Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1303/UBDT-CSDT
V/v hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thôn hình thành sau sắp xếp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, hoàn thiện các quy định về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn các địa phương áp dụng cơ chế, chính sách đối với cấp xã (xã), cấp thôn (thôn) hình thành sau sắp xếp như sau:

I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2021-2030:

1. Các xã, thôn đang hưởng chế độ, chính sách của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt CTMTQG DTTS&MN) nếu sau sắp xếp thay đổi về tên gọi thì sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ, chính sách như trước khi sắp xếp.

2. Sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính của các xã, thôn đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN với nhau được tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN như trước thời điểm sắp xếp cho đến khi cho đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hết thời hạn của CTMTQG DTTS&MN. Ngân sách phân bổ cho xã, thôn hình thành sau sắp xếp để thực hiện chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN được tính trên cơ sở cộng gộp định suất của các xã, thôn trước khi sắp xếp.

3. Sáp nhập toàn bộ các xã, thôn đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN sáp nhập với các xã, thôn không hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN thì tại khu vực đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN tiếp tục được thực hiện cho đến khi cấp thẩm quyền ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phê duyệt xã, thôn hình thành sau sáp nhập đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn của Chương trình.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền xác định xã, thôn hình thành sau sáp nhập không đủ điều kiện hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN thì khu vực đang hưởng chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN trước sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách cho đến hết thời hạn của Chương trình.

Ngân sách phân bổ cho xã, thôn hình thành sau sắp xếp để thực hiện chế độ, chính sách của CTMTQG DTTS&MN được tính trên cơ sở cộng gộp định suất của các xã, thôn trước khi sắp xếp.

4. Trường hợp sắp xếp, điều chỉnh một phần địa giới hành chính xã, thôn để sáp nhập với xã, thôn khác thì căn cứ nguồn vốn đã phân bổ, tỷ lệ dân số, diện tích tự nhiên của xã, thôn phải điều chỉnh, Ủy ban nhân dân huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh phân bổ ngân sách cho xã, thôn sau sắp xếp; tại nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện, giao Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định điều chỉnh phân bổ ngân sách cho xã, thôn trực thuộc sau sắp xếp. Nếu xã, thôn sau sắp xếp không thuộc địa bàn huyện trước sắp xếp, điều chỉnh địa giới, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh phân bổ ngân sách cho cấp huyện sau sắp xếp.

II. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI XÃ, THÔN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI

1. Khi thực hiện sắp xếp xã, thôn có sự thay đổi về tên nhưng không có sự tác động, ảnh hưởng đến quy mô diện tích, ranh giới của xã, thôn thì sử dụng tên gọi mới để thực hiện các chế độ, chính sách như trước khi sắp xếp.

2. Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) có sự tác động, ảnh hưởng đến quy mô diện tích, ranh giới của xã thì thực hiện như sau:

a) Các xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và cùng khu vực sáp nhập với nhau thì xã sau sáp nhập áp dụng các chế độ, chính sách như trước khi sắp xếp;

b) Xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và không cùng khu vực sáp nhập với nhau hoặc xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sáp nhập với xã không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì xã sau sáp nhập áp dụng các chế độ, chính sách như trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan có liên quan tổ chức rà soát, xác định xã sau sáp nhập thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại mục III của văn bản này và gửi về Ủy ban Dân tộc để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

3. Khi thực hiện sắp xếp cấp thôn, tổ dân phố (gọi chung là thôn) nếu có sự tác động, ảnh hưởng đến quy mô diện tích, ranh giới của thôn thì thực hiện như sau:

a) Thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với nhau thì thôn sau sáp nhập tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách như trước khi thực hiện sáp nhập;

b) Thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn sáp nhập với Thôn không thuộc diện đặc biệt khó khăn thì việc áp dụng các chế độ, chính sách trên địa bàn được thực hiện như thời điểm trước khi sắp xếp cho đến khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan có liên quan tổ chức xác định thôn đặc biệt khó khăn theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại mục III của văn bản này và gửi về Ủy ban Dân tộc để báo cáo Bộ Trưởng, Chủ nhiệm xem xét, quyết định.

III. TRÌNH TỰ RÀ SOÁT, XÁC ĐỊNH XÃ KHU VỰC III, KHU VỰC II, KHU VỰC I, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Sau khi hoàn thành việc sắp xếp xã, thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo cơ quan có liên quan tổ chức rà soát, xác định xã, thôn sau sắp xếp theo trình tự các bước dưới đây:

1. Xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Bước 1 : Xác định xã, phường thị trấn (gọi chung là xã) thuộc vùng đồng bào DTTS&MN là xã có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.

- Bước 2: Xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I: thực hiện theo Điều 3, 4 và 5 của Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Kết quả rà soát, tổng hợp theo phụ lục 01 đính kèm.

2. Xác định thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

- Bước 1 : Xác định thôn thuộc vùng đồng bào DTTS&MN là thôn có tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.

- Bước 2: Xác định thôn đặc biệt khó khăn: thực hiện theo Điều 6 của Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020; của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Kết quả rà soát, tổng hợp theo phụ lục 02 đính kèm.

3. Đối với việc đề nghị điều chỉnh tên xã, thôn đã được phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021: tổng hợp theo phụ lục 03 đính kèm.

4. Quy trình, thủ tục, thời gian và hồ sơ xác định xã khu vực III, khu vực II, khu vực I và thôn đặc biệt khó khăn

- Thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg ngày 12/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025.

- Thời gian: Hoàn thành rà soát và gửi hồ sơ về Ủy ban Dân tộc trước ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Trên đây là hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp xã, thôn sau sắp xếp theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh kịp thời phản ánh về Ủy ban Dân tộc để hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP (để b/c);
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- HĐND các tỉnh, TP, trực thuộc TW;
- Cơ quan làm công tác dân tộc cấp tỉnh;
- BTCN, các TTPCN UBDT;
- Các Vụ, đơn vị UBDT;
- Lưu VT, Vụ CSDT.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Y Vinh Tơr

 

DANH SÁCH GỬI VĂN BẢN (Công văn số 1303/UBDT-CSDT)

TT

TỈNH

TT

TỈNH

1

TỈNH VĨNH PHÚC

28

TỈNH LÂM ĐỒNG

2

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

29

TỈNH QUẢNG BÌNH

3

TỈNH QUẢNG NINH

30

TỈNH QUẢNG TRỊ

4

TỈNH HÀ GIANG

31

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

5

TỈNH NINH BÌNH

32

TỈNH QUẢNG NAM

6

TỈNH CAO BẰNG

33

TỈNH QUẢNG NGÃI

7

TỈNH BẮC KẠN

34

TỈNH BÌNH ĐỊNH

8

TỈNH TUYÊN QUANG

35

TỈNH PHÚ YÊN

9

TỈNH LÀO CAI

36

TỈNH KHÁNH HOÀ

10

TỈNH YÊN BÁI

37

TỈNH NINH THUẬN

11

TỈNH THÁI NGUYÊN

38

TỈNH BÌNH THUẬN

12

TỈNH LẠNG SƠN

39

TỈNH BÌNH PHƯỚC

13

TỈNH BẮC GIANG

40

TỈNH TÂY NINH

14

TỈNH HẢI DƯƠNG

41

TỈNH ĐỒNG NAI

15

TỈNH HẢI PHÒNG

42

TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU

16

TỈNH PHÚ THỌ

43

TỈNH TRÀ VINH

17

TỈNH ĐIỆN BIÊN

44

TỈNH VĨNH LONG

18

TỈNH LAI CHÂU

45

TỈNH AN GIANG

19

TỈNH SƠN LA

46

TỈNH KIÊN GIANG

20

TỈNH HOÀ BÌNH

47

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

21

TỈNH THANH HOÁ

48

TỈNH HẬU GIANG

22

TỈNH NGHỆ AN

49

TỈNH SÓC TRĂNG

23

TỈNH HÀ TĨNH

50

TỈNH BẠC LIÊU

24

TỈNH KON TUM

51

TỈNH CÀ MAU

25

TỈNH GIA LAI

52

TP ĐÀ NẴNG

26

TỈNH ĐẮK LẮK

53

TỈNH BÌNH DƯƠNG

27

TỈNH ĐẮC NÔNG