Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 488/TLĐ
V/v Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị CB, CC, VC.

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2016

 

Kính gửi:

- Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố;
- Các Công đoàn ngành Trung ương;
- Các Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ.

 

Để công đoàn cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tham gia có chất lượng, hiệu quả hơn với người đứng đầu cơ quan, đơn vị mình trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập (NĐ04/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP (TT01/2016/TT-BNV), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn thực hiện tốt một số nội dung sau:

1. Về tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

a) Trách nhiệm công đoàn cơ quan, đơn vị

- Công đoàn tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan xã, phường, thị trấn, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; (gọi chung là cơ quan, đơn vị) tham gia với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là người đứng đầu cơ quan, đơn vị) tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại TT 01/2016/TT-BNV. Trong quá trình tham gia chuẩn bị cần xác định rõ:

+ Hình thức tổ chức hội nghị của cơ quan, đơn vị mình.

+ Số lượng và cơ cấu đại biểu bầu (chú ý bao gồm cả đại biểu là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ “Về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp”) tham dự Hội nghị nếu là hội nghị đại biểu; thời gian tiến hành hội nghị của cơ quan, đơn vị, của đơn vị cấp dưới phụ thuộc.

+ Các báo cáo thuộc trách nhiệm của Công đoàn theo quy định.

+ Nội dung phát động, ký kết giao ước thi đua.

+ Trách nhiệm của công đoàn đơn vị cấp dưới thuộc công đoàn cơ quan, đơn vị tham gia với người đứng đầu đơn vị đó tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch của cơ quan, đơn vị.

+ Chỉ đạo công đoàn đơn vị cấp dưới thuộc công đoàn cơ quan, đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm tham gia tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức tại đơn vị này.

+ Tham gia thực hiện tốt trách nhiệm theo kế hoạch tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị.

- Công đoàn cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị các nội dung công khai tại hội nghị hoặc những nội dung lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức tại hội nghị theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP.

b) Về thời Điểm tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

Đối với Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập, việc tổ chức hội nghị vào thời gian theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Để việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nền nếp, thiết thực và có hiệu quả, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương và Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng và phối hợp với chuyên môn đồng cấp có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, trong phạm vi quản lý tiến hành tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng mới hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung Quy chế dân chủ, các nội quy, quy chế trong cơ quan, đơn vị cho phù hợp với tình hình địa phương, ngành và những thay đổi của luật pháp.

c) Triển khai và giám sát thực hiện Nghị quyết hội nghị

Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị phổ biến, hướng dẫn, đôn đốc, tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; cử cán bộ làm đầu mối để phối hợp, theo dõi, đề xuất xử lý kịp thời những phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện.

Chủ động triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của công đoàn cơ quan, đơn vị đã được Hội nghị cán bộ công chức, viên chức thông qua.

Định kỳ 6 tháng một lần công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức, viên chức; thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị.

2. Về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân

- Công đoàn các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm kiện toàn tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Chuẩn bị công tác nhân sự giới thiệu, tổ chức bầu Ban Thanh tra nhân dân tại Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; chỉ đạo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thanh tra Nhà nước đồng cấp tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân mới thành lập hoặc mới kiện toàn tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

3. Về tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị

Căn cứ quy định tại NĐ số 04/2015/NĐ-CP và tại TT01/2016/TT-BNV, Công đoàn cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thành lập tổ biên soạn xây dựng quy chế dân chủ rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Trong quá trình tham gia xây dựng quy chế dân chủ, công đoàn cơ quan, đơn vị lựa chọn thành viên tham gia tổ biên soạn xây dựng quy chế dân chủ và chủ động đề xuất đưa vào quy chế dân chủ những nội dung cụ thể hóa quy định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động nội bộ của cơ quan, đơn vị; những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết; những việc cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến, người đứng đầu cơ quan quyết định; những việc cán bộ, công chức, viên chức giám sát, kiểm tra; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị và của cán bộ, công chức, viên chức trong quan hệ và giải quyết công việc với công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan; quan hệ giữa người đứng đầu cơ quan, đơn vị với cơ quan cấp trên và với cơ quan, đơn vị cấp dưới.

Công đoàn cơ quan, đơn vị chủ động đề xuất, phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị mình; định kỳ hằng năm tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.

4. Chế độ báo cáo

Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân về Tổng Liên đoàn trước ngày 31 tháng 01 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (Báo cáo phải có bảng Phụ lục đầy đủ số liệu gửi kèm để lập bảng tổng hợp, phân tích số liệu chung toàn quốc).

Căn cứ NĐ04/2015/NĐ-CP và TT01/2016/TT-BNV và văn bản này, đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; các Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tổ chức phổ biến, tập huấn, chỉ đạo các cấp công đoàn thuộc phạm vi quản lý phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức triển khai thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần tập hợp, báo cáo về Tổng Liên đoàn (qua Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội và Thi đua - Khen thưởng) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Chỉ đạo QCDC TW;
- Đ/c Chủ tịch và các Phó Chủ tịch;
- Lưu: Văn thư, CSKTXH & TĐKT.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Đức Chính

 

PHỤ LỤC SỐ LIỆU

Kèm theo Báo cáo số ……/……… ngày …… tháng …… năm 201... của ……… về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 201...

Stt

Nội dung chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm trước liền kề

Năm báo cáo

Tỷ lệ % tăng (+); giảm (-)

1

Tuyên truyền, tập huấn quán triệt cấp dưới

 

 

 

 

 

- Số đơn vị có tổ chức học tập, tập huấn để xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ:

đơn vị

 

 

 

 

- Số lớp tập huấn, học tập quy chế dân chủ:

lớp

 

 

 

 

- Số người tham dự:

người

 

 

 

2

Xây dựng quy chế, quy định thực hiện DCCS

 

 

 

 

 

- Tổng số cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng xây dựng và thực hiện QCDC, trong đó:

đơn vị

 

 

 

 

+ Số cơ quan, đơn vị đã có Quy chế dân chủ trong hoạt động cơ quan, đơn vị

đơn vị

 

 

 

 

+ Số cơ quan, đơn vị đã có Quy chế phối hợp công tác cấp ủy, chính quyền, công đoàn:

đơn vị

 

 

 

 

- Số quy chế, quy định nội bộ đã ban hành

cái

 

 

 

3

Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức

 

 

 

 

 

Số cơ quan, đơn vị đã tổ chức HN.CBCC:

đơn vị

 

 

 

4

Tổ chức và hoạt động Ban Thanh tra nhân dân

 

 

 

 

 

- Số CQ, ĐV đã thành lập Ban Thanh tra nhân dân:

đơn vị

 

 

 

5

Giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại của CNLĐ

 

 

 

 

 

- Số đơn, thư khiếu nại phát sinh trong cơ quan, đơn vị

cái

 

 

 

 

- Số đơn thư đã giải quyết:

cái

 

 

 

 

- Số đơn thư chuyển cơ quan khác giải quyết:

cái

 

 

 

6

Số vụ việc xác minh của Ban TTND

cuộc

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

TM. BAN THƯỜNG VỤ
(Ký, ghi rõ họ tên)