- 1 Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 3 Chỉ thị 34-CT/TW năm 1998 về tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4 Thông tư 31/2009/TT-BGDĐT về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5 Hiến pháp 2013
- 6 Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường
- 8 Thông tư 26/2017/TT-BGDĐT về quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 9 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10 Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 11 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 12 Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT năm 2018 về tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 13 Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT hướng dẫn công tác xã hội trong trường học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 14 Quyết định 1299/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15 Kế hoạch phối hợp 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT năm 2019 về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 16 Quyết định 987/QĐ-BGDĐT năm 2020 về Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dụng trẻ em trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 17 Kết luận 80-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 18 Quyết định 529/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch xây dựng Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 19 Kế hoạch 1567/KH-BGDĐT năm 2020 thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 20 Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2020 về tăng cường hiệu quả thi hành trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước và trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 21 Kết luận 01-KL/TW năm 2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 22 Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 23 Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2021 về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Quyết định 4969/QĐ-BGDĐT năm 2021 về Kế hoạch phát triển Công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 25 Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 26 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 27 Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2022 về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 28 Quyết định 1667/QĐ-UBND năm 2022 về kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 29 Quyết định 2138/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT năm 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh
- 3 Công văn 4617/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2022 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2022-2023 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3923/SGDĐT-CTTT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 10 năm 2022 |
Kính gửi: | - Trưởng phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo; |
Căn cứ Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023;
Căn cứ Công văn số 4617/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023;
Căn cứ Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 của Ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023 như sau:
- Mỗi cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023 phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên (HSSV) và xây dựng, phát triển văn hóa học đường; kiên quyết khắc phục tư tưởng chuyên môn đơn thuần, xem nhẹ công tác chính trị tư tưởng.
- Các hoạt động giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên (đặc biệt là các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh) được cụ thể hóa trong kế hoạch hoạt động, kế hoạch giáo dục của mỗi cơ sở giáo dục, trong hoạt động chính khóa, hoạt động buổi 2, hoạt động ngoài giờ,… góp phần thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông và hình thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa gia đình-nhà trường-xã hội để tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, học sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, đặc biệt là phòng ngừa tai nạn thương tích, đuối nước, tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý học đường, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em, học sinh; bảo đảm trẻ em, học sinh là trung tâm của các hoạt động giáo dục.
- Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông giáo dục, tăng cường truyền thông các hoạt động giáo dục toàn diện của mỗi cơ sở giáo dục và toàn ngành, phát huy những ảnh hưởng tích cực từ các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, các hoạt động điển hình trong mỗi cơ sở giáo dục.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Tất cả các cơ sở giáo dục đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị của HSSV (đặc biệt là trên môi trường mạng) và đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV theo hướng tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục. Đồng thời, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, nhà giáo và người lao động để tạo sự đoàn kết, thống nhất trong mỗi đơn vị và toàn ngành; mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp thực sự gương mẫu, là tấm gương cho HSSV noi theo. Chủ động phát hiện và phối hợp với lực lượng công an, chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng tại đơn vị.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021-2030”; Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022-2030” trong ngành nhằm tạo chuyển biến tích cực, toàn diện trong hoạt động giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho HSSV góp phần xây dựng thế hệ HSSV có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa, tuân thủ pháp luật, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định lý tưởng cách mạng; có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, có kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, tay nghề cao. Khơi dậy trong HSSV tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thành phố trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05- CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; đặc biệt phải quán triệt, tập trung làm tốt ba nội dung học tập Bác, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên; đồng thời gắn với triển khai “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh” - nơi tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hiện hữu thường xuyên, trở thành tài sản tinh thần, giá trị văn hóa đặc trưng của người dân, cán bộ, đảng viên thành phố mang tên Bác (bao gồm không gian vật thể, không gian phi vật thể và không gian mạng); kịp thời truyền thông, tuyên dương, vinh danh các tấm gương tập thể, nhà giáo, người lao động tiêu biểu trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ, HSSV tiêu biểu trong học tập, rèn luyện và các hành động cao đẹp, gương người tốt, việc tốt.
Cán bộ, giáo viên và HSSV tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022; (http://hocvalamtheobac.vn/); tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống” dành cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy, học và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí Minh (http://www.hochiminh.vn/) tới đội ngũ cán bộ, giáo viên và HSSV để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo Bác
- Triển khai thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường” và tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”. Mỗi cơ sở giáo dục gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Qua đó, xây dựng và phát triển văn hóa học đường trong mỗi cơ sở giáo dục, văn hóa học đường thực sự trở thành một môi trường quan trọng để HSSV rèn luyện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.
Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức hoạt động văn hóa của HSSV trong các cơ sở giáo dục, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở giáo dục, điều chỉnh những hành vi ứng xử lệch lạc, thiếu chuẩn mực văn hóa của mọi thành viên trong cơ sở giáo dục, ngăn chặn các hành vi bạo lực, các tệ nạn xã hội, các hành vi trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam. Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức; tạo môi trường, điều kiện để HSSV giao lưu, học hỏi, tiếp thu giá trị văn hóa các vùng, miền và tinh hoa văn hóa nhân loại, nâng cao đời sống tinh thần, khả năng cảm thụ văn hóa, nghệ thuật. Hoạt động văn hóa được gắn với các sự kiện, ngày lễ trọng đại của đất nước, sự kiện lịch sử, truyền thống của nhà trường, của địa phương và các hoạt động khác theo quy định của ngành Giáo dục.
- Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới; Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 30/6/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm tăng cường hiệu quả thi hành trách nhiệm của Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước và trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm; Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường với cán bộ, nhà giáo, người lao động và HSSV, kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề khó khăn, bức xúc trong HSSV, giáo viên, nhân viên.
- Mỗi cán bộ, nhà giáo và người lao động trong mỗi cơ sở giáo dục luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện tốt Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch số 2006/KH-GDĐT-CTTT ngày 13/6/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về “Tiếp tục tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo”; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục, tình trạng quản lý, giáo dục “quyền uy”, áp đặt đối với học sinh và tăng cường sử dụng các biện pháp giáo dục, kỷ luật tích cực trong các cơ sở giáo dục. Hướng đến xây dựng “Trường học hạnh phúc” nhằm xây dựng môi trường giáo dục mà ở đó học sinh, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn, được hiểu và được có giá trị; phát triển môi trường giáo dục thân thiện, văn minh, cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung trong Chương trình phối hợp giai đoạn 2020-2025 giữa Thành đoàn và Sở Giáo dục và Đào tạo, giữa Thành đoàn Thành phố Thủ Đức, các Quận/huyện đoàn với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường THPT, Trung tâm GDTX, Trung tâm GDTX-GDNN; tích cực củng cố và tạo mọi điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, Đội, Hội trong mỗi cơ sở giáo dục; không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn, Đội, Hội nhằm xây dựng các môi trường, các hoạt động để HSSV học tập, rèn luyện và khẳng định bản thân,… góp phần ngày càng quan trọng hơn trong giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân cho HSSV.
Chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, Hội trong các cơ sở giáo dục. Quan tâm, bồi dưỡng đội ngũ HSSV có tư tưởng, lập trường vững vàng tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn, Đội, Hội trở thành lực lượng nòng cốt thúc đẩy phong trào Đoàn, Đội, Hội tại các cơ sở giáo dục phát triển. Thực hiện tốt hơn nữa công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong HSSV theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 30/5/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII) về “Tăng cường công tác chính trị tư tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng viên trong các trường học”.
- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 529/QĐ-UBND ngày 14/02/2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch xây dựng Thành phố Xanh - Thân thiện môi trường giai đoạn 2020-2025; Quyết định số 3202/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 19/10/2018 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Người dân Thành phố Hồ Chí Minh không xả rác ra đường và kênh rạch, vì Thành phố sạch, xanh và thân thiện môi trường”; Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 19/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả hoạt động giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho HSSV; mỗi HSSV có hành động thiết thực bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày, giữ gìn môi trường học đường “Xanh-Sạch-Đẹp”. Tất cả các cơ sở giáo dục phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí và đạt chứng nhận “Trường học Xanh”.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2022-2023, đảm bảo thực hiện tốt các nội dung trong Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kiến thức pháp luật và ý thức công dân cho HSSV; góp phần giáo dục HSSV trở thành những công dân có những hiểu biết về pháp luật, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật.
- Tiếp tục tổ chức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bảo đảm công tác PBGDPL được tổ chức triển khai thực chất, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học 2022-2023; tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành liên quan đến quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; phổ biến các quy định pháp luật về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 để bảo đảm thích ứng an toàn trong tình hình mới. Các hoạt động PBGDPL cần hướng tới mục đích tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tuân thủ, chấp hành, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật của HSSV.
- Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục, phổ biến pháp luật cho HSSV, tăng cường giải pháp sử dụng công nghệ, hình ảnh trực quan sinh động và các hình thức PBGDPL mới trong nhà trường, gắn với việc thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Chỉ đạo giáo viên bộ môn chú ý lồng ghép giáo dục pháp luật cho HSSV thông qua bài giảng một cách hợp lý, phối hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức, gắn việc giảng dạy và học tập pháp luật với rèn luyện kỹ năng sống nhằm củng cố kiến thức pháp luật đã học trong chương trình, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong tìm hiểu kiến thức pháp luật và vận dụng pháp luật trong xử lý tình huống thực tế.
- Triển khai công tác PBGDPL, tư vấn, giải đáp pháp luật trên trang mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị. Tăng cường triển khai công tác PBGDPL trên môi trường số. Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác PBGDPL nhằm bổ sung các phương tiện, thiết bị, tài liệu, học liệu hỗ trợ công tác PBGDPL, sưu tầm hình ảnh, tư liệu phục vụ công tác PBGDPL trong chương trình chính khóa và ngoại khóa tại các cơ sở giáo dục.
- Triển khai thực hiện tốt “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật theo quy định.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phổ thông và Kế hoạch số 3453/KH-GDĐT-CTTT ngày 03/10/2018 về triển khai công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông.
Cơ sở giáo dục phải thành lập và chú trọng phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh, đặc biệt là trong điều kiện ngày càng nhiều học sinh gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần trong quá trình học tập và rèn luyện, nhiều học sinh bị ảnh hưởng không tích cực bởi dịch bệnh COVID-19,…; nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động tư vấn học đường, từng bước tiến tới chuyên nghiệp hóa hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý học đường, không để xảy ra những sự cố đáng tiếc liên quan đến tâm lý của HSSV. Khuyến khích các cơ sở giáo dục hợp đồng chuyên trách cán bộ, giáo viên, chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp thực hiện công tác tư vấn tâm lý.
Chủ động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về giáo dục sức khỏe tâm thần cho học sinh với ngành Y tế, Lao động-Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan tại địa phương; đồng thời tăng cường phối hợp với các tổ chức, kết nối giữa nhà trường và gia đình học sinh trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh nhằm thực hiện tốt Quyết định số 2138/QĐ-BGDĐT ngày 03/8/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch giáo dục sức khỏe tâm thần cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2022-2025.
Tổ chức các hội thảo, hội nghị, lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư vấn tâm lý học sinh đối với cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm, hợp đồng chuyên trách công tác tư vấn tâm lý và các cán bộ Đoàn, Đội, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên khác thực hiện công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường.
- Triển khai thực hiện Thông tư 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác xã hội trong trường học và Quyết định số 4969/QĐ-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành kế hoạch phát triển công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025. Qua đó, nâng cao kiến thức và kỹ năng để HSSV tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân; bảo vệ HSSV trước nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng HSSV bỏ học, vi phạm pháp luật.
Cơ sở giáo dục xây dựng quy trình rà soát, phát hiện nguy cơ có ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh; có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với các vấn đề phức tạp của học sinh, hạn chế việc học sinh rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật; tổ chức can thiệp, trợ giúp hoặc kết nối với gia đình, chính quyền địa phương và các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng can thiệp, trợ giúp đối với học sinh cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phối hợp số 5533/KH-BLĐTBXH- BGDĐT ngày 19/12/2019 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025; Xây dựng kế hoạch triển khai hiệu quả Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT ban hành kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025.
- Xây dựng và triển khai thực hiện tốt Kế hoạch hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trong năm học 2022-2023; đảm bảo thực hiện đúng Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Mỗi cơ sở giáo dục chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho HSSV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV; tăng cường kỹ năng thực hành, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học của HSSV; xây dựng các môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho HSSV vận dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh,... thông qua các hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động chính khóa, hoạt động buổi 2... Các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải đảm bảo tính thiết thực, gắn với những mục tiêu giáo dục cụ thể, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông và chú trọng công tác an toàn trong quá trình tổ chức.
Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tư vấn kỹ năng nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục. Chủ động, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực của địa phương và các doanh nghiệp, từng bước triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, thực hành tại doanh nghiệp nhằm sớm định hướng nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm) am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống (hoặc hoạt động giáo dục có liên quan), công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV và trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục, giảng dạy các kỹ năng sống, tư vấn nghề nghiệp, việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp cho HSSV.
4. Công tác an ninh trật tự, an toàn trường học
- Tổ chức thực hiện tốt Quy chế phối hợp số 156/QCPH-GDĐT-CATP ngày 10/11/2021 giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Công an thành phố về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục trên địa bàn Thành phố. Mỗi cơ sở giáo dục tổ chức ký kết liên tịch và phối hợp với công an tại địa phương thực hiện đầy đủ các nội dung trong Quy chế 156/QCPH-GDĐT- CATP và hướng dẫn số 6427/HD-BCĐ/TP-CATP ngày 01/8/2022 về thực hiện Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện đăng ký, đánh giá trường đạt chuẩn an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích theo thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 và Quyết định số 4458/QĐ-BGDĐT ngày 22/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tất cả các cơ sở giáo dục phải đảm bảo được chứng nhận Trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trong năm học 2022-2023.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định số 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Chú trọng công tác giáo dục kỷ luật tích cực, kỹ năng xử lý tình huống mâu thuẫn trong học sinh. Theo dõi, đôn đốc triển khai hiệu quả hệ thống cung cấp, cập nhật thông tin về phòng, chống bạo lực học đường. Từng bước áp dụng các mô hình “Xây dựng mối quan hệ tôn trọng và bình đẳng trong trường học”, “Trường học an toàn, thân thiện và bình đẳng”, “Trường học hạnh phúc”.
- Triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp số 6444/KH-SGTVT-BATGTTP- SGDĐT ngày 27/6/2022 của Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông Thành phố và Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trật tự, an toàn giao thông trong trường học năm 2022; kế hoạch số 799/KH- BGDĐT ngày 18/7/2022 về tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT cho HSSV năm 2022. Trong đó, chú trọng công tác đảm bảo an toàn giao thông cho HSSV khu vực cổng trường học, an toàn khi tham gia trên các xe đưa đón HSSV tới trường, kỹ năng tham gia giao thông an toàn, văn hóa giao thông và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng an toàn giao thông, tháng 9/2022.
- Triển khai thực hiện Thông tư 06/2022/TT-BGDĐT ngày 11/5/2022 về hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho HSSV trong các cơ sở giáo dục. Nội dung, kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy được lồng ghép vào các môn học chính khóa, các hoạt động giáo dục nhằm giúp cho HSSV đạt được các yêu cầu và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện Thông tư số 31/2009/TT-BGDĐT ngày 23/10/2009 quy định về công tác phòng chống tệ nạn ma túy trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, mại dâm, đặc biệt là thời gian đầu năm học, sau kỳ nghỉ Tết và các đợt cao điểm; kế hoạch số 1567/KH-GDĐT ngày 11/12/2020 về triển khai thực hiện Công ước ASEAN về phòng, chống tội phạm buôn bán người, tội phạm giết người và phòng, chống tội phạm ma túy, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
a. Phòng Chính trị, tư tưởng
- Chủ trì, ban hành, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023.
- Phổ biến, công khai, phối hợp với phòng, ban cơ quan Sở và các đơn vị có liên quan báo cáo, kiểm tra đơn vị thực hiện.
b. Các phòng thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Thực hiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên, quy định các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các luật, văn bản quy phạm pháp luật theo các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực phụ trách, nội dung liên quan.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục nhà trường, trong đó chú trọng và cụ thể hóa các hoạt động giáo dục toàn diện cho HSSV trong thời lượng hoạt động buổi 2, hoạt động chính khóa phù hợp với cấp học, với đối tượng HSSV.
- Phối hợp với Phòng Chính trị, tư tưởng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023.
2. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận, huyện; Hiệu trưởng trường cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, phổ thông nhiều cấp học; Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX; Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch và báo cáo kết quả triển khai thực hiện năm học 2022-2023 tại đơn vị và gửi về Phòng Chính trị tư tưởng-Sở Giáo dục và Đào tạo theo đường dẫn https://bit.ly/cttt2223.
- Chế độ báo cáo: Báo cáo sơ kết triển khai thực hiện kì I trước ngày 13/01/2023, báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 trước ngày 26/5/2023.
- Chủ động, tích cực xác định những nội dung, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị trong năm học 2022-2023.
- Chú trọng công tác truyền thông giáo dục, tăng cường thực hiện truyền thông và xây dựng các sản phẩm truyền thông về mục đích, ý nghĩa, nội dung thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh sinh viên năm học 2022-2023, đặc biệt là các hoạt động giáo dục toàn diện HSSV. Khai thác, phát huy ưu điểm của các phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm lan tỏa những ảnh hưởng tích cực từ các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, các hoạt động điển hình trong cơ sở giáo dục đến với đông đảo học sinh, cha mẹ học sinh và toàn ngành.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| KT. GIÁM ĐỐC |
- 1 Công văn 3761/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2021 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2 Kế hoạch 256/KH-UBND năm 2022 về đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên; gắn giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa giai đoạn 2022-2030 do thành phố Hà Nội ban hành
- 3 Công văn 4102/SGDĐT-CTTT năm 2022 về tăng cường thực hiện công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4 Công văn 3159/SGDĐT-GDTH năm 2022 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5 Công văn 3779/GDĐT-CTTT năm 2019 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2019-2020 về công tác pháp chế do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6 Công văn 4463/SGDĐT-VP năm 2022 về sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II, năm học 2022-2023 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội ban hành
- 7 Công văn 2972/GDĐT-PC năm 2015 về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2015-2016 về công tác pháp chế do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành