Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4178/TCHQ-KTTT
V/v  phân loại mã số tính thuế nhập khẩu mặt hàng thực phẩm bổ sung

Hà Nội , ngày 26 tháng 8 năm 2003

 

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH - TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 4178/TCHQ-KTTTNGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC PHÂN LOẠI MÃ SỐ TÍNH THUẾ NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC PHẨM BỔ SUNG

Kính gửi: - Cục Hải quan các tỉnh, Thành phố

Ngày 12/08/2003 Tổng cục Thuế đã có Công văn số 2942/TCT-NV3 về phân loại mã số tính thuế nhập khẩu mặt hàng thực phẩm bổ sung, để việc phân loại mã số tính thuế nhập khẩu được thực hiện thống nhất Tổng cục Hải quan hướng dẫn các đơn vị thực hiện như sau:

1. Biểu thuế nhập khẩu hiện hành (Quyết định số 137/2001/QĐ-BTC ngày 18/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) chi tiết tên mặt hàng "Sản phẩm dinh dưỡng y học" tại 2 nhóm 1901, 2106 và quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 10%. Đây là mặt hàng được chỉ định dùng cho bệnh nhân cần nuôi ăn qua ống thông, ví dụ ensure, pediasure, vivonexten và đã được hướng dẫn tại Công văn số 577/TC-TCT ngày 17/1/2002 của Bộ Tài chính.

2. Mặt hàng thực phẩm bổ sung thành phần gồm chiết xuất từ cây cỏ, bổ sung thêm vitamin, Biểu thuế nhập khẩu hiện hành không chi tiết tên, nên về nguyên tắc thuộc mã số 2106.90.90 "Loại khác", thuế nhập khẩu ưu đãi 30% (ba mươi phần trăm).

3. Đối với các lô hàng nhập khẩu thực phẩm bổ sung có tờ khai hàng nhập khẩu nộp cho cơ quan Hải quan từ ngày 01/09/2003 thuộc mã số 2106.90.83, 2106.90.95, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 20% (hai mươi phần trăm) theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày 25/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Theo trình bày của doanh nghiệp, mặt hàng này một số đơn vị Hải quan địa phương đã phân loại vào mã số 2106.90.40 "Sản phẩm dinh dưỡng y học", thuế nhập khẩu ưu đãi 10%. Vì vậy, để có cơ sở báo cáo Bộ xử lý các trường hợp đã phát sinh Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị kiểm tra xác định nguyên nhân. Nếu do chủ quan, phải truy thu đủ số thuế còn thiếu. Nếu do khách quan thì miễn truy thu nhưng phải theo đúng quy trình của Thông tư số 32/2002/TT-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ Tài chính về xử lý các khoản nợ thuế do nguyên nhân khách quan.

(Báo cáo gửi về Tổng cục Hải quan - Vụ kiểm tra thu thuế XNK trước ngày 05/09/2003)

Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện.

 

Hỏa Ngọc Tâm

(Đã ký)