BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1786/BTP-BTTP | Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định thừa phát lại (sau đây gọi là Nghị quyết số 107/2015/QH13). Ngày 14/01/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 101/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 107/2016/QH13 (sau đây gọi là Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ).
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13, Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung sau:
1. Chủ động tổ chức quán triệt, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến về chế định thừa phát lại nói chung và Nghị quyết số 107/2015/QH13 nói riêng tại địa phương; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quán triệt, tập huấn, tuyên tuyền, phổ biến về chế định này được nêu tại Mục 3 Phần II Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về việc triển khai thực hiện chế định thừa phát lại tại địa phương được nêu tại Mục 4 Phần II Kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ:
- Tại 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thực hiện chế định thừa phát lại: đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tiếp tục phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Văn phòng thừa phát lại hoạt động có hiệu quả, nhất là những việc hiện nay thừa phát lại đang gặp khó khăn như việc xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án.
Trường hợp địa phương có nhu cầu phát triển, thành lập thêm các Văn phòng thừa phát lại thì xây dựng Đề án sửa đổi, bổ sung, gửi về Bộ Tư pháp để xem xét, phê duyệt.
- Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thực hiện chế định thừa phát lại: Qua thời gian thực hiện thí điểm cho thấy, để bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của Văn phòng thừa phát lại, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cân nhắc kỹ việc đăng ký thực hiện chế định thừa phát lại tại địa phương; khi xây dựng Đề án thực hiện, cần có lộ trình phù hợp về thời gian và số lượng các Văn phòng.
Trên cơ sở Đề án của các địa phương, Bộ Tư pháp sẽ xem xét, phê duyệt sau khi thống nhất ý kiến với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
3. Trong thời gian chưa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP , việc tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, trực tiếp thực hiện hoặc chỉ đạo cơ quan tham mưu thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm kịp thời xử lý, chấn chỉnh, khắc phục những vi phạm trong tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Bộ Tư pháp mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện thành công chủ trương của Đảng và của Quốc hội về thực hiện chế định thừa phát lại. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tư pháp để được hướng dẫn giải quyết kịp thời (thông qua Cục Bổ trợ tư pháp, số điện thoại 04.62739513).
(Xin gửi kèm theo Đề cương Đề án thực hiện chế định thừa phát lại tại địa phương).
| KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- 2 Công văn 5093/BTP-BTTP năm 2017 về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Quyết định 101/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai Nghị quyết 107/2015/QH13 thực hiện chế định Thừa phát lại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5 Nghị quyết 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại do Quốc hội ban hành
- 6 Công văn 4003/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nội dung trong hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Công văn 138/TANDTC-KHTC năm 2014 hướng dẫn về thực hiện thí điểm Thừa phát lại do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 8 Công văn 3064/BTP-TCTHADS năm 2014 tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Thông tư 12/2014/TT-BTP về mẫu; nguyên tắc sử dụng trang phục; nguyên tắc cấp phát, sử dụng Thẻ Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 11 Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh
- 1 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại
- 2 Công văn 5093/BTP-BTTP năm 2017 về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Thông tư 223/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động Văn phòng Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 4003/BTP-TCTHADS năm 2014 hướng dẫn nội dung trong hoạt động Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Công văn 138/TANDTC-KHTC năm 2014 hướng dẫn về thực hiện thí điểm Thừa phát lại do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6 Công văn 3064/BTP-TCTHADS năm 2014 tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại do Bộ Tư pháp ban hành
- 7 Thông tư 12/2014/TT-BTP về mẫu; nguyên tắc sử dụng trang phục; nguyên tắc cấp phát, sử dụng Thẻ Thừa phát lại do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành