- 1 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2432/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2020 |
Kính gửi: Hiệp hội Sữa Việt Nam
Trả lời công văn số 13/HHS-CV ngày 18/3/2020 của Hiệp hội Sữa Việt Nam liên quan đến một số kiến nghị về việc áp dụng hồ sơ, chứng từ điện tử trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Quy định về hồ sơ hải quan và các chứng từ phải nộp khi làm thủ tục hải quan:
- Tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính quy định cụ thể các chứng từ phải nộp khi làm thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu. Theo đó, các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1; điểm đ, e, g, i khoản 2 Điều này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, cổng thông tin một cửa ASEAN hoặc cổng thông tin trao đổi với các nước khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
- Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan phải nộp cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Trường hợp theo quy định tại Thông tư này phải nộp bản chính các chứng từ dưới dạng giấy thì bản chính đó phải được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan.
- Tại điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại điểm a khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định người khai hải quan gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 16 Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan. Các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan có thể ở dạng dữ liệu điện tử hoặc chứng từ giấy được chuyển đổi sang chứng từ điện tử (bản scan có xác nhận bằng chữ ký số).
Như vậy, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đã được gửi theo hình thức điện tử; trường hợp theo quy định phải nộp chứng từ bản chính dưới dạng giấy thì người khai hải quan có thể gửi qua đường bưu chính cho cơ quan hải quan, điều này sẽ góp phần làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Các thủ tục chuyên ngành của các Bộ ngành đã được kết nối trên Hệ thống một cửa quốc gia:
a/ Hiện tại, Bộ Y tế đã kết nối thủ tục Thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã kết nối thủ tục Giấy chứng nhận kiểm dịch trên cổng thông tin một cửa quốc gia. Theo đó, khi làm thủ tục nhập khẩu đối với các hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Y tế, thủ tục đối với hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm dịch theo quy định, cơ quan hải quan tra cứu kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm được kết nối trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để thông quan hàng hóa theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC dẫn trên.
Hiện tại tất cả các thủ tục hành chính mà đã được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia đều sử dụng hồ sơ điện tử và áp dụng chữ ký số.
b/ Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hiện chưa triển khai các thủ tục hành chính liên quan đến an toàn thực phẩm trên cổng thông tin một cửa quốc gia, theo đó, khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa thuộc quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, doanh nghiệp phải nộp bản giấy (bản chính) Thông báo kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa trong theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC dẫn trên.
3. Về Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
Hiện tại, Việt Nam đã kết nối chính thức Cơ chế một cửa ASEAN để trao đổi chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử với 9 nước ASEAN và Hải quan Việt Nam cũng đã sử dụng chứng nhận xuất xứ mẫu D điện tử trong quá trình thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.
Tổng cục Hải quan kính gửi để Hiệp hội Sữa được biết./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 7256/TCHQ-GSQL năm 2016 sử dụng chứng từ điện tử do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Quyết định 1737/QĐ-TCHQ năm 2019 về quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thu nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với cơ quan quản lý, lập chứng từ trực tiếp hoặc chuyển thông tin phải thu của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan
- 3 Quyết định 3660/QĐ-TCHQ năm 2019 về quy chế trao đổi thông tin tờ khai hải quan điện tử, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, bảo lãnh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thu nộp tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác đối với các cơ quan quản lý, lập chứng từ trực tiếp hoặc chuyển thông tin phải thu của người nộp thuế qua Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan