Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/TWPCTT
V/v nâng cao năng lực, trang thiết bị và hoàn thiện thể chế của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh.

Hà Nội, ngày 06 tháng 04 năm 2016

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực thi Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai, hiện nay các tỉnh/ thành phố trong cả nước đã thành lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cấp tỉnh (Văn phòng thường trực cấp tỉnh) nhằm tham mưu giúp Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật phòng, chống thiên tai.

Năm 2015 và những tháng đầu năm 2016, thiên tai xảy ra ở hầu hết các khu vực trong cả nước với tính chất ngày càng cực đoan, khốc liệt như: mưa lũ ở Quảng Ninh; nắng nóng, hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long; sạt lở bờ sông bờ biển ở miền Trung và miền Nam; rét rét đậm, rét hại trên diện rộng tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,... Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy các cấp, nhất là ở cấp tỉnh đã nỗ lực cố gắng song còn bộc lộ nhiều mặt bất cập, hạn chế, tồn tại do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhất là sự hạn chế về trang thiết bị, nguồn nhân lực và ứng dụng các công nghệ,... nên gặp nhiều khó khăn và có thể không đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài.

Nhằm nâng cao năng lực hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành kịp thời trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo TWPCTT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo ưu tiên nguồn lực, đầu tư trang thiết bị để từng bước chuyên nghiệp hóa lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai. Trước mắt, cần tập trung ưu tiên kinh phí, nguồn lực để triển khai thực hiện một số công việc sau:

1. Về nguồn nhân lực: Hiện nay, khối lượng công việc tăng lên rất nhiều so với trước đây (21 loại hình thiên tai), thời gian trực ban phòng, chống thiên tai kéo dài cả năm; để hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng tốt hơn công tác trực ban, đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo rà soát, bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống thiên tai; lập kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại Văn phòng thường trực các cấp, đặc biệt là cấp tỉnh.

2. Về trang thiết bị: Xây dựng kế hoạch cụ thể để ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất và các công cụ hỗ trợ ra quyết định tại Văn phòng thường trực cấp tỉnh cấp tỉnh để đáp ứng ngay nhiệm vụ trước mắt và phù hợp lâu dài (danh sách các trang thiết bị ti thiểu tham khảo tại phụ lục kèm theo).

3. Một số công việc trọng tâm:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong công tác truyền tải thông tin, hệ thống truyền tin, cảnh báo phục vụ công tác phòng chống thiên tai nhằm đưa thông tin đến tận thôn, bản và người dân vùng nông thôn, dân tộc hẻo lánh được nhanh chóng, kịp thời.

- Xây dựng phương án ứng phó thiên tai tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai; Kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp; Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão,...

- Rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu về phòng, chống thiên tai tại cấp tỉnh.

- Đẩy mạnh xây dựng Quỹ phòng, chống thiên tai tại địa phương, ban hành quy chế quản lý và sử dụng Quỹ để phát huy hiệu quả.

- Hoàn thiện quy chế về trực ban theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tại công văn số 137/TWPCTT ngày 29/9/2015 về việc hướng dẫn công tác trực ban phòng, chống thiên tai.

- Đẩy nhanh việc đầu tư mạng đo mưa chuyên dùng để hỗ trợ quyết định chỉ đạo điều hành, cảnh báo sớm cho người dân vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở đất,....

Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện và gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo trước ngày 30/5/2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTg Nguyễn Xuân Phúc (để b/c);
- Bộ trưởng - Trưởng ban (để b/c);
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố;
- Lưu VT, NVTH (03b).

KT. TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC




Hoàng Văn Thắng

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁC TRANG THIẾT BỊ DANH MỤC TỐI THIỂU VÀ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ RA QUYẾT ĐỊNH (THAM KHẢO)
(Kèm theo công văn số 23/TWPCTT ngày 06/04/16 của Ban Chỉ đạo TWPCTT)

STT

Trang thiết bị

Ghi chú

I

Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cần có

 

1

Phòng họp

 

1.1

Diện tích tối thiểu 200m2 có khả năng kết nối các thiết bị phục vụ giao ban và họp trực tuyến

 

1.2

Máy chiếu

 

1.3

Màn hình chiếu

 

1.4

Ti vi

 

2

Phòng trực ban

 

2.1

Máy tính để bàn (02 chiếc)

 

2.2

Tivi

 

2.3

Máy vi tính

 

2.4

Máy pho tô, fax

 

2.5

Máy in

 

2.6

Máy quay camera

 

2.7

Máy ảnh kỹ thuật số

 

2.8

Máy đo độ mặn cầm tay

Tại các địa phương thường xuyên nhiễm mặn.

2.9

Máy đo độ sâu cầm tay

 

II

Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm phục vụ công tác phòng, chống thiên tai

 

1.

Cơ sở dữ liệu

 

1.1

Trang thiết bị phần cứng để lưu các dữ liệu trong công tác phòng chống thiên tai

thể tự trang bị hoặc ký hợp đồng thuê các đơn vị chuyên môn khác quản lý.

1.2

Bản đồ đường đi của bão

 

1.3

Bản đồ hạn hán

 

1.4

Bản đồ lũ quét, sạt lở

 

1.5

Bản đồ ngập lụt

 

1.6

Bản đồ nước dâng do bão

 

1.7

Các bản đồ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai

 

1.8

Các trận thiên tai điển hình

 

1.9

Bản đồ công trình PCTT trên địa bàn

 

1.10

Cơ sở dữ liệu công trình PCTT

 

2

Phần mềm thống kê, phân tích đánh giá thiệt hại và các phần mềm khác phục vụ hỗ trợ ra quyết định công tác chuyên môn.

 

 

Các phần mềm tiên tiến phù hợp với địa phương về quản lý thiên tai khác (nếu có)

 

III

Hệ thống cảnh báo hỗ trợ ra quyết định cần có tại địa phương

 

1

Biển cảnh báo khu vực lũ quét, sạt lở, ngầm, tràn

Tại các vị trí có nguy cơ xảy ra cao.

2

Trạm đo mưa

 

3

Hệ thống cảnh báo (báo động) thiên tai (hệ thống cảnh báo lũ quét,…)

Tại các huyện, TP.

4

Trạm đo mực nước

Tại các huyện, TP.

5

Trạm đo mặn

Tại các huyện, TP thường xuyên nhiễm mặn.