BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4993/BNV-TH | Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: | - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2693/VPCP-QHĐP ngày 26 tháng 3 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về các kiến nghị, đề xuất của Bộ Nội vụ tại Báo cáo sơ kết triển khai thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp về trách nhiệm, phương pháp, cơ chế phối hợp và bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước đạt hiệu quả theo quy định tại Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 56), cụ thể như sau:
1. Tiếp tục chỉ đạo, quán triệt triển khai thực hiện Nghị định 56
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục chỉ đạo, quán triệt việc triển khai Nghị định 56 tại bộ, ngành, địa phương theo các nội dung sau:
a) Chỉ đạo, quán triệt và triển khai sâu rộng Nghị định 56 và các văn bản có liên quan tới cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm trong việc thực hiện Nghị định; đồng thời quán triệt sâu sắc nguyên tắc phối hợp công tác giữa các bộ, ngành, địa phương với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp là mối quan hệ phối hợp trên nguyên tắc tạo điều kiện để cùng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
b) Tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn triển khai Nghị định 56 cho cán bộ, công chức các bộ, ngành, địa phương, chú trọng vào đội ngũ tham mưu xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới để kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền đối với những vấn đề cần có sự tham gia của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ theo quy định.
c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị định 56 tại địa phương, đơn vị.
2. Tiếp tục thực hiện trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định 56
Trên cơ sở kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục thực hiện đầy đủ trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước, bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ, thực chất theo quy định tại Nghị định 56 và quy chế phối hợp đã ký kết, trong đó tập trung vào các nội dung sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nghiêm túc việc mời Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia xây dựng văn bản, đề án; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới, trong đó cần bảo đảm sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em, nhất là các dự án luật lớn có tác động đến các đối tượng này; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em theo quy định của pháp luật.
b) Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục rà soát các tổ chức tư vấn (Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo...) liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới để mời hoặc bổ sung đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia với tư cách thành viên chính thức theo quy định; bảo đảm việc mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới.
c) Ủy ban nhân dân các cấp tiếp tục phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp để thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em.
d) Các bộ, ngành, địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, hoạt động gây quỹ Hội để Hội Liên hiệp Phụ nữ hoạt động; quan tâm thỏa đáng về nguồn lực cho mỗi cấp Hội có điều kiện tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, tạo việc làm, phát triển kinh tế, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội bức xúc có liên quan đến phụ nữ, trẻ em, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới.
3. Phương pháp, cơ chế phối hợp và bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước
a) Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp rà soát các chương trình phối hợp, quy chế về mối quan hệ công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung theo hướng cụ thể hóa trách nhiệm, tránh hình thức và bảo đảm nguồn lực thực hiện; có kế hoạch kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, đánh giá việc thực hiện.
b) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp, tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia giám sát, phản biện xã hội theo quy định; nghiên cứu, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo ngành, lĩnh vực cho đội ngũ cán bộ Hội để nâng cao năng lực, hiệu quả tham gia quản lý nhà nước của các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ.
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp để từng bước đổi mới cách thức, phương pháp phối hợp cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị. Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện để Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể theo các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện trên địa bàn liên quan trực tiếp đến phụ nữ, gia đình, trẻ em.
d) Ủy ban nhân dân các cấp duy trì, thực hiện nghiêm túc chế độ định kỳ làm việc với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp, nhất là tại cấp huyện và cấp xã; chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ xây dựng hoặc lồng ghép cơ chế, chính sách bảo đảm, khuyến khích, tạo điều kiện để các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước; phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân phụ trách, theo dõi việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp.
đ) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ giao Vụ/Ban Tổ chức cán bộ; các địa phương giao Sở Nội vụ làm đầu mối giúp Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Nghị định 56 và hướng dẫn này; kịp thời phản ánh vướng mắc trong quá trình thực hiện về Bộ Nội vụ.
Trên đây là hướng dẫn về tiếp tục thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ để bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước đạt hiệu quả, đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện theo quy định./.
- 1 Nghị định 200/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 11 Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
- 2 Kế hoạch 2543/KH-BNV năm 2013 triển khai Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước
- 4 Quyết định 12/2006/QĐ-BYT Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Nghị định 200/2013/NĐ-CP hướng dẫn Điều 11 Luật công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội
- 2 Kế hoạch 2543/KH-BNV năm 2013 triển khai Nghị định 56/2012/NĐ-CP quy định trách nhiệm của bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành
- 3 Quyết định 12/2006/QĐ-BYT Quy định phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành