TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/TANDTC-TCCB | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2018 |
Kính gửi: Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; Thông tư số 01/2016/TT-CA ngày 21/01/2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về tổ chức các tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và căn cứ vào số lượng công việc, thực trạng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký của các Tòa án nhân dân hiện nay, tại cuộc họp ngày 08/01/2018, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao dự kiến phương án thành lập Tòa chuyên trách tại các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
a) Đối với các Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 11 đến 13 Thẩm phán (kể cả lãnh đạo)
Được thành lập 03 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự (giải quyết các vụ, việc về dân sự, gia đình và người chưa thành niên), Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách chỉ có Chánh tòa.
b) Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh có từ 14 đến 20 Thẩm phán (kể cả lãnh đạo)
Được thành lập 04 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên), Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách chỉ có Chánh tòa.
c) Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh còn lại có từ 22 Thẩm phán trở lên (kể cả lãnh đạo)
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương: được thành lập đủ 06 Tòa chuyên trách theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.
Các Tòa án còn lại được thành lập 05 Tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính, Tòa kinh tế (giải quyết các vụ, việc về kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện
a) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 2.000 vụ, việc/năm trở lên, được tổ chức 04 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động). Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và 01 Phó Chánh tòa.
b) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 1.000 vụ, việc đến dưới 2.000 vụ, việc/năm, được tổ chức 03 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.
c) Đối với Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 700 vụ, việc đến dưới 1.000 vụ, việc/năm, được tổ chức 02 tòa chuyên trách, gồm: Tòa hình sự, Tòa dân sự. Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.
d) Đối với các Tòa án có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết dưới 700 vụ, việc/năm thì không tổ chức Tòa chuyên trách.
Căn cứ vào phương án tổ chức Tòa chuyên trách này, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khẩn trương thực hiện các công việc sau:
(1) Nghiên cứu và có ý kiến cụ thể đối với phương án trên (đồng ý hoặc có ý kiến khác).
(2) Căn cứ vào phương án nêu trên và số lượng công việc, thực trạng đội ngũ Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của đơn vị; rà soát và đề xuất về mô hình tòa chuyên trách của đơn vị mình. Trong đó, ngoài số lượng án thì mỗi tòa chuyên trách phải có ít nhất 3 Thẩm phán và 3 Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Ý kiến đề xuất được gửi đến hòm thư điện tử thutranghanoi@gmail.com, đồng thời gửi văn bản đến Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) trước ngày 25/01/2018 để tổng hợp, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Lưu ý:
- Khi thực hiện việc sắp xếp lại theo phương án trên, các trường hợp không còn được giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định.
- Số lượng vụ, việc giải quyết trên năm được tính bằng trung bình cộng của 3 năm liên tiếp (2015, 2016 và 2017)./.
| TL. CHÁNH ÁN |
- 1 Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2 Kế hoạch 77/KH-TANDTC năm 2016 tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân và triển khai hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về thành lập các Tòa chuyên trách trong các Tòa án
- 3 Công văn 52/TANDTC-PC năm 2016 về rà soát, lập hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách theo Thông tư 01/2016/TT-CA do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4 Thông tư 01/2016/TT-CA quy định việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 5 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 6 Quyết định 142/QĐ-QLTA năm 1994 về Quy định việc uỷ quyền cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác quản lý về mặt tổ chức đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ tư pháp ban hành
- 1 Quyết định 142/QĐ-QLTA năm 1994 về Quy định việc uỷ quyền cho Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện công tác quản lý về mặt tổ chức đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ tư pháp ban hành
- 2 Công văn 52/TANDTC-PC năm 2016 về rà soát, lập hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách theo Thông tư 01/2016/TT-CA do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 3 Kế hoạch 77/KH-TANDTC năm 2016 tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân và triển khai hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao về thành lập các Tòa chuyên trách trong các Tòa án
- 4 Thông tư 02/2017/TT-TANDTC về Quy chế tổ chức phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành