BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3963/TCHQ-PC | Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2014 |
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Trả lời văn bản số 3039/PTM-HVĐT ngày 19/11/2013 của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam về việc rà soát các nội dung giải đáp vướng mắc của doanh nghiệp và các câu hỏi còn lại do doanh nghiệp đưa ra trong và sau hai hội nghị đối thoại với doanh nghiệp cũng như các vướng mắc cá biệt khác do doanh nghiệp trực tiếp đề xuất với Bộ Tài chính, để thông tin công khai trên các trang Web của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và VCCI.
Tổng cục Hải quan đã tiến hành rà soát lại các nội dung trả lời vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hải quan. Kính chuyển VCCI để thông báo cho cộng đồng các doanh nghiệp được biết và thực hiện (Tài liệu gửi kèm theo).
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý đơn vị./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP HỎI - ĐÁP SAU CÁC HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
(Ban hành kèm Công văn 3963/TCHQ-PC ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Tổng cục Hải quan)
Phần I. Các nội dung vướng mắc về thủ tục hải quan
Câu 1. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)
Điều 44 Thông tư 128/2013/TT-BTC về tờ khai hải quan một lần có áp dụng cho hải quan điện tử hay không?
Trả lời
Việc đăng ký tờ khai một lần không áp dụng cho hải quan điện tử vì Thông tư 196/2012/TT-BTC, Thông tư 22/2014/TT-BTC (có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014) không quy định áp dụng đối với trường hợp này.
Việc đăng ký và cấp số tờ khai theo phương thức điện tử được thực hiện nhanh chóng, các chứng từ đã được khai dưới dạng điện tử nên trong trường hợp quy định cho áp dụng tờ khai một lần cũng không thực sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp vì cả doanh nghiệp và cơ quan Hải quan sẽ phải theo dõi trừ lùi theo từng lần xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp.
Câu 2. (Công ty cổ phần CBG Đức Thanh)
1. Trong trường hợp doanh nghiệp chúng tôi có gửi 1 số mẫu không tính tiền cho khách hàng thì khi khai báo điện tử chúng tôi phải khai báo như thế nào? Hiện nay phần mềm hải quan điện tử chưa có mục này.
2. Lệ phí hải quan: khi doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều lần trên hệ thống thông tin điện tử thì phát sinh nhiều thông báo lệ phí cho một tờ khai hải quan.
Trả lời
1. Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC về “Phạm vi áp dụng” đối với thủ tục hải quan điện tử: thủ tục hải quan điện tử không áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại. Trường hợp của Quý Công ty, “hàng mẫu không tính tiền” được hiểu là hàng hóa không nhằm mục đích thương mại, thực hiện theo quy định tại Phần III Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.
2. Lệ phí hải quan khi doanh nghiệp chỉnh sửa nhiều lần trên hệ thống thông tin điện tử thì phát sinh nhiều thông báo lệ phí cho một tờ khai. Vướng mắc này chỉ phát sinh một lần khi triển khai hệ thống thông quan điện tử (ngày 01/01/2013), ngay sau đó Tổng cục Hải quan đã có bản nâng cấp hệ thống để khắc phục lỗi trên. Đến thời điểm hiện tại, không còn lỗi này phát sinh tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.
Câu 3. (Công ty TNHH Maersk VN)
Về ô số 9 tờ khai hải quan xuất theo tiêu chí 1.1.35 và 1.1.36 mẫu số 1. Phụ lục 1 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 đối với hàng xuất vào kho CFS là không khả thi do người xuất khẩu chưa thể biết cảng xuất tại thời điểm khai báo hải quan. Đề nghị ô số 9 tờ khai xuất cho hàng đưa vào kho CFS được khai báo tên kho CFS thay vì cảng xuất.
Văn bản số 5116/TCHQ-CCHĐH ngày 28/8/2013 chưa giải quyết dứt điểm.
Trả lời
Ngày 13/11/2013, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 15603/BTC-TCHQ về việc khai báo “cửa khẩu xuất hàng” tại ô số 9 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK đối với hàng hóa đưa vào kho CFS sau đó xuất khẩu, theo đó:
Đối với hàng hóa đưa vào kho CFS sau đó xuất khẩu, người khai hải quan thực hiện khai báo theo quy định hiện hành. Riêng đối với tiêu chí thông tin số 1.1.35 và tiêu chí số 1.1.36 mẫu số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính, người khai hải quan khai báo như sau:
- Tiêu chí thông tin số 1.1.35: Khai mã kho CFS;
- Tiêu chí thông tin số 1.1.36: Khai tên kho CFS.
Mã và tên kho CFS được thể hiện tại ô số 9 “cửa khẩu xuất hàng” trên tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK.
Ngày 14/2/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014. Khi đó, việc khai báo mã địa điểm xếp hàng đã được cơ quan Hải quan mã hóa trong đó có mã của các kho CFS (doanh nghiệp có thể tham khảo trên website Hải quan www.customs.gov.vn) và được quy định tại Phụ lục II (ban hành kèm theo Thông tư này).
Câu 4. (Công ty TNHH Daiwa Plastios Thăng long)
Theo điểm a, khoản 1, Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định.
Như vậy, từ ngày 01/11/2013, trường hợp áp dụng phương thức điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX bán vào nội địa và hàng hóa của doanh nghiệp nội địa cho DNCX sẽ theo hướng dẫn của Thông tư 196/2012/TT-BTC. Cụ thể là: Bước 1: Giao hàng, Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu, Bước 3: Làm thủ tục xuất khẩu.
Cách hiểu của chúng tôi như trên có đúng không?
Trả lời
Để giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp khi thực hiện Điều 45 về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc thực hiện thống nhất trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ giữa thủ tục hải quan điện tử và truyền thống, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013. Theo đó, tại Mục 2 của công văn hướng dẫn thực hiện như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 47 Thông tư số 196/2012/TT-BTC;
- Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC;
- Trường hợp thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện tại 02 đơn vị Hải quan khác nhau nhưng 01 đơn vị Hải quan áp dụng hải quan điện tử, 01 đơn vị Hải quan áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Hướng dẫn này áp dụng đối với cả hàng hóa mua bán giữa DNCX và nội địa.
Tuy nhiên, khi Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014 thì trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo Thông tư này (Điều 27) và theo phương thức truyền thống được thực hiện thống nhất.
Câu 5. (Công ty TNHH Sai Gon Precision)
Tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng, công cụ, dụng cụ:
Căn cứ vào mục a, Khoản 8, Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012: Trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, Doanh nghiệp chế xuất phải khai thông tin về việc tiêu hủy nguyên liệu vật tư, sản phẩm, phế liệu, phế phẩm, hàng hóa tiêu dùng... cho cơ quan Hải quan, kèm văn bản cho phép tiêu hủy tại Việt Nam của Sở Tài nguyên và Môi trường theo đúng các tiêu chí và khuôn dạng quy định theo mẫu... Trước khi tiêu hủy, Doanh nghiệp phải khai báo cho cơ quan Hải quan biết về việc tiêu hủy này.
Tuy nhiên, để khai báo cho loại hàng này thì chúng tôi cần phải có Tờ khai hải quan nhập khẩu để biết mã hàng, ngày nhập khẩu, số Invoice... Điều này gây khó khăn cho chúng tôi nếu doanh nghiệp làm đúng theo quy định. Cụ thể là các công cụ, dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng tham gia vào quá trình sản xuất rất nhiều, do đó số lượng tiêu hao cũng rất lớn. Hơn nữa, chúng tôi không thể nào biết được những hàng hóa tiêu hao, tiêu dùng này thuộc Tờ khai hải quan nhập khẩu nào để khai báo cho cơ quan Hải quan một cách chính xác.
Đề nghị cho phép Doanh nghiệp không cần khai báo với cơ quan Hải quan đối với hàng hóa là dụng cụ tiêu hao, hàng tiêu dùng?
Trả lời
Theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT- BTC quy định “Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan trừ trường hợp sơ hủy phế liệu, phế phẩm tại DNCX trước khi chính thức tiêu hủy. Quy định này áp dụng cho cả doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính”.
Tại điểm b khoản 4 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hướng dẫn hàng tiêu dùng phục vụ cho hoạt động nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm thì DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan Hải quan (đối với DNCX nằm trong khu chế xuất), đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý. DNCX tự khai và tự chịu trách nhiệm về việc khai và sử dụng hàng hóa đúng mục đích. Quy định này áp dụng đối với cả DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC.
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX được thực hiện theo quy định tại Chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Những nội dung quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC áp dụng cho cả thủ tục hải quan điện tử theo Thông tư 196/2012/TT-BTC thì thực hiện theo thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, thủ tục tiêu hủy được quy định tại khoản 8 Điều 42. Theo đó trước khi tiến hành tiêu hủy hàng hóa, DNCX phải khai thông tin theo mẫu quy định trong đó có khai báo số/ký hiệu tờ khai nhập khẩu.
Căn cứ các quy định dẫn trên:
- Trước thời điểm ngày 01/11/2013 (trước thời điểm Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực), nếu DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khi tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng phải khai báo theo quy định tại khoản 8 Điều 42 Thông tư 196/2012/TT-BTC để phục vụ công tác thanh khoản.
- Kể từ thời điểm ngày 01/11/2013 (thời điểm Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực), nêu DNCX thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khi tiêu hủy hàng hóa là hàng tiêu dùng DNCX không phải khai báo rõ với cơ quan Hải quan về hàng hóa tiêu hủy thuộc tờ khai nhập khẩu nào. Việc tiêu hủy thực hiện theo quy định của pháp luật và có sự giám sát của cơ quan Hải quan.
Câu 6. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)
Hủy tờ khai hải quan xuất nhập khẩu
Căn cứ mục a, b, Khoản 1 Điều 11 của Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 có quy định: Trường hợp hủy tờ khai là quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ và chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra”. Rồi căn cứ tại mục a, b khoản 2 Điều 11 nếu người khai hải quan không tạo thông tin hủy tờ khai thì cơ quan Hải quan cũng tiến hành hủy tờ khai. Tuy nhiên, thời gian qua doanh nghiệp bị cơ quan Hải quan bắt làm công văn trình lên Lãnh đạo cơ quan Hải quan phê duyệt cho hủy, sau đó doanh nghiệp scan truyền thì cán bộ đăng ký mới hủy (Các tờ khai xuất khẩu hủy là chưa hoàn thành thủ tục đăng ký, các tờ khai xuất khẩu mà doanh nghiệp không xuất là hàng nghiệm thu không đạt, truyền 2 lần (vì gửi lần 1 không thấy phản hồi) với số lượng tờ khai luồng xanh và vàng chiếm khoảng 80%).
Đề nghị nếu có tờ khai xuất khẩu nào quá 15 ngày thì cơ quan Hải quan cũng thực hiện hủy theo mục a, b của Khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC cho thuận tiện.
Trả lời
Các trường hợp hủy tờ khai được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC, theo đó điểm a, b khoản 1 Điều 11 quy định như sau:
“a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;
b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;…………”
Điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC hướng dẫn cụ thể người khai hải quan thực hiện khi hủy tờ khai hải quan.
Theo tiết b1 điểm b khoản 2 Điều 11 thông tư 196/2012/TT-BTC: “Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai đối với những tờ khai quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 11 mà người khai hải quan không thực hiện công việc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11, cơ quan Hải quan thực hiện việc hủy tờ khai và phản hồi cho người khai hải quan”. Không phải tất cả các lô hàng quá thời hạn 15 ngày thì cơ quan Hải quan sẽ thực hiện hủy tờ khai.
Mặt khác, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư số 196/2012/TT-BTC, khai nhiều tờ khai cho một lượng hàng hóa thuộc trường hợp người khai hải quan phải đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký. Như vậy, những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11, cơ quan Hải quan sẽ xem xét, quyết định hủy tờ khai trên cơ sở đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký của người khai hải quan.
Tiết b2 điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định “Công chức Hải quan tiếp nhận thực hiện việc kiểm tra dữ liệu tờ khai hủy, đề xuất Lãnh đạo Chi cục và thực hiện việc hủy trên hệ thống...”. Như vậy, để đảm bảo việc kiểm tra dữ liệu tờ khai hủy, người khai hải quan cần phối hợp với cơ quan Hải quan để xác định thông tin về tờ khai hủy.
Nhằm tăng cường công tác quản lý để đấu tranh với các hành vi lợi dụng thủ tục hải quan điện tử để trục lợi trái pháp luật, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn 962/TCHQ-CCHĐH ngày 24/01/2014 hướng dẫn kiểm tra, xác định tính xác thực của lý do sửa chữa tờ khai và hủy tờ khai khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Theo đó tại Mục 2 của công văn hướng dẫn, trong trường hợp tờ khai thuộc danh sách hủy thì cơ quan Hải quan yêu cầu người khai hải quan thực hiện theo quy định tại tiết a, khoản 2 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC, đồng thời giải thích lý do xin hủy dưới dạng văn bản giấy và xuất trình các chứng từ chứng minh lý do xin hủy.
Ngày 14/2/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014, đối với tất cả các trường hợp hủy tờ khai. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này, người khai hải quan phải có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị hủy gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai. Quy định này trước hết mang lại lợi ích cho chính người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai (trong trường hợp đã nộp tiền thuế), đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch giữa cơ quan Hải quan và doanh nghiệp.
Câu 7. (Công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt)
Thủ tục hủy tờ khai hải quan khi doanh nghiệp không nhận hàng? Theo quy định hiện hành thì sau 15 ngày thì tờ khai hải quan được hủy, tuy nhiên đến nay văn bản của Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực III trả lời không được hủy?
Trả lời
Do câu hỏi của Doanh nghiệp chưa rõ ràng nên cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để trả lời cụ thể. Liên quan tới việc hủy tờ khai hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
- Đối với thủ tục hải quan thủ công: Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 31 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính để thực hiện, theo đó, các trường hợp được hủy tờ khai gồm:
“a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu phải chờ kết quả kiểm tra/giám định của cơ quan quản lý chuyên ngành;
b) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã làm thủ tục hải quan, nhưng quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.
c. Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:
c.1. Khai nhiều tờ khai cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
c.2. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhưng người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;”
- Đối với thủ tục hải quan điện tử: thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Theo đó các trường hợp hủy tờ khai gồm:
"a) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan mà không xuất trình hồ sơ hải quan điện tử trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan điện tử;
b) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan Hải quan kiểm tra;
c) Quá thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký, cấp số tờ khai hải quan, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan;
d) Tờ khai hải quan điện tử đã được đăng ký, cấp số nhưng không tiếp tục thực hiện được thủ tục hải quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố hoặc có các sự cố ngoài Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
đ) Người khai hải quan đề nghị hủy tờ khai hải quan đã đăng ký trong các trường hợp sau:
đ1) Khai nhiều tờ khai cho một lượng hàng hóa;
đ2) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa chịu sự giám sát hải quan nhung người khai hải quan không xuất khẩu hàng hóa;
đ3) Tờ khai hải quan đăng ký không đúng loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp này, chỉ được hủy tờ khai trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.”
Câu 8. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)
Về điểm e3, khoản 3 điều 49, Thông tư 128/2013/TT-BTC
e.3) Đối với hàng hóa luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng các doanh nghiệp chế xuất này thuộc một tập đoàn hay một hệ thống công ty thì được lựa chọn không phải làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ quy định về điều kiện xuất nhập khẩu tại chỗ). Quy định này áp dụng cho cả các doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục hải quan điện từ theo chương VI Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính”
Vậy có thể áp dụng đối với các công ty cùng tập đoàn nhưng khác loại hình hàng hóa được không?
Trả lời
Quy định tại điểm e3, khoản 3 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính được áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất không cùng một khu chế xuất nhưng cùng thuộc một tập đoàn hoặc một hệ thống công ty.
Câu 9. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)
Khai báo số cont. trên tờ khai khi khai báo hải quan xuất khẩu
Tại ô 25 của mẫu tờ khai số HQ/2012-XK có thể hiện thông tin (a) khai số cont; (b) số lượng kiện trong cont; (c) trọng lượng kiện hàng trong cont; (d) địa điểm đóng hàng. Trong các yêu cầu trên thì yêu cầu (a) khai số cont, khi khai báo truyền tờ khai xuất khẩu qua phần mềm E-Cus là khó khăn thêm cho công tác làm thủ tục (trước đây không có): Doanh nghiệp phải khai báo tờ khai xuất khẩu trước ngày lấy vỏ cont, kéo về nhà máy đóng hàng vài ngày, nên việc khai báo luôn so cont là khó khăn, nếu lấy được số cont sớm khai báo vào tờ khai nhưng sau đó gặp sự cố phải thay đổi lại số cont; rồi trường hợp khai báo số cont nhưng khi kéo về nhà máy phát hiện vỏ cont bị hư hỏng phải kéo đi trả lấy số cont mới; rồi trường hợp lấy số cont về nhưng không đóng đúng mà đảo chuyển qua đóng cont hàng khác (cùng hãng tàu),....cuối cùng để có số cont trên tờ khai khớp với thực tế buộc doanh nghiệp phải khai báo bổ sung lại thông tin, còn không khi kéo cont xuống cửa khẩu thanh lý hải quan và báo tàu không được dẫn tới rớt tàu, điều này làm thiệt hại thêm cho doanh nghiệp.
Trong khi luật cho phép tờ khai xuất khẩu được khai trước 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thông quan, như vậy việc doanh nghiệp chủ động khai báo trước không có tác dụng, bên cạnh đó nếu phải khai báo bổ sung lại số cont mà rơi vào ngày nghỉ/tối thì tờ khai xuất khẩu đó không có người duyệt (quy định hiện hành tờ khai xuất khẩu khai báo bổ sung phải do Lãnh đạo Chi cục Hải quan tại nơi khai báo xem xét duyệt, thậm chí bị nâng từ luồng xanh -> vàng -> đỏ). Đây thật sự là khó khăn mà mấy tháng qua doanh nghiệp phải tốn thêm chi phí xin số cont khai báo trước các lô hàng xuất khẩu phải đóng buổi tối/ngày thứ 7/chủ nhật.
Khi doanh nghiệp nhập truyền thông tin và hoàn thành thủ tục đăng ký không cần khai báo số cont, số cont được bổ sung khi đưa hàng tới kiểm tra thực tế (nếu bị kiểm tra), hoặc đưa hàng xuống cảng/cửa khẩu để thông quan, tức làm như trước khi có Thông tư 196/2012/TT-BTC.
(Hiện nay, doanh nghiệp khai tại Cục Hải quan Bình Dương doanh nghiệp phải khai báo số cont, còn các Cục Hải quan nơi khác thì không). Việc này không đồng bộ nên kiến nghị Tổng cục Hải quan xem xét bỏ bớt các quy định không cần thiết để giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Trả lời
Từ ngày 01/4/2014, Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện chính thức hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS.
Theo đó, việc khai số cont đối với hàng hóa xuất khẩu là tiêu chí bắt buộc khi khai hệ thống VNACCS.
Hệ thống VNACCS có nghiệp vụ khai trước EDA, nếu khi khai báo, doanh nghiệp chưa có số cont chính xác thì được khai tạm, khi đã có số cont chính xác thì doanh nghiệp đăng ký khai chính thức EDC cho hàng hóa để thực hiện thủ tục xuất khẩu.
Câu 10. (Công ty TNHH Công Nghiệp Brother Việt Nam)
Điểm b khoản 1 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: "b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất làm thủ tục hải quan theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp áp dụng phương thức điện tử, các loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nêu tại điểm này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính trong trường hợp Thông tư có quy định”
Trong khi đó khoản 1, Điều 168 quy định: “Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này”
Như vậy doanh nghiệp chế xuất sẽ áp dụng thủ tục hải quan theo quy định nào?
Trả lời
- Về nguyên tắc, thủ tục hải quan điện tử thực hiện theo Thông tư 196/2012/TT-BTC, thủ tục hải quan thủ công thực hiện theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
+ Trong trường hợp các thủ tục quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC có quy định cụ thể áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
+ Trong trường hợp các thủ tục quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định cụ thể áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử thì chỉ áp dụng đối với thủ tục hải quan điện tử trong trường hợp thủ tục đó cũng được quy định tại Thông tư 196/2012/TT-BTC.
- Riêng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, nếu áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo Thông tư 196/2012/TT-BTC, nếu áp dụng thủ tục hải quan truyền thống thì thực hiện theo Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Câu 11. (Công ty TNHH Canon Việt Nam, Công ty TNHH Công nghiệp Brother Việt Nam)
1. Theo Thông tư số 196/2012/TT-BTC thì thủ tục hải quan tại chỗ sẽ được doanh nghiệp nhập khẩu làm trước và xuất khẩu làm sau. Theo Thông tư 128/2013/TT-BTC thì thủ tục hải quan tại cho sẽ được doanh nghiệp xuất khẩu làm trước và nhập khẩu làm sau (doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan truyền thống mà không phải làm điện tử).
Vậy Công ty tôi áp dụng thủ tục hải quan điện tử và doanh nghiệp bán hàng cho công ty chúng tôi không áp dụng. Vậy cả 2 doanh nghiệp chúng tôi sẽ làm thủ tục hải quan thủ công như thế nào?
2. Căn cứ theo khoản 2, Điều 20 Thông tư 86/2013/TT-BTC thì:
“Doanh nghiệp ưu tiên được khai hải quan một lần dưới hai hình thức:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, qua cửa khẩu thì thực hiện khai hải quan trước, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sau;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ, nguyên liệu, linh kiện phụ tùng phục vụ sản xuất của doanh nghiệp mua từ kho ngoại quan được thực hiện nhập khẩu hàng hóa trước khai hải quan sau”.
Nếu phải áp dụng theo Thông tư 128/2013/TT-BTC thì có thể thực hiện mở tờ khai 1 lần đối ứng cho các lô hàng mà nhà cung cấp đã giao hàng và hoàn thành thủ tục hải quan trong vòng 15 ngày không?
Trả lời
1. Trường hợp DNCX đã áp dụng thủ tục hải quan điện tử và doanh nghiệp nội địa không áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì thủ tục hải quan đối với hàng hóa sử dụng tờ khai XNK tại chỗ thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan,
(Cục Giám sát quản lý - Tổng cục Hải quan đã có công văn số 1103/GSQL-GQ2 ngày 07/11/2013 trả lời Công ty TNHH Canon VN).
Về nội dung công ty hỏi đã được Tổng cục Hải quan trả lời tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013, cụ thể như sau:
“Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC: Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thống nhất trình tự thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ giữa thủ tục hải quan điện tử và truyền thống.
Trong khi chờ hướng dẫn của Bộ Tài chính, các đơn vị thực hiện như sau: “Trường hợp doanh nghiệp áp dụng thủ tục hải quan điện tử thì tiếp tục thực hiện tại Điều 47 Thông tư số 196/2012/TT-BTC”.
2. Đối với doanh nghiệp ưu tiên, việc khai hải quan một lần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC.
Đối với doanh nghiệp thường, việc khai hải quan một lần thực hiện theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Thực tế hiện nay, doanh nghiệp khai thủ tục hải quan điện tử nên vấn đề thủ tục khai hải quan một lần không còn tồn tại, phát sinh. Do vậy, đối với trường hợp vướng mắc, phát sinh cụ thể về việc khai hải quan một lần, đề nghị gửi hồ sơ về Tổng cục Hải quan để cơ quan chức năng tháo gỡ trực tiếp.
Câu 12. (Công ty TNHH Vietnam Nippon Seiki)
Vào tháng 12/2012 Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long từ chối 08 C/O Form E của doanh nghiệp do C/O không đánh dấu vào ô "Third - Country Invoicing" và không ghi thông tin về tên và nước phát hành Invoice vào ô số 7
Công ty chúng tôi đã yêu cầu phía Trung Quốc sửa đổi, bổ sung thông tin vào C/O nhưng phía Trung Quốc xác nhận không thực hiện sửa chữa bổ sung mà chỉ cấp mới thay thế. Cơ quan cấp tại Trung Quốc có gửi cho chúng tôi xác nhận về việc cấp mới thay thế cho 8 C/O nói trên.
Tuy nhiên, 08 C/O này không được chấp nhận vì theo thông tin Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long thì xác nhận của cơ quan cấp C/O phải được gửi trực tiếp đến cán bộ đầu mối của Tổng cục Hải quan theo đường bưu điện để kiểm tra và xác nhận. Việc này cũng được xác nhận của Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan bằng công văn 902/QSQL ngày 13/9/2013.
Vậy Công ty xin được hướng dẫn để xác minh được tính hợp lệ của 08 C/O cấp mới thay thế nói trên.
Trả lời
Hiện nay, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) không có quy định về việc cấp C/O thay thế cho C/O bị lỗi. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cơ quan Hải quan Việt Nam sẽ xem xét, quyết định khi có xác nhận từ phía cơ quan cấp C/O của Trung Quốc. Việc xác nhận này phải được thực hiện theo đúng quy định tại Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc (như đã nêu tại công văn số 902/GSQL-TH ngày 13/9/2013 của Cục Giám sát quản lý về hải quan - Tổng cục Hải quan gửi Công ty TNHH Việt Nam Nippon Seiki)
Như vậy, đối với 08 C/O cấp thay thế cho 08 C/O bị lỗi mà Công ty nêu, cơ quan Hải quan sẽ xem xét, quyết định khi cán bộ đầu mối của Tổng cục Hải quan nhận được xác nhận việc cấp thay thế 08 C/O này từ cán bộ đầu mối của Trung Quốc (dưới dạng văn bản chính thức, qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử). Công ty có thể liên lạc với cơ quan cấp C/O của Trung Quốc, nơi cấp thay thế 08 C/O này, để thông báo về nội dung trên và đề nghị cơ quan cấp C/O liên hệ với cán bộ đầu mối phía Trung Quốc thuộc Hiệp định ACFTA để cán bộ này gửi xác nhận đến cán bộ đầu mối phía Việt Nam.
Câu 13. (Công ty TNHH Toyo Ink Compounds Việt Nam)
Theo Thông tư 128/2013/TT-BTC hồ sơ hải quan yêu cầu bao gồm hóa đơn VAT. Theo chúng tôi được biết doanh thu ghi nhận tháng nào là xuất hóa đơn VAT trong tháng đó. Mặt khác, Thông tư 128/2013/TT-BTC cũng quy định doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan xuất trước khi xuất hàng đối với hàng hóa XNK tại chỗ.
Vậy đối với lô hàng giao ngày 01 của tháng, muốn mở tờ khai hải quan trước khi giao hàng cần có VAT mà VAT chỉ xuất khi doanh thu ghi nhận (nghĩa là vào ngày 01 của tháng)
Vậy với những lô hàng giao vào ngày 1 của tháng thì chúng tôi cần phải làm thủ tục như thế nào?
Trả lời
- Ngày 22/11/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 16239/BTC-TCHQ về việc sử dụng hóa đơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 16239/BTC-TCHQ dẫn trên để thực hiện.
- Việc xuất hóa đơn GTGT, đề nghị Công ty liên hệ với cơ quan thuế nội địa để được hướng dẫn giải quyết.
Câu 14. (Panasoic Industriall Devices Vietnam c.It)
1. Hủy tờ khai sau thông quan
Chúng tôi có 01 tờ khai mua hàng nội địa, sau khi thông quan mới phát hiện tờ khai sai loại hình (vẫn trong thời gian 60 ngày) chúng tôi có gửi công văn cho Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long xin hủy tờ khai sai ngày để mở tờ khai mới do quy định là tờ khai sau thông quan không được sửa. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan Bắc Thăng Long trả lời không được hủy/sửa tờ khai này - Hướng xử lý ra sao?
2. Việc điều chỉnh định mức được phép thực hiện trước khi doanh nghiệp nộp hồ sơ hoàn thuế, thu thuế với doanh nghiệp sản xuất có phải là thời điểm nộp hồ sơ thanh toán, quyết toán nguyên phụ liệu? Nếu đúng, tức là phải điều chỉnh trước ngày 15 của tháng tiếp sau mỗi quý là quá ngắn, doanh nghiệp không đủ thời gian điều chỉnh định mức và hoàn thiện báo cáo quyết toán nguyên phụ liệu. Đề nghị cho phép thời gian dài hơn trong vòng 30 ngày.
3. Báo cáo hàng tiêu dùng: với các doanh nghiệp nằm ngoài khu chế xuất cần báo cáo lượng nhập trong kỳ. Trong dữ liệu khai báo hải quan đã có đủ, vậy vẫn yêu cầu doanh nghiệp báo cáo liệu có cần thiết không?
4. Việc điều chỉnh định mức có được thực hiện theo từng quý cho cùng 1 mã sản phẩm xuất khẩu không? Khi điều chỉnh có ảnh hưởng tới kết quả tờ khai quý trước không.
- Quý 1 định mức có tỷ lệ hao hụt cao do tay nghề công nhân kém.
- Quý 2 do tay nghề công nhân nâng cao, cải tiến kỹ thuật, tỷ lệ hao hụt thấp giảm điều chỉnh lần 1. Tuy nhiên Quý 3 vẫn cần điều chỉnh thấp hơn nữa cho đúng thực tế. Nếu không được điều chỉnh từ Quý 3 thì kết quả quyết toán nguyên phụ liệu có thể bị âm. Còn nếu được điều chỉnh mà phải làm lại quyết toán nguyên phụ liệu quý 1 và 2 - tồn cũng không chính xác nữa.
Đề nghị được điều chỉnh định mức theo từng quý cho cùng 1 mã không phải làm lại báo cáo quyết toán các quy tắc đó.
Trả lời
1. Việc hủy tờ khai sau khi thông quan:
- Hủy tờ khai để thay tờ khai hải quan mới thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Theo đó, thời điểm thay tờ khai hải quan phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm miễn kiểm tra thực tế. Do vậy, hàng hóa đã thông quan không được hủy tờ khai hải quan.
- Việc sửa chữa tờ khai, khai bổ sung thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
2. Việc điều chỉnh định mức, đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
3. Báo cáo hàng tiêu dùng: Theo quy định tại khoản 4, Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
4. Việc điều chỉnh định mức, đề nghị thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 37 Thông tư số 128/2013/TT-BTC; trường hợp cùng một loại nguyên liệu, doanh nghiệp muốn thay đổi theo quý thì thực hiện việc đăng ký mã nguyên liệu khác nhau cho mỗi quý.
Câu 15. (Công ty TNHH KAI Việt Nam)
1. Về cách tính định mức (theo Điều 37 Thông tư 128/2013/TT-BTC)
Công ty chúng tôi sản xuất lưỡi dao qua 2 công đoạn "dập hình" và "mài"
- Dập hình: 1 thanh thép 3 kg dập được 10 lưỡi dao, mỗi lưỡi dao nặng 0,2kg.
- Mài: Lưỡi dao sau khi dập hình được mang đi mài, Lưỡi dao sau mài nặng 0,15kg.
Như vậy, "Định mức nguyên liệu sử dụng" của thép cho 1 lưỡi dao là 0,5 kg hay 0,15 kg?
2. Khi xử lý linh phụ kiện, hàng tiêu dùng bị hỏng. Đối với tài sản cố định, khi hết khấu hao thì làm thủ tục thanh lý. Còn đối với hàng tiêu dùng như linh kiện, bộ phận nhập về để thay thế, sửa chữa máy móc sau khi bị hỏng trở thành phế liệu thì thủ tục hải quan phải xử lý như thể nào?
3. Mã nguyên phụ liệu nhập khẩu:
Chúng tôi nhập các loại thùng carton về để đóng gói cho các loại sản phẩm khác nhau. Chúng tôi khai hải quan tất cả các loại thùng carton này cùng 1 mã nguyên phụ kiện có được không?
4. Theo điểm 4 điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý, doanh nghiệp chế xuất nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu mua từ nội địa.
Như vậy, số lượng hàng hóa nhập về đã khai báo với hải quan bằng các tờ khai trong quý thì việc tổng hợp báo cáo hàng quý này có cần thiết không? (Vì trên dữ liệu hệ thống của Hải quan đã có rồi).
5. Xuất nhập khẩu tại chỗ
Điều 15 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định xuất trước nhập sau và không nói thay thế Thông tư 196/2012/TT-BTC.
Theo Thông tư 196/2012/TT-BTC thì quy định nhập trước xuất sau. Như vậy, có sự mâu thuẫn về thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp áp dụng hải quan điện tử.
Kính mong có văn bản hướng dẫn thủ tục hải quan đối với loại hình này.
6. Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức
Doanh nghiệp báo cáo thanh khoản theo quý. Tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu đã khai báo trước khi xuất khẩu thấp hơn thực tế nên lượng phế liệu, phế phẩm bán ra và mở tờ khai hải quan nhiều hơn so với báo cáo thanh khoản ở thời điểm quý 1/2013
Hỏi: Doanh nghiệp có thể điều chỉnh chênh lệch này vào các quý sau bằng cách tăng tỷ lệ hao hụt sản phẩm xuất khẩu lên không?
Trả lời
1. Về cách tính định mức: Công thức tính định mức: Đc= Đs+Đs x H
Theo đó, Đc là định mức bao gồm cả tỷ lệ hao hụt; Đs là định mức cấu thành trên sản phẩm xuất khẩu; H là tỷ lệ phần trăm (%) hao hụt tính theo lượng hao hụt trên định mức sử dụng cấu thành trong sản phẩm xuất khẩu
Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 128/2013/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 117/2011/TT-BTC thì định mức sử dụng trong ví dụ của Công ty nên sẽ là 0,15kg
Đề nghị Công ty căn cứ công thức tính định mức này để thực hiện.
2. Đối với linh kiện, phụ kiện hỏng trở thành phế liệu thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định tại điểm h, khoản 3, Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
3. Khai mã nguyên phụ liệu nhập khẩu: Việc khai báo nguyên phụ liệu thực hiện đối với từng nguyên phụ liệu riêng.
4. Theo quy định tại khoản 4, Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa, DNCX nằm ngoài KCX vẫn phải nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng theo quý. Do vậy, DNCX nằm ngoài KCX phải thực hiện khai với cơ quan Hải quan.
5. Thủ tục hải quan đối với loại hình XNK tại chỗ:
Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan. Theo đó, nếu thực hiện theo thủ tục hải quan điện tử thì thực hiện theo quy định tại Điều 47 Thông tư số 196/2012/TT-BTC; nếu thực hiện thủ tục truyền thống thì thực hiện theo quy định tại điều 45 Thông tư số 128/2013/TT-BTC
6. Việc điều chỉnh định mức (tỷ lệ hao hụt nguyên phụ liệu):
Khoản 4, Điều 37 Thông tư số 128/2013/TT-BTC đã hướng dẫn cụ thể thủ tục điều chỉnh định mức. Đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn này để thực hiện.
Câu 16. (Công ty TNHH Panasonic VietNam, Công ty sản xuất & lắp ráp ô tô Trường Hải - Kia, Hiệp hội VASEP, Công ty Canon Việt Nam)
1. Điều 27 trong Thông tư 128/2013/TT-BTC đưa hàng về bảo quản có điểm chưa hợp lý:
Theo điều 27(b) hàng hóa phải kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng:
b.1) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm sau:
b.1.1.) Cửa khẩu hàng hóa nhập khẩu
b.1.2.) Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan trong trường hợp người khai hải quan có yêu cầu đưa hàng về bảo quản và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận.
Như vậy doanh nghiệp không được mang hàng về kho của doanh nghiệp bảo quản như trước đây mà phải đưa hàng về địa điểm cảng nội địa, kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất nhập khẩu chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan.
Điều này cực kỳ gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi vì chúng tôi lại mất thêm thời gian làm thủ tục của Chi cục Hải quan giám sát những địa điểm trên, mất chi phí vận tải từ cảng về địa điểm trên, ngoài ra chúng tôi phải chịu thêm phí lưu kho bãi không đáng có do phải thuê địa điểm chứa hàng trong thời gian chờ cơ quan kiểm tra chuyên ngành ra kết quả (ít nhất là 15 ngày kể từ khi lấy mẫu kiểm định). Còn nếu để hàng tại cửa khẩu trong thời gian chờ kết quả kiểm tra thì chúng tôi phải mất thêm chi phí 1 container tại cảng.
Vì vậy công ty chúng tôi kiến nghị các cấp lãnh đạo xem xét để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục hải quan.
Điều 27 quy định với hàng nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng chỉ được phép đưa về kho ngoại quan, ICD và các địa điểm kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu. Vậy việc nhập khẩu ô tô, hàng chỉ bán được khi cơ quan Hải quan xác nhận tờ khai nguồn gốc thì doanh nghiệp có được phép đưa hàng về kho của doanh nghiệp bảo quản như trước đây hay không hay vẫn phải thực hiện theo quy định tại Điều 27.
3. Đối với hàng phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm chỉ được phép đưa về kho ngoại quan, ICD và các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu. Trường hợp được cơ quan kiểm tra chuyên ngành đề nghị đưa về để kiểm tra thì phải chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa cho đến khi thông quan. Việc đề nghị phải có văn bản và phải chịu giám sát của hai cơ quan gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Đối với hàng doanh nghiệp được phép đưa về kho doanh nghiệp để kiểm tra theo quy định tại Điều 27 đã giao cho cơ quan chuyên ngành thì có cần phải báo với Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đóng không?
Hiện nay các Cục Hải quan địa phương đang hướng dẫn doanh nghiệp chỉ được phép đưa hàng về kho ngoại quan, ICD, địa điểm kiểm tra tại cửa khẩu mà không được đưa về kho của doanh nghiệp như trước đây. Khi đã có biên bản bàn giao cho chuyên ngành rồi có cần phải thêm cơ quan Hải quan giám sát không?
4. Công ty chúng tôi đã có giấy phép công nhận là chân công trình đáp ứng được việc kiểm tra hàng hóa thực tế, với quy định trên công ty chúng tôi có được di chuyển hàng về địa điểm kiểm tra tại chân công trình không?
5. Khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng qua cửa khẩu Cầu Treo, doanh nghiệp chỉ có thể đề nghị kiểm tra tại cửa khẩu Cầu Treo vì Hà Tĩnh không có ICD, kho ngoại quan, địa điểm kiểm tra tập trung hay đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo đề nghị của cơ quan chuyên ngành. Hiện nay, cửa khẩu Cầu Treo đang trong giai đoạn xây dựng, không có kho bãi để lưu giữ và bảo quản hàng hóa. Mặt khác, thời gian để hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận chất lượng khoảng từ 12 đến 30 ngày. Do đó, nếu lưu giữ hàng tại cửa khẩu để phục vụ công tác kiểm tra sẽ không đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho hàng hóa và phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp.
Trả lời
Liên quan tới việc giải quyết vướng mắc, đồng thời đảm bảo quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành có yêu cầu đưa về bảo quản, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 và công văn số 15605/BTC-TCHQ ngày 13/11/2013 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để hướng dẫn thực hiện Điều 27 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính.
Do đó, đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn tại 02 công văn dẫn trên để thực hiện.
Câu 17. (Công ty May 10, Công ty TNHH Công ty Oriatal Sports Việt Nam, Công ty CEDO Việt Nam, Công ty cổ phần sản xuất thương mại may Sài Gòn, Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Sài Gòn Xanh, Tổng công ty may Đồng Nai)
1. Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC: May 10 là Tổng công ty, có chi nhánh tại Hải Phòng chuyên thực hiện nghiệp vụ XNK.
Tổng công ty chúng tôi có được áp dụng theo quy định tại Điều 36 không?
2. Chức năng của công ty chúng tôi là sản xuất kinh doanh gia công giầy dép các loại từ khi thành lập đến nay công ty chúng tôi điều làm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công Hải Phòng theo các loại hình SXXK đầu tư nộp thuế, kinh doanh.
Hiện nay theo hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 thì chỉ có loại hình SXXK là được mở tờ khai tại Chi cục HQĐTGC Hải Phòng còn các loại hình đầu tư nộp thuế, kinh doanh thì phải làm thủ tục tại Chi cục HQ cửa khẩu.
Như vậy, thì rất khó khăn cho doanh nghiệp chúng tôi trong trường hợp hàng đóng ghép giữa NVL và MMTB, kéo dài thời gian làm thủ tục, tổng chi phí nhân công.
Vì thế chúng tôi mong Tổng cục Hải quan tạo điều kiện và hướng dẫn cho doanh nghiệp chúng tôi làm thủ tục hải quan được thuận lợi nhất.
3. Doanh nghiệp CEDO là doanh nghiệp SXXK 100% vốn nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công tại Hải Phòng. Nhưng từ 01/11/2013 theo Thông tư 128/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký với Chi cục Hải quan tại địa phương. Vậy toàn bộ dữ liệu nhập nguyên phụ liệu và xuất khẩu thành phần cũng như số liệu theo dõi thanh khoản của doanh nghiệp có được chuyển về Hải quan Bắc Ninh hay không? Nếu bắt buộc phải chuyển về Bắc Ninh thì chuyển dữ liệu như thế nào? Việc chuyển dữ liệu mất thời gian thì công ty chúng tôi có bị phạt vi phạm do thanh khoản chậm tờ khai hay không?
Trả lời
Nội dung này đã được hướng dẫn tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 01/11/2013, công văn số 16236/BTC-TCHQ ngày 23/11/2013 của Bộ Tài chính và công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan.
Đề nghị các Công ty căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện.
Câu 18. (Tổng công ty May 10, Công ty TNHH Panasonic VietNam, Công ty TNHH Thương mại và giao thông vận tải Đại Sơn)
1. Điều 13: Hàng về cửa khẩu nào đăng ký tờ khai tại cửa khẩu đó.
Quy định này với tờ khai nhập theo loại hình SXXK sẽ thanh khoản thế nào (vì nhiều tờ khai nhập khẩu mở tại nhiều Chi cục do về nhiều cửa khẩu thanh khoản cho 1 tờ khai chuyển khẩu) gây khó cho cơ quan quản lý, theo dõi về định mức, thanh quản
Đề xuất các doanh nghiệp lớn có độ tin cậy tại các Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng được lựa chọn đăng ký thủ tục hải quan tại 1 Chi cục cả về GC, SXXK, đầu tư để tiện quản lý.
2. Hiện nay, theo Thông tư 128/2013/TT-BTC có điều 13 về địa điểm đăng ký tờ khai hải quan "đối với hàng hóa không được chuyển cửa khẩu thì phải đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa tại cửa khẩu cảng đích" công ty chúng tôi thấy vướng mắc như sau:
- Hàng nhập khẩu của công ty chúng tôi thường có một lượng lớn về cửa khẩu Cảng Hải phòng, cùng lúc ở nhiều khu vực khác nhau. Nếu hàng về đâu phải làm đăng ký ở Chi cục Hải quan quản lý cảng đó thì công ty phải tăng cường nhân lực cử người đến nhiều địa điểm cơ quan Hải quan.
- Trường hợp công ty được khai báo tờ khai trước theo quy định, tại thời điểm doanh nghiệp khai báo nếu tàu chưa cập cảng, doanh nghiệp không lấy được lệnh giao hàng từ hãng tàu thì không thể xác định được cửa khẩu nhập hàng; ngoài ra khi doanh nghiệp đã nộp thuế đầy đủ, nhưng do không đúng cửa khẩu nhập hàng nên công ty phải hủy tờ khai để khai báo lại tại cửa khẩu nhập, phải chuyển tiền từ đơn vị đã khai báo nộp thuế, gây ách tắc thông quan, khó khăn cho cả cơ quan và công ty chúng tôi.
- Việc doanh nghiệp bắt buộc phải làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý địa bàn mà tàu cập cảng sẽ gây ra tình trạng độc quyền làm thủ tục, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp.
3. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
- Đối với doanh nghiệp đầu tư có loại hình SXXK thì lâu nay đăng ký tờ khai và mẫu hợp đồng tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công Tp. Hồ Chí Minh nhưng có nhà máy sản xuất tại Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang ... Nếu theo Thông tư 128/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp phải chuyển về đăng ký tờ khai tại các Chi cục Hải quan địa phương nơi có nhà máy sản xuất.
Đề nghị hướng dẫn cụ thể về lộ trình thời gian khi nào các doanh nghiệp này phải ngừng, không được đăng ký tờ khai nhập - xuất của loại hình SXXK tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công Tp. Hồ Chí Minh nữa, để làm thủ tục đăng ký tờ khai nơi Chi cục Hải quan mới.
- Doanh nghiệp đã nộp hồ sơ xin ân hạn thuế SXXK 275 ngày vào thời điểm áp dụng luật thuế mới (01/7/2013) tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công Tp. Hồ Chí Minh.
Vậy nay doanh nghiệp có phải làm lại thủ tục xin ân hạn thuế 275 theo Thông tư 128/2013/TT-BTC hay không và phải nộp lại ở Chi cục Hải quan nơi đăng ký mới hay vẫn nộp lại tại Chi cục Hải quan đầu tư gia công Tp. Hồ Chí Minh nếu vẫn còn được tiếp tục đăng ký tại đây.
Trả lời
Nội dung này đã được hướng dẫn tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 01/11/2013, công văn số 16236/BTC-TCHQ ngày 23/11/2013 của Bộ Tai chính và công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan. Đề nghị các Công ty căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện.
Câu 19. (Công ty cổ phần hóa chất Minh Đức - Hải Phòng)
Công ty thành lập từ năm 1979 nay chuyển sang Công ty cổ phần từ năm 1998 có đầy đủ quyết định chuyển đổi, quyết định đầu tư mở rộng sản xuất do UBND thành phố cấp.
Hiện nay, khi làm thủ tục xuất khẩu khoáng sản, Hải quan yêu cầu phải có giấy chứng nhận đầu tư do UBND thành phố cấp, vậy chúng tôi có thể sử dụng những Quyết định của Công ty để làm thủ tục được không?
Trả lời
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21/12/2012 của Bộ Công Thương quy định hồ sơ xuất khẩu khoáng sản: “Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu quy định tại Mục c Khoản 2 Điều 4)”.
Trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng các Quyết định của Công ty thay thế cho Giấy chứng nhận đầu tư khi làm thủ tục hải quan, đề nghị Công ty liên hệ với Bộ Công thương (cơ quan ban hành Thông tư số 41/2012/TT-BCT ngày 21 /12/2012) để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 20. (Công ty TNHH Daiwa Plastios Thăng long)
Theo khoản 5, Điều 11 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại, khai trên nhiều tờ khai theo từng loại hình hàng hóa nhập khẩu thì các chứng từ bản chính được lưu kèm một số tờ khai hải quan, các chứng từ kèm tờ khai hải quan khác sử dụng bản chụp và ghi rõ trên chứng từ "bản chính được lưu kèm tờ khai hải quan số…. , ngày....".
Theo khoản 2, Điều 12 quy định: Khi làm thủ hải quan nhập khẩu, các chứng từ bao gồm Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Bảng kê chi tiết hàng hóa và vận đơn nộp cho cơ quan Hải quan đều là bản chụp.
Đề nghị cơ quan Hải quan giải thích rõ hơn về sự logic của 2 quy định trên. Nếu các chứng từ trên chấp nhận bản chụp khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khẩu có yêu cầu người bản gửi Hợp đồng, Hóa đơn thương mại, Bảng kê chi tiết hàng hóa gốc để lưu tại doanh nghiệp không? (Thực tế, người bán hàng không muốn gửi chứng từ gốc vì muốn tiết kiệm chi phí gửi chứng từ về Việt Nam).
Trả lời
- Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khai hải quan đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc nhiều loại hình, có chung vận đơn, hóa đơn thương mại khai trên nhiều tờ khai hải quan theo từng loại hình nhập khẩu.
- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại các tờ khai này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC hoặc theo quy định phù hợp với loại hình hàng hóa nhập khẩu. Trường hợp hồ sơ hải quan quy định phải nộp chứng từ bản chính thì bản chính chỉ được lưu kèm 01 tờ khai (do chỉ có 01 bản chính), các tờ khai khác lưu bản chụp và ghi rõ bản chính được lưu tại tờ khai.
Câu 21. (Công ty TNHH Le Long VN)
Khoản 8b Điều 11 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định khai hải quan về hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế kê khai mở một tờ khai mới. Vậy xin hỏi doanh nghiệp chúng tôi xuất khẩu sản phẩm là bình ác quy đã xuất khẩu bị lỗi tái nhập và không phải bù hàng cho khách hàng nên không tái xuất nữa, thì các nguyên liệu, vật tư cấu thành nên bình ác quy đã được khai lại thành sản xuất xuất khẩu và đã có quyết định không thu thuế sẽ phải mở lại tờ khai nhập kinh doanh mới, nhưng Thông tư chưa hướng dẫn cụ thể khai trên tờ khai mới thì khai như thế nào? Nghĩa là khai trên một tờ khai cho tất cả các nguyên liệu cấu thành sản phẩm hay khai thành nhiều tờ khai, mỗi tờ khai là một mặt hàng nguyên liệu. Đề nghị được hướng dẫn cụ thể?
Trả lời
Đối với hàng hóa đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại để tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 55 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Theo đó, khi đăng ký tờ khai hải quan, DN đăng ký 01 tờ khai cho sản phẩm đã xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại, không tách riêng từng tờ khai cho từng nguyên phụ liệu.
Câu 22. (Công ty Canon Việt Nam)
Về báo cáo xuất nhập tồn
Theo điểm 4 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì "Riêng đối với hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu hoặc mua từ nội địa để phục vụ cho hoạt động của nhà xưởng, sản xuất nhưng không xây dựng được định mức sử dụng theo đơn vị sản phẩm (ví dụ: vải, giấy để lau máy móc, thiết bị; xăng dầu để chạy máy phát điện; dầu làm sạch khuôn; bút đánh dấu sản phẩm bị lỗi...) hoặc để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng cũng như sinh hoạt của cán bộ, công nhân của DNCX thì thực hiện như sau:
DNCX không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu, không phải đăng ký danh mục, đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập-xuất-tồn định kỳ hàng tháng với cơ quan Hải quan.
Riêng đối với DNCX nằm ngoài khu chế xuất thì hàng quý DNCX nộp báo cáo tổng lượng hàng hóa tiêu dùng được nhập khẩu và mua từ nội địa trong quý.”
Vậy chúng tôi có câu hỏi như sau: việc xác định hàng hóa tiêu dùng không xây dựng được định mức sử dụng dựa trên những tiêu chí gì? Và công ty chúng tôi có phải đăng ký danh mục không xây dựng được định mức trước khi nhập khẩu không? Kính đề nghị quý cơ quan làm rõ việc này để đảm bảo cho báo cáo sau này được thông suốt.
Trả lời
Căn cứ quyết định tại điểm b khoản 4 Điều 49 Thông tư 196/2013/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất căn cứ mục đích sử dụng để tự xác định hàng hóa tiêu dùng không xác định được định mức sử dụng. Theo đó, đối với hàng hóa được xác định phục vụ tiêu dùng thì doanh nghiệp không phải phân chia theo mục đích sử dụng hay nguồn nhập khẩu và không phải đăng ký danh mục, không phải đặt mã quản lý và không phải báo cáo nhập - tồn - xuất (trừ doanh nghiệp nằm ngoài khu chế xuất).
Câu 23. (Công ty Canon Việt Nam)
Về việc thuê kho thường.
Theo điểm 9 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất được thuê kho ngoài, tuy nhiên kho phải thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
Công ty chúng tôi nằm tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long, hiện tại KCN mới chỉ có kho của công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long phục vụ cho khoảng 100 doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Do nhu cầu kho của doanh nghiệp nhiều hơn cung ứng của công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long. Đồng thời với chính sách của công ty chúng tôi về hoạt động giảm thiểu chi phí có một hoạt động về lựa chọn nhưng nhà cung cấp có giá cả cạnh tranh. Vì vậy, công ty chúng tôi muốn thuê kho không chỉ của một doanh nghiệp kinh doanh kho trong khu mà cả các doanh nghiệp kinh doanh kho khác ngoài địa bàn như: KCN Quang Minh, Nội Bài, Yên Phong....
Vậy công ty chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan phối hợp với các Bộ, ban ngành xem xét và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp chế xuất. Tuy nhiên, trong khi chờ sửa đổi luật định, công ty chúng tôi tha thiết kính mong quý cơ quan cho phép công ty chúng tôi được thuê kho thường nằm ở các khu công nghiệp khác (như KCN Quang Minh, Nội Bài, Yên Phong...). Công ty chúng tôi đảm bảo việc tuân thủ luật pháp nói chung và Luật Hải quan nói riêng. Cũng như cam kết việc báo cáo thường xuyên việc luân chuyển hàng hóa ra vào kho.
Trả lời
Để đảm bảo công tác quản lý hải quan, việc kiểm tra, giám sát của công chức Hải quan thì DNCX được thuê kho ngoài cùng thuộc địa bàn quản lý của một Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
Đề nghị Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
Câu 24. (Công ty Canon Việt Nam)
Về việc tạm xuất tái nhập hàng hóa để triển lãm
Trong quá trình sản xuất, công ty chúng tôi có một bộ phận chuyên nghiên cứu về các sản phẩm mang tính chất sáng tạo khoa học giúp bộ máy sản xuất và công nhân sản xuất được lắp ráp một cách khoa học và sáng tạo hơn. Những sản phẩm này công ty chúng tôi sẽ tạm xuất khẩu để tham gia triển lãm tại các nước theo chính sách tập đoàn. Tuy nhiên những sản phẩm sáng tạo này công ty chúng tôi nhập khẩu dưới dạng tờ khai nhập khẩu tiêu dùng không tính được định mức sử dụng, cũng như thu thập từ nguồn phế liệu.... và vì điều trên khi tạm xuất công ty chúng tôi vô cùng khó khăn trong việc tìm tờ khai nhập khẩu để chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Vậy công ty chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan hướng dẫn cho công ty chúng tôi vấn đề nêu trên hoặc bãi bỏ việc yêu cầu cung cấp tờ khai nhập khẩu để chứng minh, công ty chúng tôi cam kết sẽ tái nhập về theo quy định và chỉ sử dụng trong nhà máy như một hoạt động sáng tạo.
Trả lời
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ Việt Nam (nay là Điều 13 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013) về tạm xuất tái nhập hàng hóa thì các loại hàng hóa khác không thuộc danh mục hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất tái nhập tại Hải quan cửa khẩu. Thời hạn tạm xuất tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Hải quan cửa khẩu, nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.
Không có quy định thương nhân phải xuất trình nguồn gốc xuất xứ khi làm thủ tục tạm xuất tái nhập.
Câu 25. (Công ty Canon Việt Nam)
Vê việc xử lý phế liệu
1. Theo thông tư 196/2012/TT-BTC thì việc sơ huỷ nguyên vật liệu, máy móc.... thành phế liệu sẽ thực hiện tại DNCX, tuy nhiên với chính sách của công ty cũng như sự thiếu hụt nhân công và dụng cụ sơ huỷ, công ty chúng tôi không thể sơ huỷ tại kho của doanh nghiệp được (ảnh hưởng đến môi trường) và sẽ thuê bên thu mua phế liệu vận chuyển lên kho của họ làm sơ huỷ, sau đó phân loại và tiến hành làm thủ tục hải quan theo đúng quy định của pháp luật nói chung, luật hải quan và môi trường nói riêng. Bên thu mua này có đầy đủ chức năng, dụng cụ máy móc và giấy phép vận hành.
Công ty chúng tôi xin kiến nghị và đề xuất được thực hiện theo thực tiễn của doanh nghiệp dưới sự giám sát của quý Hải quan và sự nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp của doanh nghiệp.
2. Công ty chúng tôi đã xây dựng nhà máy từ hơn 10 năm trước. Cho đến nay có những dự án nhỏ không còn phù hợp với quy mô sản xuất của công ty nữa, công ty chúng tôi muốn cải tạo và mở rộng nhưng vẫn giữ được công năng sử dụng của dự án lớn ban đầu. Vậy công ty chúng tôi có phải xin giấy phép phá hủy không? Và việc bán/xử lý phế liệu sau khi sửa chữa cải tạo sẽ được tiến hành như thế nào?
Kính mong quý cơ quan trả lời các câu hỏi nên trên để công ty chúng tôi được nắm bắt và hoạt động theo đúng luật pháp hiện hành. Công ty chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
1. Xử lý phế liệu;
Công ty có thể thuê đối tác có chức năng thực hiện tiêu hủy theo quy định tại điểm h, khoản 3 và khoản 7 Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT-BTC.
2. Việc cải tạo và mở rộng nhà máy:
- Nguyên tắc thực hiện và thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa ra, đưa vào DNCX và thực hiện theo quy định tại Điều 49 Thông tư số 128/2013/TT- BTC;
- Đối với vật liệu từ nội địa đưa vào phục vụ xây dựng DNCX thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp khu chế xuất và khu kinh tế và khoản 9, Điều 1 Nghị định số 164/2013/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định sổ 28/2008/NĐ-CP.
Câu 26. (Công ty TNHH Sai Gon Precision)
Nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng từ Nhật Bản:
Hiện tại Công ty chúng tôi muốn nhập khẩu một số máy móc thiết bị đã qua sử dụng từ Nhật Bản để làm tài sản cố định cho Công ty, cụ thể:
1. Máy mài sắt được sản xuất năm 1989, xuất xứ Nhật Bản, nặng 5 tấn, kích thước 1,9 x 3,4 x 2,0 m.
2. Máy dập sắt được sản xuất năm 1980, xuất xứ Nhật Bản, nặng 2 tấn, kích thước 1,3 x 1,4 x 2,5 m.
Căn cứ theo Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/8/2013 và mục c, khoản 3 Công văn số 3016/BKHCN-ĐTG của Bộ Khoa học Công nghệ ngày 24/9/2013, doanh nghiệp có thể nhập khẩu được những máy móc, thiết bị này nếu có văn bản cam kết những máy móc, thiết bị đó đảm bảo các yêu cầu về an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường khi khai báo hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, Chi cục Hải quan KCX Linh Trung không chấp thuận cho làm thủ tục hải quan kể cả khi có cam kết này.
Vậy theo quy định thì đối với trường hợp này chúng tôi có được nhập khẩu không? Nếu được, chúng tôi cần phải cung cấp cho cơ quan Hải quan những hồ sơ tài liệu gì?
Trả lời
Liên quan tới vướng mắc trong việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng xuất xứ Nhật Bản, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Về hồ sơ hải quan: đề nghị Công ty căn cứ theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính và mục c, khoản 3 Công văn số 3016/BKHCN-ĐTG ngày 24/9/2013 của Bộ Khoa học Công nghệ.
Trường hợp vướng mắc, đề nghị gửi đầy đủ hồ sơ tới Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh để được hướng dẫn.
Câu 27. (Công ty TNHH Sai Gon Precision)
Thanh lý máy móc thiết bị:
Hiện tại, Công ty có một vài máy móc, thiết bị lỗi thời và bị hỏng. Chúng tôi muốn thanh lý và hủy các máy này bằng cách gửi công văn đến Sở Tài nguyên và Môi trường để xin phép. Sau khi có công văn trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường, chúng tôi đã khai báo với Chi cục Hải quan KCX Linh Trung 1 để xin thanh lý và hủy thì Chi cục Hải quan KCX Linh Trung 1 nói rằng công văn trả lời của Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đề cập đến việc cho phép hủy nên không thể thanh lý và hủy, trong khi Sở Tài nguyên và Môi trường lại nói là Sở chỉ phát hành công văn này là đủ để làm thủ tục hải quan và hủy máy.
Đề xuất: cho phép chúng tôi được hủy gấp vì hiện tại kho của chúng tôi đã hết chỗ chứa và chúng tôi cũng cần thay thế bằng những máy móc, thiết bị khác để phục vụ việc mở rộng sản xuất.
(Nội dung công văn của Sở tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh: Ngày 07 tháng 10 năm 2012 Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được văn bản số 08/CV-2012 của Công ty TNHH Sài Gòn Precision về việc đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về việc xử lý hủy bỏ máy móc không còn nhu cầu sử dụng được. Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau: Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại; Căn cứ QCVN 07:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.
1. Công ty có trách nhiệm thực hiện các hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT và QCVN 07; 2009/BTNMT xác định lô hàng trên thuộc Danh mục chất thải nguy hại hay không.
2. Nếu lô hàng trên thuộc Danh mục chất thải nguy hại, Công ty phải thuê đơn vị có Giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thu gom, vận chuyển và xử lý. Đồng thời trong quá trình lưu giữ hàng phải thực hiện đúng quy định tại Khoản 4, Điều 25, Chương IV, Thông tư 12/2011/TT-BTNMT.
3. Nếu lô hàng trên không thuộc Danh mục chất thải nguy hại: về nguyên tắc, công ty có thể thuê đơn vị có chức năng xử lý hàng hóa nhưng phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về bảo vệ mỗi trường.
Đề nghị Công ty trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý lô hàng trên phải chấp hành đúng quy các quy định về bảo vệ môi trường theo như hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Nếu vi phạm, Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về vấn đề này).
Trả lời
Liên quan tới đề nghị của Công ty, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Đề nghị công ty căn cứ theo hướng dẫn trong công văn của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh để thực hiện. Theo đó, Công ty có trách nhiệm thực hiện các hướng dẫn tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNTM và QCVN 07:2009/BTNTM để xác định lô hàng trên thuộc Danh mục chất thải nguy hại hay không. Trường hợp đã xác định được tính chất lô hàng, Công ty căn cứ theo hướng dẫn tại điểm 2, điểm 3 của công văn để thực hiện.
Trong trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 28. (Công ty TNHH Thương mại và giao thông vận tải Đại Sơn)
Về việc dán nhãn năng lượng, xin được có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể hơn cho tổ hợp nhóm 1 trong đó có động cơ điện (Motor điện). Vì hầu hết các doanh nghiệp ngành may mặc, giầy da... đều phải thay đổi Motor điện sau một thời gian sử dụng.
Ví dụ: Đối với những Motor có công suất điện năng quá nhỏ (từ 5 Volt... đến 550 Volt ...) do số lượng nhập chỉ từ 3-5 cái/1 lần/1 sản phẩm cho đến N cái/1 lần nhập/1 sản phẩm. Vậy doanh nghiệp đều phải làm thủ tục xin cấp phép dán nhãn năng lượng tại Tổng cục năng lượng cho tất cả những lần nhập Motor điện để thay thế với những số lượng cụ thể trên, làm phát sinh chi phí lưu kho lưu bãi và thời gian kéo dài không được đưa vào sử dụng ngay.
Đề nghị phân loại motor điện có công suất nào (tối thiểu) sử dụng trong ngành may mặc thì không cần phải làm thủ tục xin cấp phép hoặc phân cấp ủy quyền cho Sở Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh được kiểm tra cấp phép cho doanh nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Trả lời
Hiện nay Bộ Công thương chưa ban hành danh mục hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn năng lượng. Để xác định mặt hàng nhập khẩu có thuộc danh mục phải dán nhãn năng lượng hay không, đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 và Quyết định số 03/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Chính phủ và liên hệ với Tổng cục năng lượng - Bộ Công thương để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 29. (Công ty TNHH Sung Bu Vina, Công ty TNHH Freetrand Industrial VN, Công ty TNHH Le Long VN)
Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 64/2013/TT-BTC hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau: xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
Theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2013 thì trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ về hóa đơn thì doanh nghiệp sử dụng hóa đơn xuất khẩu.
Vì doanh nghiệp chúng tôi nằm ở khu chế xuất và có hoạt động xuất khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp nên sử dụng loại hóa đơn nào?
Trả lời
Ngày 22/11/2013, Bộ Tài chính đã có công văn số 16239/BTC-TCHQ về việc sử dụng hóa đơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp nội địa bán hàng vào khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập thay cho hóa đơn xuất khẩu khi làm thủ tục hải quan.
Đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài chính tại công văn số 16239/BTC-TCHQ dẫn trên để thực hiện.
Câu 30. (Công ty TNHH TM-DV Tín Thăng)
Thời gian làm việc của Chi cục Hải Quan cửa khẩu đường bộ? Nếu doanh nghiệp có yêu cầu bằng văn bản đề nghị được thông quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với hàng hóa ngoài giờ hành chính từ 17:00 đến 20:00 mà bị từ chối với lý do là "Điều kiện thực tế tại cửa khâu không đảm bảo kiểm tra, giám sát hàng hóa lúc chiều tối", trong khi đã nhiều năm liền vẫn tiến hành làm ngoài giờ hành chính bình thường, thì có hợp lý và đúng quy định chưa? Cụ thể là Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài đã không giải quyết đơn đề nghị làm thủ tục Hải quan - ngoài giờ hành chính kể từ ngày 01/11/2013.
Trả lời
Liên quan tới thời gian làm việc của Chi cục Hải quan cửa khẩu, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Cơ quan Hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa ngoài giờ hành chính trên cơ sở đăng ký trước bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan và điều kiện thực tế của cơ quan Hải quan. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì được thực hiện kiểm tra tiếp, không cần có văn bản đề nghị của người khai hải quan.”
Do vậy, đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan cửa khẩu để được hướng dẫn cụ thể.
Câu 31. (Công ty TNHH Le Long Việt Nam)
Hàng chuyển tiêu thụ nội địa thì kê khai tờ khai như thế nào? Toàn bộ nguyên vật liệu kê khai trên cùng 1 tờ khai? Các thông tin như số tên tàu, số chuyến thì có cần phải có khi khai phần nguyên vật liệu này?
Trả lời
Đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa, đề nghị Công ty căn cứ quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11; khoản 1 Điều 20 Thông tư số 128/2013/TT-BTC để thực hiện.
Khi chuyển tiêu thụ nội địa thì DN thực hiện đăng ký tờ khai mới và kê khai trên cùng 01 tờ khai hải quan; trên tờ khai hải quan nhập khẩu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC không yêu cầu phải ghi cụ thể vào ô 12 (tên phương tiện vận tải) tên tầu, số hiệu.
Câu 32. (Công ty APL NOL Việt Nam)
Khoản 3, Điều 51, Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời gian gửi CFS: "Hàng hóa được lưu giữ trong kho CFS tối đa 90 ngày”. Quy định này sẽ ảnh hưởng lớn đến một số doanh nghiệp, đặc biệt là Nike do hang xuất khẩu đi các nước châu Mỹ La Tinh cần thời gian dài để xin được giấy phép nhập khẩu. Một số trường hợp thời gian kéo dài hơn 90 ngày.
Hàng vào kho CFS xong kế hoạch có thay đổi (đơn hàng bị hủy), khách hàng cần thời gian để tìm khách hàng mới nên hàng có thể nằm trong kho CFS lâu hơn dự kiến.
Áp dụng quy định này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của thị trường Việt Nam so với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực, khách hàng có thể yêu cầu gửi hàng tại nhà máy không đưa vào CFS làm tăng chi phí cho gửi hàng.
Trả lời
Thông tư số 179/2011/TT-BTC ngày 8/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người nhận, quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa không có người nhận khác, trong đó có hàng hóa gửi kho CFS. Tuy nhiên, tại Luật Hải quan và các văn bản dưới Luật chưa có quy định cụ thể về thời hạn đối với hàng hóa gửi kho CFS nên cơ quan Hải quan và doanh nghiệp không có cơ sở để xử lý đối với các trường hợp hàng hóa tồn đọng trong CFS. Việc quy định thời hạn gửi kho là 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho tại khoản 3 Điều 51 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính là phù hợp với thời hạn hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại Điều 45 Luật Hải quan và làm cơ sở pháp lý để cơ quan Hải quan và doanh nghiệp thực hiện.
Câu 33. (Công ty TNHH Year 2000)
Công ty chúng tôi thường xuyên cần nhập các máy móc thiết bị phục vụ cho công đoạn kiểm tra tính năng của sản phẩm sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh, thiết bị kiểm tra này đi kèm với một bộ máy tính và bộ máy tính này thực hiện vai trò như bộ điều khiển. Máy móc được xuất từ khách hàng (bên giao gia công) và các máy móc này đã qua sử dụng vì khách hàng phải cài đặt cho bộ điều khiển. Hiện tại khi có nhu cầu cần nhập chúng tôi thực hiện gửi công văn ra Hà Nội và chờ thông tin phản hồi trong thời gian 1 tháng. Xin hỏi có hướng thực hiện này nhanh hơn và chúng tôi đã chứng minh được tính đồng bộ của thiết bị, thì những lần nhập kế tiếp cũng sẽ được chấp nhận tại thành phố. Doanh nghiệp chúng tôi thường nhận được phản hồi từ cơ quan Hải quan là các máy tính đã qua sử dụng thì không được nhập.
Trả lời
Liên quan tới thắc mắc của doanh nghiệp về việc nhập khẩu máy tính đã qua sử dụng, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4 Thông tư số 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/7/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thì các trường hợp không áp dụng Danh mục cấm nhập khẩu có bao gồm:
“5. Nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin chuyên dụng, với tính năng đặc biệt phục vụ cho các chuyên ngành cụ thể như đo lường, tự động hóa, trang thiết bị y tế, sinh học và các ngành khác, có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai hải quan không quá 03 năm.
6. Nhập khẩu để làm phương tiện sản xuất, điều khiển, vận hành, khai thác, kiểm tra hoạt động của một phần hoặc toàn bộ hệ thống, dây chuyền sản xuất.
Do vậy, đề nghị Công ty căn cứ theo quy định dẫn trên và liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông để được hướng dẫn thêm.
Câu 34. (Công ty cổ phần Kết nối việt)
Khách hàng của chúng tôi là Công ty TNHH YTEC Việt Nam - doanh nghiệp chế xuất sản xuất các linh kiện ô tô.
YTEC Việt Nam cần nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất 1 số xe ô tô về để lắp ráp thử các bộ phận là sản phẩm của doanh nghiệp, sau đó vận hành thử để đánh giá chất lượng sản phẩm.
Các xe ô tô nêu trên không sử dụng để chạy trên đường (không đăng ký biển) chỉ sử dụng trong phòng kiểm tra chất lượng của nhà máy
Câu hỏi: Công ty chúng tôi YTEC khi nhập khẩu có được miền thuế nhập khẩu?
- Khi nhập khẩu có phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước?
- Xe nhập khẩu là xe đã qua sử dụng có được không?
- Thời hạn tạm nhập - tái xuất miễn thuế nhập khẩu, VAT là? ngày? ngày thì phải tạm tách và nộp thuê NK, VAT sau đó khi tái xuất thì thanh khoản và hoàn thuế?
Trả lời
- Về thủ tục hải quan TN-TX xe ô tô để lắp ráp và vận hành thử để đánh giá chất lượng sản phẩm, đề nghị Công ty căn cứ hướng dẫn tại Điều 52 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính để thực hiện.
- Về kiểm tra chất lượng: Căn cứ quy định tại Thông tư 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/4/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cơ giới nhập khẩu thì Công ty phải đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng.
- Về điều kiện nhập khẩu: Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 187/2013/NĐ-CP thì ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.
- Về thuế nhập khẩu: Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật thuế XNK 2005, trường hợp Công ty là doanh nghiệp chế xuất sản xuất linh kiện ô tô, nhập khẩu hàng hóa là ô tô từ nước ngoài vào để lắp ráp thử, vận hành thử để đánh giá chất lượng sản phẩm và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan (không phải là thực hiện quyền nhập khẩu) thì thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu.
- Về thuế GTGT: Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế GTGT thì hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với khu phi thuế quan thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Về thuế TTĐB: Theo quy định tại Điều 2 Luật thuế TTĐB thì xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định nêu trên để thực hiện.
Câu 35. (Công ty xăng dầu KV 3 - TP Hải Phòng)
Chúng tôi có ký hợp đồng với công ty vận tải biển Việt Nam có tàu chạy chuyến quốc tế. Theo thủ tục tạm nhập tái xuất thì hóa đơn là tái xuất bằng tiền đô và thanh toán bằng VND. Tuy nhiên, Cục thuế Hải Phòng thì xuất hóa đơn bằng VND và thanh toán bằng VND. Chúng tôi hỏi bên Hải quan thì văn yêu cầu xuất bằng USD. Vậy, tôi xin hỏi, hình thức thanh toán nào là đúng? Nếu không thông qua được thì chúng tôi phải làm thủ tục gì?
Trả lời
Điểm 3, Phụ lục I Chứng từ thanh toán qua ngân hàng ban hành kèm theo Thông tư số 128/20B/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính quy định:
Đồng tiền thanh toán đối với xăng dầu xuất khẩu và tạm nhập tái xuất phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thương nhân Việt Nam bán xăng dầu cho thương nhân thuộc các khu vực hải quan riêng nằm trên lãnh thổ Việt Nam như khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, khu bảo thuế, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quy định quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu vực này với nội địa là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu và các hãng hàng không Việt Nam có máy bay bay tuyến quốc tế, thương nhân Việt Nam có tầu biển chạy tuyến quốc tế được thực hiện thanh toán bằng đồng Việt Nam.
Theo đó, việc Công ty Xăng dầu Khu vực 3 - TP.Hải Phòng cung ứng (tái xuất) xăng dầu từ nguồn tạm nhập cho tầu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế xuất cảnh thanh toán bằng đồng Việt Nam là phù hợp với quy định nêu trên.
b. Theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 11 Thông tư số 139/2013/TT- BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính thì hồ sơ hải quan đối với tái xuất xăng dầu không yêu cầu thương nhân phải nộp Hóa đơn bán hàng.
Phần II. Các nội dung vướng mắc về thuế
Câu 36. (Công ty LD TNHH HINO Motors Việt Nam)
Công ty chúng tôi nhập khẩu linh kiện phụ tùng để sản xuất và lắp ráp xe ô tô tải. Khi nhập khẩu trên hợp đồng có 2 phụ lục NS
1. Linh kiện phụ tùng để lắp ráp
2. Giá đỡ để chữa linh kiện (quay vòng) tạm nhập - tải xuất
2.1. Nhập khẩu theo hình thức kinh doanh
2.2. Nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất (quay vòng)
Theo Thông tư 128/2013/TT-BTC được áp dụng từ 01/11/2013 thì mục 2.2 công ty chúng tôi nhập khẩu theo hình thức TNTX (quay vòng) có phải nộp thuê nhập khẩu trước khi thông quan hay không
- Nếu không thì áp dụng theo điều nào trong Thông tư 128/2013/TT-BTC
- Nếu có phải nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan thì theo quy định được phép trong 90 ngày sẽ tái xuất và khi tái xuất thì doanh nghiệp được hoàn thuế NK100% hay 90%?
Trả lời
- Về thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với phương tiện quay vòng quy định tại khoản 3, Điều 54, Thông tư số 128/2013/TT-BTC thực hiện theo thỏa thuận của doanh nghiệp với bên đối tác và đăng ký với Hải quan cửa khẩu theo quy định tại khoản 2, Điều 13, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2013 (nay là khoản 3, Điều 12, Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013).
- Về chính sách thuế: thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 100, Thông tư số 128/2013/TT-BTC nêu trên.
Câu 37. (Công ty CP XNK Tổng hợp 1 Việt Nam, Công ty LAFOOCO)
1. Khi thực hiện các thủ tục hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp, phía Cục Thuế sẽ kiểm tra nợ thuế của doanh nghiệp trong đó có nợ thuế Hải quan. Nếu doanh nghiệp còn nợ thuế Hải quan sẽ không được hoàn thuế GTGT. Nhưng vấn đề xảy ra, nếu doanh nghiệp nợ lệ phí tờ khai 20.000 đồng cũng không được hoàn thuế. Trong khi cơ quan Hải quan lại không cho doanh nghiệp đóng lệ phí tờ khai khi mở tờ khai ngay mà bắt dồn lại một tháng rồi chuyển khoản. Đồng thời việc mở tờ khai của doanh nghiệp liên tục và rất nhiều vì vậy doanh nghiệp liên tục bị treo nợ lệ phí mở tờ khai.
Xin hỏi ngành Thuế và Hải quan có cách nào tháo gỡ vướng mắc trên.
2. Cập nhật ngay lên mạng khi doanh nghiệp nộp phí và lệ phí hải quan. Điều nay tiết kiệm rất nhiều thì giờ cho doanh nghiệp trong việc giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp. Vừa qua doanh nghiệp có nộp hồ sơ hoàn thuế VAT vào ngày 31/5/2013. Cục Thuế tỉnh Long An kiểm tra trên mạng thấy doanh nghiệp còn nợ lệ phí hải quan của 11 tờ khai với số tiền 220.000đ. Doanh nghiệp đã chứng minh rằng doanh nghiệp không còn nợ phí hải quan nêu trên bằng cách cung cấp giấy nộp tiền vào Kho bạc nhưng phía Cục Thuế tỉnh Long An không chấp nhận mà yêu cầu doanh nghiệp làm giấy xác nhận để cơ quan Hải quan xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế và gửi cho Cục Thuế mới chấp nhận hoàn.
Trả lời
- Về nộp lệ phí hải quan:
Căn cứ Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/1/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan quy định; “Đối với đối tượng có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thường xuyên (không phân biệt loại hình xuất nhập khẩu) được lựa chọn tự khai, tự nộp lệ phí theo tháng; trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo phải nộp hết số tiền lệ phí của tháng trước theo quy định hoặc có thể nộp lệ phí theo phương thức nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản qua Ngân hàng. Đối với đối tượng thuộc diện nộp lệ phí hải quan theo tháng, nếu trong tháng có số tiền lệ phí hải quan phải nộp ít thì thực hiện nộp lệ phí hải quan bằng hình thức dán tem trực tiếp lên tờ khai ...”
Như vậy, quy định nêu trên đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp được lựa chọn hình thức nộp lệ phí hải quan (theo tháng hoặc nộp ngay bằng hình thức dán tem).
- Về bù trừ tiền thuế GTGT được hoàn với các khoản thuế đang còn nợ tại cơ quan Hải quan:
Theo điểm 3 công văn số 10724/BTC-TCT ngày 14/8/2013 của Bộ Tài chính thì: “Kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan Thuế các cấp thực hiện bù trừ số tiền thuế người nộp thuế được hoàn với so tiền thuế, tiền chậm nộp còn nợ của người nộp thuế do cơ quan Hải quan quản lý theo thứ tự ưu tiên theo quy định tại điểm 2 khoản 12 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế”.
Như vậy, theo hướng dẫn trên việc doanh nghiệp còn nợ tiền lệ phí hải quan sẽ không ảnh hưởng đến việc hoàn thuế GTGT tại cơ quan Thuế.
Câu 38. (Công ty TNHH Panasonic VietNam)
Thông tư 205/2010/TT-BTC
Xác định trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu, theo Điều 13 mục 14 xác định doanh nghiệp có mối quan hệ đặc biệt.
Công ty Panasonic là công ty hoạt động thương mại, kinh doanh các sản phẩm của tập đoàn Panasonic - sản phẩm được sản xuất tại các Công ty nhà máy khác nhau trên toàn thế giới.
Hải quan xác định công ty chúng tôi là có quan hệ đặc biệt trong thời gian gần đây, tần suất Công ty được mời lên tham vấn vẫn tăng lên nhiều và chỉ xoay quanh việc giải trình mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến giá trên hóa đơn.
Mối quan hệ của chúng tôi trong Panasonic là không đổi, vậy doanh nghiệp chúng tôi cần phải giải trình như thế nào để xác định dứt điểm việc không ảnh hưởng đến giá, có quy định nào xác định giới hạn tần suất mới tham vấn của cơ quan Hải quan đối với cùng 1 vấn đề không?
Trả lời
Căn cứ quy định tại điểm 3.2 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, cơ quan Hải quan có căn cứ nghi vấn mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch sẽ tổ chức tham vấn. Trường hợp nêu là cùng một mặt hàng do một doanh nghiệp nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu tại cùng một đơn vị Hải quan, theo cung một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng khác nhau thì chỉ tổ chức tham vấn cho lô hàng nhập khẩu lần đầu, nêu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại điểm 3.4 Điều 26 Thông tư 205/2010/TT- BTC.
Câu 39. (Tổng công ty thép Việt Nam)
Năm 2012, Tổng công ty Thép có nhập khẩu một số lô hàng và có nộp thừa thuế GTGT hàng nhập khẩu với số tiền hơn 1 tỷ đồng tại Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã có xác nhận tiền thuế nộp thừa cho Tổng công ty Thép Việt Nam.
- Ngày 06/5/2012 Tổng công ty Thép Việt Nam đã có văn bản đề nghị Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh xử lý tiền nộp thừa vào các tờ khai hải quan tiếp theo nhưng Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh trả lời chỉ thực hiện xác nhận để cơ quan Thuế xử lý.
- Ngày 06/8/2012 Tổng công ty Thép có văn bản gửi Cục Thuế Tp. Hà Nội đề nghị xử lý số tiền thuế nộp thừa nhưng Cục Thuế Tp. Hà Nội trả lời không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế Tp. Hà Nội.
Vậy cơ quan nào chịu trách nhiệm xử lý tiền thuế GTGT nhập khẩu nộp thừa cho Doanh nghiệp? Thủ tục giải quyết như thế nào?
Trả lời
Việc xử lý số tiền thuế GTGT nộp thừa thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 130 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, theo đó trường hợp người nộp thuế nộp thừa tiền thuế GTGT thì cơ quan Hải quan xác nhận số tiền thuế nộp thừa để cơ quan thuế thực hiện hoàn trả.
Câu 40. (Công ty Toyota Việt Nam)
1. Vấn đề xác định giá xe ô tô nhập khẩu: Cùng một model xe ô tô nhưng Cục Hải quan Tp. Hải Phòng xác định trị giá thuê khác với Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh. Vậy doanh nghiệp có được xin hoàn thuế phần chênh lệch khi trường hợp áp giá tính thuế cao hơn không?
2. Vấn đề tham vấn giá: Cùng một model xe, doanh nghiệp đã thực hiện tham vấn giá và được Hải quan chấp nhận giá kê khai. Nhưng sau đó nhập lại cùng model thì lại bị Hải quan yêu cầu tham vấn nữa lý do tại sao phải thực hiện tham vấn nhiều lần như vậy?
Trả lời
- Về xác định giá xe ô tô nhập khẩu: Căn cứ Điều 6, Điều 24, Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính thì người khai hải quan có nghĩa vụ kê khai đầy đủ các chi phí liên quan đến việc mua bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định trị giá tính thuế theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai báo, kết quả tự xác định trị giá tính thuế.
Cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra giá khai báo của doanh nghiệp. Nếu có nghi vấn về trị giá khai báo thì tổ chức tham vấn để người khai hải quan phối hợp cung cấp các thông tin, tài liệu, chứng từ có liên quan để làm rõ nghi vấn của cơ quan Hải quan.
Trường hợp không làm rõ được nghi vấn thì cơ quan Hải quan sẽ xác định trị giá tính thuế đúng nguyên tắc, trình tự các phương pháp xác định trị giá tính thuế quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ, Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính, Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính. Nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả xác định giá của cơ quan Hải quan thì có quyền khiếu nại theo trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại.
- Về tham vấn giá: Trường hợp nếu là cùng một mặt hàng do một doanh nghiệp nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu tại cùng một đơn vị Hải quan, theo cùng một hợp đồng hoặc nhiều hợp đồng khác nhau thì cơ quan Hải quan chỉ tổ chức tham vấn cho lô hàng nhập khẩu lần đầu, nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại điểm 3.4 Điều 26 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính.
Câu 41. (Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long)
Hàng năm, doanh nghiệp có các Đoàn thanh tra thuế (có thể 2 năm - 5 năm/1 lần). Khi thanh tra, kiểm tra Đoàn có quyết định truy thu thuế với 1 số khoản thuế doanh nghiệp đã kê khai còn sai sót. Vậy quyết định đó có ảnh hưởng tới việc doanh nghiệp được hưởng ân hạn thuế 275 ngày đối với nguyên liệu nhập SXXK hay không?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để SXXK gồm:
- Phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế, không phải cơ sở đi thuê trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
- Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải và trong 02 năm đó được cơ quan Hải quan xác định là: Không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; Không bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thương mại; Không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai;
- Không bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước;
- Phải thực hiện thanh toán qua Ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu.
Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng đủ các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp không được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, phải nộp thuế trước thông quan hoặc giải phóng hàng trừ trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế phải nộp.
Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định trên, đối chiếu với trường hợp của Công ty để được rõ.
Câu 42. (Công ty cổ phần hóa chất Minh Đức - Hải Phòng)
Công ty XNK đá Trắng Calcium Carlonate (CaCO3). Hiện nay, Hải quan cửa khẩu yêu cầu áp mã HS không trùng với mã HS nhập khẩu của người mua gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của chúng tôi. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để áp mã HS giống như người mua yêu cầu?
Trả lời
Việc phân loại hàng hóa phải theo quy định của Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới, và được quy định cụ thể tại Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam, Thông tư số 49/2010/TT- BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu mã HS mà cơ quan Hải quan cửa khẩu yêu cầu không trùng với mã HS của người mua nhưng việc phân loại hàng hóa đã được thực hiện đúng quy định thì phải áp dụng mã số hàng hóa do cơ quan Hải quan xác định. Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý với mã số do cơ quan Hải quan cửa khẩu xác định thì thực hiện khiếu nại theo quy định cua pháp luật.
Trường hợp của công ty nêu đối với mặt hàng “đá trắng Calcium Carbonate CaCO3” thì Tổng cục Hải quan chưa đủ cơ sở xác định mã số do công ty mới chỉ nêu tên của mặt hàng, chưa nêu dạng của sản phẩm (dạng thô, mới chỉ làm sạch hay đã qua quá trình nung, tôi..)... Đề nghị công ty gửi hồ sơ liên quan đến mặt hàng nêu trên về Tổng cục Hải quan để được giải đáp cụ thể.
Câu 43. (Công ty cổ phần Tần Vĩnh Cửu và Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh)
Công ty Tavico là nhà nhập khẩu gỗ trực tiếp từ Mỹ và Châu Âu, sau đó Công ty xuất khẩu vào Khu chế xuất Linh Trung 1 và 2. Theo quy định công ty không phải nộp thuế xuất khẩu, nhưng chúng tôi phải nộp thuế xuất khẩu trước sau đó làm thủ tục hoàn thuế. Cùng một loại hình xuất nhập khẩu, cùng một loại hàng nhưng khi xuất khẩu vào KCX Linh Trung 1 thì được hoàn thuế, xuất khẩu vào KCX Linh Trung 2 thì không được hoàn thuế.
Được Chi cục Hải Quan KCX Linh Trung 2 trả lời lý do không được hoàn thuế: Hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng tại Việt Nam; Hàng hóa làm thủ tục xuất tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu; Khai báo hàng hóa trên tờ khai xuất khẩu phải phù hợp với tờ khai nhập khẩu. Trong khi đó:
Hàng hóa là gỗ tròn, gỗ xẻ nhập khẩu, đơn vị đã qua quá trình sản xuất là cưa, xẻ, sấy - đã sản xuất gia công.
Công ty nhập khẩu hàng về Cảng Cát Lái - sau đó tìm đối tác khách hàng xuất khẩu, điển hình khách hàng trong khu chế xuất - không thể làm thủ tục xuất khẩu tại nơi nhập khẩu.
Công ty nhập khẩu gỗ tròn sau đó qua công đoạn cưa, xẻ, sấy ra sản phẩm gỗ xẻ - khai báo xuất khẩu không thể phù hợp với tờ khai nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật là chỉ yêu cầu chứng minh là hàng hóa đã xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu, đơn vị đã làm theo quy định là xác định được nguồn gốc gỗ nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai ký.
Trong trường hợp này Tavico có được hoàn thuế không và quyết định của Chi cục Hải quan Linh Trung 2 đúng hay sai?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 8 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì: “Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài; trừ trường hợp xuất vào Khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính) được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp tương ứng với số lượng hàng thực tế tái xuất và không phải nộp thuế xuất khẩu”.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu mặt hàng gỗ tròn, gỗ xẻ Công ty nhập khẩu về Việt Nam sau đó tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan hoặc xuất khẩu ra nước ngoài), thì được xét hoàn, không thu thuế nhập khẩu nếu đáp ứng đối tượng, điều kiện quy định tại khoản 8 Điều 112 Thông tư 128/2013/TT-BTC (trước là khoản 8 Điều 113 Thông tư 194/2010/TT-BTC) và hồ sơ quy định tại Điều 120 Thông tư 128/2013/TT-BTC (trước là Điều 121 Thông tư 194/2010/TT-BTC).
Trường hợp vướng mắc, đề nghị Công ty phản ánh cụ thể đến Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để xem xét, xử lý theo chức năng, thẩm quyền.
Câu 44. (Tổng công ty Dầu Việt Nam)
1. Thời hạn nộp thuế
Theo quy định tại mục 8, điều 20 của Thông tư 128/2013/TT-BTC thì thời điểm nộp phần thuế chênh lệch giữa giá chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức.
Kính đề nghị quý Tổng cục Hải quan hướng dẫn cho doanh nghiệp thời điểm chốt giá chính thức (của mặt hàng dầu thô) xác định như thế nào?
2. Hiện nay, đồng tiền nộp thuế xuất khẩu dầu thô bằng Đô la Mỹ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại tỷ giá hạch toán giữa Kho bạc và Hải quan do Hải quan không có tài khoản tiền USD tại Kho bạc. Kho bạc Nhà nước phải quy đổi số tiền USD mà doanh nghiệp đã nộp sang VNĐ theo tỷ giá công bố của Nhà nước áp dụng cho hệ thống kho bạc. Điều này dẫn đến chênh lệch tỷ giá quy đổi giữa số thuế xuất khẩu tạm tính giữa tỷ giá ngày mở tờ khai hải quan/ngày nộp thuế và tỷ giá vào ngày xác định số thuế thực nộp.
Đề nghị Tổng cục Hải quan giải đáp vướng mắc này?
Trả lời
- Về việc xác định thời điểm chốt giá chính thức của mặt hàng dầu thô:
Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 11 và Điều 25 Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính để thực hiện.
Theo đó, đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai, thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, cơ quan Hải quan có thẩm quyền quyết định việc chấp nhận thời điểm chốt giá ghi trên hợp đồng. Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 205/2010/TT-BTC:
Đối với hàng nhập khẩu, trường hợp người khai hải quan chưa có đủ thông tin cần thiết để xác định trị giá tính thuế tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế hoặc trường hợp phải thực hiện việc tham vấn theo quy định, cơ quan Hải quan trì hoãn xác định trị giá tính thuế, thời gian trì hoãn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Thủ tục trì hoãn thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 205/2010/TT-BTC.
- Về việc chênh lệch tỷ giá hạch toán giữa Kho bạc và cơ quan Hải quan:
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13;
Căn cứ quy định tại điểm 5 Phần B Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước;
Điều 19 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:
Trường hợp người nộp thuế được tạm nộp bằng ngoại tệ khi chưa có giá chính thức trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định tại thì:
+ Tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam đối với số thuế phải thu (TK 314) là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.
+ Tỷ giá hạch toán thu NSNN: thực hiện theo tỷ giá do Kho bạc Nhà nước cung cấp cùng với thông tin trên giấy nộp tiền ngoại tệ vào NSNN.
Câu 45. (Công ty TNHH Tân Hưng)
Công ty chúng tôi nhập mặt hàng có C/O form D, HS code trên C/O ghi chương 29. Theo HS code này thì phải đăng ký an toàn hóa chất và thuế nhập khẩu bằng 0%. Tuy nhiên, Hải quan không chấp nhận kết quả phân tích phân loại ghi chương 34. Với HS 34 thì có C/O form D sẽ được thuế nhập khẩu = 0%. Nhưng do trên CO form D ghi mã HS code chương 29 nên CO form D không được chấp nhận. Vậy Công ty chúng tôi phải khai HS code nào? Vì phía nước ngoài không đồng ý ghi mã 34 trên CO theo phân tích phân loại của Hải quan vì họ cho rằng hàng của họ đúng thuộc chương 29.
MSHS ghi công dụng là: Chất tẩy rửa: 90%, chất đánh bóng là 10%. Nhưng kết quả giám định của Trung tâm PTPL 3 là chất đánh giá bóng. Chúng tôi không đồng ý nên khiếu nại đến Chi cục Hải quan Tân cảng, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh, Trung tâm PTPL 3 nhưng đến nay vẫn chưa có công văn trả lời (Công văn khiếu nại ngày 27/06/13).
Trả lời
Nếu Công ty đã có đơn khiếu nại đúng quy định từ ngày 27/6/2013 nhưng đến nay chưa được giải quyết thì Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản yêu cầu Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện giải quyết đúng quy định; đồng thời đề nghị Công ty có văn bản phản ánh sự việc để Tổng cục Hải quan xem xét, giải quyết.
Câu 46. (Công ty TNHH TM thép Toàn Thắng)
1. Tham vấn giá đối với tờ khai hải quan nhập khẩu:
- Cơ quan Hải quan đưa ra mức giá dựa trên cơ sở nào? Liệu cơ sở dữ liệu có kịp thời và phù hợp với từng loại mặt hàng và từng loại hình doanh nghiệp hay không?
- Khi tham vấn giá, doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ hồ sơ nhập khẩu của lô hàng, nhưng cơ quan Hải quan vẫn không chấp nhận mặc dù cơ quan Hải quan không chứng minh được doanh nghiệp khai sai hoặc gian lận mức giá ghi trên hợp đồng và tờ khai vẫn đáp mức giá theo danh mục rủi ro ban hành.
2. Tạm ứng vào tài khoản đảm bảo:
- Khi cơ quan Hải quan không đồng ý mức giá trên tờ khai hải quan nhập khẩu và yêu cầu áp mức giá mới, doanh nghiệp không đồng ý và chờ tham vấn giá. Cơ quan Hải quan yêu cầu nộp khoản thuế theo mức giá áp vào tài khoản tạm ứng. Doanh nghiệp đã nộp theo yêu cầu của Hải quan khi cơ quan Hải quan đưa ra thông báo về khoản thuế phải nộp, Cơ quan Hải quan chuyển số tiền này từ tài khoản tạm ứng sang ngân sách nhà nước và yêu cầu doanh nghiệp nộp thêm tiền phạt chậm nộp kể từ ngày doanh nghiệp đã đóng tạm ứng đến ngày chuyển đổi số tiền này vào ngân sách nhà nước. Như vậy có hợp lý hay không?
Trả lời
- Về tham vấn giá đối với tờ khai hải quan nhập khẩu: Cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan được phân tích và tổng hợp từ các nguồn thông tin theo quy định tại Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính và được sửa đổi bổ sung phù hợp với sự biến động giá.
+ Căn cứ Quyết định số 1102/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 của Bộ Tài chính thì Danh mục quản lý rủi ro về giá hàng hóa nhập khẩu là một bộ phận trong cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan được sử dụng để kiểm tra, phân loại các lô hàng nhập khẩu phục vụ công tác quản lý giá tính thuế và không được sử dụng để xác định trị giá tính thuế.
+ Khi tham gia tham vấn giá, ngoài hồ sơ nhập khẩu thì doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các tài liệu, chứng từ liên quan để làm rõ nghi vấn của cơ quan Hải quan.
- Về tạm ứng vào tài khoản đảm bảo:
+ Doanh nghiệp nộp khoản bảo đảm khi kiểm tra, tham vấn xác định trị giá tính thuế. Căn cứ Điều 24 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính thì: Cơ quan Hải quan nơi doanh nghiệp mở tờ khai sẽ kiểm tra trị giá khai báo của doanh nghiệp. Nếu có nghi vấn mức giá khai báo của doanh nghiệp theo quy định tại tiết b điểm 1.3.2.2 khoản 1 Điều này thì xác định nghi vấn theo quy định. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị được tham vấn thì sẽ yêu cầu doanh nghiệp nộp khoản bảo đảm theo quy định tại Điều 25 Thông tư 205/2010/TT-BTC. Sau khi có kết quả kiểm tra giá chính thức, Doanh nghiệp phải thực hiện nộp thuế và tiền chậm nộp thuế đối với số thuế nộp thiếu vào NSNN.
“+ Cơ quan hải quan chỉ bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá tính thuế khi: (i) Doanh nghiệp không thỏa mãn một trong bốn điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính; (ii) Trong các trường hợp quy định tại điểm 4.4.1 khoản 4 Điều 26 Thông tư 205/2010/TT-BTC”;
Câu 47. (Công ty thép Vinakyoie)
Vừa qua Công ty TNHH thép Vina Kyoie/MST: 3500106761 có mở tờ khai số 566/NK/ĐT-KD/C51C ngày 18/7/2013 tại Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ - Bà Rịa Vũng Tàu, tại thời điểm mở tờ khai công ty chúng tôi đã khai báo trọng lượng hàng hóa nhập khẩu dựa trên trọng lượng ghi trong hóa đơn thương mại để làm cơ sở tỉnh thuế nhập khẩu và VAT. Chúng tôi đã nộp thuế đầy đủ tại thời điểm khai báo hải quan theo Luật quản lý thuế số 21/2013/QH13 để được thông quan lô hàng này.
Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng, trọng lượng hàng hóa dôi ra 46,488 tấn theo chứng thư giám định, chúng tôi đã đóng bổ sung tiền thuế nhập khẩu và VAT cho lượng dôi ra đó. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi còn phải đóng tiền phạt nộp chậm cho lượng dôi dư này theo như thông báo về việc phạt chậm nộp của Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ.
Việc ra quyết định xử phạt của Chi cục Hải quan cảng Phú Mỹ căn cứ điểm đ, điều 3, mục I công văn số 8356/BTC-TCHQ ngày 28/6/2013 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xác định trước mã số, trị giá và thời hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế sửa đổi có nói rõ “Trường hợp khai báo bổ sung tiền thuế thiếu, tiền thuế do cơ quan Hải quan ấn định thì thời hạn nộp thuế được tính từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng”.
Hàng hóa của chúng tôi nhập khẩu theo dạng hàng xá, hàng rời do đó trọng lượng bắt buộc phải có dung sai, việc chênh lệch về trọng lượng thực tế và trọng lượng khai báo mang tính khách quan. Tại thời điểm mở tờ khai chúng tôi đã khai báo trọng lượng hàng hóa dựa trên hóa đơn thương mại theo như quy định tại khoản 8, Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC. Ở thời điểm mở tờ khai, công ty chúng tôi nhập khẩu hàng xá không thể biết chính xác trọng lượng thực tế là bao nhiêu. Giả sử với số lượng 10.000 tấn phải mất 5-6 ngày để hoàn thành việc dỡ hàng, như vậy sau khi dỡ hàng nếu số lượng thực tế 10.050 tấn, dôi ra +50 tấn, chúng tôi sẽ đóng hàng thuế nhập khẩu và VAT cho lượng +50MT. Tuy nhiên, chúng tôi lại phải chịu thêm tiền phạt nộp chậm thuế trong 5-6 ngày x 0.05%/ngày x (số thuế phải nộp cho lượng dôi ra). Việc xử phạt như trên căn cứ vào Luật quản lý thuế là chưa phù hợp. Vì vậy, chúng tôi đề nghị quý cơ quan xem xét xóa bỏ việc đóng tiền phạt chậm nộp.
Trả lời
1. Về trị giá hàng nhập khẩu
Tại khoản 8 Điều 20 Thông tư 205/2010/TT-BTC quy định: Đối với hàng hóa nhập khẩu thực tế có sự chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán thì khi xác định trị giá tính thuế phải căn cứ hóa đơn thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính tự nhiên của hàng hóa và điều kiện thanh toán). Trị giá tính thuế không được thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại và chứng từ có liên quan”
2. Về tiền chậm nộp
- Điều 23, khoản 1 Điều 28 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định rõ:
+ “Đối với trường hợp phải có giám định, phân tích, phân loại hàng hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, lượng hàng, chung loại để đảm bảo chính xác cho việc tính thuế (như xác định tên hàng, mã số hàng hóa theo danh mục Biểu thuế, chất lượng, lượng hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật, tình trạng cũ, mới của hàng hóa nhập khẩu...) thì người nộp thuế thực hiện nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Thông tư này.
Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khai báo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì cơ quan Hải quan thực hiện ấn định thuế để người nộp thuế nộp thuế theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa ...”
+“Số tiền thuế chênh lệch tăng (nếu có) sau khi có kết quả xác định giá, giám định, phân tích phân loại người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và hướng dẫn tại Điều 131 Thông tư này”.
- Khoản 1 Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định rõ: “1. Người nộp thuế nộp tiền chậm nộp trong các trường hợp;
a) Nộp tiền thuế chậm so với thời hạn quy định, thời hạn được gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo, trong quyết định xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan Hải quan và văn bản xử lý về thuế của cơ quan có thẩm quyền”
Đề nghị Công ty nghiên cứu, thực hiện.
Câu 48. (Công ty CPTM xăng dầu Tân Sơn Nhất)
Liên quan đến thủ tục và thời gian giải quyết miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định.
Công ty TAPEICO đang triển khai dự án "Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tiếp nạp nhiên liệu hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất". Dự án thuộc diện được xem xét ưu đãi miễn thuế nhập khẩu theo quy định của Luật thuế nhập khẩu, xuất khẩu số 45/2005/QH và các văn bản hướng dẫn liên quan theo các quyết định phê duyệt như sau:
- Công văn 1001/CHK-KHĐT/28/3/2011 của Cục Hàng không phê duyệt dự án xây dựng phù hợp với quy hoạch cảng hàng không Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đầu tư 4/21000184 (5/3/2013) của Ủy ban nhân dân Tp. Hồ Chí Minh xác định doanh nghiệp được xem xét miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu theo Luật thuế xuất nhập khẩu.
- Công văn T02/ĐT-TT (16/4/2013) của Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh đã xác định dự án của TAPETCO được ưu đãi về thuế nhập khẩu, đủ điều kiện đăng ký danh mục hàng miễn thuế tạo TSCĐ (dự án thuộc đối tượng phát triển cảng hàng không).
Tuy nhiên đến nay Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh không xét miễn thuế cho doanh nghiệp nên cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Kính đề nghị Tổng cục Hải quan có công văn trả lời và hướng dẫn doanh nghiệp còn phải làm thủ tục gì nữa? Trong thời gian Tổng cục Hải quan chưa giải quyết thì doanh nghiệp có được tạm miễn thuế hay không?
Trả lời
Về nội dung Công ty hỏi, ngày 12/11/2013, Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6746/TCHQ-TXNK trả lời Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh về việc vướng mắc ưu đãi thuế nhập khẩu, theo đó: Căn cứ Luật thuế XNK số 45/2005/QH11, khoản 6 Điều 12, khoản 31 Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Hải quan đã đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xử lý thuế nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật đối với trường hợp của Công ty.
Đề nghị Công ty nghiên cứu nội dung công văn số 6746 nêu trên để thực hiện hoặc liên hệ với Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh để được xem xét giải quyết.
Câu 49. (Công ty CP CBG Đức Thanh)
1. Đề nghị có quy định về thời gian thanh khoản cụ thể.
2. Khi những lô hàng doanh nghiệp nộp để thanh khoản thì những lô hàng nhập trong thời gian này doanh nghiệp cũng được ân hạn thuế giá trị gia tăng.
Trả lời
Theo quy định tại Điều 39, Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính thì về nguyên tắc, hồ sơ quyết toán (thanh khoản) là hồ sơ hoàn, không thu thuế. Việc quyết toán được thực hiện cùng thời gian xét hoàn, không thu thuế. Đề nghị Công ty nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC.
Câu 50. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)
Điều 42 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 tất cả hàng hóa nhập khẩu đều phải nộp thuế ngay, ngoại trừ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình NK/SXXK được ân hạn tới 275 ngày.
Căn cứ tại Điều 55 của Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 thì đối với hàng tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập”.
Với loại hình này theo Luật quản lý thuế thì phải nộp thuế ngay, còn Thông tư 128/2013/TT-BTC cho doanh nghiệp được có thời hạn tái chế là 275 ngày. Như vậy, khi doanh nghiệp tái nhập hàng về sửa chữa phải nộp thuế ngay rồi đưa hàng về sửa chữa, sau khi tái xuất được hoàn lại tiền thuế đã nộp, theo đó sẽ phát sinh mâu thuẫn và thời gian cho doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp mất số tiền phải nộp vào rồi hoàn lại
Đề nghị đối với loại hình nhập tái chế thì thời gian nộp thuế đi theo thời gian doanh nghiệp đăng ký sửa chữa, nếu đến thời điểm đó doanh nghiệp không tái xuất thì doanh nghiệp phải nộp thuế và nộp phạt vi phạm là hợp lý.
Trả lời
Vấn đề Công ty nêu đã được hướng dẫn cụ thể tại điểm c, d khoản 4 Điều 55 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính, theo đó:
“c) Cơ quan Hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo hướng dẫn tại Điều 119 Thông tư này và cơ quan Hải quan có đủ cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây; các trường hợp khác thực hiện thu đủ các loại thuế theo quy định.
d) Đối với hàng hóa tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan Hải quan nhưng không quá 275 ngày kể từ ngày tái nhập.”
Câu 51. (Công ty TNHH Sai Gon Precision)
Đơn vị tính hàng hóa xuất nhập khẩu:
Căn cứ theo khoản 5, mục a, Điều 38 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012, Danh mục hàng nhập khẩu sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp đăng ký với Hải quan phải phù hợp với hàng hóa tại kho của doanh nghiệp về ký mã hiệu, chủng loại và đơn vị tính. Đơn vị tính này thì căn cứ vào đơn vị tính của Danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên khi nhập khẩu hàng từ nước ngoài về, đơn vị tính của chúng tôi mua là cải nhưng của Biểu thuê là kg. (VD: chốt khóa, đai ốc, kim, lò xo, nam châm...).
Nêu khai báo đơn vị tính là kg, định mức sản phẩm của chúng tôi cũng là kg. Tuy nhiên, nêu như vậy, chúng tôi phải quy đổi ngược lại từ cái sang kg. Việc này tốn rất nhiều thời gian vì trong quy trình sản xuất hàng ngày chúng tôi vẫn sử dụng đơn vị tính là cái và sự chuyển đổi này luôn có sự sai số và chênh lệch với dữ liệu tồn kho nên dễ bị sai lệch sản xuất.
Vậy Doanh nghiệp có thể sử dụng đơn vị tính khi nhập khẩu để khai báo hải quan thay vì phải theo Biểu thuế xuất nhập khẩu?
Trả lời
- Đơn vị tính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính. Vì vậy, đề nghị Công ty sử dụng đơn vị tính theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam để khai báo trên tờ khai hải quan.
- Trường hợp thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu có đơn vị tính khác, chưa được cập nhật trong Thông tư của Bộ Tài chính thì đề nghị Công ty có văn bản trình bày và kiến nghị cụ thể để Tổng cục Hải quan báo cáo Bộ Tài chính phương án giải quyết.
Câu 52. (Công ty CP thủy sản Cà Mau)
Phân loại hồ sơ hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau áp dụng cho 02 đối tượng; Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín và doanh nghiệp không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế tất cả các sắc thuế trong vòng 24 tháng. Nội dung này doanh nghiệp xin kiến nghị Lãnh đạo Bộ Tài chính nên mở rộng thêm đối tượng là doanh nghiệp hoàn tất nghĩa vụ thuế.
- Hiện nay để được xét chọn Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, các doanh nghiệp phải đạt được các tiêu chí: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 10 triệu USD trong 12 tháng, có lãi 02 năm liên tục,... với tình hình kinh tế trong nước, khủng hoảng tài chính trên thế giới những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có lãi 02 năm liên tục là điều hết sức khó khăn, do đó đa số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản khó mà đạt được danh hiệu xuất khẩu uy tín năm 2013.
- Doanh nghiệp không bị xử phạt về gian lận thuế, trốn thuế tất cả các sắc thuế trong vòng 24 tháng, vấn đề này bao hàm quá rộng, chính sách thuế thay đổi bổ sung liên tục, chắc chắn trong quá trình vận dụng sẽ mắc 1 số sai sót hoặc không thống nhất về quan điểm giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế trong vấn đề xác định ưu đãi, miễn giảm thuế dẫn đến doanh nghiệp bị truy thu thuế và bị xử phạt. Vậy doanh nghiệp có bị xem là gian lận thuế không? trong khi doanh nghiệp cố gắng chấp hành tốt các chính sách và nghĩa vụ thuế.
Trả lời
Việc phân loại hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước kiểm tra sau được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 và khoản 6 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, do đó, đề nghị Công ty nghiên cứu thực hiện đúng quy định.
Việc đánh giá doanh nghiệp có hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào các thông tin hồ sơ doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu thông tin xử lý vi phạm của doanh nghiệp, cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá và áp dụng thủ tục kiểm tra và hoàn thuế cho doanh nghiệp theo đúng quy định
Phần III. Các nội dung vướng mắc khác
Câu 53. (Công ty Canon Việt Nam)
Về việc đăng ký danh mục NPL và định mức.
Theo Điều 12 Thông tư số 86/2013/TT-BTC thì “Cơ quan thẩm định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Mã số các mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất) đã được doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định, thống nhất là căn cứ đưa vào Bản ghi nhớ để doanh nghiệp sử dụng khai hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc”.
Tuy nhiên, sau thời gian thẩm định thì doanh nghiệp chúng tôi phát sinh rất nhiều mã hàng hóa mới nằm ngoài danh sách đã thẩm định trên, và việc phát sinh là hàng ngày hàng giờ đồng thời ở cả trụ sở chính và chi nhánh, vậy với những mã phát sinh này công ty chúng tôi sẽ làm việc và đăng ký với Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp hay làm việc với Cục Hải quan thành phố, tỉnh? Nếu làm việc với Cục Hải quan thành phố tỉnh thì sẽ gây khó khăn trong việc đi lại cũng như thời gian của doanh nghiệp, và có thể dẫn đến việc tạm dừng sản xuất hoặc lỡ tàu vì không kịp hoàn thành thủ tục hải quan. Vậy công ty chúng tôi xin được đề xuất việc đăng ký danh mục NPL và định mức phát sinh được thực hiện tại các Chi cục Hải quan quản lý DNCX.
Trả lời
- Tại Khoản 2.1 Điều 12 Thông tư số 86/2013/TT-BTC quy định:
“Cơ quan thẩm định mã số hàng hóa xuất nhập khẩu là Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Mã số các mặt hàng doanh nghiệp đã xuất khẩu, nhập khẩu (trừ mặt hàng nhập khẩu theo loại hình không thuộc diện chịu thuế như nhập chế xuất, xuất chế xuất) đã được doanh nghiệp và Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm định, thống nhất là căn cứ đưa vào Bản ghi nhớ để doanh nghiệp sử dụng khai hải quan khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc.”
Căn cứ theo quy định trên thì loại hình nhập chế xuất và xuất chế xuất không phải thẩm định mã HS khi xem xét công nhận, gia hạn doanh nghiệp ưu tiên.
- Tại khoản b, Điểm 1, Điều 49, Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, khi làm thủ tục hải quan, DNCX phải đăng ký tờ khai theo từng loại hình cụ thể, như: NSXXK-CX; TN-CX; XSXXK-CX, TX-CX …. mà không đăng ký loại hình chung như nhập chế xuất và xuất chế xuất.
- Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể Điều 12, Thông tư 86/2013/TT-BTC như sau:
+ Nhập chế xuất bao gồm tất cả các loại hình nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
+ Xuất chế xuất bao gồm tất cả các loại hình xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất.
Câu 54. (Công ty cổ phần lọc hóa dầu Nam Việt)
Ngày 13/5/2013, công ty NOV chúng tôi có nhận được Ấn định thuế số: 67/QĐ-STQ/ADDT-ĐSTQ1 của Chi cục Kiểm tra sau thông quan - Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh thực hiện theo văn bản chỉ đạo số 17060/BTC-VP của Bộ Tài chính xác định lại thời điểm tính thuế đối với 4 tờ khai tạm nhập mà doanh nghiệp đã tất toán trong năm 2012, truy thu 26,244,737,106 đồng tiền thuế (thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT)
Chúng tôi đã có nhiều văn bản kêu cứu tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan, Hiệp hội xăng dầu nhưng chúng tôi vẫn bị cơ quan Hải quan cưỡng chế.
1. Vấn đề thứ nhất:
Tại khoản 3, Điều 9 của Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết thi hành Luật Hải quan quy định về đăng ký tờ khai hải quan:
“Trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu người khai hải quan có lý do chính đáng, có văn bản đề nghị và được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận thì được bổ sung, sửa chữa tờ khai hải quan đã đăng ký; trường hợp thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thì được thay tờ khai hải quan khác.
Tại Điều 13 Thông tư số 194/2010/TT-BTC Bộ Tài chính quy định về việc thay tờ khai hải quan: ‘'Thay tờ khai khai hải quan chỉ được thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa”.
Tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất: ‘'Trường hợp hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp để nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan Hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và thanh khoản tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới, doanh nghiệp chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này. Hàng hóa tạm nhập chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu như hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh”.
- Việc Bộ Tài chính yêu cầu các lô hàng của doanh nghiệp chúng tôi đã mở tờ khai nhập khẩu, hàng hóa đã được kiểm tra thực tế hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế phải thay tờ khai hải quan và xác định lại thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thay thế có đúng với nội dung của các quy định nêu trên?
- Theo cách hiểu của Quý Bộ về Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/11/2005, tất cả các mặt hàng tạm nhập tái xuất khác có được thay đổi loại hình nhập khẩu khi hàng hóa đã được cán bộ Hải quan kiểm tra thực tế không?
2. Vấn đề thứ 2:
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đã ra văn bản 170/KTrVB yêu cầu Bộ Tài chính:
Thứ nhất, hủy bỏ công văn số 17060/BTC-VP vì những nội dung sai trái như đã nêu trên.
Thứ hai, nếu cần thiết, Bộ Tài chính có thể ban hành Thông tư thay thế, hoặc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 194/2010/TT-BTC để làm cơ sở pháp lý cho Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan và các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu thực hiện”.
Trả lời Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 10197/BTC-PC cho rằng: “Thông tư 194/2010/TT-BTC là phù hợp với quy định của Nghị định và đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi, giảm bớt thủ tục hành chính cho người khai khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu”.
Thông báo số 17060/BTC-VP là văn bản hành chính, chỉ gửi Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh, thành phố để đôn đốc công tác tổ chức thực hiện về khai, thu, nộp thuế thống nhất trong toàn lực lượng Hải quan khi thay đổi loại hình tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa phải thực hiện đúng Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
Thủ tướng Chính phủ đã có công văn 622/VPCP-KTTH ngày 5/4/2013: giao Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định pháp luật thuế, pháp luật hải quan hiện hành và kết quả kiểm tra của Bộ Tài chính tránh hồi tố trách nhiệm pháp lý nặng hơn đối với doanh nghiệp.
Vậy:
- Qua văn bản 10197/BTC-PC, Vụ Pháp chế Bộ Tài chính hiểu và trả lời đứng với yêu cầu của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp không?
- Các doanh nghiệp kinh doanh XNK, trong đó có công ty NVO chúng tôi đã thực hiện và tuân thủ theo đúng Thông tư 194/2010/TT-BTC nhưng không đúng theo Thông báo hành chính 17060/BTC-VP trong việc hướng dẫn Nghị định của Chính phủ. Như vậy, hiệu lực của Thông tư 194/2010/TT-BTC phải được hiểu và áp dụng như thế nào?
- Thông báo số 17060/BTC-VP chỉ là văn bản hành chính tại sao lại mang tính quy phạm?
- Theo Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã có công văn 622/VPCP-KTTH chỉ đạo Bộ thực hiện về công tác thanh tra đối với hoạt động tạm nhập tái xuất xăng dầu. Vậy việc chỉ đạo của Bộ Tài chính qua văn bản 17060/BTC-VP có chính xác là thực hiện theo đúng quy định pháp luật thuế, pháp luật hải quan hiện hành và tránh hồi tố trách nhiệm pháp lý? Và có đúng theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại công văn 622/VPCP-KTTH ngày 5/4/2013?
Trả lời
1. Về vấn đề thứ nhất:
- Qua kiểm tra sau thông quan, cơ quan Hải quan phát hiện các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh tạm nhập - tái xuất xăng dầu không thay thế tờ khai hải quan khác đối với số lượng xăng, dầu đã đăng ký nhập khẩu theo loại hình tạm nhập - tái xuất, nhưng không tái xuất chuyển sang tiêu thụ nội địa theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ.
- Ngày 28/02/2013 Bộ Tài chính đã có công văn số 120/BTC-TCHQ báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện áp dụng thời điểm tính thuế theo thời điểm thay đổi loại hình nhập khẩu từ kinh doanh tạm nhập - tái xuất sang chuyển tiêu thụ nội địa đối với các lô hàng xăng, dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển tiêu thụ nội địa kể từ ngày 01/01/2012 (không hồi tố năm 2011 về trước do doanh nghiệp đã quyết toán tài chính).
- Ngày 05/04/2013 Văn phòng Chính phủ có công văn số 622/VPCP-KTTH thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh về việc xử lý thuế nhập khẩu đối với xăng, dầu tạm nhập tái xuất được nhập khẩu vào nội địa. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan căn cứ kết quả kiểm tra sau thông quan, tiến hành xử lý truy thu theo quy định của pháp luật đối với những doanh nghiệp phát sinh các lô hàng xăng, dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển tiêu thụ nội địa năm 2012. Không kiểm tra, xử lý đối với những trường hợp doanh nghiệp đã quyết toán tài chính phát sinh từ ngày 31/12/2011 trở về trước để tránh hồi tố trách nhiệm pháp lý nặng hơn đối với doanh nghiệp.
Việc truy thu thuế nêu trên là đúng quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, đúng quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
2. Về vấn đề thứ 2
Ngày 16/7/2013, Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) có công văn số 170/KTrVB thông báo kết quả kiểm tra văn bản (công văn số 17060/BTC-VP ngày 07/12/2013). Ngày 05/8/2013, Bộ Tài chính có công văn số 10197/BTC-PC gửi Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp) thông báo kết quả thực hiện công văn số 170/KTrVB nêu trên. Tại văn bản này, Bộ Tài chính khẳng định Thông báo số 17060/BTC-VP ngày 07/12/2012 của Bộ Tài chính là văn bản hành chính đôn đốc công tác tổ chức thực hiện, không mang tính quy phạm và thống nhất với quy định pháp luật tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính về quyền đăng ký tờ khai mới khi thay đổi loại hình nhập khẩu và trách nhiệm thu và nộp đủ thuế đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển loại hình tiêu thụ nội địa của cơ quan Hải quan và người nộp thuế theo quy định tại Điều 14 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Câu 55. (Công ty Canon Việt Nam)
Về việc đăng ký định mức tiêu hao đối với doanh nghiệp chế xuất.
Theo điểm 3 Điều 18 Thông tư số 86/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp ưu tiên được phép “Không phải đăng ký với cơ quan Hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản với cơ quan Hải quan với điều kiện doanh nghiệp có phần mềm quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng được yêu cầu quản lý, kiểm tra của cơ quan Hải quan.
Định kỳ hàng quý doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan Hải quan báo cáo xuất - nhập - tồn nguyên vật liệu nhập khẩu trên cơ sở định mức doanh nghiệp tự xây dựng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của định mức tự xây dựng
Đồng thời theo Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC “Trong một kỳ báo cáo, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo định mức sử dụng nguyên liệu, vật tư (bao gồm cả tỷ lệ hao hụt) với cơ quan Hải quan chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo nhập-xuất-tồn”.
Tuy nhiên, theo Thông tư 196/2012/TT-BTC thì doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện tử phải khai trước định mức xuất khẩu.
Vậy doanh nghiệp chế xuất đã là doanh nghiệp ưu tiên như chúng tôi có được áp dụng theo Thông tư số 86/2013/TT-BTC và Thông tư 128/2013/TT-BTC không? Và nếu được thì phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập yêu cầu những chức năng quản lý nào? Và có phải qua kiểm nghiệm hay không?
Trả lời
1. Về việc đăng ký định mức:
Công ty là doanh nghiệp ưu tiên nên thực hiện việc đăng ký định mức theo quy định tại Thông tư số 86/2013/TT-BTC ngày 27/6/2013 của Bộ Tài chính về doanh nghiệp ưu tiên.
2. Về phần mềm quản lý hàng hóa xuất nhập;
- Về yêu cầu đối với phần mềm của doanh nghiệp được thực hiện theo Thông tư số 86/2013/TT-BTC:
Tổng cục Hải quan sẽ thông báo tiêu chuẩn của phần mềm (yêu cầu về nghiệp vụ và yêu cầu về công nghệ thông tin).
Trên cơ sở tiêu chuẩn đã thông báo, cơ quan Hải quan có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận phần mềm của doanh nghiệp có đủ điều kiện hay không.
- Việc khai định mức chậm nhất vào thời điểm nộp báo cáo xuất nhập tồn:
Trong bối cảnh hiện tại khi Hệ thống quản lý phần mềm của cơ quan Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu trên, doanh nghiệp thực hiện thông báo định mức và báo cáo xuất nhập tồn bằng phương thức thủ công.
Việc triển khai hệ thống phía Hải quan để đáp ứng yêu cầu trên sẽ được thực hiện cùng với tiến độ triển khai dự án VNACCS/VCIS dự kiến bắt đầu từ ngày 01/4/2014.
Câu 56. (Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL VN)
Khi nhập khẩu một nguyên liệu sản xuất mới, chúng tôi có yêu cầu cơ quan Hải quan cho đi giám định ở Trung tâm Phân tích phân loại miền Nam để có một HS Code rõ ràng để xác định được thuế nhập khẩu chính xác. Tuy nhiên, nhân viên Hải quan không đồng ý. Nếu cơ quan Hải quan yêu cầu đưa giám định thì lại chỉ định Trung tâm Phân tích 3. Kết quả giám định từ Trung tâm Phân tích 3 không có xác định HS code, trong khi đó Trung tâm Phân tích phân loại miền Nam thuộc Tổng cục Hải quan luôn xác định HS code chính xác cho hóa chất mới/ nguyên liệu mới (Trung tâm Phân tích phân loại miền Nam chỉ nhận mẫu giám định từ phía Hải quan)
Để tránh khai sai thuế nhập khẩu, chúng tôi đề nghị Tổng cục Hải quan có một quy định rõ ràng hướng dẫn nhân viên Hải quan thực hiện đúng yêu cầu giám định nguyên liệu hóa chất mới tại Trung tâm Phân tích phân loại miền Nam để xác nhận HS Code và thuế nhập khẩu chính xác từ đầu. Đây cũng là những bức xúc của các doanh nghiệp khác đang phải bị truy thu thuế sau thông quan.
Trả lời
Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3895/TCHQ-PTPL ngày 14/7/2010 thông báo Danh mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích phân loại tại Trung tâm Phân tích phân loại và các Chi nhánh phân tích phân loại (Danh mục này được cập nhật theo năng lực và phát triển trang bị kỹ thuật của Trung tâm). Theo đó, đối với mặt hàng mà các đơn vị phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện phân tích thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục mới được đưa mẫu hàng đến các cơ quan, tổ chức giám định bên ngoài để phân tích như Trung tâm 3 hoặc đơn vị giám định khác.
Do vậy, để Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL VN biết mặt hàng nhập khẩu của mình có được lấy mẫu để phân tích phân loại tại Chi nhánh PTPL - khu vực phía Nam hay không, Công ty gửi văn bản hỏi trực tiếp đến Chi nhánh PTPL - khu vực phía Nam hoặc Tổng cục Hải quan để có trả lời về vấn đề này.
Trong trường hợp hàng XNK của Công ty thuộc phạm vi tiếp nhận phân tích phận Ịoại của Trung tâm PTPL, nhưng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục yêu cầu gửi giám định tại cơ quan, tổ chức giám định không thuộc Tổng cục Hai quan thì đề nghị Doanh nghiệp phản ánh từng trường hợp cụ thể để Tổng cục Hải quan chấn chỉnh.
Câu 57. (Công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành)
Tờ khai xuất khẩu bị phân luồng đỏ
Từ 15/9/2013 đến nay, ngày nào doanh nghiệp cũng có ít nhất 01 tờ khai xuất khẩu phân luồng đỏ. Doanh nghiệp có hỏi với lý do gì mà doanh nghiệp bị phân luồng đỏ nhiều như vậy thì cơ quan Hải quan báo doanh nghiệp đã bì đưa vào diện cảnh báo rủi ro cao hơn trước đây, trong khi đó hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa từng làm gì sai và bị phạt vi phạm ở cấp Cục, cũng không nợ thuế quá hạn. Vì vậy doanh nghiệp nhận thấy việc này là bất thường.
Đề nghị doanh nghiệp có bị đưa vào diện quản lý rủi ro cao hơn thì chúng tôi đề xuất chỉ cho doanh nghiệp biết bị lỗi gì để chúng tôi khắc phục.
Trả lời
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan. Từ 15/9/2013 đến 30/11/2013, công ty cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành đã mở 161 tờ khai xuất khẩu, trong đó 37 tờ khai được phân luồng kiểm tra thực tế hàng hóa. Việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất khẩu của Công ty được thực hiện theo quy định tại khoản 1a Điều 15, 28, 29, 30 của Luật Hải quan.
Đối với các tờ khai thuộc loại hình tái xuất hàng được trả lại để tái chế ngoài quy định tại các điều khoản nêu trên, các tờ khai đó còn được điều chỉnh theo quy định tại Điều 51 và Khoản 3 Điều 121 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010, Điều 55 và Khoản 3 Điều 120 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013, Điều 48 Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012.
Câu 58. (Công ty TNHH KAI Việt Nam)
Công ty chúng tôi bị phạt vi phạm hành chính 3 lần về sửa tờ khai sau 60 ngày thông quan trong vòng 1 năm thì có bị tăng số lần bị luồng đỏ không?
Trả lời
Cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan, việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 1a Điều 15, 28, 29, 30 của Luật Hải quan. Việc công ty bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá tuân thủ pháp luật, do đó tác động đến phân luồng kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty.
Câu 59. (Công ty CP XNK Tổng hợp 1 Việt Nam)
Trên Website của Tổng cục Hải quan có cập nhật về thông tin nợ thuế của doanh nghiệp. Nhưng những thông tin này được cập nhật hơi chậm, vì vậy nhiều trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế hải quan nhưng trên mạng của Tổng cục Hải quan vẫn báo nợ thuế khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng khi thực hiện việc hoàn thuế GTGT từ phía cơ quan thuế. Do ngành Thuế và Hải quan có kiểm tra chéo về nợ. Mong ngành Hải quan khắc phục tình trạng trên.
Trả lời
Khi doanh nghiệp sử dụng chức năng tra cứu nợ thuế trên Cổng Thông tin điện tử Hải quan, hệ thống sẽ truy vấn đến Hệ thống kế toán thuế (KT559) lưu tại Tổng cục Hải quan. Cổng Thông tin điện tử hải quan không cập nhật thông tin nộp thuế của doanh nghiệp, việc cập nhật thông tin được thực hiện tại Chi cục và sau đó được đồng bộ, trao đổi thông tin với Hệ thống KT559 của Tổng cục Hải quan.
Về trách nhiệm cập nhật thông tin: Theo quy định tại Điều 11 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 780/TCHQ/QĐ/CNTT của Tổng cục Hải quan thì trách nhiệm của công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ kế toán kho bạc là căn cứ thông tin nhận được từ Kho bạc về các khoản thanh toán của doanh nghiệp dưới dạng chứng từ hoặc điện tử để kiểm tra tính chính xác của thông tin và nhập máy chứng từ nộp tiền bằng chuyển khoản nếu thông tin nhận được ở dạng chứng từ hoặc cập nhật thông tin vào hệ thống thông tin ở dạng điện tử. Hệ thống sẽ tự động xử lý dữ liệu và đồng bộ về cơ sở dữ liệu KT559 tại Tổng cục Hải quan.
Bên cạnh đó, hàng ngày công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ kế toán theo dõi nợ thuế cũng tiến hành tổng hợp số liệu, lập danh sách cưỡng chế tại Chi cục và truyền, nhận dữ liệu, danh sách cưỡng chế với Cục Hải quan tỉnh, thành phố và cập nhật vào hệ thống.
Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng trên Cổng Thông tin điện tử hải quan vẫn báo nợ thuế thì đề nghị doanh nghiệp liên hệ với công chức Hải quan nơi mở tờ khai để được hỗ trợ xử lý./.
- 1 Công văn 2693/TXNK-CST năm 2017 vướng mắc tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Đài Loan do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 2 Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015 về công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 3 Công văn 3708/TCHQ-GSQL năm 2015 dừng thực hiện công văn 2457/TCHQ-GSQL do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 1153/GSQL-GQ1 năm 2014 trả lời kiến nghị tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5 Thông tư 22/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 16236/BTC-TCHQ năm 2013 địa điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 16239/BTC-TCHQ năm 2013 sử dụng hóa đơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 9 Công văn 15603/BTC-TCHQ năm 2013 khai báo "cửa khẩu xuất hàng" tại ô số 9 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK đối với hàng hóa đưa vào kho CFS sau đó xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 10 Công văn 15605/BTC-TCHQ năm 2013 thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị xe máy chuyên dùng, thang nâng người do Bộ Tài chính ban hành
- 11 Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 12 Công văn 6746/TCHQ-TXNK năm 2013 vướng mắc ưu đãi miễn thuế nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 13 Công văn 15445/BTC-TCHQ năm 2013 xử lý vướng mắc điều 36, 46 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 14 Công văn 1103/GSQL-GQ2 năm 2013 thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ đối với hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 15 Công văn 15269/BTC-TCHQ năm 2013 hướng dẫn thực hiện Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 16 Công văn 6501/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 17 Thông tư 139/2013/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với xăng dầu xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất và pha chế xăng dầu; nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 18 Công văn 3016/BKHCN-ĐTG năm 2013 phối hợp thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 19 Công văn 902/GSQL-TH năm 2013 vướng mắc C/O mẫu E do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 21 Công văn 5116/TCHQ-CCHĐH năm 2013 về vướng mắc nội dung khai báo cửa khẩu xuất hàng tại ô số 9 tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu HQ/2012-XK do Tổng cục Hải quan ban hành
- 22 Công văn 10724/BTC-TCT năm 2013 về bù trừ số thuế giá trị gia tăng được cơ quan Thuế giải quyết hoàn với số nợ thuế do cơ quan Hải quan quản lý do Bộ Tài chính ban hành
- 23 Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2013 tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24 Thông tư 86/2013/TT-BTC về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong quản lý nhà nước về hải quan đối với doanh nghiệp đủ điều kiện do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 25 Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 26 Quyết định 03/2013/QĐ-TTg sửa đổi quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 27 Thông tư 41/2012/TT-BCT quy định về xuất khẩu khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 28 Công văn 17060/BTC-VP xác định thời điểm tính thuế đối với xăng dầu đã tạm nhập nhưng không tái xuất hoặc không tái xuất hết, được chuyển tiêu thụ nội địa do Bộ Tài chính ban hành
- 29 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 30 Thông tư 196/2012/TT-BTC quy định thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 31 Thông tư 11/2012/TT-BTTTT quy định Danh mục sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng cấm nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 32 Thông tư 179/2011/TT-BTC hướng dẫn xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan tại cảng biển mà chưa có người đến nhận quy định tại Điều 45 Luật Hải quan và hàng hóa không có người nhận khác do Bộ Tài chính ban hành
- 33 Thông tư 156/2011/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 34 Luật khiếu nại 2011
- 35 Quyết định 51/2011/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 36 Thông tư 117/2011/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- 37 Thông tư 31/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 38 Thông tư 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 39 Thông tư 205/2010/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 40 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 41 Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
- 42 Thông tư 172/2010/TT-BTC hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan do Bộ Tài chính ban hành
- 43 Công văn 4042/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 44 Công văn 4043/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 45 Công văn 3847/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 46 Công văn 3895/TCHQ-PTPL về danh mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích, phân loại do Tổng cục Hải quan ban hành
- 47 Thông tư 49/2010/TT-BTC hướng dẫn việc phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 48 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008
- 49 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008
- 50 Quyết định 1102/QĐ-BTC năm 2008 về việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 51 Nghị định 29/2008/NĐ-CP về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
- 52 Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 53 Nghị định 40/2007/NĐ-CP về xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- 54 Luật quản lý thuế 2006
- 55 Nghị định 12/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
- 56 Nghị định 154/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- 57 Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 58 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2005
- 59 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005
- 60 Quyết định 780/TCHQ/QĐ-CNTT ban hành quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thông tin kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 61 Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 62 Luật Hải quan 2001
- 1 Công văn 3847/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 4043/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 3 Công văn 4042/TCT-CS trả lời câu hỏi tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2010 do Tổng cục Thuế ban hành
- 4 Công văn 1153/GSQL-GQ1 năm 2014 trả lời kiến nghị tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5 Công văn 3708/TCHQ-GSQL năm 2015 dừng thực hiện công văn 2457/TCHQ-GSQL do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Hướng dẫn 1499/HD-TLĐ năm 2015 về công đoàn tham gia tổ chức Hội nghị người lao động và xây dựng quy chế đối thoại tại doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 7 Công văn 2693/TXNK-CST năm 2017 vướng mắc tại Hội nghị đối thoại doanh nghiệp Đài Loan do Cục Thuế xuất nhập khẩu ban hành
- 8 Công văn 1537/TCHQ-PC năm 2020 trả lời câu hỏi sau Hội nghị đối thoại doanh nghiệp năm 2019 do Tổng cục Hải quan ban hành