ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5558/UBND-CT | Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2013 |
Kính gửi: | Các sở, ngành Công Thương, Công an TP, Y tế, Nông nghiệp & PTNT, Thông tin truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã. |
Theo báo cáo tại văn bản số 477/BC-CATP-PV11-PB11 ngày 12/6/2013 của Công an Thành phố báo cáo về tình hình sử dụng dược phẩm gây hại cho người trong vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu. Xét thấy tình trạng vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp. Để chủ động ngăn chặn, đấu tranh việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm có chứa thuốc ký sinh gây hại, hóc môn kích thích tăng trưởng, kích thích sinh sản và chất tạo màu gây hại cho người, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc các nội dung cụ thể như sau:
- Sở Công Thương Hà Nội: Chủ trì phối hợp các ngành chức năng, BCĐ 127 các quận, huyện, thị xã, Đội cơ động liên ngành chống buôn lậu gia cầm tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm, giống gia cầm không rõ nguồn gốc và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch, không đảm bảo VSATTP. Đặc biệt kiểm tra, kiểm soát tại các chợ, các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn có dịch vụ ăn uống, các kho lạnh,… Chỉ đạo Chi cục QLTT cử cán bộ, công chức tham gia chốt kiểm dịch liên ngành Thành phố đảm bảo đủ ca trực 24/24h.
- Công an Thành phố Hà Nội: Tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng khác trong công tác kiểm tra, kiểm soát về gia cầm nhập lậu trên các tuyến, các tụ điểm tập kết gia cầm,…: Điều tra các đối tượng, đường dây đưa gà lậu về Hà Nội để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định. Chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã có chốt kiểm dịch liên ngành cử cán bộ tham gia trực đảm bảo đủ ca trực 24/24h.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chỉ đạo cơ quan Thú y tăng cường kiểm tra tại các chợ đầu mối, cơ sở ấp nở, kinh doanh gia cầm, thường xuyên cử cán bộ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức trực tại các chốt kiểm dịch 24/24h. Phát hiện và xử lý nghiêm đối với những trường hợp sử dụng giấy chứng nhận kiểm dịch không đúng quy định. Chủ trì trong việc tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, gia cầm có chứa dược phẩm gây hại.
- Sở Y tế Hà Nội: Phối hợp với các lực lượng chức năng lấy mẫu giám định về gia cầm và sản phẩm gia cầm để kiểm tra chặt chẽ về VSATTP đối với gia cầm khi cần thiết, đảm bảo kiểm soát được tình trạng gia cầm sử dụng dược phẩm có hại lưu thông trên thị trường. Phối hợp với Công an Thành phố giám định mẫu thuốc loại Promethazin Hydrochloride để phân tích các thành phần hoạt chất, đánh giá mức độ độc hại để đưa ra khuyến cáo cần thiết.
Sở Thông tin Truyền thông: Tăng cường tổ chức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình gia cầm nhập lậu, gia cầm có chất dược phẩm gây hại cho người; vận động người chăn nuôi gia cầm mua gia cầm giống từ các cơ sở có uy tín trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch thú y; tuyên truyền đến các đối tượng kinh doanh, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm và người dân chỉ kinh doanh, vận chuyển và mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch để sử dụng làm thực phẩm.
- UBND các quận, huyện thị xã chỉ đạo các ban, ngành của địa phương và các lực lượng chức năng liên quan như Công an, Quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực tập kết, các chợ đầu mối buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm, nhằm phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm, triệt để đối với các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, sử dụng dược phẩm gây hại cho người. Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn tuyên truyền, cảnh báo trên các hệ thống thông tin của địa phương (Đài phát thanh phường, xã, Ban quản lý các Chợ, trung tâm thương mại, siêu thị…) về tình hình gia cầm nhập lậu và gia cầm có chất dược phẩm gây hại để người dân phòng, tránh kịp thời.
UBND huyện Thường Tín chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác phòng chống vận chuyển, kinh doanh gia cầm nhập lậu tại Chợ Hà Vĩ và việc giết mổ gia cầm nhỏ lẻ tại xã Lê Lợi; UBND huyện Phú Xuyên chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở kinh doanh, ấp trứng gia cầm và gia cầm giống tại chợ gia cầm giống xã Đại Xuyên và trên địa bàn huyện;
UBND Thành phố Hà Nội đề nghị các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo UBND Thành phố để chỉ đạo kịp thời.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống hoạt động nhập lậu hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ, gắn mác Made in Việt Nam do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh Long An
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 về tăng cường quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4 Công văn 3292/VPCP-KGVX năm 2013 thông tin trên báo chí về tình hình gia cầm nhập lậu và vệ sinh an toàn thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Kế hoạch 697/KH-UBND năm 2013 thực hiện đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép thành phố Hải Phòng
- 6 Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 5421/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án quản lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2012-2015
- 8 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Quyết định 11/2011/QĐ-UBND Quy định về phối hợp quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 10 Chỉ thị 13/2005/CT-UBND về thực hiện các biện pháp quản lý chăn nuôi, vận chuyển, chế biến, kinh doanh gia cầm, chim cảnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- 1 Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống hoạt động nhập lậu hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam vi phạm sở hữu trí tuệ, giả mạo nguồn gốc xuất xứ, gắn mác Made in Việt Nam do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2 Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh Long An
- 3 Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2013 về tăng cường quản lý việc khai thác, vận chuyển, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 4 Công văn 3292/VPCP-KGVX năm 2013 thông tin trên báo chí về tình hình gia cầm nhập lậu và vệ sinh an toàn thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5 Kế hoạch 697/KH-UBND năm 2013 thực hiện đề án phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép thành phố Hải Phòng
- 6 Quyết định 32/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 7 Quyết định 5421/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án quản lý việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2012-2015
- 8 Quyết định 15/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9 Quyết định 11/2011/QĐ-UBND Quy định về phối hợp quản lý, kiểm tra hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 10 Chỉ thị 13/2005/CT-UBND về thực hiện các biện pháp quản lý chăn nuôi, vận chuyển, chế biến, kinh doanh gia cầm, chim cảnh trên địa bàn tỉnh Bến Tre