Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2242/BNN-KTHT
V/v: rà soát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách dân tộc vùng Tây Nguyên sau hơn 25 năm đổi mới

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2014

 

Kính gửi:

- Các Tổng cục: Lâm nghiệp; Thuỷ lợi; Thuỷ sản;
- Các Cục: Trồng trọt; Chăn nuôi; Kinh tế hợp tác và PTNT; Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối; Quản lý xây dựng công trình;
- Các Vụ: Kế hoạch; Khoa học công nghệ và Môi trường; Quản lý doanh nghiệp; Pháp chế;
- Các Trung tâm: Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Khuyến nông Quốc gia;
- Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Tây Nguyên

Để đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vùng Tây Nguyên, Bộ yêu cầu các đơn vị trên cơ sở nhiệm vụ được giao, tiến hành rà soát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Chương trình, dự án được giao thuộc các lĩnh vực liên quan áp dụng cho đồng bào dân tộc thiểu số sau hơn 25 năm đổi mới theo nội dung sau:

1. Yêu cầu chung: các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện (theo đề cương báo cáo kèm theo), cụ thể:

- Đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc của đơn vị, địa phương từ sau hơn 25 năm đổi mới đến nay (về phương pháp, hình thức tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của tỉnh, Chương trình, kế hoạch của Bộ, của đơn vị; việc lồng ghép các chương trình, dự án khác...). Đánh giá những mặt được, mặt hạn chế, yếu kém của từng nhóm chính sách; xác định nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm;

- Rà soát, đề xuất, điều chỉnh, thay thế những chính sách không còn phù hợp, xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm làm tốt hơn công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên.

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Cục Kinh tế hợp tác và PTNT báo cáo:

+ Kết quả giải quyết tình hình thiếu đất (chủ yếu là đất sản xuất):

+ Công tác ổn định sắp xếp dân cư: Ổn định dân di cư tự do, Định canh định cư, đưa dân ra khỏi rừng...

+ Tác động của việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện: Công tác di dân, tái định cư, các giải pháp về ổn định đời sống, chính sách phát triển sản xuất cho đồng bào vùng tái định cư, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc.

+ Công tác xóa đói giảm nghèo; xóa bỏ cây có chất ma túy; công tác phát triển kinh tế tập thể, trang trại đối với đồng bào dân tộc

b) Tổng cục Lâm nghiệp báo cáo:

+ Công tác giao đất giao rừng cho đồng bào DTTS.

+ Kết quả thực hiện Quyết định 304

+ Giải pháp sử dụng đất sau khi sắp xếp đổi mới Lâm trường: Diện tích đất đã bàn giao và dự kiến diện tích sẽ chuyển về cho địa phương để tăng quỹ đất giải quyết cho đồng bào.

c) Vụ Quản lý doanh nghiệp báo cáo về giải pháp sử dụng đất sau khi sắp xếp đổi mới Nông trường: Diện tích đất đã bàn giao và dự kiến diện tích sẽ chuyển về cho địa phương để tăng quỹ đất giải quyết cho đồng bào.

d) Vụ Pháp chế báo cáo về thực hiện các quyết định 231, Quyết định 75, Quyết định 42 của Thủ tướng chính phủ: số lượng lao động là người đồng bào DTTS được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp, ban quản lý rừng và kết quả giải quyết hỗ trợ cho doanh nghiệp, ban quản lý rừng khi tiếp nhận lao động là người DTTS.

đ) Cục Trồng trọt (phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp) báo cáo kết quả, tác động tiêu cực và giải pháp khắc phục hậu quả của việc phát triển cây công nghiệp; đặc biệt việc phát triển trồng cây cao su, nhất là việc chuyển đổi rừng sang trồng cao su.

e) Văn phòng điều phối Chương trình MTQG về Xây dựng nông thôn mới báo cáo kết quả và đánh giá tiến độ thực hiện đến nay: Số xã đạt từ 10, 11,..., 19 tiêu chí, kế hoạch tiếp tục thực hiện đến năm 2015 (kế hoạch, dự kiến kết quả, giải pháp thực hiện...).

f) Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Nông nghiệp và PTNT Tây Nguyên tổng hợp chung và đôn đốc các đơn vị báo cáo Bộ.

Báo cáo của đơn vị gửi về Văn phòng Ban chỉ đạo Chương trình Nông nghiệp và PTNT Tây Nguyên - Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn bằng văn bản trước ngày 18 tháng 5 năm 2014 và theo địa chỉ hộp thư điện tử: binhdt.ptnt@mard.gov.vn./.

 


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Hà Công Tuấn (để b/c);
- Lưu: VT, VPTN (KTHT).

TUQ. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC KINH TẾ HỢP TÁC
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN




Ma Quang Trung

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÙNG TÂY NGUYÊN SAU HƠN 25 NĂM ĐỔI MỚI
(Kèm theo Công văn số: 2242 /BNN-KTHT ngày 12/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC VÙNG TÂY NGUYÊN SAU HƠN 25 NĂM ĐỔI MỚI

I. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc (CSDT): Cần nêu được quan điểm, chủ trương về CSDT cả nước nói chung và vùng Tây Nguyên nói riêng (các văn kiện của Đảng từ hơn 25 năm đổi mới như: Bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đoàn kết các dân tộc, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển...);

II. Hệ thống các chính sách dân tộc thực hiện tại vùng Tây Nguyên

1. Các chương trình, chính sách của Đảng và nhà nước dành riêng cho vùng Tây Nguyên;

2. Các Chương trình, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ quản lý theo từng lĩnh vực chuyên ngành do đơn vị được Bộ giao

3. Các chương trình, chính sách do địa phương ban hành và thực hiện.

(có phụ lục danh mục các chính sách theo 3 nội dung trên; trong đó gi rỗ chính sách đang còn hiệu lực, hết hiệu lực, do cơ quan nào quản lý...)

III. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách

1. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của Bộ và của đơn vị

2. Tình hình chỉ đạo triển khai thực hiện ở các địa phương

3. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, chính sách trên địa bàn Tây Nguyên

4. Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, vốn tài trợ, vốn của dân...

IV. Kết quả tổ chức thực hiện chính sách

Cần nêu rõ kết quả từng nhóm chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đã tổ chức thực hiện tại vùng Tây Nguyên thời gian qua, có số liệu cụ thể về kết quả đạt được: đối tượng thụ hưởng, số lượng và nguồn vốn; so sánh với mục tiêu đề ra (phụ biểu số liệu về ngân sách, đối tượng theo nhu cầu và đối tượng được thụ hưởng chính sách, kết quả đạt được, % so sánh):

1. Các chương trình, chính sách của Đảng và Nhà nước giành riêng cho vùng Tây Nguyên

2. Các chương trình, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ thuộc lĩnh vực chuyên ngành mà đơn vị là cơ quan được phân công thực hiện

3. Các chương trình, chính sách do địa phương ban hành và thực hiện.

Đánh giá kết quả thực hiện thực hiện từng chính sách, chính sách nào hạn chế cần sửa đổi hoặc thay thế, loại bỏ; chính sách nào cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới

V. Đánh giá, nhận xét

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện chính sách

2. Những kết quả đạt được (thành tựu) trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên các mặt của đời sống xã hội vùng đồng bào DTTS các tỉnh Tây Nguyên (hiệu quả kinh tế, chính trị xã hội, quốc phòng-an ninh, sinh thái môi trường và xây dựng hệ thống chính trị vùng DTTS...); đề nghị đánh giá, so sánh về kết quả, thành tựu đạt được trước và sau hơn 25 năm đổi mới.

3. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân (khách quan, chủ quan, khác...)

4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc vùng Tây Nguyên sau hơn 25 năm đổi mới.

Phần thứ ba

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận

II. Kiến nghị:

1. Với Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Với các Bộ, Ban ngành Trung ương

3. Với địa phương

(Kiến nghị: về cơ chế, giải pháp tổ chức thực hiện chính sách dân tộc và miền núi vùng Tây Nguyên giai đoạn tới; các chính sách cần sửa đổi, thay thế, loại bỏ; đề xuất chính sách trong giai đoạn tới phù hợp với đặc thù vùng Tây Nguyên).