ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2966/UBND-NNNT | Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015 |
Kính gửi: | - UBND các quận, huyện, thị xã; |
UBND Thành phố nhận được văn bản số 241/BC-CCCĐ ngày 13/4/2015 của Chi cục Đê điều và PCLB báo cáo tình hình vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 (có bản chụp kèm theo).
Để thực hiện nghiêm pháp luật Nhà nước, bảo đảm an toàn đê điều, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo như sau:
1. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thanh tra Thành phố, Công an Thành phố, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 14/03/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố, tập trung chỉ đạo, tăng cường phối hợp, triển khai xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố.
2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Rà soát các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều còn tồn đọng trên địa bàn, tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp quyết liệt, xử lý dứt điểm, đúng quy định của pháp luật; báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 31/5/2015 về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định của pháp luật trong việc ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều; tiến hành kiểm tra thường xuyên, có biện pháp ngăn chặn kịp thời không để phát sinh những trường hợp vi phạm mới hoặc tái vi phạm.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng quy định của pháp luật về đê điều tới các tổ chức, cá nhân, nhân dân vùng ven đê biết, hiểu và tự giác thực hiện.
- Phối hợp chặt chẽ, kiểm tra, đôn đốc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện chỉ đạo trên của Ủy ban nhân dân Thành phố; tổng hợp kết quả xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn toàn Thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 15/6/2015;
- Chỉ đạo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, các Hạt Quản lý đê tăng cường kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan lập biên bản vi phạm theo đúng quy định, ngăn chặn ngay từ khi mới phát sinh các trường hợp vi phạm hoặc mới tái vi phạm;
- Thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đê điều, phòng chống lụt bão tại một số huyện trọng điểm, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố trước ngày 15/6/2015.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát việc giao đất, cho thuê đất và giấy phép hoạt động của các bến bãi khai thác cát sỏi, trung chuyển vật liệu xây dựng ở bãi sông; kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với những trường hợp vi phạm pháp luật.
5. Sở Giao thông vận tải rà soát, cắm đầy đủ biển hạn chế tải trọng trên các tuyến đường trên đê; chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức ngăn chặn, xử lý kiên quyết xe chở quá tải trọng đi trên các tuyến đường trên đê.
6. Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan kiểm tra thường xuyên tình hình vi phạm, và xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; Quyết định và tổ chức thanh tra làm rõ trách nhiệm và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong các vụ việc vi phạm nghiêm trọng.
7. Công an Thành phố bố trí tăng cường lực lượng, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, chính quyền các địa phương để tổ chức ngăn chặn, xử lý, cưỡng chế, giải tỏa vi phạm pháp luật về đê điều; chủ trì, phối hợp với Thanh tra Thành phố và các cơ quan liên quan tiến hành điều tra, lập hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các vụ việc vi phạm nghiêm trọng, có dấu hiệu vi
phạm Luật Hình sự.
8. Với những quận, huyện, thị xã xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về đê điều, không xử lý dứt điểm, Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nội vụ kiểm tra, tiến hành thanh tra công vụ, làm rõ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức có liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xử lý theo quy định của pháp luật./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Công văn 9001/UBND-NNNT năm 2015 về thành lập và tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Quy chế Phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 14/2014/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Hà Nội
- 4 Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 6 Luật Đê điều 2006
- 7 Bộ Luật Hình sự 1999
- 1 Công văn 9001/UBND-NNNT năm 2015 về thành lập và tổ chức hoạt động của lực lượng quản lý đê nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2 Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Quy chế Phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật về đê điều tỉnh Hà Tĩnh
- 3 Quyết định 2097/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4 Quyết định 2555/QĐ-UBND năm 2009 về Kế hoạch xử lý, giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành