- 1 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 2 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo
- 3 Quyết định 2231/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4 Quyết định 16/2021/QĐ-UBND quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5 Quyết định 23/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý và bảo vệ trụ nước chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6 Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 45/UBND-NCPC | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: | - Các sở, ban, ngành Thành phố; |
Trong năm 2021, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố đã triển khai thực hiện tốt các nội dung, biện pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra. Theo đó, tình hình cháy, nổ trên địa bàn Thành phố cơ bản đã được kéo giảm về số vụ nhưng vẫn đang tiềm ẩn ở mức độ cao và gây thiệt hại khó lường (thống kê trong năm 2021 xảy ra 192 vụ cháy trên địa bàn Thành phố, giảm 80 vụ - tỷ lệ 29,41% so với năm 2020).
Dự báo trong thời gian tới, giai đoạn bước vào cao điểm mùa khô, tình hình cháy, nổ sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy cứu nạn, cứu hộ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn, sự cố và cháy, nổ gây ra, bảo vệ an toàn về tài sản, tính mạng của Nhân dân, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các đợt cao điểm lễ, tết, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội trọng đại trong năm 2022;
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Thành phố và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại trụ sở đơn vị, lĩnh vực, ngành phụ trách quản lý và tiếp tục triển khai nghiêm túc các nội dung, văn bản chỉ đạo của Thành phố về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; trong đó, chú trọng tập trung vào các văn bản chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; các văn bản chỉ đạo về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại khu dân cư, nhà chung cư, nhà cao tầng, nhà ở hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố, về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy đã được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; Kế hoạch số 4462/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2020 về triển khai Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo; Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, tổ chức, đơn vị; thường xuyên kiểm tra, củng cố, kiện toàn và duy trì hoạt động của lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại chỗ; duy trì thực hiện việc tổ chức ứng trực và tuần tra, canh gác của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở nhất là vào ban đêm, các đợt nghỉ lễ, tết để kịp thời phát hiện, xử lý ngay các sự cố cháy, nổ khi vừa mới xảy ra. Tăng cường công tác tự kiểm tra, xử lý, khắc phục những thiếu sót, vi phạm điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy ở trụ sở cơ quan, đơn vị, nơi làm việc; thường xuyên rà soát, bổ sung, tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để chủ động xử lý khi xảy ra tình huống cháy, nổ.
2. Công an Thành phố
a) Tiếp tục chủ động tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các đợt cao điểm, các đối tượng, địa bàn, loại hình cơ sở có nguy cơ cháy, nổ cao; đẩy nhanh tiến độ xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; khẩn trương tham mưu điều chỉnh, bổ sung nội dung Đề án “Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm với các nước trong khu vực” và Dự án “Quy hoạch ngành phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” phù hợp với tình hình thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và phù hợp với Quyết định số 2231/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình và hướng dẫn Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy theo thẩm quyền nhằm triển khai đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các nguyên nhân gây cháy, cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng; xử lý triệt để những cơ sở, công trình chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu đã đưa vào sử dụng; tổ chức công tác điều tra nguyên nhân các vụ cháy, nổ theo quy định của pháp luật. Tham mưu triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các đợt cao điểm diễn ra các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước, trong thời gian tổ chức nghỉ lễ, tết.
c) Tăng cường thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy tại các sở, ngành, địa phương. Chủ trì tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành cấp Thành phố, tổ chức kiểm tra chuyên đề, chuyên sâu đối với những loại hình, đối tượng có nguy cơ cháy, nổ cao (như: nhà máy sản xuất, kho chứa hàng hóa dễ cháy, hóa chất, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, ...) để đưa ra những biện pháp về an toàn phòng cháy, chữa cháy cụ thể cho từng loại hình, đối tượng; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
d) Tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, các cơ quan báo chí, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng chống cháy, nổ trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các trang mạng xã hội nhất là trong các đợt cao điểm diễn ra các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội quan trọng đại, dịp lễ, tết,....Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại vào công tác tuyên truyền, phổ biến để người dân tiếp cận, tương tác thuận tiện, dễ dàng. Chú trọng công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy gắn liền với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng và nhân rộng những mô hình, điển hình tiên tiến về phòng cháy, chữa cháy.
3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Công an Thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tham mưu những biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy gắn với quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực xây dựng đối với các dự án, công trình. Tham mưu Thành phố chủ trương, định hướng đầu tư, cải tạo chung cư cũ, chưa đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định; tổ chức quy hoạch và quản lý mạng lưới cấp nước chữa cháy trên địa bàn Thành phố theo chức năng của ngành.
4. Sở Tư pháp phối hợp Công an Thành phố và các cơ quan có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy, từ đó, kiến nghị các cơ quan thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
5. Sở Công thương phối hợp Công an Thành phố tham mưu những biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành điện, xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp. Phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng ngừa, xử lý các hành vi sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng trái phép các loại pháo; kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, buôn bán lẻ hóa chất, đặc biệt là các loại tiền chất có thể sử dụng để chế tạo thuốc pháo trong thời điểm tết Nguyên đán.
6. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Công an Thành phố các cơ quan, đơn vị có liên quan định hướng hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên các loại hình phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp Công an Thành phố yêu cầu, định hướng các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tăng cường gửi tin nhắn SMS tuyên truyền, hướng dẫn người dân đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
7. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Khu Công nghệ cao Thành phố chủ động phối hợp với Công an Thành phố tổ chức tuyên truyền, kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện những biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tổ chức khắc phục những thiếu sót, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Phối hợp Công an Thành phố tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, tổ chức thực hiện chế độ bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chuyên dùng và duy trì hoạt động của lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành; bố trí đầy đủ lực lượng và phương tiện ứng trực, sẵn sàng xử lý những sự cố về cháy, nổ khi vừa xảy ra.
8. Tổng Công ty Điện lực Thành phố tổ chức rà soát, kiểm tra, cải tạo mạng lưới truyền tải, cung cấp điện để ngăn ngừa sự cố cháy, nổ xảy ra. Phối hợp với Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức thường xuyên tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn những biện pháp, giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng thiết bị, hệ thống điện nhằm phòng ngừa sự cố cháy, nổ.
9. Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên phối hợp với Công an Thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định số 23/2021/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Đài Truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố và các cơ quan báo chí trên địa bàn Thành phố tăng cường thời lượng và tần suất phát hình, phát thanh, bài viết, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng ngừa cháy, nổ và kỹ năng chữa cháy, thoát nạn, cứu người khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, đặc biệt là trong các đợt cao điểm mùa khô, lễ, tết.
11. Bộ Tư lệnh Thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp chặt chẽ Công an Thành phố trong công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi được huy động và trong diễn tập phương án có nhiều lực lượng tham gia; triển khai thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với cơ sở quốc phòng đứng chân trên địa bàn Thành phố.
12. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố phối hợp với Công an Thành phố tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, sinh viên các cấp học, trường học trên địa bàn Thành phố.
13. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức
a) Căn cứ tình hình thực tế, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy ở địa phương, đảm bảo kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy. Tổ chức kiểm tra liên ngành, chuyên đề, việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, vi phạm dẫn đến nguy cơ cháy, nổ, mất an toàn trên địa bàn quản lý. Phối hợp với Sở Xây dựng tiến hành quy hoạch các bến, bãi lấy nước tại các tuyến sông, rạch, ao hồ, nguồn nước phục vụ chữa cháy; xây dựng phương án bảo vệ hệ thống cấp nước đô thị; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, xâm phạm trụ nước chữa cháy và các bến, bãi lấy nước cho xe chữa cháy.
b) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Công văn số 4106/UBND-PCNC ngày 08 tháng 12 năm 2021 về việc tăng cường trách nhiệm triển khai thực hiện đợt cao điểm tuyên truyền, kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh; Quyết định số 16/2021/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2021 về ban hành Quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ và nhà ở kết hợp kinh doanh, sản xuất trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các văn bản chỉ đạo khác của Thành phố.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền sâu, rộng đến mọi tầng lớp Nhân dân bằng hình thức như xe loa, các băng rôn, áp phích, tờ rơi, tờ bướm,…nhất là trong các đợt cao điểm mùa khô, lễ, tết, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội quan trọng; chỉ đạo lực lượng cơ sở nắm chắc địa bàn, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm những hành vi có thể gây ra cháy, nổ, như: san chiết khí dầu mỏ hóa lỏng trái phép, chế tạo thuốc pháo, thuốc nổ,...Tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chú trọng vào việc xử lý ban đầu của các lực lượng tại địa phương đối với các tình huống cháy, nổ.
d) Đối với các địa phương có rừng như: thành phố Thủ Đức, huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giờ chủ động phối hợp Chi cục Kiểm lâm Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch tăng cường công tác tuyên truyền, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, kiểm tra, tổ chức thực tập phương án chữa cháy rừng; tổ chức huấn luyện nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại chỗ, rà soát và trang bị các phương tiện chữa cháy tại chỗ; thực hiện nghiêm việc bố trí lực lượng tổ chức tuần tra, canh gác nhằm phát hiện sớm và kịp thời xử lý các đám cháy khi mới phát sinh. Hướng dẫn người dân đang sinh sống xung quanh rừng phối hợp kiểm tra, giám sát và triển khai thực hiện tốt các giải pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc và gửi báo cáo kết quả triển khai về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Công an Thành phố) trước ngày 14 tháng 12 năm 2022. Giao Công an Thành phố theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Quyết định 2848/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2 Công văn 3920/UBND-NC năm 2021 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại các kho hàng hóa, xưởng sản xuất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3 Kế hoạch 8236/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1492/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Kết luận 02-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 4 Công văn 1518/UBND-NC về tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ mùa nắng nóng năm 2022 do thành phố Hà Nội ban hành
- 5 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh do tỉnh Quảng Ngãi ban hành