Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
SỞ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1745/SNV-VP
V/v hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2010

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2010

 

Kính gửi:

- Các Sở, Ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố;
 - UBND các quận, huyện, thị xã thuộc Thành phố.

 

Căn cứ Luật cán bộ, công chức ngày 13/11/2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; các văn bản của Chính phủ về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Quyết định số 103/2009/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định về quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, tiền lương, tiền công, cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thành phố Hà Nội. Sở Nội vụ hướng dẫn việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Hà Nội năm 2010 (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ :

1. Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Sở, ban, ngành và tương đương, Thường trực HĐND, UBND quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội;

2. Công chức, viên chức, nhân viên, lao động hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành và tương đương, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội;

3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, công chức, lao động hợp đồng thuộc UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ :

1. Kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất);

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác: tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách.

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu;

2. Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

- Nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

3. Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

 - Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm;

 - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ);

- Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật.

4. Về ý thức tổ chức kỷ luật:

- Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc…

- Chấp hành sự phân công của tổ chức (Trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo Sở) thực hiện nhiệm vụ, công tác cán bộ…;

- Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh;

- Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

- Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

III. PHÂN LOẠI:

Căn cứ vào kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo 1 trong 4 mức sau:

1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những người không vi phạm khoản 2, 3, 4 mục II của Công văn này và đạt kết quả sau:

 Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành 100% khối lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao; có ít nhất 1 sáng kiến cải tiến trong công việc được cấp Sở, ngành, quận, huyện, quận, thị xã (đối với công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã); cấp Thành phố, bộ, ngành (đối với công chức, viên chức ở Sở, ngành, đơn vị sự nghiệp thuộc Thành phố) công nhận.

- Đối với công chức lãnh đạo các phòng, ban và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, tổ, đội và tương đương trong các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã: cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách hoàn thành 100% khối lượng công việc, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; đơn vị vững mạnh tiêu biểu.

- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã phải có 100% đơn vị trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 70% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ là những người không vi phạm khoản 2, 3, 4 mục II của Công văn này và đạt kết quả sau:

- Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành 100% khối lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao;

- Đối với công chức lãnh đạo các phòng, ban và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, tổ, đội và tương đương thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách hoàn thành 100% khối lượng công việc, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; đơn vị vững mạnh;

- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã phải có 90% đơn vị trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 50% đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

Cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành nhiệm vụ là những người không vi phạm khoản 2, 3, 4 mục II của Công văn này và đạt kết quả sau:

- Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành trên 70% khối lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao;

- Đối với công chức lãnh đạo các phòng, ban, và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, tổ, đội và tương đương thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách hoàn thành trên 70% khối lượng công việc, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao; đơn vị đạt hoàn thành nhiệm vụ;

- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã; cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã phải có trên 70% đơn vị trực thuộc hoàn thành nhiệm vụ.

4. Không hoàn thành nhiệm vụ

Cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ là những người vi phạm một trong những nội dung nêu tại khoản 2, 3, 4 mục II của Công văn này và chỉ đạt kết quả sau:

- Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành dưới 50% khối lượng, tiến độ và hiệu quả công việc được giao;

- Đối với công chức lãnh đạo các phòng, ban, và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; công chức, viên chức lãnh đạo các phòng, ban, tổ, đội và tương đương thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị được phân công phụ trách hoàn thành dưới 70% khối lượng công việc, chỉ tiêu nhiệm vụ được giao hoặc đơn vị yếu kém;

- Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo Sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã, cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ngành, quận, huyện, thị xã có trên 30% đơn vị trực thuộc không hoàn thành nhiệm vụ.

IV. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HÀNG NĂM:

Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo định kỳ hằng năm được thực hiện vào dịp cuối năm và kết thúc năm học đối với các cơ sở giáo dục đào tạo. Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo đảm nhiệm nhiều chức danh công tác thì đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu ở chức danh đảm nhận chính và cao nhất của cán bộ, công chức lãnh đạo đó. Việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

Bước 1. Cá nhân tự đánh giá (bằng văn bản), xếp loại theo mẫu số 1;

Bước 2. Tập thể cán bộ, công chức, viên chức cơ quan, đơn vị sử dụng công chức, viên chức họp tham gia góp ý

* Thành phần dự họp:

- Đối với cơ quan, đơn vị có dưới 50 cán bộ, công chức, viên chức thì tổ chức họp toàn thể cán bộ, công chức, viên chức;

- Đối với cơ quan, đơn vị có trên 50 cán bộ, công chức, viên chức thì tổ chức họp cán bộ là trưởng, phó phòng và tương đương thuộc đơn vị như sau:

+ Đối với Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc Thành phố bao gồm lãnh đạo sở, trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở, nếu cần thiết có thể mời các đồng chí phó phòng chuyên môn thuộc Sở;

+ Đối với cấp huyện bao gồm Thường trực HĐND, các thành viên UBND quận, huyện, thị xã, Trưởng phòng, ban chuyên môn và tương đương, nếu cần thiết có thể mời các đồng chí phó phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện;

 (Các cuộc họp trên phải có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức, viên chức hoặc thành viên được triệu tập có mặt dự họp)

* Trình tự cuộc họp:

+ Cán bộ, công chức, viên chức trình bày bản tự đánh giá.

+ Tập thể đóng góp ý kiến, người chủ trì cuộc họp kết luận, ghi thành biên bản.

+ Tập thể đánh giá (mẫu số 2), lập biên bản kiểm phiếu.

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.

Bước 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại theo hướng dẫn này và các quy định của Thành ủy, Ban thường vụ quận, huyện, thị ủy; ghi vào bản tự đánh giá của cán bộ, công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể.

 - Giám đốc Sở và tương đương đánh giá đối với thủ trưởng các đơn vị trực thuộc (Chi cục trưởng, thủ trưởng đơn vị sự nghiệp);

 - Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá đối thủ trưởng các đơn vị trực thuộc ( Thủ trưởng các ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện).

Bước 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ, chức, viên chức thông báo kết quả đánh giá cán bộ, công chức theo quy định.

* Hồ sơ đề nghị đánh giá:

+ Cán bộ thuộc Thành ủy quản lý (theo hướng dẫn của Thành ủy);

+ Cán bộ thuộc UBND Thành phố quản lý, gồm biên bản góp ý của đơn vị, nhận xét đề nghị xếp loại CBCC của người đứng đầu cơ quan, đơn vị gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp.

+ Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, Chi cục và tương đương trực thuộc Sở, ban, ngành; đơn vị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, gồm có: công văn đề nghị kèm theo: bản tự đánh giá của cá nhân, biên bản ý kiến góp ý của tập thể đơn vị và kết quả lấy ý kiến phân loại CBCC gửi về Sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

2. Đối với cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:

- Bước 1: như đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

- Bước 2: như đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị;

- Bước 3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đánh giá, quyết định xếp loại theo hướng dẫn này và các quy định của Thành ủy, Ban thường vụ quận, huyện, thị ủy; ghi vào bản tự đánh giá của cán bộ, công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể (Giám đốc Sở và tương đương đánh giá đối các phó giám đốc Sở và cấp phó cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá các phó Chủ tịch UBND cấp huyện).

Bước 4. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND cấp huyện, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố thông báo công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

- Hồ sơ đánh giá, gồm: Bản tự đánh giá của cán bộ, công chức, Biên bản góp ý và kết quả lấy ý kiến phân loại (nếu lấy ý kiến bằng phiếu), biểu tổng hợp kết quả phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

3. Đối với cấp trưởng, cấp phó các phòng chuyên môn và tương đương thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố; Cấp trưởng, cấp phó các phòng, tổ, đội và tương đương thuộc đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã; công chức, viên chức, lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là công chức, viên chức):

Bước 1. Cá nhân tự đánh giá (bằng văn bản), xếp loại (theo mẫu số 1);

Bước 2: Tập thể phòng, ban, tổ đội và tương đương họp tham gia góp ý cán bộ, công chức, viên chức

 * Thành phần: gồm toàn thể Trưởng, phó và công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong phòng, ban, tổ, đội và tương đương;

* Trình tự cuộc họp:

+ Công chức, viên chức trình bày bản tự đánh giá.

+ Người đứng đầu phòng, ban, tổ, đội nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của cán bộ, công chức, viên chức;

+ Tập thể đơn vị đóng góp ý kiến, Người đứng đầu phòng, ban, tổ, đội kết luận, ghi thành biên bản.

+ Tập thể đơn vị bỏ phiếu đánh giá (mẫu số 2), lập biên bản kiểm phiếu đánh giá và công bố kết quả kiểm phiếu.

+ Thông qua biên bản góp ý đánh giá tại cuộc họp.

Bước 3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại công chức, viên chức; ghi vào bản tự đánh giá của cán bộ công chức sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể;

 - Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND cấp huyện đánh giá đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng, công chức các phòng, ban chuyên môn và tương đương trực thuộc.

Bước 4. Thủ trưởng các cơ quan sở, ban, ngành và tương đương, Chủ tịch UBND cấp huyện, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thông báo công khai kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

- Hồ sơ đánh giá, gồm: Bản tự đánh giá của cán bộ, công chức, biên bản góp ý và biên bản kiểm phiếu đánh giá (nếu lấy ý kiến bằng phiếu); biểu tổng hợp kết quả phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

4. Quyền bảo lưu ý kiến về đánh giá: Trong quá trình thực hiện đánh giá, cán bộ, công chức, viên chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá, song phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

5. Một số điểm cần lưu ý:

a) Đối với cán bộ, công chức cấp xã (Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; công chức cơ sở, hợp đồng lao động) nên tổ chức một cuộc họp để thực hiện việc đánh giá cho tất cả cán bộ, công chức, hợp đồng lao động trong Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã.

b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức biệt phái: Việc đánh giá do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, 2, 3 của mục IV này và gửi tài liệu đánh giá về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

c) Khi đánh giá đối với các chức danh cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị còn phải thực hiện theo hướng dẫn số 28-CV/BTCTU ngày 19/11/2010 của Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội v/v đánh giá chất lượng tổ TCCSĐ và đảng viên, kiểm điểm, dự phê bình và phê bình đối với tập thể và cá nhân cán bộ lãnh đạo quản lý năm 2010;

- Đối với viên chức, người lao động trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước cần kết hợp áp dụng các văn bản còn hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;

- Đối với giáo viên trong các trường học (mầm non, phổ thông công lập, TC, CĐ thực hiện theo Quyết định số 06/ QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập).

d) Phiếu lấy ý kiến đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để người đứng đầu cơ quan, đơn vị tham khảo quyết định đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, tùy tình hình cụ thể của cơ quan, đơn vị mình người đứng đầu cơ quan, đơn vị lựa chọn có thể sử dụng phiếu lấy ý kiến đánh giá của tập thể cán bộ, công chức, viên chức (theo mẫu số 2).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:

1.Các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thuộc Thành phố, hướng dẫn các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng tiến độ;

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải hoàn tất việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình trong tháng 12 năm 2010 và tổ chức lưu trữ tài liệu đánh giá bao gồm: Bản tự nhận xét, đánh giá của cán bộ; nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, của tập thể lãnh đạo, của cấp ủy, kết luận của cơ quan kiểm tra, thành tra ( nếu có). Cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức lưu hồ sơ theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Báo cáo kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:

3. Các Sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND Thành phố; UBND quận, huyện, thị xã, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thuộc Thành phố, gửi báo cáo đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2010 về Sở Nội vụ trước ngày 10/01/2011 (theo mẫu số 3);

4. Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Thành phố báo cáo kết quả đánh giá (theo mẫu số 7);

5. Trách nhiệm của các phòng thuộc Sở Nội vụ: Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả của các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý, gửi báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá cán bộ, công chức, viên chức của các đơnvị được phân công về Văn phòng Sở trước ngày 15/01/2011. Cụ thể như sau:

a) Giao Phòng Quản lý sở, ngành tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan sở, ban, ngành và tương đương, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố (mẫu số 4, 5);

b) Giao Phòng Xây dựng chính quyền tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, công chức cấp xã thuộc UBND quận, huyện, thị xã (mẫu số 4, 5, 6);

c) Giao Phòng Quản lý Văn thư - Lưu trữ, bộ phận sắp xếp doanh nghiệp (Phòng Tổ chức nhân sự doanh nghiệp) tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại cán bộ doanh nghiệp theo phân cấp quản lý cán bộ (mẫu số 7);

d) Giao Văn phòng Sở tổng hợp kết quả đánh giá toàn Thành phố .

Đề nghị các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Thành phố nghiên cứu tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có phát sinh, vướng mắc, phản ánh kịp thời về Sở Nội vụ để phối hợp thực hiện ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND thành phố (để b/c);
- Các đ/c lãnh đạo Sở;
- Trưởng đơn vị, phòng thuộc Sở;
- Lưu: VT,VP.

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

Mẫu số 1

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NĂM 2010

Họ và tên: ..........................................................................................................................................

Chức vụ:.............................................................................................................................................

Đơn vị công tác:..................................................................................................................................

Nhiệm vụ được phân công:................................................................................................................

I. TỰ ĐÁNH GIÁ:

1. Kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ được giao:

- Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất);

- Tinh thần trách nhiệm trong công tác: tham mưu ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách.

            - Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu;

2. Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

- Nhận thức, tư tưởng chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Kiên định với đường lối đổi mới của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trung thành với Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

3. Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

 - Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức không được làm;

 - Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ);

- Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật.

4. Về ý thức tổ chức kỷ luật:

- Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc…

- Chấp hành sự phân công của tổ chức (Trưởng phòng, thủ trưởng đơn vị, lãnh đạo Sở) thực hiện nhiệm vụ, công tác cán bộ…;

- Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh.

- Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ

- Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

II. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:

Cá nhân tự xếp loại theo hướng dẫn tại Công văn số 1745/SNV-VP ngày 23/11/2010 của Sở Nội vụ ở 1 trong 4 mức sau: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm

 

 

Hà Nội, ngày tháng năm 2010

NGƯỜI VIẾT ĐÁNH GIÁ
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

III. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ:

...................................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................................

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

IV. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC:

(Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá ghi)

Kết luận: Công chức, viên chức đạt loại:......................................................................

 

 

Ngày tháng năm 2010

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Mẫu số 2

CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày       tháng       năm 20….

 

PHIẾU LẤY Ý KIẾN

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, LAO ĐỘNG HỢP ĐỒNG NĂM 2010

 

STT

Họ và tên cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá

Ý kiến của người đánh giá (đánh dấu x vào ô đồng ý)

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực

Không hoàn thành nhiệm vụ

I

Cán bộ, Công chức, viên chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Công chức, viên chức

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

II

Lao động hợp đồng ( Hợp đồng theo NĐ 68, Hợp đồng dài hạn)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ
(Có thể ghi hoặc không ghi tên)

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN