Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/TANDTC-HTQT
V/v tổng kết thực tiễn phục vụ tập huấn, trao đổi nghiệp vụ tương trợ tư pháp, ủy thác tư pháp ra nước ngoài, giải quyết yêu cầu dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù

Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Tòa án nhân dân cấp cao;
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tòa án nhân dân tối cao dự kiến tổ chức một số Lớp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ tương trợ tư pháp về dân sự, ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài, giải quyết yêu cầu dẫn độ, chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù theo hình thức trực tiếp vào tháng 6 và 7 năm 2022 tại một số địa phương thuộc miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Để bảo đảm chất lượng công tác tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nêu trên, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các Tòa án tiến hành tổng kết, xây dựng báo cáo gửi Tòa án nhân dân tối cao; trong đó, báo cáo cần tập trung làm rõ các vấn đề sau đây:

1. Công tác tương trợ tư pháp về dân sự theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC của Bộ Tư pháp, BNgoại giao và Tòa án nhân dân tối cao (từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022)

1.1. Công tác ủy thác tư pháp ra nước ngoài

1.1.1. Tình hình và kết quả công tác

1.1.2. Khó khăn, hạn chế

a) Lập hồ sơ, dịch hồ sơ ra tiếng nước ngoài;

b) Chi phí, thanh toán chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;

c) Các sai sót thường gặp dẫn đến hồ sơ bị trả lại để hoàn thiện;

d) Slượng hồ sơ chưa nhận được kết quả: nêu rõ slượng chung, số lượng từng loại hồ sơ (tng đạt, thu thập chứng cứ), thời gian gửi, nước, vùng lãnh thổ được yêu cầu ủy thác; slượng hồ sơ đã có Công văn yêu cầu Bộ Tư pháp liên hệ với nước, vùng lãnh thổ được yêu cầu ủy thác để có kết quả, thời gian yêu cầu và Bộ Tư pháp đã gửi kết quả hay chưa;

đ) Xử lý kết quả ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

1.2. Công tác thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp của nước ngoài

1.2.1. Tình hình và kết quả công tác

1.2.2. Khó khăn, hạn chế

1.3. Kiến nghị, đề xuất

Những vấn đề mới phát sinh cần được hướng dẫn hoặc cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.

2. Công tác ủy thác tư pháp ra nước ngoài theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2019/TTLT-TANDTC-BNG của Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Ngoại giao (từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022)

2.1. Tình hình và kết quả công tác

2.2. Khó khăn, hạn chế

a) Lập h sơ tng đạt, thông báo văn bản tố tụng;

b) Liên hệ với cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam nước ngoài để thực hiện việc chuyển hồ sơ tống đạt, thông báo văn bản tố tụng;

c) Thu nộp chi phí, chuyn chi phí cho cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài để tng đạt văn bản tố tụng, gửi thông báo kết quả tng đạt, niêm yết công khai cho Tòa án;

d) Các sai sót thường gặp dn đến hồ sơ bị trả lại để hoàn thiện;

đ) Hồ sơ chưa nhận được kết quả: slượng hồ sơ, thời gian gửi, tên cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam được yêu cầu ủy thác;

e) Xử lý kết quả tống đạt, thông báo văn bản ttụng.

2.3. Kiến nghị, đề xuất

Những vấn đề mới phát sinh cần được hướng dẫn hoặc cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.

3. Công tác giải quyết yêu cầu dẫn độ của nước ngoài (từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5/2022)

3.1. Tình hình và kết quả công tác

3.2. Khó khăn, hạn chế

- Hồ sơ (các tài liệu có trong hồ sơ, bn dịch hồ sơ);

- Thời hạn giải quyết yêu cầu; Áp dụng bin pháp ngăn chặn;

- Việc mở phiên họp, thành phần tham gia phiên họp, địa điểm mở phiên họp; Người phiên dịch;

- Biểu mẫu văn bản sử dụng trong quá trình giải quyết.

3.3. Kiến nghị, đề xuất

Những vấn đề mới phát sinh cần được hướng dẫn hoặc cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.

4. Công tác giải quyết yêu cầu chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù (từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 5/2022)

4.1. Tình hình và kết quả

4.2. Khó khăn, hạn chế

- Hồ sơ (các tài liệu có trong hồ sơ, bản dịch hồ sơ);

- Thời hạn giải quyết yêu cầu; Việc mở phiên họp, thành phần tham gia phiên họp, địa điểm mở phiên họp; Người phiên dịch;

- Biểu mẫu văn bản sử dụng trong quá trình giải quyết.

4.3. Kiến nghị, đề xuất

Những vấn đề mới phát sinh cần được hướng dẫn hoặc cần được hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn.

5. Nhu cầu được tập huấn, trao đổi nghiệp vụ

5.1. Công tác tương trtư pháp về dân sự, ủy thác tư pháp ra nước ngoài

5.1.1. Nhu cầu tham gia Lp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ cơ bản dành cho các Thư ký, Thẩm tra viên, chức danh tư pháp khác mới bắt đầu được giao giải quyết công tác ủy thác tư pháp ra nước ngoài (nêu rõ số lượng người có nhu cầu).

5.1.2. Nhu cầu tham gia Lớp tập huấn, trao đổi nghiệp vụ nâng cao dành cho các Thư ký, Thẩm tra viên, chức danh tư pháp khác đã có kinh nghiệm giải quyết công tác ủy thác tư pháp ra nước ngoài từ hai năm trở lên và hồ sơ ít khi bị trả lại để hoàn thiện (nêu rõ số lượng người có nhu cầu).

5.2. Về công tác giải quyết yêu cầu dẫn độ của nước ngoài, chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù

5.2.1. Nhu cầu tham gia tập huấn, trao đi nghiệp vụ (nêu rõ số lượng người có nhu cầu).

5.2.2. Đăng ký tham luận trao đi nghiệp vụ tại Lớp tập huấn (dành cho Thẩm phán đã tham gia giải quyết yêu cầu dẫn độ của nước ngoài, chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù)

Trường hợp có Thẩm phán đăng ký tham luận trao đổi nghiệp vụ tại Lớp tập huấn, thì trong Báo cáo, Tòa án ghi rõ họ và tên, số điện thoại, hộp thư điện tử của Thẩm phán đó để Ban tổ chức Lớp tập huấn liên hệ đặt bài viết.

Để thuận tiện cho công tác tổng hợp báo cáo, Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các a án chỉ gửi báo cáo bằng văn bản điện tử, kể cả trường hợp không phát sinh yêu cầu về Vụ Hợp tác quốc tế thông qua hộp thư điện tử: uythactuphap@gmail.com trước ngày 25/5/2022./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Cổng thông tin điện tử của TANDTC (để đăng);
- Trang thông tin điện tử của các TAND cấp cao, TAND cấp t
nh (để đăng);
- Đ/c Vụ trưởng VHTQT (đ
b/c);
- Lưu: VT, PLQT, HTQT (TANDTC).

TL. CHÁNH ÁN
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Mạnh Hùng