BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 254/QHLĐTL-CSLĐ | Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty Sản xuất Phanh Nisin Việt Nam
Cục Quan hệ lao động và Tiền lương nhận được kiến nghị của Công ty Sản xuất Phanh Nisin Việt Nam đề nghị hướng dẫn áp dụng quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do Văn phòng Chính phủ gửi kèm công văn số 3118/VPCP-ĐMDN ngày 18 tháng 4 năm 2019, sau khi nghiên cứu, Cục Quan hệ lao động và Tiền lương có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012 và Điều 12 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp gồm:
- Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động quy định cụ thể trong quy chế của doanh nghiệp;
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục;
- Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng theo quy định của pháp luật mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
- Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn.
Đề nghị Công ty Sản xuất Phanh Nisin Việt Nam đối chiếu tình huống cụ thể tại doanh nghiệp với các quy định nêu trên để có phương án giải quyết phù hợp./.
| Q. CỤC TRƯỞNG |
- 1 Công văn 379/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về hiệu lực của quy định về chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
- 2 Công văn 372/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về hướng dẫn quy định pháp luật lao động do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
- 3 Công văn 482/CVL-BHTN năm 2019 về chấm dứt hợp đồng lao động do Cục Việc làm ban hành
- 4 Công văn 545/QHLĐTL-CSLĐ năm 2018 về hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa do Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương ban hành
- 5 Công văn 585/LĐTBXH-PC năm 2018 về giải đáp vướng mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc của người lao động và trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; và lịch nghỉ hàng năm do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ban hành
- 6 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 7 Công văn 1793/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 trợ cấp thôi việc cho người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8 Bộ Luật lao động 2012
- 9 Công văn 3755/LĐTBXH-PC về bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1 Công văn 379/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về hiệu lực của quy định về chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
- 2 Công văn 372/QHLĐTL-CSLĐ năm 2019 về hướng dẫn quy định pháp luật lao động do Cục Quan hệ lao động và Tiền lương ban hành
- 3 Công văn 482/CVL-BHTN năm 2019 về chấm dứt hợp đồng lao động do Cục Việc làm ban hành
- 4 Công văn 545/QHLĐTL-CSLĐ năm 2018 về hướng dẫn xây dựng phương án sử dụng lao động khi cổ phần hóa do Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương ban hành
- 5 Công văn 585/LĐTBXH-PC năm 2018 về giải đáp vướng mắc liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc của người lao động và trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; và lịch nghỉ hàng năm do Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội ban hành
- 6 Công văn 1793/LĐTBXH-LĐTL năm 2014 trợ cấp thôi việc cho người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7 Công văn 3755/LĐTBXH-PC về bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành