BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2303/BTP-PBGDPL | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể; |
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016” (được phê duyệt theo Quyết định số 4061/QĐ-BTP ngày 14 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp - sau đây gọi tắt là Đề án).
Để thực hiện Đề án có hiệu quả, phát huy những kết quả đạt được năm 2012, trong năm 2013, Bộ Tư pháp đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động chủ yếu
1.1. Tổ chức biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, chú trọng giới thiệu, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2012, cập nhật các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, thiết thực phục vụ yêu cầu phòng, chống tham nhũng của Bộ, ngành, địa phương.
1.2. Tiếp tục xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân
Đối với các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng mô hình điểm theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp năm 2012 thì tiếp tục mở rộng điểm chỉ đạo, số lượng điểm chỉ đạo do Bộ, ngành, địa phương tự quyết định.
Đối với các Bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng được mô hình điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thì cần tổ chức thực hiện các điểm chỉ đạo theo hướng dẫn sau đây:
a) Tiêu chí lựa chọn điểm: xây dựng mô hình điểm tại các cơ quan, đơn vị, địa bàn dễ xảy ra tham nhũng hoặc tình hình tiêu cực, tham nhũng diễn biến phức tạp.
b) Nội dung thực hiện:
- Thí điểm xây dựng mô hình tại cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp với các hoạt động cụ thể:
+ Tổ chức nói chuyện chuyên đề về thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức ở cơ quan, tổ chức; tổ chức ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
+ Hỗ trợ tài liệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức.
+ Thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính, mức thu phí, lệ phí tại trụ sở làm việc; tổ chức đường dây nóng (bằng điện thoại và email), bố trí cán bộ thường trực để tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của người dân.
+ Xây dựng panô, áp phích, tranh ảnh cổ động, phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến giải quyết công việc tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
- Thí điểm xây dựng mô hình tại các xã, phường, thị trấn, bao gồm các hoạt động:
+ Khảo sát nhận thức về tham nhũng và nhu cầu tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong nhân dân.
+ Bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến pháp luật phòng, chống tham nhũng cho “Nhóm nòng cốt” tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật[1] tại mô hình điểm.
+ Tổ chức một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại mô hình điểm: tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, nói chuyện chuyên đề, đối thoại về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tại địa bàn dân cư; xây dựng và phát hành tờ gấp; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa hoặc sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng pa - nô, áp - phích; tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên hệ thống truyền thanh cơ sở tại địa bàn...
1.3. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức
- Các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên thuộc phạm vi quản lý (có thể lồng ghép trong tập huấn kiến thức pháp luật định kỳ hàng năm đối với báo cáo viên, lồng ghép với việc thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đối mới, phát triển của đất nước”), bảo đảm 100% báo cáo viên pháp luật trung ương, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 70% báo cáo viên pháp luật cấp huyện thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác phòng, chống tham nhũng tại các cơ quan tư pháp, thanh tra, tổ chức pháp chế được bồi dưỡng, tập huấn;
- Các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các địa phương thực hiện bồi dưỡng pháp luật về phòng, chống tham nhũng lồng ghép trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức ở các vị trí dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng.
- Nội dung tập huấn: Quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về phòng, chống tham nhũng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật khiếu nại, Luật tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Bộ, ngành, địa phương; tình hình thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng (cập nhật thông tin về tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ, ngành, địa phương)...
- Thời gian tập huấn: Trong Quý II hoặc Quý III của năm.
1.4. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong thực hiện “Ngày pháp luật”
Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11.
Các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Ngày pháp luật, bảo đảm có nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, góp phần nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Hình thức thực hiện:
- Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
- Thi tìm hiểu pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Các hình thức khác phù hợp với Bộ, ngành, địa phương.
1.5. Tổ chức cuộc thi “Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật phòng, chống tham nhũng”
Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng 01-03 tiểu phẩm (dưới dạng video clip), gửi về Bộ Tư pháp dự thi ở cấp Trung ương, (Thời gian gửi tác phẩm dự thi: Tháng 7/2013). Chi tiết về cuộc thi sẽ được nêu tại Thể lệ cuộc thi do Bộ Tư pháp ban hành.
1.6. Tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng
Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí dành thời lượng thích hợp, xây dựng chuyên trang, chuyên mục thông tin, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên các báo, đài.
Các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên báo chí, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử trực thuộc. Các cơ quan báo chí xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện.
Phương thức thực hiện:
- Bảo đảm xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật và việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, diễn đàn đối thoại, góp ý kiến, đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Tăng số lượng tin, bài tuyên truyền (bảo đảm cập nhật, thông tin thường xuyên theo tuần, tháng).
2. Chế độ thông tin, báo cáo
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án và báo cáo kết quả thực hiện Đề án năm 2013 về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 30 tháng 11 năm 2013 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
3. Kinh phí thực hiện Đề án
Theo quy định tại mục 4 phần IV của Đề án, Bộ Tư pháp đề nghị các các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí thực hiện Đề án năm 2013.
Hàng năm, căn cứ nội dung hoạt động của Đề án, các cơ quan, đơn vị thực hiện Đề án lập dự toán kinh phí bảo đảm thực hiện Đề án cùng với dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt giao dự toán ngân sách hàng năm cho cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Tư pháp (Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật) để hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] “Nhóm nòng cốt” gồm các cá nhân gương mẫu, am hiểu pháp luật, được nhân dân tín nhiệm bầu giữ các chức vụ quan trọng như trưởng thôn, tổ trưởng dân phố, các chi hội trưởng, phó các tổ chức đoàn thế xã hội được xây dựng theo Đề án 02 "Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư" thuộc Chương trình hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì.
- 1 Công văn 1324/BTP-PBGDPL năm 2015 hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp ban hành
- 2 Công văn 862/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 3 Kế hoạch 863/KH-ĐA4061 Thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (gọi tắt là Đề án 4061) năm 2014 do Ban Điều hành Đề án 4061 Bộ Tư pháp ban hành
- 4 Công văn 5906/BTP-BTTP năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Quyết định 2946/QĐ-BGDĐT năm 2013 thành lập tổ công tác thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Công văn 5571/BGDĐT-TTr năm 2013 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Công văn 4713/BTP-BTTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Công văn 984/TTCP-C.IV đánh giá việc thực hiện quy định về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 9 Quyết định 579/QĐ-LĐTBXH năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 10 Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2012
- 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 12 Công văn 1661/BNN-PC thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 13 Luật khiếu nại 2011
- 14 Luật tố cáo 2011
- 15 Quyết định 4061/QĐ-BTP năm 2011 phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công, viên chức và nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 16 Quyết định 445/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 17 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 1 Công văn 1661/BNN-PC thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2 Quyết định 579/QĐ-LĐTBXH năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2016 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3 Công văn 984/TTCP-C.IV đánh giá việc thực hiện quy định về khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong tố cáo, phát hiện tham nhũng do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 4 Công văn 4713/BTP-BTTP hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 5 Công văn 5571/BGDĐT-TTr năm 2013 hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6 Quyết định 2946/QĐ-BGDĐT năm 2013 thành lập tổ công tác thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo từ năm học 2013-2014 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Công văn 5906/BTP-BTTP năm 2013 hướng dẫn thực hiện Luật giám định tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- 8 Công văn 862/BTP-PBGDPL hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng năm 2014 do Bộ Tư pháp ban hành
- 9 Kế hoạch 863/KH-ĐA4061 Thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (gọi tắt là Đề án 4061) năm 2014 do Ban Điều hành Đề án 4061 Bộ Tư pháp ban hành
- 10 Công văn 1324/BTP-PBGDPL năm 2015 hướng dẫn thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp ban hành