BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 284/BYT-BM-TE | Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2020 |
Kính gửi: | - Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, |
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Sổ TDSKBMTE) đã được triển khai thí điểm trong nhiều năm dưới sự hỗ trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA). Kết quả cho thấy Sổ TDSKBMTE là công cụ tiện dụng, hiệu quả trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe liên tục của bà mẹ và trẻ em, từ khi mang thai đến khi trẻ 6 tuổi cũng như chăm sóc liên tục từ các cơ sở y tế xã đến bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh, góp phần giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em.
Tháng 4/2018 tại Hội nghị của WHO ở Geneva, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo sử dụng Sổ TDSKBMTE như một công cụ hữu ích giúp nâng cao chất lượng dịch vụ theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em.
Từ những giá trị chuyên môn khoa học và nhân văn của Sổ TDSKBMTE mang lại, ngày 20 tháng 01 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 140/QĐ-BYT về Ban hành mẫu Sổ TDSKBMTE sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi tại các cơ sở y tế trong phạm vi toàn quốc, trong đó quy định Sổ TDSKBMTE sử dụng thay thế các sổ khám bệnh, sổ y bạ, sổ khám thai, phiếu tiêm chủng cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi. Mẫu Sổ được đăng tải trên trang thông tin của Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em tại địa chỉ: http//mch.yte.gov.vn
Để đảm bảo tính thống nhất trong việc triển khai thực hiện Sổ TDSKBMTE, Bộ Y tế xin gửi đến các Đơn vị bản Hướng dẫn các cơ sở y tế trong phạm vi toàn quốc về sử dụng Sổ TDSKBMTE (kèm theo công văn này). Trong quá trình triển khai sử dụng Sổ, nếu phát sinh những vấn đề khó khăn, vướng mắc, Đơn vị gửi ý kiến, phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, ĐT 024.62733315) để được hướng dẫn và hỗ trợ kịp thời.
Xin trân trọng cảm ơn.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
TRIỂN KHAI SỔ THEO DÕI SỨC KHỎE BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
(Kèm theo công văn số 284/BYT-BM-TE ngày 20 tháng 01 năm 2020)
I. Giới thiệu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em
Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Sổ TDSKBMTE) là công cụ theo dõi và chăm sóc liên tục sức khỏe bà mẹ, trẻ em trong thời gian mang thai, sinh đẻ, sau đẻ và đến khi trẻ được 6 tuổi.
- Mẫu Sổ TDSKBMTE do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định 140/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2020 gồm:
2.1. Phần bắt buộc: những nội dung, biểu mẫu chính về chăm sóc phụ nữ mang thai, trong đẻ, ngay sau đẻ và trẻ em đến 6 tuổi có tích hợp phần tiêm chủng và biểu đồ tăng trưởng bắt buộc các cơ sở y tế phải thực hiện theo, cụ thể:
Phần I: Thông tin cơ bản (từ trang 7 đến trang 9)
Phần II: Chăm sóc thai nghén (từ trang 10 đến trang 21)
Phần III: Chăm sóc trong đẻ, sau đẻ mẹ và con (từ trang 22 đến trang 27)
Phần IV: Chăm sóc sức khỏe trẻ em (từ trang 28 đến trang 51)
Phần V: Thông tin dành cho bà mẹ và gia đình (từ trang 52 đến trang 75).
2.2. Phần không bắt buộc: Ngoài phần bắt buộc, phần không bắt buộc do do địa phương, đơn vị tự bổ sung các nội dung, biểu mẫu về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em căn cứ theo nhu cầu CSSKBMTE và thực tiễn của từng đơn vị.
a) Bà mẹ mang thai, các thành viên trong gia đình: để tìm hiểu thông tin góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết để tự theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em tại nhà, ghi chép kết quả theo dõi vào Sổ và chủ động đến hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
b) Cán bộ y tế: để tư vấn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em; áp dụng các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật; ghi chép kết quả khám và điều trị cho bà mẹ trẻ em vào Sổ; tham khảo kết quả khám, điều trị các lần trước và các thông tin do gia đình tự ghi trong Sổ khi cung cấp dịch vụ.
4. Phạm vi sử dụng: Sổ theo dõi sức khỏe Bà mẹ và trẻ em được sử dụng trong phạm vi toàn quốc, bao gồm các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện kể cả cơ sở y tế ngoài công lập, cơ sở y tế tại các trường mầm non và mẫu giáo. Sổ sử dụng thay thế các sổ khám bệnh, sổ y bạ, sổ khám thai, phiếu tiêm chủng cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi.
5. Nơi cấp/ bán sổ cho phụ nữ mang thai và trẻ em
Phụ nữ mang thai khi đến trạm y tế xã/cơ sở y tế đăng ký quản lý thai, khám thai và đưa trẻ em đến khám bệnh hoặc kiểm tra sức khỏe (nếu chưa có Sổ TDSKBMTE) đều được cấp/ mua Sổ này.
Trường hợp làm mất Sổ, bà mẹ và gia đình cần báo ngay cho trạm y tế xã và cán bộ y tế nơi cấp Sổ để được cấp lại và điền các thông tin cần thiết vào Sổ.
Mỗi phụ nữ mang thai sử dụng 01 cuốn Sổ cho 01 trẻ. Nếu sinh đôi, bà mẹ được cấp/ mua 2 Sổ, sinh ba sẽ được cấp/ mua 3 Sổ để theo dõi và ghi chép riêng cho từng trẻ. Thông tin trong thời kỳ mang thai của mẹ được chép lại vào Sổ của từng trẻ.
Phụ nữ mang thai, bà mẹ cần có sự hướng dẫn, tư vấn của cán bộ y tế để ghi chép vào sổ khi mới được cấp Sổ, trong các lần khám thai và theo dõi sức khỏe cho mẹ và con.
Bà mẹ nhớ luôn mang theo Sổ TDSKBMTE khi đi khám thai, khám bệnh, khi đi sinh em bé, khi đưa trẻ đi tiêm chủng, theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ, khám sức khỏe hoặc khám bệnh.
6. Ghi chép, sử dụng và theo dõi
Trong Sổ TDSKBMTE có các trang dành cho gia đình ghi và các trang dành cho cán bộ y tế ghi, cụ thể:
a) | Biểu tượng các thành viên gia đình là trang dành cho thai phụ, bà mẹ và gia đình tự theo dõi và ghi chép tại nhà. | |
b) |
| Biểu tượng cán bộ y tế là trang dành cho cán bộ y tế, y tế thôn bản ghi chép kết quả chăm sóc và khám sức khỏe. |
Sổ TDSKBMTE có các ô màu trắng và ô màu vàng
- Khi thông tin được ghi vào ô màu trắng: sức khỏe của bà mẹ và/hoặc của trẻ bình thường.
- Khi thông tin ghi vào ô màu vàng: có thể là bà mẹ và/hoặc trẻ có vấn đề về sức khỏe. Trong trường hợp này, bà mẹ và trẻ cần đến cơ sở y tế đế được khám, xử trí, tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Gia đình, cán bộ y tế khi thực hiện tiêm chủng theo lịch, theo dõi tăng trưởng cho trẻ cần ghi chép thông tin vào Sổ theo hướng dẫn. Nếu trẻ có phiếu tiêm chủng riêng, nên ghim vào trang cuối của Sổ để tiện theo dõi.
Nếu phụ nữ mang thai, bà mẹ không biết chữ, cán bộ y tế, y tế thôn bản và cộng tác viên y tế (giáo viên, học sinh) cần thường xuyên đến thăm nhà để tư vấn, hỗ trợ bà mẹ và gia đình theo dõi, ghi chép và tìm hiểu nội dung của Sổ tại nhà.
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố
- Thống nhất chủ trương và có văn bản chỉ đạo Ngành Y tế và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai sử dụng Sổ TDSKBMTE trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế;
- Chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai sử dụng Sổ TDSKBMTE trong theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương, bao gồm cả các cơ sở y tế công lập và tư nhân theo lộ trình phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với Ngành Y tế tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân về lợi ích và vận động người dân, đặc biệt là các bà mẹ mang thai và phụ nữ sau sinh sử dụng Sổ theo hướng dẫn của nhân viên y tế;
- Tăng cường huy động nguồn lực của trung ương, địa phương và các nguồn lực hợp pháp khác cũng như xem xét tạo cơ chế để xã hội hóa việc triển khai sử dụng Sổ.
Chỉ đạo toàn diện việc triển khai sử dụng Sổ TDSKBMTE tại địa phương. Định kỳ tổ chức các buổi giao ban, đối thoại giữa các cơ sở y tế trong việc ghi chép, theo dõi, sử dụng Sổ TDSKBMTE và giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
3. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC)
Là đơn vị làm đầu mối, chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức triển khai sử dụng Sổ TDSKBMTE trên toàn tỉnh: bao gồm bổ sung nội dung in Sổ phù hợp với địa phương; hướng dẫn xây dựng phương án cấp/ bán sổ cho người sử dụng; tổ chức hội nghị/ hội thảo phổ biến; tập huấn sử dụng sổ; Tổ chức truyền thông, theo dõi giám sát triển khai Sổ tại các tuyến.
Tích cực phối kết hợp với các sở, ban ngành liên quan nhằm bảo đảm lồng ghép và tận dụng tốt nhất các nguồn lực từ các hoạt động, chương trình/dự án liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại địa phương hoặc từ các nguồn ngân sách hợp pháp khác, đồng thời tham mưu và báo cáo Sở Y tế về tình hình triển khai, sử dụng Sổ.
4. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em
- Ngoài việc ghi chép đầy đủ thông tin vào sổ cần lưu ý nhắc các bà mẹ khi đến nhận dịch vụ hoặc đưa con đến khám bệnh, tiêm chủng... cần mang theo Sổ để ghi chép, đồng thời tham gia đầy đủ, có trách nhiệm trong các buổi giao ban đối thoại giữa các cơ sở y tế.
Bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh, huyện bao gồm cả bệnh viện, phòng khám tư nhân cung cấp dịch vụ CSSKBMTE có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin về khám thai, đỡ đẻ, tình trạng sức khỏe của mẹ và trẻ sau sinh; kết quả khám và điều trị cho trẻ em vào Sổ TDSKBMTE. Chủ động in Sổ theo hướng dẫn phù hợp với tình hình đơn vị (nếu tỉnh không in Sổ tập trung).
5. Trung tâm Y tế huyện (Khoa CSSKSS)
Trung tâm y tế tuyến huyện (Khoa CSSKSS) có trách nhiệm triển khai sử dụng và ghi chép thông tin về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vào Sổ TDSKBMTE theo chỉ đạo của Sở Y tế. Là đầu mối phối hợp với các phòng ban liên quan như Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Lao động Thương binh Xã hội, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, v.v... để tổ chức triển khai sử dụng sổ hiệu quả. Chủ động in Sổ theo hướng dẫn phù hợp với tình hình đơn vị (nếu tỉnh không in Sổ tập trung).
Trạm y tế xã/phường lập danh sách phụ nữ có thai, trẻ em dưới 6 tuổi theo từng thôn/bản, phường, xã gửi báo cáo lên Trung tâm y tế huyện và Trung tâm KSBT/CSSKSS tỉnh để tổng hợp, báo cáo Sở Y tế để có căn cứ xây dựng kế hoạch in sổ đầy đủ. Sắp xếp lịch cấp/ bán sổ cho phụ nữ có thai và bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại trạm y tế hoặc tại nhà kết hợp tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng sổ.
Trưởng trạm y tế và cán bộ chuyên trách về sức khỏe bà mẹ trẻ em làm đầu mối, phối hợp với các ban, ngành liên quan và hướng dẫn y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản để triển khai sử dụng sổ có hiệu quả tại địa bàn.
Thường xuyên/định kỳ tổ chức các buổi truyền thông về nội dung Sổ, hướng dẫn cách ghi chép Sổ lồng ghép trong các hoạt động truyền thông của Trạm Y tế xã.
7. Y tế trường học: Các cơ sở trường học mầm non và mẫu giáo có trách nhiệm ghi kết quả khám và điều trị cho trẻ em vào Sổ TDSKBMTE ngoài việc thực hiện kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe, lưu hồ sơ sức khỏe... theo quy định hiện hành (Thông tư liên tịch Bộ Y tế- Bộ Giáo dục và Đào tạo số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, ngày 12/5/2016 Quy định về công tác y tế trường học).
8. Phương án in và bán/cấp Sổ: các tỉnh tham khảo các phương án sau:
Sổ đã được Bộ Y tế ban hành sử dụng thống nhất trong toàn quốc thay thế Sổ khám thai, sổ y bạ, sổ khám bệnh, phiếu tiêm chủng sử dụng cho Phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi, do vậy Sở Y tế làm đầu mối hoặc giao cho CDC là đầu mối căn cứ vào phần bắt buộc và phần không bắt buộc của Sổ tại hướng dẫn nêu trên để thống nhất Mẫu Sổ của tỉnh.
Phương án 1: Sở Y tế giao cho 01 đơn vị đầu mối (Sở Y tế, CDC, hoặc bệnh viện tuyến tỉnh, hoặc 01 Đơn vị nào đó trên địa bàn tỉnh) sử dụng Mẫu Sổ của tỉnh tiến hành lập Kế hoạch nhu cầu Sổ của tỉnh và tiến hành các thủ tục in Sổ tập trung toàn tỉnh (đấu thầu tập trung). Căn cứ vào kết quả đấu thầu, các cơ sở y tế ký hợp đồng với Đơn vị trúng thầu để được cung cấp Sổ, rồi bán/cấp cho Phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi khi đến sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở y tế đó.
(Các nguồn xã hội hóa, kinh phí của tỉnh cấp....và các nguồn kinh phí hợp pháp khác nếu có để có thể in và cấp Sổ cho đối tượng người nghèo, chính sách, người có công, nếu không có thì bán Sổ tùy theo điều kiện của địa phương).
Phương án 2: Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trong toàn tỉnh sử dụng Mẫu Sổ của tỉnh để tiến hành các thủ tục in Sổ và bán/cấp cho Phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi khi đến sử dụng dịch vụ y tế tại cơ sở y tế của mình. (Các nguồn xã hội hóa, kinh phí của cơ sở y tế.... nếu có để có thể cấp Sổ cho đối tượng người nghèo, chính sách, người có công, nếu không có thì bán Sổ tùy theo điều kiện của cơ sở y tế).
Hoặc các phương án khác do Sở Y tế chủ động chỉ đạo triển khai phù hợp với điều kiện của địa phương.
Bộ Y tế giao Vụ SKBMTE là đơn vị đầu mối, phối hợp với các Vụ, Cục liên quan của Bộ Y tế, các Viện, Bệnh viện đầu ngành sản khoa, nhi khoa hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn các địa phương triển khai sử dụng Sổ./.
- 1 Công văn 911/BYT-TDCT năm 2020 về hướng dẫn triển khai Quyết định 1893/QĐ-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 4538/BYT-BM-TE năm 2017 triển khai sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4 Công văn 518/BYT-BM-TE năm 2016 về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân do Bộ Y tế ban hành
- 5 Công văn 381/BYT-BM-TE năm 2016 về triển khai mở rộng sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Bộ Y tế ban hành
- 1 Công văn 518/BYT-BM-TE năm 2016 về tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân do Bộ Y tế ban hành
- 2 Công văn 4538/BYT-BM-TE năm 2017 triển khai sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Bộ Y tế ban hành
- 3 Công văn 381/BYT-BM-TE năm 2016 về triển khai mở rộng sử dụng Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em do Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 911/BYT-TDCT năm 2020 về hướng dẫn triển khai Quyết định 1893/QĐ-TTg do Bộ Y tế ban hành
- 5 Quyết định 1021/QĐ-BYT năm 2021 về Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành