Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/TCT-TNCN
V/v: chính sách thuế và quản lý thuế đối với cá nhân có hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2577/CT-TTr ngày 24/8/2017 của Cục Thuế Tỉnh Lạng Sơn đề nghị hướng dẫn về chính sách thuế và quản lý thuế đối với cá nhân có hoạt động xuất khẩu hàng hoá theo quy định tại Quyết định số 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về quy định cá nhân được phép xuất khẩu

- Tại khoản 1, Điều 2 Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương có hướng dẫn:

"Điều 2. Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thương nhân không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân) bao gồm:

b) Hộ kinh doanh cá thể được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, được xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý mua, bán hàng hóa theo quy định của pháp luật và trong phạm vi Nghị định số 187/2013/NĐ-CP không phụ thuộc vào ngành hàng, ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Về quy định nghĩa vụ thuế đối với cá nhân kinh doanh

- Tại khoản 1, Điều 8 Luật thuế GTGT quy định về thuế suất thuế GTGT như sau:

"1. Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu,…"

- Tại điểm b.1, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

"b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

- Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%.; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

- Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%."

3. Về hoàn thuế đối với xuất khẩu

- Tại khoản 1, Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

"Điều 18. Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT

1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp lũy kế sau ít nhất mười hai tháng tính từ tháng đầu tiên hoặc sau ít nhất bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.

…”

4. Quy định về hóa đơn

- Tại điểm b, khoản 2 Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

“b) Hoá đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

- Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài (mẫu số 3.2 Phụ lục 3 và mẫu số 5.2 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

- Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ "Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan" (mẫu số 5.3 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này)."

- Tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

"2. Bán hóa đơn tại quan thuế

a) Trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân

Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do quan thuế phát hành khi mua hoá đơn phải có đơn đề nghị mua hoá đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:

b) Trách nhiệm của quan thuế

Trường hợp hộ cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo tùng lần phát sinh và không thu tiền.

…”

- Tại khoản 1, Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

"1. Cơ quan thuế cấp hoá đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì quan thuế không cấp hoá đơn."

- Tại điểm b, khoản 1 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính có hướng dẫn:

“1. Nguyên tắc lập hoá đơn

b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá: dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá.

Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết gì hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo."

- Tại khoản 1, Điều 24 Luật Hải quan số ~ 4/20 1 4/Qh 1 3 ngày 23/6/2014 có quy định:

“1. Hồ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

b) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan."

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên thì cá nhân đủ điêu kiện (có Giấy chứng nhận nhận đăng ký kinh doanh) được phép xuất khẩu, được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% và thuế TNCN 0,5%. Do cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán - không phải là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên không áp dụng hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu.

Về đề xuất của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn tạm thu trước thuế GTGT 1% và xử lý hoàn nộp thừa thuế GTGT sau khi cá nhân đã thực hiện xuất khẩu hàng hóa, mặc dù việc hoàn nộp thừa thuế GTGT là đúng quy định (không phải hoàn xuất khẩu) nhưng việc này sẽ làm tăng thủ tục hành chính và gây khó khăn đối với người nộp thuế. Do đó, không yêu cầu người nộp thuế tạm nộp thuế GTGT 1% trước khi xuất khẩu.

Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm soát việc xuất hóa đơn đối với cá nhân xuất khẩu hàng hóa, trên hóa đơn cần thể hiện đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh là hàng hóa xuất khẩu theo quy định để tránh việc sử dụng hóa đơn này cho hàng hóa đi đường và tiêu thụ nội địa. Đồng thời phối hợp với Sở Công thương đê được cung cấp danh sách cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa qua biên giới kịp thời.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn được biết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CST, PC (BTC);
- Vụ CS, PC (TCT);
- Website TCT;
- Lưu: VT, TNCN.

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QL THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Tạ Thị Phương Lan