Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2126/TCT-KK
V/v Chính sách thuế khi chuyển đổi sang doanh nghiệp thông thường

Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2020

 

Kính gửi: Công ty TNHH Lian Ta Hsing Việt Nam
Địa chỉ: Lô số 45-1, Đường N15, KCN Phước Đông, xã Phước Đông huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh)

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1030/2020/LTH-TCT ngày 18/03/2020 của Công ty TNHH Lian Ta Hsing Việt Nam vướng mắc về chính sách thuế khi chuyển đổi từ doanh nghiệp chế xuất (DNCX) sang doanh nghiệp thông thường không hưởng chính sách DNCX. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại tiết a Khoản 54 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 quy định:

"Điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-TC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu: "

54. Điều 78 được sửa đổi bổ sung như sau:

Điều 78. Xử lý tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chế độ chính sách doanh nghiệp chế xuất và ngược lại

1. Trường hợp chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX. ;

a) DNCX thực hiện xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu chưa nộp thuế còn tồn kho và đề xuất biện pháp xử lý như chuyển mục đích sử dụng, bán, biếu, tặng, tiêu hủy tại Việt Nam hoặc xuất khẩu ra nước ngoài với quan hải quan. DNCX có trách nhiệm thực hiện thủ tục hải quan tương ứng theo từng biện pháp xử lý số tài sản, hàng hóa này với cơ quan hải quan trước thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi;

b) Thời điểm xử lý và xác định tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu thực hiện trước khi doanh nghiệp được quan có thẩm quyền cho phép chuyển đổi

- Tại Khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

" ...Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuê quan với nhau.

Khu phi thuế quan bao gồm: Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu ".

- Tại Điều 14 và Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc và điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Tại Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 12 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015) hướng dẫn về hoàn thuế GTGT.

Căn cứ các quy định nêu trên và hồ sơ thực tế, trường hợp trước khi chuyển đổi loại hình từ DNCX thành doanh nghiệp không hưởng chính sách DNCX, công ty thực hiện xác định tài sản,vật tư, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho và đã nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu theo yêu cầu của cơ quan Hải quan (có chứng từ nộp thuế GTGT theo quy định) nếu tài sản, vật tư, hàng hóa này vẫn tiếp tục phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT sau chuyển đổi thì công ty được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp khâu nhập khẩu tương ứng với phần giá tri còn lại của tài sản cố định, vật tư, hàng hóa nêu trên theo quy định.

Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH Lian Ta Hsing Việt Nam được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó TCTr Phi Vân Tuấn (để b/c)
- Vụ PC, CS;
- Vụ Thuế tỉnh Tây Ninh;
- Lưu: VT, KK.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ




Lê Thị Duyên Hải