Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1551/BXD-TCCB
V/v: Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược Quốc gia Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2011 và xây dựng Kế hoạch hành động Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2011

 

Kính gửi: Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng

Để tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg ngày 21/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ và xây dựng kế hoạch hành động bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 thực hiện Quyết định số 1241/QĐ-TTG ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, Bộ Xây dựng hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tổng kết tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2011, xây dựng chương trình hành động về Bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 của đơn vị, cụ thể như sau:

I/ Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2011 và Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ và bình đẳng giới giai đoạn tới theo đề cương sau:

Phần thứ nhất: Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ Việt Nam đến năm 2011:

- Tình hình kinh tế-xã hội có tác động đến quá trình thực hiện của đơn vị về Chiến lựơc và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Nhận thức chung đối với việc thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ trong đơn vị.

- Đánh giá tình hình thực hiện cả 5 mục tiêu trong Kế hoạch hành động từ năm 2002 đến năm 2011 (theo từng chỉ tiêu cụ thể) với các nhóm đối tượng thuộc phạm vi đơn vị quản lý:

1, Mục tiêu 1: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực việc làm (tỷ lệ CBCNV nữ/TS CBCNV)

2, Mục tiêu 2: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục (tỷ lệ CBCNV nữ/TS CBCNV được cử đi học tập nâng cao trình độ văn hoá, quản lý, chuyên môn...).

3, Mục tiêu 3: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ (công tác khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho nữ CBCNV, chế độ nghỉ thai sản, con ốm mẹ nghỉ, nhà vệ sinh nữ tại nơi làm việc...)

4, Mục tiêu 4: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội để tăng số phụ nữ được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các ngành, các cấp (tỷ lệ nữ đảng viên/TS đảng viên; tỷ lệ nữ là cán bộ từ phó phòng ban, phó đội trưởng, phó quản đốc và tương đương trở lên/TS CB từ phó phòng và tương đương trở lên.)

5, Mục tiêu 5: Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ (tổ chức và hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của đơn vị, Ban Nữ công của Công đoàn....).

- Kiểm điểm tình hình thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Chiến lược và hành động cho các mục tiêu, các giải pháp không được triển khai hoặc triển khai không hiệu quả, nguyên nhân, đánh giá cụ thể về thực hiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan được phân công và có liên quan đến quá trình thực hiện.

- Đánh giá chung: Những kết quả, tồn tại yếu kém, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất kiến nghị.

Phần thứ hai: Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2011-2015

- Mục tiêu cụ thể từng lĩnh vực cần đạt được:

+ Mục tiêu 1: Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao dộng, việc làm, tạo thêm việc làm mới, trong đó có việc làm của lao động nữ, đặc biệt là việc làm thu hút lao động nữ trẻ bắt đầu tham gia làm việc và việc làm mới thay thế lao động nặng nhọc, độc hại cho lao động nữ trong độ 45-55 tuổi.

+ Mục tiêu 2: Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, học tập nâng cao năng lực, trình độ công tác, chuyên môn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

+ Mục tiêu 3: Bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ, tham gia và hưởng thụ văn hoá, vui chơi giải trí.

+ Mục tiêu 4: Bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới, bố mẹ cùng có trách nhiệm và quyền lợi chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái.

+ Mục tiêu 5: Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tham gia ứng cử, bầu cử vào các cấp lãnh đạo, quản lý đảng, đoàn thể, chính quyền.... nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị.

+ Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bình đẳng giới, tăng cường năng lực hoạt động Vì sự tiến bộ phụ nữ.

- Các nhiệm vụ và giải pháp cần thực hiện trong từng giai đoạn, phân công và chuẩn bị nguồn lực tổ chức thực hiện.

Chú ý tập trung vào các giải pháp sau đây:

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ vào trong các nội quy, quy chế tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị. Tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, xây dựng cơ chế phối hợp với địa phương để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

+ Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức.

+ Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ với các chỉ tiêu và giải pháp thực hiện.

+ Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng trong chính sách đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và chế độ nghỉ hưu.

+ Bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ ở các cấp, hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia và bố trí kinh phí, phương tiện hoạt động.

Báo cáo Tổng kết, các đơn vị thực hiện và gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 30/9/2011 để tổng hợp, báo cáo Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ.

II/ Công tác khen thưởng nhân dịp tổng kết chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2011

1. Đối tượng bình xét khen thưởng:

- Tập thể: Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị hoặc các tổ chức, bộ phận trực thuộc đơn vị

- Cá nhân: Thành viên, thư ký giúp việc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị và tổ chức, bộ phận trực thuộc; cán bộ, chuyên viên tham mưu tư vấn về giới ở đơn vị.

2. Tiêu chuẩn bình xét khen thưởng:

* Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ:

- Đối với tập thể:

+ Ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược và kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2011 đạt và vượt 100% chỉ tiêu đề ra.

+ Lồng ghép giới trong Chương trình công tác của đơn vị và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đơn vị, trong công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng.

+ Có sáng kiến, giải pháp mới được áp dụng có hiệu quả trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2011.

+ Tổ chức công tác Tổng kết thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2011 và gửi báo cáo tổng kết đúng thời hạn, đạt chất lượng.

+ Có chương trình cụ thể và đã triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước.; Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Đối với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ: có quy chế và thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban; hàng năm có báo cáo Tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Đối với cá nhân:

+ Đã tham gia hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 5 năm trở lại đây, có nhiều đóng góp quan trọng thiết thực trong xây dựng và thực hiện Chiến lực, KHHĐ của đơn vị. Tâm huyết với hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

+ Đã được khen thưởng trong việc tham gia xây dựng và thực hiện KHHĐ của đơn vị, nay lập thành tích cao hơn.

+ Gương mẫu và nghiêm túc trong các hoạt động của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị.

* Bằng khen của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội

- Đối với tập thể:

+ Đạt ít nhất 90% các chỉ tiêu trong Chiến lược và KHHĐ của đơn vị đề ra nhưng phải hoàn thành chỉ tiêu về giáo dục đào tạo, tỷ lệ nữ tham gia quản lý.

+ Có chương trình cụ thể và đã triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước.; Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Đối với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ: có quy chế và thực hiện tốt quy chế hoạt động của Ban; hàng năm có báo cáo Tổng kết công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Đối với cá nhân:

+ Đã tham gia hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ từ 3 năm trở lại đây, có nhiều đóng góp quan trọng thiết thực trong xây dựng và thực hiện Chiến lực, KHHĐ của đơn vị. Tâm huyết với hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ.

+ Gương mẫu và nghiêm túc trong các hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ của đơn vị.

3. Quy trình bình xét đề nghị khen thưởng:

- Phổ biến hướng dẫn khen thưởng

- Tập thể, cá nhân xây dựng báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của Thủ trưởng đơn vị.

- Hội đồng Thi đua khen thưởng liên tịch với Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ đơn vị họp xét, bình chọn, thông báo công khai trong 10 ngày.

- Ban Vì sự tiến bộ phu nữ của đơn vị tổng hợp, hoàn tất hồ sơ khen thưởng trình Hội đồng Thi đua khen thưởng Bộ Xây dựng.

4. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

Văn bản đề nghị khen thưởng của Thủ trưởng đơn vị

Biên bản xét chọn, đề nghị khen thưởng

Báo cáo thành tích

Hồ sơ đề nghị khen thưởng, các đơn vị gửi về Bộ Xây dựng trước ngày 25/10/2011 để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Công đoàn XDVN;
- Lưu: VP, Vụ TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Lại Quang