BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5340/BTC-CST | Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2015 |
Kính gửi: | - Bộ Công Thương; |
Bộ Tài chính nhận được công văn số 1966/BCT-XNK ngày 27/2/2015 của Bộ Công Thương đề nghị tăng thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xơ polyester (mã HS 5503.20.00) lên 2%. Về vấn đề này, Bộ Tài chính xin trao đổi với quý cơ quan, đơn vị như sau:
1. Kiến nghị của Bộ Công Thương tại công văn số 1966/BCT-XNK:
Hiện nay, năng lực sản xuất xơ Polyester (mã HS 5503.20.00) tại Việt Nam khoảng 300 ngàn tấn/năm, nhu cầu sử dụng trong nước trên 400 ngàn tấn/năm. Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 150 ngàn tấn/năm. Tuy nhiên, theo báo cáo của PVTEX, Công ty chỉ sản xuất bằng 50% công suất do sản phẩm sản xuất ra phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu, không tiêu thụ được.
Để hỗ trợ PVTEX tiếp cận thị trường, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, Bộ Công Thương đã tổ chức buổi làm việc với các doanh nghiệp dệt may trong nước để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của PVTEX. Đồng thời, Bộ Công Thương đã đề nghị Tập đoàn Dệt May Việt Nam có cơ chế khuyến khích các đơn vị thành viên tăng cường sử dụng sản phẩm của PVTEX.
Do mặt hàng xơ polyester trong nước đã sản xuất đáp ứng được một phần nhu cầu thị trường, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, đồng thời không làm ảnh hưởng đột ngột tới các doanh nghiệp sợi dệt, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu mặt hàng xơ polyester (mã HS 5503.20.00) lên 2%.
2. Tình hình sản xuất trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng xơ polyester:
a) Tình hình cung cầu trong nước:
Theo thông tin do doanh nghiệp PVTEX cung cấp thì nhu cầu trong nước cần khoảng từ 270.000 tấn - 300.000 tấn xơ polyester/năm.
Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX) là đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và sở hữu Nhà máy xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) với công suất thiết kế hàng năm là 145.000 tấn xơ PSF và 30.000 tấn sợi DTY. Sau thời gian chuẩn bị chạy thử, nghiệm thu cũng như hiệu chỉnh máy móc, nhà máy đã chính thức vận hành thương mại từ tháng 05/2014, đến nay đã đưa ra thị trường 40.000 tấn sản phẩm, phục vụ được khoảng 40 doanh nghiệp sợi dệt trong nước, cùng với PVTEX (nếu chạy hết công suất có khả năng cung cấp khoảng 145.000 tấn/năm), nhà máy xơ Formosa (doanh nghiệp thuộc tập đoàn Formosa Đài Loan) hàng năm sản xuất khoảng 130.000 tấn - trong đó xuất khẩu khoảng ~ 20.000 tấn.
b) Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng xơ polyester (theo số liệu do TCHQ cung cấp):
- Năm 2013: Kim ngạch nhập khẩu là 244 nghìn tấn tương đương 361,4 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu là 72,5 nghìn tấn tương đương 107,92 triệu USD.
- Năm 2014: Kim ngạch nhập khẩu là 246 nghìn tấn tương đương 405,8 triệu USD (chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu của cả nhóm 55.03 (khoảng 427 triệu USD)), kim ngạch xuất khẩu là 85,84 nghìn tấn tương đương 117,61 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu năm 2014 của nhóm 5501 là 2.440 nghìn USD, nhóm 5502 là 31.245 nghìn USD, nhóm 5504 là 31.189 nghìn USD, nhóm 5506 là 4.418 nghìn USD và nhóm 5507 là 29 nghìn USD.
Như vậy, kim ngạch nhập khẩu năm 2014 về mặt hàng xơ, sợi chủ yếu là nhập khẩu các mặt hàng xơ thuộc nhóm 5503 (phần lớn là xơ polyeste mã hàng 5503.20.00).
Nguồn nhập khẩu mặt hàng xơ polyester chủ yếu từ Đài Loan (chiếm khoảng 40%), từ Thái Lan (chiếm khoảng 26%), từ Trung Quốc (chiếm khoảng 15%), từ Hàn Quốc (chiếm khoảng 18%).
- Giá nhập khẩu: Giá nhập khẩu trung bình của năm 2014 đối với xơ polyester từ Trung Quốc là 1.215 USD/tấn, nhập từ Đài Loan là 1.268 USD/tấn và nhập từ Thái Lan là 1.227 USD/tấn. Giá nhập khẩu trung bình từ các nước khoảng 1.237 USD/tấn.
c) Tình hình sản xuất, tiêu thụ mặt hàng xơ polyester của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí (PVTEX):
Theo thông tin Công ty CP Hóa dầu & Xơ sợi Dầu khí cung cấp thì dự án sản xuất xơ polyeste có tổng mức đầu tư là 325 triệu USD. Sau thời gian đầu chạy thử nghiệm trên các nhà máy kéo sợi, nhất là một số đơn vị của Tập đoàn Dệt may (Vinatex), sản phẩm của PVTEX đã dần được khách hàng chấp nhận đưa vào sản xuất trên diện rộng, chính sách bán hàng với giá thấp hơn giá hàng nhập khẩu đã thực sự hấp dẫn và đem lại lợi ích cho khách hàng.
Giá thành sản xuất xơ PVTEX trung bình 3 tháng cuối năm 2014 là 30.820.443 đồng/tấn (tương đương 1.434 USD/tấn).
Tuy nhiên, kể từ tháng 9-10/2014, công tác tiêu thụ sản phẩm của PVTEX đã gặp rất nhiều khó khăn do, một phần do sự ảnh hưởng từ đợt khủng hoảng giá dầu nhưng phần lớn do vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nhà cung cấp nước ngoài khi thị phần của họ ở Việt Nam sụt giảm, cụ thể:
- Tình hình thị trường xơ sợi các tháng cuối năm 2014 diễn biến xấu do: ảnh hưởng của giá dầu giảm mạnh làm cho giá PTA, MEG (sản phẩm từ dầu mỏ và là nguyên liệu đầu vào sản xuất xơ PSF) giảm mạnh, giá bán PTA chênh lệch khoảng 150 USD/tấn, MEG chênh lệch khoảng 100 USD/tấn tại thời điểm đầu tháng và cuối tháng 12; bên cạnh đó giá bông cũng giảm xuống mức kỷ lục chỉ còn 1.320 USD/tấn.
- Đã có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà cung cấp: giá xơ được các nhà cung cấp điều chỉnh theo từng ngày, giá bán bình quân cuối tháng 12 giảm khoảng 90-100 USD/tấn so với đầu tháng và giảm khoảng 180 USD/tấn so với tháng 8-9/2015. Đặc biệt, trong 2 tuần đầu tháng này, giá bán của các nhà nhập khẩu chỉ chào xuống còn 970-980 USD/tấn, một số loại xơ từ Trung Quốc thậm chí còn 900 USD/tấn kèm theo L/C trả chậm lên đến 180 ngày.
- Để giữ đúng cam kết của mình, PVTEX cũng đã liên tục điều chỉnh giá bán xơ PSF (luôn thấp hơn giá hàng nhập khẩu) từ mức 1.340 USD/tấn thời điểm cao nhất (tháng 8-9/2015) xuống còn 1.030 USD/tấn vào tháng 12/2014 và hiện đã phải đưa xuống mức 970 USD/tấn nhưng vẫn không cạnh tranh được với các nhà nhập khẩu. Từ tháng 12/2014, họ sẵn sàng chấp nhận giảm giá bán thấp hơn 50-70 USD/tấn mỗi khi PVTEX áp dụng giá mới. Theo thực tế theo dõi, giá bán sản phẩm như vậy chỉ ngang bằng với giá mua nguyên liệu đầu vào và không thể bù đắp được chi phí sản xuất của bất kỳ nhà máy nào.
Bên cạnh khó khăn chung của thị trường, việc bị cạnh tranh quyết liệt như đã báo cáo trên đây đang khiến việc sản xuất của PVTEX vào thế cực kỳ khó khăn, cụ thể:
- Tuy đã sản xuất liên tục trong hơn 8 tháng vừa qua nhưng nhà máy không thể tăng công suất do hàng rất khó bán, hiện nhà máy vẫn chỉ chạy 1 trên tổng số 2 dây chuyền (50% công suất thiết kế). Việc không chạy đủ công suất cũng là trở ngại chính trong việc ổn định sản xuất, duy trì chất lượng sản phẩm. Hiện tồn kho sản phẩm của PVTEX đã lên đến gần 15.000 tấn và nhà máy đứng trước nguy cơ phải dừng máy do không đủ tiền để quay vòng mua nguyên liệu.
- Công ty liên tục phải bán ra thấp hơn giá thành để cạnh tranh trong khi vừa đi vào sản xuất, tình hình tài chính hiện không cho phép duy trì lâu hơn nữa tình trạng này.
- Trong tổng lượng hàng đã bán ra, một lượng hàng không nhỏ (có lúc lên tới 40% sản lượng) PVTEX phải xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, và phần lớn các thị trường này đều có hàng rào bảo hộ (với tất cả các mặt hàng từ xơ, sợi đến sản phẩm dệt may), trong khi đó doanh nghiệp nước ngoài có thể bán vào thị trường Việt Nam với giá bán thấp hơn nhiều so với giao dịch quốc tế ghi nhận được.
3. Chính sách thuế nhập khẩu hiện hành đối với mặt hàng xơ polyester:
Khung thuế suất thuế nhập khẩu, cam kết WTO, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại đối với mặt hàng xơ polyester của Doanh nghiệp kiến nghị như sau:
Mã hàng | Mô tả hàng hóa | Khung thuế suất của UBTVQH (%) | Cam kết WTO năm 2015 | Thuế nhập khẩu ưu đãi MFN năm 2015 (%) | Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại (%) | ||
ASEAN năm 2015 | ASEAN-Trung Quốc năm 2015 | ASEAN - Hàn Quốc 2015 | |||||
55.03 | Xơ stappe tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi. |
|
|
|
|
|
|
| - Từ ni lông hoặc từ các polyamit khác: |
|
|
|
|
|
|
5503.11.00 | - - Từ các aramit | 0-5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5503.19.00 | - - Loại khác | 0-5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5503.20.00 | - Từ các polyeste | 0-5 | 4 | 0 | 0 | 0 (loại trừ Trung Quốc nên sẽ thực hiện theo MFN) | 0 |
5503.30.00 | - Từ acrylic hoặc modacrylic | 0-5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5503.40.00 | - Từ polypropylen | 0-5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
5503.90.00 | - Loại khác | 0-5 | 5 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
- Mặt hàng 5503.20.00 thuộc nhóm 55.03 (Xơ staple tổng hợp, chưa chải thô, chưa chải kỹ hoặc chưa gia công cách khác để kéo sợi), thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) của cả nhóm là 0%. Kim ngạch nhập khẩu năm 2013 và 2014 của mặt hàng xơ polyeste (mã hàng 5503.20.00) chiếm trên 90% kim ngạch nhập khẩu của cả nhóm 55.03.
- Theo số liệu ở trên thì giá thành sản xuất xơ polyeste của Công ty cổ phần Hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX) (1.434 USD/tấn) cao hơn so với giá nhập khẩu trung bình năm 2014 (1.237 USD/tấn) khoảng 197 USD/tấn xơ. Tuy nhiên do nhà máy sản xuất xơ của PVTEX chưa chạy hết công suất, khấu hao máy móc cao. Theo tính toán từ phía PVTEX thì nếu công ty chạy hết công suất thì giá thành sản xuất xơ của công ty cao hơn so với giá nhập khẩu khoảng 53 USD/tấn.
Theo định hướng của Chính phủ là khuyến khích phát triển nguyên liệu xơ từ polyeste (PE), mã hàng 5503.20.00 để khuyến khích ngành CNHT cho ngành dệt may phát triển.
Ngoài ra, sản phẩm xơ PVTEX có mặt trên thị trường đã đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng kéo sợi, dệt, làm tiền đề cho việc tăng sức cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong việc gia nhập Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Hoa Kỳ đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” và Bộ Công Thương đã báo cáo Chính phủ là đồng ý quy tắc này. Hiện nay, năng lực sản xuất của các nhà máy xơ trong nước đã có thể phục vụ được nhu cầu của khách hàng nội địa.
Vì vậy, để khuyến khích sản xuất trong nước, Bộ Tài chính thống nhất với đề nghị của Bộ Công Thương tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng xơ polyeste, mã hàng 5503.20.00 từ 0% lên 2%.
Tuy nhiên, theo chú giải tại Chương 55 (Xơ sợi staple nhân tạo) thì các tô có chiều dài không quá 2m thì được xếp vào nhóm 55.03 hoặc 55.04 và tô có chiều dài trên 2 m thì được xếp vào nhóm 55.01 và 55.02. Mặt khác nhóm 55.06 và 55.07 bao gồm các mặt hàng xơ staple đã chải thô (các nhóm 55.01, 55.02, 55.03 và 55.04 bao gồm các mặt hàng xơ staple chưa chải thô, theo đó với chủ trương khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng chưa chế biến sâu hơn các mặt hàng đã chế biến sâu thì nếu tăng thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng thuộc nhóm 55.03 thì cũng nên tăng thuế suất đối với các mặt hàng thuộc nhóm 55.01, 55.02, 55.04, 55.06 và 55.07 vì chúng có cùng bản chất kinh tế tính năng kỹ thuật như nhau, khó phân biệt bằng trực quan trong phân loại.
Vì vậy, Bộ Tài chính dự kiến đưa ra 2 phương án:
- Phương án 1: chỉ tăng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xơ polyeste, mã hàng 5503.20.00 từ 0% lên 2% như đề nghị của Bộ Công Thương.
- Phương án 2: Tăng đồng loạt thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng xơ staple thuộc các nhóm 55.01, 55.02, 55.03, 55.04, 55.06 và 55.07 từ 0% lên mức 2%. Với mức thuế này là phù hợp với mức thuế của bán thành phẩm là sợi từ xơ staple tổng hợp (xơ staple polyeste từ 85% trở lên), nhóm 55.09 đang có mức thuế suất 5%).
Bộ Tài chính dự kiến thực hiện theo phương án 2. Tuy nhiên để có cơ sở điều chỉnh thuế nhập khẩu theo phương án này, đề nghị Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bông sợi Việt Nam, Bộ Công Thương có ý kiến cụ thể hơn về nhu cầu trong nước, tình hình sản xuất bông sợi trong nước có sử dụng xơ Polyester, tình hình cung ứng loại sơ này của các doanh nghiệp trong nước và khả năng sản xuất, nhu cầu trong nước, bản chất, tính năng kỹ thuật của các mặt hàng xơ staple thuộc các nhóm 55.01, 55.02, 55.03, 55.04, 55.06 và 55.07.
Đề nghị quý đơn vị có ý kiến tham gia về nội dung nêu trên và gửi lại Bộ Tài chính trước ngày 29/4/2015.
Trân trọng sự phối hợp công tác của đơn vị./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 2159/TCT-KK năm 2017 về lập hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành
- 2 Công văn 1241/GSQL-GQ1 năm 2015 nhập khẩu cần trục bánh lốp và cần trục bánh xích do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 3 Công văn 1026/GSQL-GQ1 năm 2015 về nhập khẩu mặt hàng hạt ngô, hạt đậu nành làm thức ăn chăn nuôi do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 4 Công văn 1966/BCT-XNK năm 2015 về thuế nhập khẩu xơ Polyester do Bộ Công thương ban hành
- 5 Công văn 952/BTC-CST năm 2015 về điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng E5 do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 16719/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi thép cán nóng do Bộ Tài chính ban hành
- 7 Công văn 9457/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón do Bộ Tài chính ban hành
- 1 Công văn 9457/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng phân bón do Bộ Tài chính ban hành
- 2 Công văn 16719/BTC-CST năm 2014 điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi thép cán nóng do Bộ Tài chính ban hành
- 3 Công văn 952/BTC-CST năm 2015 về điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng E5 do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 1026/GSQL-GQ1 năm 2015 về nhập khẩu mặt hàng hạt ngô, hạt đậu nành làm thức ăn chăn nuôi do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 5 Công văn 1241/GSQL-GQ1 năm 2015 nhập khẩu cần trục bánh lốp và cần trục bánh xích do Cục Giám sát quản lý về Hải quan ban hành
- 6 Công văn 2159/TCT-KK năm 2017 về lập hóa đơn điều chỉnh thuế giá trị gia tăng do Tổng cục Thuế ban hành