải sẽ thực hiện giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 cho dự án.

Về s giải ngân: Theo báo cáo của KBNN, đến 18/8/2022, Dự án đã giải ngân được 200,819 tỷ đồng, đạt 76,8% kế hoạch năm 2022 của Dự án.

2. Đối với 03 dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Biên Hòa - Vũng Tàu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng

- Ba dự án trên đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại các Nghị quyết số 58, 59, 60/2022/QH15 ngày 16/6/2022, trong đó 03 dự án được chia thành 10 dự án thành phần và Chính phủ xem xét phân cấp cho địa phương làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án thành phần đi qua địa bàn. Ngày 25/7/2022, Chính phủ đã có các Nghị quyết số 89/NQ-CP, số 90/NQ-CP và số 91/NQ-CP để triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội nêu trên.

- Tại Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg ngày 28/7/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản của 02/10 dự án thành phần; 08/10 dự án thành phần còn lại phân cấp cho các địa phương nơi có dự án đi qua làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư.

Theo Quyết định số 17/2022/QĐ-TTg trên, Thủ tướng Chính phủ giao: (i) Bộ Giao thông vận tải bàn giao BCNCTKT 03 dự án cho UBND các tỉnh được phân cấp để tiếp nhận và triển khai các bước tiếp theo; (ii) Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo danh mục và mức vốn dự kiến cho từng dự án, dự án thành phần thuộc Chương trình để Bộ Giao thông vận tải và cơ quan chủ quản hoàn thiện thủ tục, thực hiện theo quy định.

- Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, đối với 02 dự án thành phần được giao làm cơ quan chủ quản, Bộ GTVT đã giao chủ đầu tư cho các Ban QLDA thuộc Bộ. Các Chủ đầu tư đã xây dựng đề cương, kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn, lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thiết kế...

Đối với các dự án thành phần phân cấp cho địa phương thực hiện, Bộ GTVT đang phối hợp với các địa phương xây dựng quy chế thực hiện và xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết triển khai các dự án theo đúng Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Các địa phương đang triển khai các công tác chuẩn bị đầu tư như lập Ban Chỉ đạo, giao nhiệm vụ chủ đầu tư, cập nhật quy hoạch, xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn, lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát thiết kế...

3. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội

Dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại văn bản số 3853/VPCP-CN ngày 23/6/2022 của Văn phòng Chính phủ, Bộ KHĐT chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội xây dựng, trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết Chính phủ triển khai dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (Văn phòng Chính phủ đã lấy ý kiến Thành viên Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có ý kiến tham gia).

4. Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh

- Dự án được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 57/2022/QH15 ngày 16/6/2022 với dài 76,34 km, sơ bộ tổng mức đầu tư 75.378 tỷ đồng được chia làm 8 dự án thành phần do UBND các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh làm cơ quan chủ quản. Ngày 15/8/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP để triển khai thực hiện Nghị quyết số 57/2022/QH15 của Quốc hội.

- Tình hình triển khai thực hiện:

Sau khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư các dự án đường vành đai, UBND các tỉnh, thành phố đã phối hợp cùng Bộ KHĐT dự thảo Nghị quyết của Chính phủ triển khai dự án, thành lập Ban Chỉ đạo, tổ chức lập mốc chỉ giới quy hoạch, chuẩn bị các công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, triển khai các công tác liên quan đến GPMB (giao nhiệm vụ chủ đầu tư, đo đạc, kiểm đếm...).

Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đã tổ chức Hội nghị triển khai dự án và đã ký kết Kế hoạch và Quy chế phối hợp triển khai thực hiện dự án ngày 05/7/2022;

- Về nguồn vốn cho Dự án:

Tại Tờ trình 256/TTr-CP ngày 01/8/2022, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (đợt 3), theo đó điều chỉnh 17.146 tỷ đồng từ Bộ GTVT sang cho các địa phương, trong đó: Thành phố Hồ Chí Minh là 10.627 tỷ đồng; tỉnh Đồng Nai là 856 tỷ đồng; tỉnh Bình Dương là 4.266 tỷ đồng và tỉnh Long An là 1.397 tỷ đồng;

Tại Tờ trình số 492/TTr-BKHĐT ngày 08/8/2022, Bộ KH và ĐT đã trình Chính phủ về phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 còn lại chưa phân bổ, theo đó đã bố trí đủ 14.233,437 tỷ đồng cho dự án đường vành đai 3 thành phố Hồ Chí Minh.

5. Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành

5.1. Dự án thu hồi đt, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành

- Về tình tiến độ thực hiện:

Dự án GPMB do UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện với sơ bộ tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng. Đến nay đã thu hồi được 4.670 ha/4.946 ha (đạt 94,4%). Phần diện tích còn lại 276 ha, UBND huyện Long Thành sẽ hoàn thành phê duyệt trong tháng 08/2022.

- Về tình hình giải ngân vốn kế hoạch:

Theo Quyết định số 1487/QĐ-TTg ngày 06/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư là 22.856 tỷ đồng, tổng lũy kế vốn đã bố trí đến năm 2021 là 22.855,035 tỷ đồng, cụ thể: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.660 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước đến 18/8/2022 Dự án đã giải ngân là 16.436,817 tỷ đồng, đạt 71,92% kế hoạch đã giao.

5.2. Dự án cảng hàng không

Dự án có quy mô: 01 đường cất hạ cánh; 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm; 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; sơ bộ tổng mức đầu tư 109.111 tỷ đồng. Công tác xây lắp khu vực cảng hàng không được chia làm 4 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 xây dựng trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước, đang triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư. Dự án thành phần 2 xây dựng các công trình phục vụ quản lý bay (Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư) đang lựa chọn nhà thầu thi công phần móng của tháp không lưu. Dự án thành phần 3 xây dựng các công trình thiết yếu (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP làm chủ đầu tư) đang thực hiện công tác san nền, thi công móng cọc khu nhà ga và thiết kế các công trình chính. Dự án thành phần 4 xây dựng các công trình phục vụ khác, Bộ GTVT đang triển khai các thủ tục để lựa chọn nhà đầu tư. Tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu.

5.3. Dự án Trụ sở hải quan Long Thành

Dự án đã được Chính phủ tổng hợp trong danh mục trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung 407 tỷ đồng từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn còn lại giai đoạn 2021-2025 để triển khai thực hiện (Tờ trình số 274/TTr-CP ngày 13/8/2022).

IV. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo

Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính mới nhận được báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 8/2022 của 18/51 Bộ, cơ quan trung ương và 54/63 địa phương. Còn lại 33/51 bộ, cơ quan trung ương (6)09/63 địa phương (7) Bộ Tài chính chưa nhận được báo cáo.

V. Kiến nghị của Bộ Tài chính

- Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, công điện số 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương: 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Nghị quyết số 85/NQ-CP ngày 09/7/2022 của Chính phủ về Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương: xử lý ngay những tồn tại, hạn chế, đề cao trách nhiệm người đứng đầu; rà soát đề xuất kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt (bao gồm việc điều chuyển kế hoạch vốn của các dự án trọng điểm, có tính chất liên vùng, đường ven biển).

- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn nước ngoài theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại công văn số 5146/VPCP-QHQT ngày 12/8/2022 của Văn phòng Chính phủ.

- Ngày 16/8/2022, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 727/TTg-KTTH phân công Tổ công tác kiểm tra đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 tại một số Bộ, cơ quan, địa phương. Đề nghị Bộ, các địa phương tiếp tục rà soát các khó khăn, vướng mắc, tồn tại hạn chế để báo cáo Tổ công tác.

- Đề nghị bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công theo Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/2/2021 của Bộ Tài chính, trong đó đảm bảo nội dung về thời gian thực hiện, biểu mẫu báo cáo.

Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TTgCP Lê Minh Khái (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ KHĐT;
- Cổng TTĐTCP (để đăng tải)
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- KBNN;
- Cục QLN và TCĐN;
- Vụ: I, NSNN, TCNH;
- Cục TH và TKTC (để đăng tải lên Cổng TTĐT);
- Lưu: VT, ĐT (8b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Tạ Anh Tuấn

 

 



(1) Bến Tre, Bình Phước, Điện Biên, Quảng Ngãi, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Kon Tum

(2) Bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao là 542.105,895 tỷ đồng và kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương triển khai tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 55.881,956 tỷ đồng.

(3) Nếu không tính 24.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của Chương trình MTQG mới được Thủ tướng Chính phủ giao vào cuối tháng 5/2022 thì tỷ lệ giải ngân đến hết 31/7/2022 đạt 30,98% kế hoạch (573.987,85 t đồng) và đạt 34,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,895 tỷ đồng).

(4) Nếu không tính 24.000 tỷ đồng vốn kế hoạch của Chương trình MTQG mới được Thủ tướng Chính phủ giao vào cuối tháng 5/2022 thì ước tỷ lệ giải ngân đến hết 31/8/2022 đạt 36,97% kế hoạch (573.987,85 tỷ đng) và đạt 40,96% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (518.105,895 t đồng).

5 Giảm 649,264 tỷ đồng so với báo cáo tháng 7 do Bộ GTVT điều chuyển nội bộ kế hoạch vốn năm 2022 tại Quyết định số 1012/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2022.

(6) 33 Bộ gồm: Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính QG HCM, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - TB XH, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin và Truyền Thông, Ủy ban dân tộc, Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch HCM, Thông tấn xã Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Tổng liên đoàn LĐVN, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên Hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, BQL Làng VHDL các dân tộc Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tập đoàn Điện lực, Hội Nhà văn.

(7) 09 địa phương gồm: Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Vĩnh Long.