BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2006/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 09 tháng 03 năm 2006 |
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 171/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CẤP NHIỆM VỤ QUẢN LÝ VÀ THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG NGÀNH Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 12/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Quy định này phân cấp cho các cơ quan Y tế ở các tuyến Trung ương, tỉnh, huyện và xã thực hiện nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan y tế có chức năng quản lý nhà nước trong ngành Y tế hoặc tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về Y tế và các cơ quan Y tế có chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là các cơ quan Y tế)
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan Y tế
Các cơ quan y tế có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao trên địa bàn theo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan Y tế ngành dọc cấp trên và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm cùng cấp đối với các đối tượng được phân cấp quản lý.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 4. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm có nhiệm vụ thực thi, điều hành công tác quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 2964/2004/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế.
1. Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tỉnh thuộc các khu vực dưới đây:
a) Viện Dinh dưỡng: 29 tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
b) Viện Pasteur Nha Trang: 11 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận.
c) Viện Vệ sinh-Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh: 19 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam, bao gồm: Miền Đông Nam Bộ, Miền Tây Nam Bộ và thành phố Hồ Chí Minh.
d) Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên: 5 tỉnh Tây Nguyên (KonTum, GiaLai, DăkLak, DăkNông, Lâm Đồng).
2. Nghiên cứu khoa học về thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm (các giải pháp, tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, xử lý thực phẩm), trong đó Viện Dinh dưỡng là cơ quan đầu mối quốc gia, khi đủ điều kiện, là Trung tâm kiểm nghiệm chuẩn và trọng tài quốc gia về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
3. Đôn đốc, chỉ đạo thực hiện các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về các công tác chuyên môn, nghiệp vụ liên quan quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với tuyến tỉnh và tổng hợp, thống kê, báo cáo Bộ Y tế theo quy định.
4. Tham gia quản lý nhà nước trong việc thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu. Kiểm nghiệm các chỉ tiêu đăng ký, các chỉ tiêu kiểm tra trọng điểm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm để tìm nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, phục vụ công tác giám sát và quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Tham gia xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm, phương pháp thử, phát triển và chuẩn hoá kỹ thuật kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tư vấn và xác nhận các kết quả, kỹ thuật kiểm nghiệm về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Đào tạo, đào tạo lại kỹ thuật viên kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ quan, cán bộ Y tế và cán bộ liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện có nhu cầu theo chương trình hoặc theo hợp đồng dịch vụ.
7. Điều tra xác định các vụ ngộ độc thực phẩm và triển khai các biện pháp phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tham gia đánh giá, giám sát và quản lý các mối nguy về vệ sinh an toàn thực phẩm trong khu vực.
8. Tham gia công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm khi được yêu cầu.
Sở Y tế là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tuyến tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.
1. Phòng nghiệp vụ y: là đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
a) Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của Trung ương cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, tham mưu cho Giám đốc Sở đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân (sau đây viết tắt là UBND) tỉnh, chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức phân công triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hằng năm và 5 năm của tỉnh; tổng hợp, đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm (bao gồm cả việc ban hành các văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định của Trung ương) trên địa bàn.
b) Xây dựng kế hoạch và kiểm tra, đôn đốc các cơ quan trực thuộc Sở Y tế triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt các bệnh có thể gây dịch, theo hướng dẫn của cấp trên. Tham mưu cho Giám đốc Sở ban hành các văn bản chỉ đạo tuyến dưới thực hiện. Thực hiện việc báo cáo nhanh và báo cáo tổng hợp tình hình ngộ độc thực phẩm về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) theo quy định.
c) Theo thẩm quyền được Giám đốc Sở Y tế phân công, tiếp nhận hồ sơ và trình Giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế và tổng hợp, báo cáo các việc liên quan. Tiếp nhận hồ sơ và trình Giám đốc Sở ký Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo đối với các thực phẩm thuộc thẩm quyền Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Tổ chức và thực hiện kiểm tra nội dung thông tin quảng cáo.
d) Giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức, đăng cai tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi tỉnh hoặc liên tỉnh.
đ) Hằng năm, giúp Giám đốc Sở Y tế tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong toàn tỉnh, phát động chiến dịch truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, thanh tra liên ngành; chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả về Bộ Y tế.
2. Thanh tra Sở Y tế: là đầu mối tham mưu giúp Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
a) Chủ trì tổ chức, phối hợp tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
b) Thanh tra việc thực hiện các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm; xác minh, kết luận, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
c) Thanh tra, xử lý, ra quyết định xử phạt các vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
d) Phối hợp thanh tra liên ngành trong các chiến dịch tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (như là: Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, Lễ hội, Tết Nguyên đán, dịch bệnh, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng).
đ) Thanh tra và tham gia thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quảng cáo về thực phẩm. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Sở Văn hoá Thông tin trong việc quản lý các thông tin quảng cáo về thực phẩm.
e) Tập huấn, đào tạo nghiệp vụ thanh tra và thanh tra chuyên ngành cho tuyến huyện và tuyến xã, phường.
g) Đề xuất, tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 7. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh
Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh là cơ quan chuyên môn kỹ thuật có nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm giúp Giám đốc Sở Y tế trong các công việc dưới đây:
1. Căn cứ vào kế hoạch của cấp trên, tình hình đặc điểm của địa phương, phối hợp với các cơ quan liên quan, giúp Giám đốc Sở xây dựng kế hoạch, tổ chức phân công, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạchbảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của địa phương.
2. Tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng trên địa bàn quản lý.
a) Phối hợp với Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Sở Văn hoá thông tin, Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền giáo dục về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống trường học từ trung học phổ thông trở lên và trong cộng đồng.
b) Tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ các cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở do tỉnh quản lý. Tổ chức đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên khoa vệ sinh an toàn thực phẩm tuyến dưới.
3. Tham gia phối hợp các hoạt động liên ngành, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức công tác xét nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các chỉ tiêu công bố tiêu chuẩn sản phẩm cũng như các chỉ tiêu khác về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp kỹ thuật.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức giám sát và đánh giá nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, thực hiện điều tra nguyên nhân, thống kê và phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.
5. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ (hoặc xác nhận hồ sơ nếu được uỷ quyền) về công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để trình Giám đốc Sở Y tế phê duyệt.
6. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đăng ký quảng cáo về thực phẩm (nếu được Sở Y tế uỷ quyền). Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao theo phân cấp quản lý (nếu được Sở Y tế uỷ quyền): các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do trung ương và tỉnh cấp giấy phép kinh doanh (không thuộc Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận); hoặc các nhà hàng, bếp ăn tập thể có quy mô từ 200 người ăn trở lên; các dịch vụ ăn uống trong khu công nghiệp, siêu thị, chợ, bệnh viện; các khu du lịch, lễ hội, hội nghị do tỉnh tổ chức quản lý; các khách sạn 1 sao trở lên và trong các trường học từ phổ thông trung học trở lên.
7. Chủ trì tổ chức khám sức khoẻ cho người trực tiếp sản xuất, chế biến phục vụ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo phân cấp quản lý.
Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra thực hiện các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình điểm về bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến dưới về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
9. Tổ chức triển khai nghiên cứu khoa học về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các chương trình dự án liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
10. Hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo GMP (thực hành sản xuất tốt), GHP (thực hành vệ sinh tốt) và HACCP (phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn).
Phòng Y tế huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là tuyến huyện) thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn, có các nhiệm vụ sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên và tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, giúp UBND huyện xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức phân công triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hằng năm. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc tuyến huyện quản lý.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo hướng dẫn của cấp trên; hướng dẫn, đôn đốc, giám sát Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện và các Trạm Y tế xã, phường thực hiện. Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nằm trên địa bàn thuộc phân cấp cho tuyến huyện quản lý.
3. Chỉ đạo việc tổ chức cấp cứu, điều trị, điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm với sự hỗ trợ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh. Báo cáo nhanh và báo cáo tổng hợp tình hình quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm trên địa bàn về Sở Y tế theo quy định.
4. Căn cứ vào sự chỉ đạo của tuyến trên và điều kiện thực tế của địa phương, tham mưu với UBND, chủ trì xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các kiến thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng trên địa bàn thuộc phân cấp quản lý. Quản lý việc chấp hành đăng ký quảng cáo thực phẩm của các cơ sở trên địa bàn theo quy định.
5. Hằng năm, theo kế hoạch của cấp trên, giúp UBND huyện tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong toàn huyện, phát động được chiến dịch tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, tổ chức thanh tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Sở Y tế.
6. Đề xuất với UNBD huyện để thành lập các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, chủ trì lập kế hoạch và triển khai thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Đề xuất với Thanh tra Sở Y tế, UBND huyện ra Quyết định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định, theo dõi việc thực hiện các Quyết định xử phạt.
Điều 9. Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện
Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện là cơ quan chuyên môn kỹ thuật, tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm giúp UBND huyện và Phòng Y tế trong các công việc dưới đây:
1. Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và phổ biến kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.
2. Thực hiện tuyên truyền giáo dục, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các đối tượng được phân cấp quản lý trên địa bàn. Phối hợp với phòng văn hoá thông tin, phòng giáo dục, tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên hệ thống phát thanh, truyền hình và trong hệ thống trường học cấp trung học cơ sở.
3. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao thuộc diện phân cấp quản lý trên địa bàn (nếu được UBND huyện uỷ quyền): các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do huyện cấp giấy phép kinh doanh; các cửa hàng ăn, các căng-tin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn không thuộc tỉnh cấp Giấy chứng nhận; trường phổ thông cơ sở; các lễ hội, hội nghị, các khu du lịch, chợ và bệnh viện do cấp huyện tổ chức và quản lý.
4. Tổ chức công tác kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm: phương pháp cảm quan, cấy phân, xét nghiệm vi khuẩn đường ruột thông thường. Xét nghiệm định tính về hoá chất bảo vệ thực vật, phẩm mầu và một số phụ gia thông dụng (sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm nhanh là chủ yếu). Chủ trì tổ chức khám sức khoẻ, cấy phân tìm vi khuẩn gây bệnh cho những người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống ở cơ sở do huyện quản lý. Lấy mẫu thực phẩm gửi lên tuyến trên xét nghiệm khi cần thiết.
5. Thực hiện kiểm tra, phối hợp kiểm tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện phân cấp quản lý. Phối hợp các cơ quan tuyến trên, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm, điều tra nguyên nhân và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm theo quy định.
6. Phối hợp thực hiện các hoạt động liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
7. Tham gia nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
8. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến xã về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
9. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
Trạm Y tế là cơ quan chuyên môn kỹ thuật giúp UBND xã và Phòng Y tế huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) trong các công việc dưới đây:
1. Căn cứ vào kế hoạch, sự chỉ đạo của cấp trên, cũng như tình hình đặc điểm của địa phương, chủ trì phối hợp các cơ quan có liên quan, giúp UBND xã xây dựng kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và triển khai tại địa bàn; kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hằng quý, hằng năm.
2. Căn cứ sự hướng dẫn của cấp trên và điều kiện thực tiễn của địa phương, tham mưu với UBND xã, chủ trì triển khai công tác phòng ngừa, khắc phục ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn.
3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, vận động về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, đặc biệt là duy trì tuyên truyền, phổ biến kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trên hệ thống phát thanh của xã, trong các trường tiểu học và mầm non.
4. Phối hợp với công an, các cơ quan, tổ chức đoàn thể theo sự chỉ đạo của UBND xã, tổ chức kiểm tra việc bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống do xã quản lý, đặc biệt là dịch vụ thức ăn đường phố, ăn uống trong các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã tổ chức và quản lý, các trường tiểu học, mầm non.
5. Tổ chức kiểm nghiệm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm bằng phương pháp cảm quan và phép thử nhanh (trong trường hợp cho phép). Lấy mẫu xét nghiệm gửi lên tuyến trên kiểm nghiệm.
6. Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao không thuộc diện phải đăng ký kinh doanh: các hộ gia đình, cá nhân sản xuất thực phẩm bao gói đơn giản, kinh doanh hàng tươi sống, không bao gói; các quán ăn, các quầy bán thực phẩm chế biến sẵn để ăn ngay trong ngày và các chợ, khu du lịch, các lễ hội, hội nghị do xã tổ chức và quản lý; các trường tiểu học, mầm non không thuộc diện quản lý của cấp trên, để trình UBND xã (nếu được UBND huyện uỷ quyền) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
7. Hằng năm, theo kế hoạch và nội dung chương trình của cấp trên, giúp UBND xã tổ chức “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” trong toàn xã, phát động được chiến dịch truyền thông phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, tổ chức thanh tra liên ngành, chủ trì tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả lên Phòng Y tế huyện.
8. Giám sát, phát hiện kịp thời và báo cáo lên tuyến trên tình trạng ô nhiễm thực phẩm, các trường hợp ngộ độc và bệnh truyền qua thực phẩm, giúp tuyến trên điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm.
9. Chỉ đạo, hướng dẫn y tế thôn bản về công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các mô hình truyền thông cộng đồng thay đổi phong tục tập quán lạc hậu, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm gắn kết hợp với phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hoá.
10. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- 1 Công văn 4993/BNV-TH năm 2018 hướng dẫn tiếp tục thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 445/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 ban hành Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 2232/QĐ-BNN-TCTL năm 2013 thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Nghị định 171/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- 5 Nghị định 172/2004/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 6 Nghị định 163/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm
- 7 Quyết định 2964/2004/QĐ-BYT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 8 Nghị định 49/2003/NĐ-CP quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 9 Quyết định 1845/1999/QĐ-BYT quy định trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1 Công văn 4993/BNV-TH năm 2018 hướng dẫn tiếp tục thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP do Bộ Nội vụ ban hành
- 2 Quyết định 445/QĐ-BNN-QLCL năm 2015 ban hành Kế hoạch hành động năm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3 Quyết định 2232/QĐ-BNN-TCTL năm 2013 thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4 Quyết định 1845/1999/QĐ-BYT quy định trách nhiệm của các Cục, Vụ, Viện về công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành