BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7426/BGDĐT-CTHSSV | Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013 |
Kính gửi: | - Các sở giáo dục và đào tạo; |
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 7367/VPCP-KGVX ngày 04/9/2013 về việc triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) và Công điện số 6165/CĐ-BYT ngày 02/10/2013 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống dịch đau mắt đỏ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các cơ sở giáo dục) triển khai một số nội dung sau:
1. Tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại công văn số 2784/BGDĐT-CTHSSV ngày 02/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1).
2. Phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế tại địa phương thực hiện các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ trong các cơ sở giáo dục và thông báo ngay với các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn khi phát hiện học sinh, sinh viên mắc bệnh để triển khai xử lý ổ dịch sớm, triệt để; riêng đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần đảm bảo vệ sinh trường học và tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh về các biện pháp phòng bệnh đau mắt đỏ (Khuyến cáo cộng đồng phòng bệnh đau mắt đỏ được đính kèm).
Nhận được công văn này, đề nghị các cơ sở giáo dục tổ chức triển khai thực hiện kịp thời và gửi báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo khi xuất hiện bệnh dịch xảy ra tại cơ sở theo địa chỉ: Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội. Điện thoại/Fax: 04 38694029. E-mail: nason@moet.edu.vn.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
KHUYẾN CÁO CỘNG ĐỒNG PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
(Ban hành kèm theo Công điện số 6165/CĐ-BYT ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Bộ Y tế)
Bệnh đau mắt đỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường do vi rút nhóm Adeno và Picorna với triệu chứng thường gặp như: sốt nhẹ; cộm mắt, đau, sưng, đỏ mắt; tiết nhiều dịch rử mắt và chảy nước mắt.
Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với dịch tiết từ mắt qua bàn tay nhiễm vi rút hoặc dùng chung đồ dùng, vật dụng bị nhiễm mầm bệnh. Bệnh có thể lây truyền mạnh trong gia đình, nhà trẻ, trường học, cơ quan, xí nghiệp và những nơi tập trung đông người.
Bệnh thường diễn biến lành tính, các biến chứng nặng ít gặp nhưng có thể xảy ra. Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
Để chủ động phòng bệnh, cộng đồng cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:
1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.
2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.
3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.
4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.
5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
6. Người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác và đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế.
Toàn dân tích cực, chủ động phòng bệnh đau mắt đỏ!
- 1 Công văn 463/BTTTT-TTCS năm 2020 về tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và ở người do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Công văn 5576/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 6697/BYT-KCB năm 2014 tăng cường phòng chống dịch đau mắt đỏ do Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 16153/QLD-KD năm 2014 về cung ứng thuốc phòng, chống dịch đau mắt đỏ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5 Công văn 7367/VPCP-KGVX năm 2013 triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6 Công điện 11/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7 Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 8 Công văn 1333/LĐTBXH-VP về phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 9 Công văn 2784/BGDĐT-CTHSSV năm 2013 về phòng, chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1 Công văn 463/BTTTT-TTCS năm 2020 về tuyên truyền thực hiện công tác phòng, chống dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm và ở người do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2 Công văn 5576/BGDĐT-CTHSSV năm 2014 tăng cường phòng, chống bệnh đau mắt đỏ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3 Công văn 6697/BYT-KCB năm 2014 tăng cường phòng chống dịch đau mắt đỏ do Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 16153/QLD-KD năm 2014 về cung ứng thuốc phòng, chống dịch đau mắt đỏ do Cục Quản lý Dược ban hành
- 5 Công điện 11/CĐ-BNN-TY năm 2013 tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim cút do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6 Công điện 10/CĐ-BNN-TY tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên chim yến do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 7 Công văn 1333/LĐTBXH-VP về phòng chống dịch cúm gia cầm A(H7N9) và A(H5N1) do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành