BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2264/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2011 |
Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Trả lời kiến nghị của một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố và liên quan đến việc thực hiện Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 20/01/2011), Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Những nội dung vướng mắc thuộc thẩm quyền, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và giải đáp (theo Bảng tổng hợp gửi kèm); Một số vướng mắc, các đơn vị nêu chưa rõ, đề nghị có báo cáo, đề xuất cụ thể vụ việc để Tổng cục xem xét giải quyết.
2. Một số nội dung vượt thẩm quyền, Tổng cục tập hợp báo cáo Bộ Tài chính và sẽ có văn bản hướng dẫn sau.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP
NỘI DUNG VƯỚNG MẮC THÔNG TƯ SỐ 194/2010/TT-BTC
(Ban hành kèm theo công văn số 2264/TCHQ-GSQL ngày 18 tháng 5 năm 2011)
STT | Tên điều | Nội dung vướng mắc | Hướng dẫn giải quyết |
1. | Điều 10. Khai hải quan | 1.1. Theo quy định tại khoản 4 điều 10: “Một mặt hàng nhập khẩu có nhiều hợp đồng/đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, giao hàng một lần, có một vận đơn thì khai trên một tờ khai hải quan.” Quy định như trên không áp dụng được đối với hàng gia công XNK vì hệ thống máy quản lý việc XNK nguyên liệu và thành phẩm; đồng thời thanh khoản theo từng hợp đồng riêng biệt (HQ Hải Phòng) | 1.1. Đồng ý với ý kiến của Cục Hải quan TP. Hải Phòng, quy định này không áp dụng đối với hàng gia công |
1.2. Đề nghị hướng dẫn thêm đối với trường hợp một mặt hàng có 1 hợp đồng, 1 invoice nhập khẩu về Việt Nam làm nhiều chuyến thì khai trên tờ khai hải quan như thế nào? (HQ Hải Phòng) | 1.2. Đăng ký tờ khai từng lần theo từng chuyến hoặc tờ khai hải quan một lần theo hướng dẫn tại Điều 40 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
1.3. Khoản 5 Điều 10 quy định: “Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại …., khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản sao và ghi rõ trên chứng từ “bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số …, ngày …”. Như vậy, nếu bộ hồ sơ có nhiều bản sao thì phải thực hiện ghi chú nhiều lần lên các bản sao. Kiến nghị: + Ghi chú tại ô ghi chép khác của tờ khai hải quan điện tử; + Ghi tại mục kết quả kiểm tra hồ sơ trên Lệnh hình thức mức độ kiểm tra đối với tờ khai hải quan truyền thống (HQ Đồng Nai) | 1.3. Đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư số 194/2010/TT-BTC | ||
2 | Điều 11. Hồ sơ hải quan | 2.1. Điểm b, khoản 1: “Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế suất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu thanh khoản, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: nộp 01 bản chính hoặc 01 bản sao.” Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể trường hợp nào nộp bản chính và trường hợp nào nộp bản sao (Hải quan An Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu) | 2.1. Trường hợp hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu thì phải nộp bản chính. |
2.2. Đề nghị quy định cụ thể: Đối với trường hợp xuất khẩu ủy thác, người khai hải quan phải nộp hợp đồng ủy thác xuất khẩu (HQ Bà Rịa-Vũng Tàu) | 2.2. Nếu xuất khẩu ủy thác thì phải có hợp đồng ủy thác xuất khẩu | ||
3 | Điều 12. Sửa chữa tờ khai, khai bổ sung hồ sơ hải quan | 3.1. Đề nghị quy định rõ sửa chữa, bổ sung tờ khai sau khi đã xác nhận thông quan nhưng không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng, chính sách thuế và hàng hóa còn lưu tại cảng để giải quyết, trường hợp hàng hóa miễn kiểm tra nhưng trước khi hàng đến cửa khẩu xuất doanh nghiệp mới chính xác được số liệu sản phẩm xuất khẩu do tiến độ sản xuất không kịp hoặc chất lượng không đạt. Nếu không cho doanh nghiệp điều chỉnh, doanh nghiệp không có C/O (HQ TP. Hồ Chí Minh); 3.2. Đề nghị bổ sung: trường hợp sau thời điểm kiểm tra thực tế hoặc sau khi có quyết định miễn kiểm tra thực tế mà có sự thay đổi, sửa chữa trên tờ khai không ảnh hưởng đến chính sách mặt hàng hoặc số tiền thuế phải nộp. (thường gặp trong trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất đối với tờ khai xuất khẩu. Trường hợp này hiện không được quy định tại điều 13 (thay tờ khai) hay điều 27 (hủy tờ khai). (HQ Hải Phòng); 3.3. Đề nghị hướng dẫn việc sửa chữa, khai bổ sung đối với trường hợp tờ khai đã thông quan nhưng người khai hải quan đề nghị sửa đổi, một số tiêu chí như: cửa khẩu xuất hàng, tên người XNK, số hợp đồng, số hóa đơn, … không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp (HQ Đồng Nai). | Tổng cục Hải quan đang xem xét báo cáo Bộ có văn bản hướng dẫn |
4. | Điều 13. Thay tờ khai hải quan | Quy định về thủ tục thay tờ khai hải quan do có thay đổi về loại hình xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trường hợp loại hình mới phát sinh không thể đăng ký tại Chi cục đã đăng ký tờ khai cũ (VD: gia công, SXXK) thì hướng xử lý như thế nào? (HQ Hải Phòng) | Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cũ làm thủ tục hủy tờ khai; Chi cục Hải quan theo dõi hàng gia công, SXXK đăng ký tờ khai mới. Hai Chi cục có trách nhiệm phối hợp thực hiện. |
5. | Điều 14. Kiểm tra hải quan … | 4.1. Việc kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa theo quy định tại điểm a khoản 2 có tiến hành đồng thời việc kiểm tra, xác định trị giá tính thuế? | 5.1. Điểm a khoản 2 Điều 14 hướng dẫn về phương thức kiểm tra. Thời điểm kiểm tra thực hiện theo hướng dẫn tại quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009. |
4.2. Đề nghị hướng dẫn rõ mức độ kiểm tra (HQ Hải Phòng) | 5.2. Mức độ kiểm tra hồ sơ, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện theo quy định tại Điều 10, 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009. | ||
6 | Điều 15. Lấy mẫu, lưu mẫu, … | Đề nghị hướng dẫn cụ thể về việc lưu ảnh theo nhóm hàng (VD: xe ô tô du lịch đã qua sử dụng, xe ôtô chuyên dùng, phế liệu các loại …) để tránh lưu ảnh tràn lan, không cần thiết (HQ Hải Phòng) | Tại khoản 7 Điều 15 Thông tư số 194/2010/TT-BTC đã hướng dẫn từng trường hợp cụ thể, việc lưu ảnh do Lãnh đạo Chi cục quyết định. |
7. | Điều 16. Giám sát hàng hóa … | Khoản 1: Quy định việc giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Tuy nhiên, không quy định chi tiết mà thực hiện theo “quy định tại Điều 26 Luật Hải quan và Điều 13, Điều 14 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP”. Do đặc thù của mỗi địa bàn, đề nghị sớm ban hành quy trình giám sát cụ thể để việc thực hiện được thống nhất. (HQ Hải Phòng) | Tổng cục Hải quan đã và sẽ ban hành quy định hoặc quy trình về giám sát hải quan đối với một số loại hình hàng hóa XK, NK, PTVT XNC. Những trường hợp đặc thù, Cục Hải quan dự thảo quy định giám sát hải quan, trình Tổng cục duyệt và giao Cục trưởng ký ban hành. |
8. | Điều 25. Thông quan hàng hóa | 8.1. Khoản 6 quy định: Thông quan đối với hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm: Hàng thực phẩm nhập khẩu được thông quan khi có Giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm. Thực tế, tại giấy đăng ký KTCL của hàng hóa nhập khẩu, cơ quan quản lý chất lượng không quy định rõ việc chỉ thông quan khi có kết quả chất lượng hay không. Đề xuất: Cơ quan hải quan chỉ thông quan khi có kết quả chất lượng (Điều này phù hợp với Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm). (HQ Hải Phòng) | 8.1. Kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm là 02 việc khác nhau. Yêu cầu Cục Hải quan TP. Hải Phòng nghiên cứu kỹ Điều 25 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành để thực hiện. Trường hợp vướng mắc thì có đề xuất cụ thể. |
8.2. Đề nghị hướng dẫn cụ thể hàng hóa nào phải kiểm tra trước khi thông quan; hàng hóa nào được áp dụng thông quan theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau và sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn việc này. (HQ Bà Rịa Vũng Tàu, HQ Quảng Trị) | 8.2. Thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành. | ||
9. | Điều 26. Cơ sở để xác định hàng hóa đã xuất khẩu | 9.1. Khoản 1: Đề nghị hướng dẫn rõ “vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải xuất cảnh” là bản ORIGINAL hay COPY hay là bản sao y bản chính từ bản ORIGINAL để có cơ sở thực hiện thống nhất. (Hải quan An Giang) | 9.1. Việc nộp, xuất trình bản ORIGINAL hay COPY hay bản sao y thực hiện theo quy định về thanh khoản, hoàn thuế. |
9.2. Đề nghị TCHQ hướng dẫn rõ việc không xác nhận thực xuất vào ô 27 TK HQ/2002-XK thực hiện đối với các tờ khai đăng ký từ ngày 20/1/2011 hay đối với tất cả các tờ khai (kể cả các TK mở trước ngày 20/1/2011 mà chưa xác nhận thực xuất)? Đề xuất: Thực hiện đối với các tờ khai đăng ký từ ngày 20/1/2011 để dễ phân định về thời điểm thực hiện. (HQ Hải Phòng) | 9.2. Việc thực hiện Điều 26 Thông tư số 194/2010/TT-BTC áp dụng đối với các tờ khai đăng ký từ ngày Thông tư này có hiệu lực (ngày 20/01/2011) | ||
9.3. Một số vướng mắc liên quan đến thực hiện Điều 26 (HQ Hải Phòng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh) | 9.3. Đối với các vướng mắc liên quan đến việc thực hiện đến Điều 26 Thông tư số 194/2010/TT-BTC, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1454/TCHQ-GSQL 05/4/2011. | ||
10. | Điều 27. Hủy tờ khai hải quan | 10.1. Khoản 1, điểm a: Trong thực tế, nhiều trường hợp quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, vẫn chưa làm xong thủ tục hải quan do cơ quan hải quan chưa hoàn thành việc xác định trị giá tính thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan … Các trường hợp này có buộc phải hủy tờ khai hải quan không? (HQ Hải Phòng) | 10.1. Các trường hợp chưa hoàn thành thủ tục hải quan do cơ quan hải quan chưa hoàn thành việc xác định trị giá tính thuế hoặc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc hàng hóa thông quan có điều kiện thì không phải hủy tờ khai. |
10.2. Theo quy định, nếu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan thì phải hủy tờ khai. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 16, Điều 25 Luật Hải quan, việc làm xong thủ tục hải quan được xác định tại thời điểm mà lô hàng đã được hoàn tất thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa và nộp thuế theo quy định. Đề xuất: Thời điểm hủy tờ khai là quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà hàng hóa vẫn chưa được thông quan. (HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | 10.2. Điều 16 Luật Hải quan quy định trình tự thủ tục mà người khai hải quan phải thực hiện khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK. Riêng thời hạn nộp thuế, căn cứ quy định tại Luật Quản lý thuế và hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư số 194/2010/TT-BTC được áp dụng theo từng loại hình XNK và việc chấp hành pháp luật hải quan của doanh nghiệp XNK, đây không phải là tiêu chí để xem xét khi hủy tờ khai. | ||
11. | Điều 32. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư | Theo quy định tại điểm c.4 Khoản 2: đơn vị tính theo danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Trong thực tế, có một số nguyên liệu, vật tư nếu đơn vị tính khai báo theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam sẽ rất khó khăn trong công tác quản lý. (HQ Bình Dương) | Trường hợp sử dụng đơn vị tính trong Danh mục sẽ gặp khó khăn cho thanh khoản thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục hải quan hướng dẫn doanh nghiệp quy đổi đơn vị tính cho phù hợp với thông báo định mức. Khi làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu, trên tờ khai hải quan ngoài việc khai theo đơn vị tính trong Danh mục, doanh nghiệp quy đổi lượng hàng nhập khẩu theo đơn vị tính sử dụng trên bảng thông báo định mức. Ví dụ: Mặt hàng vải, trong Danh mục có đơn vị tính là mét, đơn vị tính trên định mức là m2, khai trên tờ khai là mét và quy đổi thành m2. |
12. | Điều 33. Thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức .. | Đề nghị hướng dẫn thủ tục thông báo, điều chỉnh định mức và đăng ký sản phẩm xuất khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau, sau đó tìm được thị trường xuất khẩu và đưa vào làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu (HQ Hải Phòng) | Tổng cục Hải quan sẽ trình Bộ hướng dẫn bổ sung khoản 1 và 6 Điều 33 Thông tư số 194/2010/TT-BTC |
13. | Điều 35. Thanh khoản tờ khai nhập khẩu | Điểm d khoản 2 không quy định việc đóng dấu “đã thanh khoản” trên tờ khai xuất khẩu nào (của doanh nghiệp hay của cả doanh nghiệp và hải quan). Bên cạnh đó, việc quy định đóng dấu “đã thanh khoản” lên bản chính tờ khai nhập khẩu lưu tại đơn vị đối với Chi cục đã quản lý hàng sản xuất xuất khẩu bằng phần mềm là không cần thiết vì tờ khai nhập khẩu (kể cả tờ khai có thuế suất 0%) đã thanh khoản hay chưa đã được quản lý trên hệ thống quản lý hàng sản xuất xuất khẩu và việc đóng dấu tờ khai bản lưu đơn vị khó thực hiện được vì tờ khai đã đưa vào lưu trữ. (HQ Bình Dương) | Việc đóng dấu đã thanh khoản lên tờ khai xuất khẩu nêu tại điểm d, khoản 2, Điều 35 Thông tư số 194/2010/TT-BTC được thực hiện trên tờ khai bản hải quan lưu và bản người khai hải quan lưu. |
14. | Điều 36. Thủ tục đối với trường hợp sản phẩm được bán cho doanh nghiệp khác để trực tiếp xuất khẩu | Khoản 2 quy định: Doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu sản phẩm làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo quy định tại Thông tư này. Tờ khai xuất khẩu đăng ký theo loại hình SXXK; trên tờ khai xuất khẩu ghi rõ “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn thống nhất vị trí ghi các nội dung quy định trên Tờ khai HQ/XK-2002. (HQ Bình Dương) | Sau khi đã khai đầy đủ thông tin trên tờ khai tại các ô 13, 14, 15, 16, 17, 18 thì phía dưới ghi: “sản phẩm được sản xuất từ nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu” và ghi tên doanh nghiệp bán sản phẩm. |
15. | Điều 37. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất | 15.1. Điểm b, khoản 2 thì hàng hóa tạm nhập có thể được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất. Điểm c.2.1, khoản 2 quy định: “Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, niêm phong trong thời hạn lưu tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng”. Như vậy, trường hợp một lô hàng tạm nhập được doanh nghiệp tái xuất nhiều lần thì đơn vị Hải quan nào sẽ mở niêm phong hàng cho doanh nghiệp để làm thủ tục tái xuất và niêm phong số lượng còn lại chưa tái xuất hết? và tiếp tục các lô hàng tiếp theo (đơn vị hải quan nào mở niêm phong) cho đến khi tái xuất hết lượng hàng đã tạm nhập theo đúng thời hạn lưu giữ tại Việt Nam theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất. (HQ Đồng Tháp) | 15.1. Trường hợp một lô hàng tạm nhập được doanh nghiệp tái xuất nhiều lần thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tái xuất chịu trách nhiệm giám sát việc chia tách lô hàng tạm nhập (mở niêm phong lô hàng tạm nhập và niêm phong phần còn lại chưa tái xuất). |
15.2. Mặt khác đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc loại siêu trường, siêu trọng thì không thể thực hiện giám sát bằng niêm phong hải quan. Kiến nghị: “Trường hợp hàng hóa, phương tiện không đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 57 Thông tư 194/2010/TT-BTC. Việc xác định hàng hóa, phương tiện không đủ điều kiện, không đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan do Lãnh đạo Chi cục nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai quyết định”. (HQ Đồng Tháp) 15.3. Đối với hàng hóa như thép hình, thép cuộn, thép thanh, phôi thép, phân bón (hàng xá) khi làm thủ tục không thể niêm phong được. Đề xuất: Đối với trường hợp này, khi làm thủ tục hải quan không niêm phong hải quan, giao doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa và vận chuyển đến cửa khẩu. (Cục HQ. TP. Hồ Chí Minh) | 15.2+15.3: Trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được thì Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập lập Biên bản chứng nhận hàng hóa không thể niêm phong hải quan, giao doanh nghiệp tự bảo quản hàng hóa cho đến khi làm thủ tục tái xuất. Thủ tục tái xuất thực hiện tại Hải quan cửa khẩu xuất. | ||
15.4. Đề nghị quy định thêm đối với trường hợp vì lý do nào đó, hết thời gian gia hạn theo quy định mà Doanh nghiệp không thể tái xuất hết lượng hàng khai trên 1 tờ khai tái xuất thì xác nhận thực xuất tại cửa khẩu xuất số hàng đã xuất, số hàng còn lại mở tờ khai để xuất tiếp. (HQ Hải Phòng) | 15.4. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng báo cáo trường hợp vướng mắc cụ thể và đề xuất để Tổng cục xem xét giải quyết. | ||
15.5. Khoản 3: Chưa quy định cụ thể trường hợp một tờ khai tái xuất thanh khoản cho nhiều tờ khai tạm nhập đăng ký tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (hoặc các Chi cục) khác nhau thì xử lý thanh khoản tờ khai tái xuất này như thế nào? Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể nguyên tắc thanh khoản loại hình này như đối với loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu quy định tại Điều 35 Thông tư này (HQ An Giang) | 15.5. Đề nghị Cục Hải quan An Giang báo cáo cụ thể và gửi bản sao bộ hồ sơ tái xuất để Tổng cục Hải quan xem xét giải quyết. | ||
16. | Điều 42. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa XK, NK thực hiện dự án đầu tư | 16.1. Theo quy định, đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư thuộc đối tượng miễn thuế NK, doanh nghiệp có thể đăng ký tờ khai NK tại các Chi cục Hải quan trên toàn quốc. Trường hợp này, Cục HQ nơi đăng ký DMMT sẽ không có tờ khai NK (bản lưu HQ) để kiểm tra đối chiếu; nếu mở tờ khai XK hoặc tờ khai XNK tại chỗ thì Cục HQ nơi đăng ký DMMT sẽ không có cơ sở giải quyết. | 16.1. Chi cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng miễn thuế khi làm thủ tục thanh lý căn cứ tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) để kiểm tra đối chiếu. |
16.2. Mặt khác, tại thời điểm trước ngày 01/01/2006, cơ quan HQ chưa thực việc đăng ký DMMT, nếu thực hiện thanh lý theo điểm b khoản 3 Điều 42 thì doanh nghiệp không thể xác định được đơn vị hải quan nào sẽ thực hiện việc thanh lý. Đề xuất: Thủ tục thanh lý thực hiện tại Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai nhập khẩu hàng cần thanh lý (HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | 16.2. Đề nghị Cục Hải quan Bà Rịa Vũng Tàu báo cáo, đề xuất cụ thể, gửi kèm hồ sơ để Tổng cục xem xét giải quyết. | ||
17. | Điều 44. Thủ tục HQ đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra khu phi thuế quan … | Việc xác định thực tế hàng hóa đã sử dụng trong khu phi thuế quan có phải kiểm tra thực tế hàng tồn kho để xác định không? | Thực hiện theo điểm e khoản 10 Điều 44 Thông tư 194/2010/TT-BTC |
18. | Điều 45. Thủ tục HQ đối với hàng hóa XNK của DNCX | 18.1. Điểm c.1 và d khoản 3 quy định mở tờ khai XNK tại chỗ như vậy doanh nghiệp nội địa nhập hàng hóa của DNCX không được hưởng thuế suất ưu đãi (C/O form D) vì theo CV 10242/BCT-XNK ngày 13/10/2010 thì không cấp C/O form D cho loại hình XNK tại chỗ. Đề xuất: Chi cục mở TK XNK tại chỗ nhưng ghi loại hình nhập kinh doanh để doanh nghiệp được cấp C/O. (HQ TP. Hồ Chí Minh) | 18.1. Thực hiện theo công văn số 2497/BCT-XNK ngày 23/3/2011 của Bộ Công Thương. XNK tại chỗ là hình thức XNK, không phải là loại hình XNK, đề nghị Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh kiểm tra lại cách ghi số, ký hiệu tờ khai trên tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ để ghi đúng loại hình (kinh doanh, SXXK, GC …) |
18.2. Điểm h Khoản 3: Đối với hàng hóa của DNCX đưa vào nội địa để sửa chữa, chưa quy định loại hàng hóa nào được đưa vào sửa chữa, thời hạn mang đi sửa chữa là bao lây do đó DN lợi dụng để đưa sp vào bán nội địa. Đề xuất: chỉ cho hàng hóa máy móc trang thiết bị phục vụ SX được đi sửa chữa và thời hạn sửa chữa 30 hoặc 60 ngày. (HQ TP. Hồ Chí Minh) | 18.2. Hàng hóa quy định tại điểm h, khoản 3 Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC bao gồm: Máy móc, thiết bị để phục vụ sản xuất đưa vào nội địa để sửa chữa. Về thời hạn sửa chữa thực hiện theo điểm h, khoản 3, Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
18.3. Đề nghị đối với nguyên liệu, vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất mà doanh nghiệp không thể xây dựng định mức thì doanh nghiệp có văn bản giải trình cam kết tính xác thực của số liệu đưa vào thanh khoản. Tùy từng trường hợp cụ thể, Lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận số liệu mà doanh nghiệp đã cam kết để đưa vào thanh khoản. (HQ Hải Phòng) | 18.3. Tổng cục nhất trí với đề xuất của Cục Hải quan TP Hải Phòng. | ||
18.4. Khoản 3: Điểm c.1 và điểm d đề nghị bổ sung thêm câu: “trừ quy định điều kiện XNK tại chỗ”. (HQ Hải Phòng) | 18.4. Hướng dẫn này được hiểu là không bao gồm điều kiện XNK tại chỗ. | ||
18.5. Khoản 4: điểm c.2 hướng dẫn: Đối với hàng SXXK, hồ sơ thanh khoản gồm: Bảng định mức; Báo cáo nhập, xuất, tồn. Hướng dẫn hồ sơ thanh khoản như trên sẽ dẫn đến những khó khăn trong công tác kiểm tra và đối chiếu thanh khoản hồ sơ, cụ thể: + Không có cơ sở để đối chiếu số liệu tờ khai nhập khẩu, tờ khai xuất khẩu doanh nghiệp đã đưa vào thanh khoản trong bản Báo cáo nhập, xuất, tồn; + Không có cơ sở thanh khoản tờ khai hải quan đối với hàng SXXK vì trong bộ hồ sơ không có quy định nộp tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan và các giấy tờ chứng minh hàng thực xuất theo hướng dẫn tại Điều 26. (HQ Hải Phòng) | 18.5. Việc kiểm tra hồ sơ thanh khoản phải áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro: - Đối với doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật: Kiểm tra tính đầy đủ hồ sơ và xác nhận thanh khoản; - Đối với doanh nghiệp khác: Cần thiết thì kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ thanh khoản với tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu (bản lưu hải quan) để thanh khoản và xác nhận thanh khoản. | ||
18.6. Điểm d khoản 3 quy định: Đối với hàng hóa do doanh nghiệp nội địa bán cho DNCX: DNCX và doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ. Hiện nay quy định này chưa được hiểu và thực hiện thống nhất. Một số Chi cục quản lý doanh nghiệp chế xuất chỉ áp dụng loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ cho trường hợp doanh nghiệp nội địa bán hàng cho DNCX theo loại hình xuất kinh doanh, còn lại tất cả các trường hợp doanh nghiệp nội địa bán hàng cho DNCX theo loại hình gia công, SXXK … thì yêu cầu doanh nghiệp mở tờ khai đối ứng như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Đề nghị hướng dẫn cụ thể (HQ Bình Dương) | 18.6. Quy định tại điểm d, khoản 3 Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC áp dụng cho tất cả các loại hình kinh doanh mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp nội địa và DNCX kể cả loại hình NSXXK (trừ loại hình gia công giữa nội địa và DNCX được thực hiện theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC và các mặt hàng có văn bản quy định riêng về thủ tục hải quan). | ||
18.7. Điểm g khoản 3 quy định: “g.1) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX không cùng một khu chế xuất thì thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 41 Thông tư này (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). g.2) Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan.” Trường hợp DNCX nằm trong khu công nghiệp, thì thủ tục mua bán giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp giải quyết thủ tục như thế nào? Đề nghị thực hiện theo điểm g.1 trên. (HQ Bình Dương) | 18.7. Tại điểm g2, khoản 3 chỉ quy định hàng hóa mua, bán giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất thì không phải làm thủ tục hải quan; trường hợp việc mua bán hàng hóa giữa các DNCX nằm trong khu công nghiệp, ngoài khu công nghiệp thì làm thủ tục hải quan hướng dẫn tại điểm g1, khoản 3 Điều 45 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
19. | Điều 46. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho bảo thuế | Đề nghị hướng dẫn cụ thể về chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hàng hóa tại kho bảo thuế (HQ. TP Hồ Chí Minh) | Về chế độ kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với hàng hóa tại kho bảo thuế: Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ và sẽ có hướng dẫn cụ thể. |
20. | Điều 49. Thủ tục hải quan đối với một số trường hợp tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác | 20.1. Điều này chưa quy định loại hình, thủ tục mở tờ khai đối với hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để biểu diễn, hội thảo … (HQ TP. Hồ Chí Minh) 20.2. Đề nghị bổ sung thêm quy định cho các trường hợp tạm nhập, tái xuất được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 101 của Thông tư (trừ trường hợp hàng TNTX tham dự hội chợ triển lãm) … (HQ Hải Phòng) | 20.1+20.2: Thực hiện theo khoản 6 Điều 69, Điều 71, khoản 5 Điều 73 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. |
20.3. Điểm c.2 khoản 3 quy định về hàng xuất khẩu tham gia hội chợ, triển lãm tại nước ngoài phải tái nhập trong vòng 1 năm. Trường hợp hàng đang triển lãm tại nước ngoài gần hết thời hạn 1 năm, tiếp tục (được mời tham dự một cuộc triển lãm khác thì xử lý như thế nào? (HQ Hải Phòng) | 20.3. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng báo cáo, đề xuất để Tổng cục Hải quan xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể. | ||
20.4. Điểm a khoản 4 quy định: Trường hợp trong hợp đồng có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo điều 14 Nghị định 12 thì địa điểm làm thủ tục tạm nhập tái nhập tại Hải quan cửa khẩu; Thủ tục thanh khoản tại Hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu. Quy định trên gây khó khăn cho doanh nghiệp vì phải thực hiện thủ tục hải quan ở nhiều nơi. Hầu hết các máy móc thiết bị trước đây đã làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục HQ ngoài cửa khẩu, nay doanh nghiệp đăng ký tạm xuất - tái nhập phải làm thủ tục hải quan cửa khẩu. (HQ. Bình Dương) | 20.4. Thực hiện hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Điều 49 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
20.5. Điểm b khoản 4 chưa quy định nơi làm thủ tục, chưa quy định khi mở tờ khai phi mậu dịch có phải thanh khoản không? Nếu phải thanh khoản thì việc theo dõi đôn đốc, chế tài được thực hiện như thế nào? Hiện nay tờ khai phi mậu dịch chưa có phần mềm hỗ trợ quản lý công chức hải quan phải nhập theo dõi thủ công mất nhiều thời gian thông quan và khó khăn trong công tác quản lý (HQ. Bình Dương) | 20.5. Nơi làm thủ tục do doanh nghiệp lựa chọn. Việc thanh khoản thực hiện theo khoản 5 Điều 73 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
21. | Điều 50. Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng … | 21.1. Căn cứ công văn số 647/TCHQ-GSQL ngày 01/02/2010 thì hàng hóa phi mậu dịch không được chuyển cửa khẩu. Đối với các phương tiện quay vòng quy định tại khoản 3 Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC khi đăng ký tờ khai loại hình phi mậu dịch thì có được chuyển cửa khẩu cùng với tờ khai nhập khẩu nguyên liệu không? | 21.1. Phương tiện chứa hàng quay vòng theo khoản 3 Điều 50 Thông tư số 194/2010/TT-BTC đăng ký tờ khai theo loại hình phi mậu dịch nhập khẩu cùng với hàng hóa được chuyển cửa khẩu thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu theo Điều 75 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. |
21.2. Về hình thức, mức độ kiểm tra: Hàng phi mậu dịch là bao bì phải kiểm tra toàn bộ, trong khi nguyên liệu lại được miễn kiểm tra. Do đó, nguyên liệu phục vụ sản xuất được miễn kiểm tra phải chờ cơ quan hải quan kiểm tra thực tế bao bì xong mới đưa vào sản xuất. | 21.2. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu phi mậu dịch thực hiện theo khoản 2 Điều 73 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
22. | Điều 51. TTHQ đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại | Điểm c.2 khoản 5 quy định: Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa. Như vậy nếu không phải hàng gia công doanh nghiệp đề nghị được nhập về để tiêu hủy có được làm thủ tục tái nhập không? (HQ Bình Dương) | Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam thực hiện theo điểm c, khoản 1 Điều 51 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. |
23. | Điều 55. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan | 23.1. Đề nghị Tổng cục hướng dẫn sử dụng tờ khai và thủ tục hải quan đối với hàng hóa của doanh nghiệp gửi kho của Công ty ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài (hàng hóa chưa bán mà chỉ gửi kho nên chưa có hợp đồng mua bán tại thời điểm xuất khẩu), chưa được hướng dẫn mở tờ khai theo hình gì? Tuy nhiên, tại điểm c.9 khoản 5 Điều 113: “Hàng hóa là nguyên liệu vật tư nhập khẩu để SXXK nêu từ điểm c.1 đến c.7 đã xuất khẩu ra nước ngoài nhưng chưa thực bán cho khách nước ngoài, còn để ở kho của chính doanh nghiệp ở nước ngoài hoặc gửi kho ngoại quan ở nước ngoài hoặc cảng trung chuyển ở nước ngoài” (HQ Đồng Nai) | 23.1. Đề nghị Cục Hải quan Đồng Nai báo cáo cụ thể những vướng mắc về thủ tục và hồ sơ hoàn thuế để Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ xem xét giải quyết. |
23.2. Điểm b khoản 8 quy định: “Hải quan kho ngoại quan và chủ kho ngoại quan phải có phần mềm theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất kho”. Đề nghị Tổng cục Hải quan sớm xây dựng phần mềm theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất kho để thực hiện thống nhất. (HQ Hải Phòng) | 23.2. Giao Cục CNTT&TKHQ chủ trì phối hợp với Cục Hải quan Bình Dương, Cục Giám sát quản lý, Viện Nghiên cứu Hải quan tổ chức nghiệm thu “phần mềm quản lý hàng hóa ra, vào kho ngoại quan” của Cục Hải quan Bình Dương và mở rộng ứng dụng trong toàn Ngành. | ||
23.3. Điểm d khoản 8 Điều 55 quy định: “Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc xuất kho hết lượng hàng hóa của tờ khai nhập kho ngoại quan, chủ kho ngoại quan phải làm thủ tục thanh khoản hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan với Hải quan kho ngoại quan. Trường hợp đã xuất kho ngoại quan quá mười lăm ngày nhưng chưa thực xuất khẩu vì lý do khách quan, người khai hải quan có văn bản đề nghị, được lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xác nhận thì thời hạn làm thủ tục thanh khoản được kéo dài thêm mười lăm ngày”. Như vậy, đối với các lô hàng mà quá mười lăm ngày tiếp theo vẫn chưa thực xuất ra khỏi lãnh thổ thì xử lý như thế nào? Đây là vấn đề đang vướng mắc đối với hàng hóa nhập kho ngoại quan sau đó làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến các Cục Hải quan tỉnh thành phố khác để xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, khi hàng hóa đến cửa khẩu xuất, doanh nghiệp không xuất hết ngay lượng hàng hóa của tờ khai đó mà phải chia làm nhiều lần để xuất khẩu, theo chỉ định giao hàng của khách hàng nước ngoài, do vậy, quá 15 ngày nhưng hàng hóa vẫn chưa thực xuất hết ra khỏi lãnh thổ. Theo công văn số 4155/TCHQ-KTTT ngày 13/7/2009 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư số 79 hướng dẫn “Trường hợp doanh nghiệp chậm làm thủ tục thanh khoản thì lập xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, sau đó mới xác nhận thanh khoản. Trường hợp bất khả kháng thì báo cáo Tổng cục xử lý riêng”. (HQ Hải phòng) | 23.3. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng báo cáo, đề xuất để Tổng cục xem xét giải quyết với từng trường hợp cụ thể. | ||
23.4 Đề nghị Tổng cục có hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp đã quá mười lăm ngày kéo dài tiếp theo mà hàng hóa vẫn chưa thực xuất hết ra khỏi lãnh thổ nêu trên. (HQ Hải Phòng) | 23.4. Đề nghị Cục Hải quan TP. Hải Phòng báo cáo, đề xuất để Tổng cục xem xét giải quyết với từng trường hợp cụ thể. | ||
24. | Điều 57. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu | 24.1. Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan không đề cập đến trường hợp kiểm hóa hộ như hướng dẫn tại khoản 9.c. (HQ Hải Phòng) | 24.1. Đề nghị Cục Hải quan báo cáo cụ thể nội dung vướng mắc. |
24.2. Khoản 7 hướng dẫn: “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất và hàng hóa mua bán, trao đổi giữa các khu phi thuế quan với nhau thực hiện như đối với hàng chuyển cửa khẩu nhưng phải niêm phong hải quan”. Tuy nhiên, tại Điểm b Khoản 9 hướng dẫn: Các trường hợp không phải niêm phong hải quan là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu khi làm thủ tục hải quan được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Như vậy, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa có phải niêm phong không? (HQ Hải Phòng) | 24.2. Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 7 điểm 8, phần I quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm Quyết định số 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011. | ||
24.3. Hàng hóa của DNCX, DN trong KCN khác có hàng tạm xuất ra nước ngoài để sửa chữa, có hợp đồng nhưng không có điều khoản bảo hành, sửa chữa thì mở tờ khai theo loại hình phi mậu dịch. Thủ tục chuyển cửa khẩu có được thực hiện như quy định tại khoản 4 Điều 57 Thông tư 194/2010/TT-BTC hay không? (HQ Đồng Nai) | 24.3. Đối với DNCX thì được chuyển cửa khẩu về Chi cục Hải quan quản lý DNCX để làm thủ tục. Việc chuyển cửa khẩu đã được hướng dẫn tại khoản 4 Điều 49 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. | ||
25. | Điều 65. Thủ tục thành lập kho ngoại quan | Quy định tại điểm a khoản 3 sẽ tăng thêm một bước thủ tục hành chính nữa so với Thông tư 79/2009/TT-BTC và không hợp lý. Vì thực tế, việc kiểm tra, rà soát và đánh giá có được thành lập hay không được thành lập kho ngoại quan mới tại địa bàn đều do Cục Hải quan tỉnh, thành phố là cơ quan trực tiếp thực hiện. Đề xuất: Giao Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra xét duyệt về chủ trương cho thành lập kho ngoại quan vừa để thực hiện cải cách hành chính, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. (HQ Quảng Ninh) | Việc xét duyệt chủ trương nhằm hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng kho ngoại quan đúng khu vực được phép thành lập kho ngoại quan và đảm bảo các điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu giám sát, quản lý hải quan; khắc phục tình trạng trước đây, doanh nghiệp tự xây dựng kho ngoại quan nhưng không đáp ứng các điều kiện quy định vẫn được Cục Hải quan địa phương kiểm tra, xác nhận và đề nghị Tổng cục ra quyết định thành lập dẫn đến không thống nhất trong thực hiện. Do vậy, yêu cầu thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Điều 65 Thông tư số 194/2010/TT-BTC. |
26. | Điều 80: Thủ tục hải quan đối với thuyền xuồng, canô …, xuất cảnh, nhập cảnh | 26.1. Điểm a1, khoản 1: Hiện nay đối với PTVT đường sông (tàu thủy) chở hàng hóa của Việt Nam (như: xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng … ) tạm xuất sang Campuchia (giao hàng ở địa điểm ngoài khu vực cửa khẩu của Campuchia) không cần phải có giấy phép vì Điều ước quốc tế về vận tải giữa Việt Nam và Campuchia chưa quy định. Vấn đề này đã được Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc tại điểm 3.2 công văn số 7327/TCHQ-GSQL ngày 22/12/2006. Do vậy, kiến nghị tiếp tục có văn bản hướng dẫn nhằm tránh vướng mắc khi thực hiện (Hải quan An Giang) | 26.1+26.2: Thực hiện theo quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ ban hành kèm Quyết định số 202/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan. |
26.2. Theo quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép là cơ quan nào? Được biết hiện nay trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chưa có cơ quan nào cấp giấy phép tạm nhập cho đối tượng này. Tại các cửa khẩu biên giới thuộc địa bàn tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang: hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển chủ yếu bằng các phương tiện thủy như tàu, thuyền, xà lan, canô … Vì vậy, nếu quy định hồ sơ tạm nhập, tái xuất đối với phương tiện này phải có văn bản cho phép của cơ quan có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì không thể thực hiện được. (Hải quan Đồng Tháp) |
- 1 Công văn 1454/TCHQ-GSQL về hướng dẫn thực hiện Điều 26 Thông tư 194/2010/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 202/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất, nhập, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Quyết định 209/QĐ-TCHQ năm 2011 về Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn số 4155/TCHQ-KTTT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Thông tư 79/2009/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Quyết định 1171/QĐ-TCHQ năm 2009 ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Thông tư 79/2009/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Công văn 7327/TCHQ-GSQL giải đáp vướng mắc khi triển khai và thực hiện qui trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9 Luật quản lý thuế 2006
- 10 Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 11 Luật Hải quan 2001