BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1918/BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2011 |
Kính gửi: | Bộ Công Thương |
Phúc đáp công văn số 2629/BCT-ĐB ngày 25 tháng 3 năm 2011 về việc xem xét đề xuất của Hoa Kỳ và Indonesia về xây dựng Chiến lược của APEC đối phó với khai thác gỗ bất hợp pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Hoa Kỳ và Indonesia về xây dựng Chiến lược của APEC đối phó với khai thác gỗ bất hợp pháp. Việc xây dựng cơ chế hợp tác trong khuôn khổ APEC đối phó với tình trạng khai thác bất hợp pháp và buôn bán trái phép các sản phẩm gỗ phù hợp với các ưu tiên về tăng trưởng xanh trong khuôn khổ APEC.
Hiện tại, Hoa Kỳ đang áp dụng Luật Lacey đã có hiệu lực với các mặt hàng gỗ từ ngày 1/4/2010. Đạo luật Lacey do Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngày 22 tháng 5 năm 2008, một đạo luật cấm buôn bán các loài cây và sản phẩm liên quan có nguồn gốc bất hợp pháp, bao gồm cả gỗ và các sản phẩm gỗ. Đạo luật mới này sửa đổi, bổ sung Luật Lacey, một đạo luật được các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và được ban hành từ 100 năm trước. Trong thời gian qua Hoa Kỳ đã tổ chức các Hội thảo nâng cao nhận thức về vấn đề nâng cao nhận thức và chia sẻ thông tin liên quan đến thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ. Đồng thời cũng đề xuất các hình thức tăng cường hợp tác về thúc đẩy thực thi Luật, quản trị lâm nghiệp và thương mại sản phẩm gỗ (FLEGT).
Bên cạnh đó, EU có thể sẽ áp dụng Luật Trách nhiệm giải trình (DDR) với các mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU vào cuối năm 2012. Khi quy định này được thực hiện thì tất cả các nhà sản xuất và nhập khẩu tại EU phải tiến hành việc xác định tính hợp pháp của gỗ nhằm đảm bảo họ không kinh doanh gỗ và sản phẩm gỗ bất hợp pháp. Để tránh việc này Việt Nam cần sớm tham gia đàm phán để ký kết với EU về Hiệp định đối tác tự nguyện (Voluntary Partnership Agreements gọi tắt là VPA) là một phần quan trọng của Kế hoạch Hành động FLEGT.
Trong khuôn khổ hợp tác ASEAN các Bộ trưởng nông lâm ASEAN cũng đã ra tuyên tăng cường thực thi luật lâm nghiệp (FLEG).
Hiện tại, Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động liên quan đến thực thi FLEGT và đạo luật Lacey Act: Thành lập tổ công tác liên Bộ về FLEGT, xây dựng kế hoạch hành động thích ứng với đạo luật Lacey Act.
Do đó, thông qua cơ chế hợp tác này trong APEC giúp Việt Nam tăng cường chia sẻ thông tin, điều phối các hoạt động liên quan trong các diễn đàn khác nhau thúc đẩy thương mại các sản phẩm gỗ được khai thác hợp pháp và đề ra các biện pháp quản lý chống buôn bán trái phép; thúc đầy hợp tác nâng cao năng lực bao gồm cả hợp tác về kỹ thuật và thương mại; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân; đẩy mạnh việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư trong lĩnh vực này. Mặt khác, góp phần giúp Việt Nam nâng cao được khả năng cạnh tranh về sản phẩm gỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi tới Quý Bộ để tổng hợp./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3867/VPCP-NN năm 2020 cho ý kiến về báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 710/VPCP-NN năm 2020 về dự thảo Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 1161/KH-BNN-TCLN năm 2015 thực hiện Quyết định 2242/QĐ-TTg về Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1 Công văn 3867/VPCP-NN năm 2020 cho ý kiến về báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2 Công văn 710/VPCP-NN năm 2020 về dự thảo Nghị định quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3 Kế hoạch 1161/KH-BNN-TCLN năm 2015 thực hiện Quyết định 2242/QĐ-TTg về Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành