BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7700/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2013 |
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
Ngày 10/9/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (thay thế Thông tư số 194/2010/TT-BTC).
Trong quá trình triển khai thực hiện, Hội nghị tập huấn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Tổng cục Hải quan đã nhận được phản ánh vướng mắc của một số Cục Hải quan địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và báo cáo của một số đơn vị, như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Hà Nội, Hải Phòng, Bà Rịa Vũng Tàu,... Hiện tại, Tổng cục Hải quan đã tổng hợp hướng dẫn, giải đáp (theo Bảng tổng hợp kèm) đối với các vướng mắc thuộc thẩm quyền.
Đối với các nội dung vượt thẩm quyền cần phải sửa đổi, bổ sung tại Thông tư để đảm bảo tính pháp lý hoặc phải báo cáo Bộ có văn bản hướng dẫn cụ thể, hiện Tổng cục Hải quan đã tổng hợp và trình Bộ trong tháng 12/2013.
Trước đó, để kịp thời giải quyết vướng mắc, Tổng cục Hải quan đã có các công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 giải đáp vướng mắc về Điều 36, Điều 45; 6507/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 giải đáp vướng mắc về Điều 27; 6509/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 về hàng hóa nhập khẩu đưa vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu (Điều 48); 6627/TCHQ-GSQL ngày 08/11/2013 hướng dẫn điểm a khoản 9 Điều 59 (về đại lý hải quan); Đồng thời cũng đã báo cáo Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn đối với những vụ việc vượt thẩm quyền, như: 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 hướng dẫn thực hiện Điều 27; 15445/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 hướng dẫn thực hiện Điều 36, Điều 46; 15605/BTC-TCHQ ngày 13/11/2013 hướng dẫn bổ sung Điều 27; số 16239/BTC-TCHQ ngày 22/11/2013 hướng dẫn sử dụng hóa đơn xuất khẩu đối với hàng XNK tại chỗ... Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết, thực hiện (theo Bảng Tổng hợp giải đáp vướng mắc gửi kèm)./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
BẢNG TỔNG HỢP VƯỚNG MẮC LUẬT QUẢN LÝ THUẾ SỐ 21/2012/QH13, NGHỊ ĐỊNH 83/2013/NĐ-CP VÀ THÔNG TƯ 128/2013/TT-BTC
(Ban hành kèm công văn số 7700/TCHQ-GSQL ngày 13/12/2013)
Số TT | Điều | Nội dung vướng mắc | Hướng dẫn của Tổng cục Hải quan |
I/ Nội dung vướng mắc Luật quản lý thuế số 21/2013 | |||
1. | Khoản 13 Điều 1 | Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế thì: “Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền phạt phải nộp... thì được bù trừ...; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”. Tuy nhiên, đối với hàng nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu được ân hạn thuế 275 ngày. Trong thời gian ân hạn thuế, doanh nghiệp thực hiện thanh khoản các tờ khai nhập khẩu trước đó và phát sinh khoản tiền được hoàn trả do đã thực xuất khẩu. Như vậy, trường hợp doanh nghiệp còn thừa tiền thuế nhưng còn nợ thuế trong thời hạn ân hạn thuế có được thực hiện hoàn trả về tài khoản doanh nghiệp không?” Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể. (Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật quản lý thuế; Điều 29 Nghị định 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ; khoản 1 Điều 24 và Điều 130 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính, người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa trong thời hạn 10 năm tính từ ngày nộp tiền vào NSNN thì việc xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa sau khi ban hành quyết định hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thực hiện theo nguyên tắc sau: - Bù trừ vào số tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ. - Bù trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp lần sau. - Trường hợp không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt và không yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của lần tiếp theo thì thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định. |
2 | Khoản 35 Điều 1 | Tại tiết d khoản 2 Điều 23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan quy định người khai hải quan có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan thống nhất với thời hạn kiểm tra sau thông quan là 5 năm, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Hải quan. Tuy nhiên: - Khoản 13 Điều 1 sửa đổi khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế quy định: “Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng loại thuế trong thời hạn mười năm, kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước thì được trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ, kể cả việc bù trừ giữa các loại thuế với nhau; hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo; hoặc hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt”. - Khoản 35 Điều 1 sửa đổi khoản 3 Điều 110 Luật Quản lý thuế quy định: “Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước; kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm” Như vậy, thời hạn lưu trữ hồ sơ hải quan, thời hạn kiểm tra sau thông quan quy định tại Luật Hải quan ngắn hơn so với thời hạn phải truy thu, truy hoàn theo Quy định của Luật Quản lý thuế. Do đó, việc thực hiện truy thu, truy hoàn trong thời hạn 10 năm theo quy định của Luật Quản lý thuế là không khả thi trên thực tế.” Vướng mắc: Sửa thời hạn lưu trữ hồ sơ hải quan và thời hạn kiểm tra sau thông quan quy định tại Luật Hải quan là 10 năm. Trong thời gian chưa sửa Luật Hải quan thì vẫn thực hiện kiểm tra sau thông quan và xử lý truy thu, truy hoàn trong thời hạn 5 năm. Trường hợp Doanh nghiệp vẫn còn lưu trữ hồ sơ hải quan trong vòng 10 năm thì mới thực hiện truy thu, truy hoàn trong thời hạn 10 năm theo quy định của Luật Quản lý thuế, Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể. (Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Vấn đề đơn vị nêu, tại Luật Hải quan sửa đổi đã nâng thời gian quy định người khai hải quan có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ hải quan lên 10 năm. Trong thời gian chưa sửa đổi Luật Hải quan đề nghị các đơn vị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế. |
II/ Nội dung vướng mắc Nghị định số 83/2013/NĐ-CP | |||
3. | Điều 26 | Tại điều 26 (khoản 1 mục d) Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định về địa điểm và hình thức nộp thuế: Thông qua các tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế. Hiện nay các tổ chức như DHL, Fedex... đều thay mặt chủ hàng nộp thuế trước cho cơ quan hải quan sau đó thu lại của doanh nghiệp thì có được hiểu là “Thông qua các tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế” hay không? Trong trường hợp này, các tổ chức được ủy nhiệm phải thực hiện thủ tục gì và cơ quan hải quan cơ sở ra quyết định ủy nhiệm thu thuế hay không? (Điểm 5 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 3 phụ lục 2 - công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP.HCM) | Hiện nay, DHL, Fedex thực hiện khai báo, mở tờ khai và nộp thuế theo ủy quyền của người nộp thuế. Do đó DHL, Fedex không phải là đơn vị được ủy nhiệm thu thuế. Đơn vị được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế phải thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ: “Việc ủy nhiệm thu thuế phải được thực hiện thông qua hợp đồng giữa Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế với cơ quan, tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu, trừ một số trường hợp ủy nhiệm thu đối với các khoản thu nhập có tính chất không thường xuyên theo quy định của Bộ Tài chính.” Tổ chức ủy nhiệm thu, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm theo quy định (khoản 3, khoản 4 Điều 3 NĐ 83). |
4. | Điều 37 | Điều 37 Nghị định 83/2013/NĐ-CP chỉ có mục 1, không còn mục nào. Có phải là in tài liệu thiếu không? Trong mục 1 quy định cơ quan thuế ấn định thuế theo biên bản kiểm tra thuế, thanh tra thuế... thời hạn nộp thuế là 10 ngày kể từ ngày quyết định ấn định thuế. Nếu số tiền ấn định từ 500 triệu thì thời hạn thuế tối đa là 30 ngày kể từ ngày cơ quan quản lý thuế ra quyết định ấn định thuế. Trường hợp KTSTQ, ấn định thuế theo biên bản kiểm tra, số tiền 500 triệu hải quan là cơ quan quản lý thuế thì thời hạn nộp thuế cho quyết định ấn định thuế là 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định ấn định thuế. Hiểu như tinh thần Nghị định 83/2013/NĐ-CP có đúng không? | Điều 37 Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định về ấn định thuế của cơ quan thuế, không áp dụng đối với thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định của thuế đối với hàng hóa XNK thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC), do đó hiểu như đơn vị hỏi là không đúng. |
III/ Nội dung vướng mắc Thông tư 128/2013/TT-BTC | |||
5. | Điều 7, Điều 8 | Điều 7 và Điều 8 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước là 3 năm, hiệu lực này chỉ áp dụng cho doanh nghiệp có đề nghị hay áp dụng cho cả doanh nghiệp khác có nhập mặt hàng hóa giống hệt hoặc tương tự? | Hiệu lực của văn bản thông báo kết quả xác định trước là 3 năm quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trực tiếp ký hợp đồng mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu, có đơn đề nghị xác định trước mã số, trị giá với cơ quan hải quan, không áp dụng đối với cá nhân, tổ chức khác có nhập khẩu mặt hàng giống hệt, tương tự. |
6. | Điểm a khoản 1 Điều 8 | Theo quy định tại khoản a điểm 1 Điều 8 Thông tư 128/2013/TT-BTC: “...áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nếu tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giống hệt với hàng hóa đó”. Nội dung này được hiểu hàng hóa đó tổ chức, cá nhân đề nghị chưa từng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giống hệt hay chưa có tổ chức, cá nhân nào đã từng xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ VN, hoặc nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam? (Điểm 12 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 9 phụ lục 2 công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) | Quy định này được hiểu, mặt hàng đang đề nghị xác định trước trị giá chưa được chính tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước đó. |
7 | Điều 8 | Trường hợp doanh nghiệp đã được TCHQ xác định trước về mức giá, khi khai báo trên tờ khai hải quan thì khai giá nào, giá hợp đồng hay giá đã được TCHQ xác định? Trường hợp giá hợp đồng khác giá do TCHQ xác định, nếu khai theo giá TCHQ xác định thì có gặp khó khăn trong việc thanh toán qua ngân hàng hay không? | Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì một trong các điều kiện để tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước trị giá là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán đề nghị xác định trước đã thực hiện thanh toán qua Ngân hàng bằng phương thức L/C. Vì vậy, mọi thủ tục thanh toán với ngân hàng đã phải được hoàn thành trước khi tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị xác định trước trị giá gửi cơ quan hải quan, do đó, không có sự không thống nhất như đơn vị nêu. |
8. | Điều 7-8-9 | Đề nghị hướng dẫn rõ việc có tiếp nhận hay không đối với trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ xác định trước đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với lô hàng đề nghị xác định trước không đúng thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng, tránh vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. | Theo quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 7, 8, 9 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì cá nhân, tổ chức nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước trị giá theo quy định Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi dự kiến làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đề nghị xác định trước trong thời hạn ít nhất 90 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng; Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ không đúng thời hạn nêu trên, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có quyền từ chối tiếp nhận hồ sơ xác định trước. |
9. | Điểm c khoản 8 Điều 11 | 1. Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 11 quy định xử lý đối với trường hợp hàng miễn thuế, hàng nhập SXXK, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa mà doanh nghiệp không tự giác kê khai, nộp thuế theo quy định nhưng không quy định rõ việc áp dụng đối với những tờ khai đăng ký trước ngày 1/7/2013. Đề nghị hướng dẫn về việc tính thời hạn chậm nộp đối với trường hợp ấn định thuế GTGT hàng nhập SXXK, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa nhưng doanh nghiệp không tự giác kê khai. (Điểm 8 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 11 phụ lục II công văn 3975/HQHCM-TXNK ngày 13/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) 2. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa sau ngày 1/7/2013: Tổng cục Hải quan có công văn số 3482/TCHQ-TXNK ngày 21/7/2011 hướng dẫn xử lý đối với doanh nghiệp nhập sản xuất xuất khẩu quá thời hạn nộp thuế nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm. Công văn số 3482/TCHQ-TXNK nêu trên có được áp dụng đối với những trường hợp doanh nghiệp đăng ký nhập khẩu trước ngày 1/7/2013 nhưng kê khai chuyển tiêu thụ nội địa sau ngày 1/7/2013 hay không? (Điểm 14a công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) 3. Trường hợp doanh nghiệp đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa sau ngày 1/7/2013 không tự giác kê khai: Điểm c, khoản 8 Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định xử lý đối với trường hợp hàng miễn thuế, hàng nhập SXXK, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa mà doanh nghiệp không tự giác kê khai, nộp thuế theo quy định nhưng không quy định rõ việc áp dụng đối với những tờ khai đăng ký trước ngày 1/7/2013. (Điểm 14b công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) | 1+2+3) Căn cứ khoản 1 Điều 168 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì nếu DN đăng ký tờ khai nhập SXXK, kinh doanh TNTX trước ngày 1/7/2013, nhưng sau ngày 1/7/2013 doanh nghiệp mới kê khai chuyển tiêu thụ nội địa thì thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. - Cơ quan hải quan phải thực hiện theo dõi việc nộp thuế GTGT nếu DN đăng ký tờ khai nhập SXXK, TNTX nhưng không xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn nộp thuế. - Việc tính thời hạn phải nộp thuế và xác định số ngày chậm nộp đối với trường hợp ấn định thuế thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư số 128. |
10. | Điều 11 | 1/ Tại khoản 3 quy định: Đối với hàng hóa nhập khẩu, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu. Vậy, nếu doanh nghiệp đã khai không đúng địa điểm quản lý, không thuộc đối tượng hủy tờ khai thì sẽ xử lý tờ khai đó như thế nào? (HQ BRVT). 2/ Vướng mắc về các xác định “ngày hàng hóa đến cửa khẩu”: Căn cứ khoản 3 Điều 11, “ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (bản lược khai hàng hóa) nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh”. Tuy nhiên, hiện nay Ngành Hải quan còn thực hiện thông quan điện tử đối với tàu biển (E-Manifest). Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 63/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính, thì: “Thời điểm gửi thông báo tàu đến cảng được xác định là thời điểm hàng nhập khẩu chuyên chở trên tàu đến cửa khẩu Việt Nam”. Như vậy, có sự không thống nhất trong quy định về “ngày hàng hóa đến cửa khẩu” (HQ BRVT). 3/ Khoản 8: Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thay đổi mục đích sử dụng và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế mở tờ khai mới. Tuy nhiên, chưa quy định thời điểm người nộp thuế khai tờ khai mới cụ thể là ngày nào. Nếu tờ khai mới luồng đỏ thì sẽ kiểm tra thực tế như thế nào? Đặc biệt đối với trường hợp xăng dầu, hàng hóa đã được bơm chung vào bồn bể chứa nên việc kiểm tra là rất khó khăn, không thực hiện được. Đề nghị hướng dẫn cụ thể điểm này. (HQ BRVT). 4/ Căn cứ khoản 8 điều 11 quy định các trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng là nguyên liệu nhập sản xuất xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất, hàng đã được xét miễn thuế... thay đổi mục đích sử dụng phải kê khai nộp thuế trên tờ khai hải quan mới sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận cho thay đổi: Vướng mắc: Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa đã hết thời gian khấu hao, trị giá còn lại theo quy định bằng 0, việc mở tờ khai mới sẽ là không cần thiết. Đề nghị: Tổng cục Hải quan hướng dẫn không mở tờ khai đối với trường hợp này (HQ Đồng Nai) 5/ Tại khoản 8 quy định các trường hợp đã kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế... nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích miễn thuế, xét miễn thuế...; hàng hóa là hàng SXXK, TN-TX chuyển tiêu thụ nội địa thì kê khai tờ khai hải quan mới theo loại hình nhập kinh doanh. Tuy nhiên, Thông tư chưa hướng dẫn rõ các tiêu chí cập nhật và hồ sơ nộp kèm tờ khai hải quan mới như thế nào? Hay có thể được hiểu là thực hiện khai các tiêu chí và nộp hồ sơ của tờ khai nhập khẩu ban đầu như vận đơn, hàng ngày đến, hóa đơn thương mại... Nên quy định mẫu tờ khai riêng cho loại hình này, loại bỏ các tiêu chí không cần thiết phải khai tại thời điểm chuyển đổi (tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng) như tên nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, cửa khẩu dỡ hàng hóa, vận đơn. (HQ Đắk Lắk) | 1/ Trường hợp khai không đúng địa điểm quản lý lưu giữ hàng hóa thì có văn bản đề nghị cơ quan hải quan hủy tờ khai cũ và khai tờ khai mới. 2/ Việc xác định “ngày hàng hóa đến cửa khẩu” tại khoản 3, Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định cho loại hình thực hiện thủ tục hải quan thủ công, còn quy định tại khoản 3, Điều 9 Thông tư số 64/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính cho loại hình thủ tục hải quan điện tử là phù hợp và thống nhất. Ghi nhận đề xuất của Hải quan BRVT, đối với trường hợp khai báo E-manifest thì ngày hàng đến cửa khẩu thực hiện theo Khoản 3 Điều 9 Thông tư 64/2011/TT-BTC ngày 13/5/2011 của Bộ Tài chính. Theo đó, ngày hàng đến cửa khẩu là ngày tàu đến trên thông báo tàu đến cảng. Khi triển khai rộng rãi e-manifest cho tất cả các hãng tàu, hãng hàng không thì sẽ thực hiện thống nhất. 3/ Hàng hóa kinh doanh TNTX khi thay đổi mục đích, chuyển tiêu thụ nội địa: Sau khi được Lãnh đạo Cục Hải quan đồng ý theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Thông tư 128 thì người khai hải quan được đăng ký tờ khai mới. Nếu lô hàng chuyển tiêu thụ nội địa được phân luồng đỏ thì cơ quan hải quan phải kiểm tra thực tế. Đối với mặt hàng xăng dầu TNTX chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 139/2013/TT-BTC. 4/ Việc đăng ký tờ khai hải quan mới đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng đã được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 83/2013/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 128/2013/TT-BTC. Yêu cầu Cục Hải quan Đồng Nai căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện. 5/ Yêu cầu Cục Hải quan Đăk Lăk hướng dẫn doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp bộ hồ sơ theo quy định tương ứng với loại hình nhập khẩu; việc kê khai hải quan trên tờ khai mới sẽ thực hiện trên cơ sở hồ sơ hải quan tạm nhập. |
11. | Điều 13 | 1/ Khoản 2 Điểm c có quy định, công chức kiểm tra nếu không đủ điều kiện cho đăng ký thì công chức phải thông báo bằng văn bản. Hiện nay thực hiện thủ HQĐT thì đều phải phản hồi trên hệ giống. Như vậy, cần có quy định thêm đối với trường hợp thực hiện thủ tục HQĐT. 2/ Đề nghị hướng dẫn địa điểm đăng ký tờ khai đối với trường hợp đóng chung hàng hóa bao gồm: Nhập kinh doanh + Nhập Đầu tư (cùng 1 vận tải đơn, cùng 1 hợp đồng thương mại), chủ hàng đăng ký tờ khai hải quan tại 02 Chi cục khác nhau (tại hải quan cửa khẩu đăng ký tờ khai cho hàng hóa Nhập kinh doanh, tại hải quan ngoài cửa khẩu đăng ký tờ khai cho hàng hóa Nhập ĐT). Dẫn đến tình trạng 1 lô hàng kiểm hóa, một lô miễn kiểm sẽ khó khăn cho quản lý. Đề xuất: trường hợp đóng chung hàng đề nghị cho làm thủ tục hải quan tại 01 đơn vị quản lý hải quan. (có thể là hải quan cửa khẩu hoặc hải quan ngoài cửa khẩu quản lý doanh nghiệp) (HQ Hà Nội) | 1/ Quy định này chỉ áp dụng đối với hình thức khai thủ công truyền thống. Trường hợp khai hải quan điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC. 2/ Yêu cầu Cục Hải quan Hà Nội hướng dẫn doanh nghiệp phân loại hàng hóa theo từng loại hình tại khu vực cửa khẩu và làm thủ tục hải quan tại các địa điểm theo quy định. Việc chuyển cửa khẩu thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a khoản 9 Điều 61 Thông tư 128. Trường hợp hàng hóa đóng chung cont thuộc loại hình nhập kinh doanh và nhập đầu tư có thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập hoặc tại nơi thực hiện dự án đầu tư. |
12. | Điều 14 | 1/ Tại điều 14 khai sửa chữa, bổ sung đều chấp nhận trước khi thông quan và sau thông quan. Nhưng trước khi thông quan khi có thông tin nghi ngờ thì có cho doanh nghiệp khai bổ sung không. Nếu không cho thì căn cứ vào đâu. 2/ Việc khai báo sửa chữa, khai bổ sung thực hiện theo mẫu số 10/KBS/2013 phụ lục III, tuy nhiên theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 có ban hành mẫu tờ khai sửa đổi, bổ sung (HQ/2012/TKSĐBS), vậy khi Thông tư số 128 có hiệu lực, doanh nghiệp thực hiện theo mẫu khai báo nào? (HQ Đắk Lăk) | 1/ Yêu cầu đơn vị căn cứ hướng dẫn tại khoản 1 Điều 14 Thông tư để thực hiện, theo đó, việc sửa chữa, bổ sung tờ khai hải quan chỉ được thực hiện trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra hoặc trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa. Sau thời điểm này thì không được sửa chữa, khai bổ sung. 2/ Việc sửa chữa, khai bổ sung thực hiện theo mẫu số 10/KBS/2013 phụ lục III ban hành kèm Thông tư 128 |
13. | Điều 15 | 1/ Có được khai sửa đổi loại hình nhập khẩu đối với trường hợp hàng hóa đã được thông quan không? (Trường hợp khai sai loại hình nhập khẩu). 2/ Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa Trường hợp tờ khai luồng xanh đã được thông quan ngay sẽ không thể thực hiện được. Đề nghị điều chỉnh là: Thay tờ khai hải quan chỉ thực hiện khi thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và phải thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc trước thời điểm vào (đối với tờ khai xuất) hay ra (đối với tờ khai nhập) khu vực giám sát đối với các tờ khai miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. (HQBRVT) | 1/ Hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan không được thay đổi cũng như sửa chữa loại hình nhập khẩu. 2/ Yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và Điều 15 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Theo đó, việc thay tờ khai chỉ được thực hiện trước thời điểm kiểm tra thực tế hoặc trước thời điểm quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. |
14. | Điều 16 | 1/ Khoản 2 Điểm e.4: trường hợp sau khi thông quan giải phóng hàng, người khai nộp bổ sung giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì… Như vậy ngay từ đầu doanh nghiệp không có hay là nợ, điểm này chưa rõ. Và hiện tại trong việc khai báo hồ sơ đã đăng không có quy định cho nợ chứng từ, như vậy là theo Thông tư này có thể hiểu là cũng cho nợ chứng từ như Thông tư 194 có đúng không? (HQ Đồng Nai). | 1/ Theo quy định tại điểm 3.5 mục I và điểm 5 mục II Thông tư 45/2007/TT-BTC ngày 07/5/2007 của Bộ Tài chính, thì: “Trường hợp người khai hải quan chưa nộp được C/O ưu đãi đặc biệt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện khác quy định tại Mục I của Thông tư này, thì tạm tính thuế theo mức thuế suất MFN. Khi người khai hải quan nộp bổ sung C/O ưu đãi đặc biệt hợp lệ theo quy định tại mục II của Thông tư này thì cơ quan hải quan tính lại thuế theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng theo đúng quy định”. Do vậy, quy định về nợ C/O thực hiện theo Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 45/2007/TT-BTC. |
2/ Khoản 2a Điều 16 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa theo quy định Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” Hiện nay, Thông tư quy định về phân loại hàng hóa đang có hiệu lực là Thông tư 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010, đã có quy định chi tiết về “Đối tượng phân tích, giám định” để xác định tên hàng, mã hàng (nghĩa là quy định về phân tích, giám định để phục vụ công tác phân loại hàng hóa”. Tuy nhiên tại Khoản 7 Điều 17 Thông tư 128 lại có quy định chi tiết về nội dung tên (phân tích, giám định để phân loại) => Như vậy: Khi triển khai kiểm tra tên hàng, mã số nêu tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 128, đơn vị phải thực hiện theo quy định tại Thông tư 49/2010/TT-BTC hay Điều 17 Thông tư 128/2010/TT-BTC? (Điểm 2 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | 2/ Nội dung kiểm tra việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế trong khi làm thủ tục hải quan quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính. Điều 168 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 01/11/2013) đã bãi bỏ Mục 2 Chương II và Chương III Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính. Như vậy, khi kiểm tra tên hàng, mã số nêu tại tiết a khoản 2 Điều 16 Thông tư số 128/2013/TT-BTC, đơn vị vẫn thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương II Thông tư số 49/2010/TT-BTC.
| ||
15. | Khoản 3 Điều 17 | Khoản 3d Điều 17: Khi lấy mẫu phải có đại diện chủ hàng và đại diện cơ quan hải quan. Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành phải có thêm đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành (theo quy định của pháp luật chuyên ngành). Trường hợp lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu (như đường, sữa, thực phẩm,…) nên giao cho các cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp thực hiện (sẽ phù hợp với Khoản 2a và Khoản 2b.1.3 Điều 27) (HQ Đồng Nai) | Quy định lấy mẫu tại điểm d khoản 3 Điều 17 Thông tư 128 chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan quản lý chuyên ngành lấy mẫu tại cửa khẩu, ICD, kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp lấy mẫu tại kho doanh nghiệp hoặc địa điểm kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành nằm ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì do cơ quan kiểm tra chuyên ngành và người khai hải quan tự chịu trách nhiệm lấy mẫu. |
16. | Khoản 4 Điều 17 | Khoản 4 Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Kỹ thuật lấy mẫu thực hiện theo hướng dẫn của TCHQ” Đề nghị cho biết: Khi Thông tư 128 có hiệu lực, thì hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu của TCHQ được thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản nào? (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | Kỹ thuật lấy mẫu vẫn thực hiện theo Quy chế Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định số 1628/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2010 cho đến khi Tổng cục ban hành Quy chế thay thế. |
17. | Điều 17 | 1. Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC, bộ hồ sơ yêu cầu PTPL phải có kết quả kiểm tra của kiểm hóa viên, nhưng phát sinh trường hợp hàng hóa theo luồng xanh và vàng, Chi cục vẫn lấy mẫu gửi yêu cầu PTPL với lý do: không dám đưa hàng vào kiểm tra luồng đỏ vì sợ doanh nghiệp kiện, Chi cục Hải quan không đủ khả năng xác định mã số. Vậy có nên nhận hồ sơ yêu cầu PTPL hay không? (TTPTPL-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) | 1. Hàng hóa thuộc luồng đỏ mới lấy mẫu để phân tích. Việc chuyển luồng đỏ do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định. Trường hợp hàng hóa thuộc luồng xanh và luồng vàng, kiểm hóa viên vẫn lấy mẫu để gửi phân tích, phân loại là sai quy định. |
2. Thông tư 128/2013/TT-BTC chưa nêu việc thống nhất kết quả phân loại của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố. Ngoài ra chưa phát huy tính chủ động của các Chi cục trong việc định danh và phân loại, đồng thời sẽ phát sinh tăng biên chế của phòng thuế XNK. Nội dung mới chưa đáp ứng được cải cách thủ tục hành chính. Vậy Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố có được ủy quyền cho Chi cục không? (TTPTPL-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) | 2. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải trưng cầu giám định theo quy định tại điểm b.2 khoản 7 Điều 17, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản hướng dẫn về phân loại hàng hóa để xác định mức thuế, thực hiện chính sách mặt hàng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Vì vậy, Cục Hải quan tỉnh, thành phố không được ủy quyền cho Chi cục ký văn bản hướng dẫn về phân loại. | ||
3. Theo Luật Thương mại khi cơ quan giám định sai thì bị phạt tiền không quá 10 lần kinh phí giám định. Trong trường hợp số tiền phạt không đủ với mức thuế phải truy thu thì ai sẽ phải chịu (TTPTPL-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) | 3. Việc giám định theo Luật Thương mại, không liên quan đến phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 128/2013/TT-BTC. Trường hợp kết quả giám định liên quan đến kết quả phân tích thì xử lý như kết quả phân tích của cơ quan hải quan theo quy định tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC và Luật Quản lý thuế. Theo quy định tại Điều 115 Luật Quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp cơ quan giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai: - Người nộp thuế vẫn phải nộp số tiền thuế ấn định. - Trong trường hợp số tiền phạt cơ quan giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai (theo quy định tại Điều 266 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005) không đủ với số thuế phải ấn định thì cơ quan giám định và người cung cấp chứng thư giám định có kết quả sai phải bồi thường cho người nộp thuế theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước số 35/2009/QH12 ngày 18/06/2009 và các văn bản hướng dẫn dưới Luật (Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 3/3/2010 và các Thông tư hướng dẫn). | ||
4. Theo Luật hành chính thì không cho bản được hồi tố. Các đơn vị hải quan dùng thông báo kết quả PTPL để truy thu thuế đến năm 2008 vậy đúng hay sai? (TTPTPL-Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh) | 4. Văn bản mà Luật Hành chính đề cập không được hồi tố là văn bản quy phạm pháp luật. Thông báo kết quả phân tích phân loại không phải văn bản quy phạm pháp luật mà là kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan để làm cơ sở áp dụng chính sách thuế, chính sách mặt hàng đúng với quy định của pháp luật tại thời điểm đăng ký tờ khai. Do đó, khoản 3, Điều 110 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 (quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế) quy định như sau: “Quá thời hiệu xử phạm vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm”. Việc ấn định tăng số thuế phải nộp do trước đó còn thiếu không phải là hồi tố. | ||
18. | Điều 17 | Kết quả phân tích phải chuyển ra Tổng cục để phân loại và thông báo cho Cục Hải quan để thực hiện gây mất nhiều thời gian. Cục HQ TP đề xuất nên quy định như trường hợp hàng hóa gửi đi giám định tại các cơ quan chuyên ngành. (điểm 1.b mục V công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 22/11/2013 của Cục HQ TP.HCM) | Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 128/2013/TT-BTC, đối với hàng hóa phải phân tích, Tổng cục Hải quan ban hành thông báo kết quả phân loại để thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Đối với hàng hóa phải giám định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Thông báo kết quả phân loại, chịu trách nhiệm đối với Thông báo này, và gửi về Tổng cục Hải quan 01 bản để tổng hợp trên trang thông tin điện tử của ngành Hải quan. Theo quy định này, Tổng cục Hải quan không ban hành thông báo kết quả phân loại đối với hàng hóa phải giám định. Do vậy, trước mắt đề nghị Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh thực hiện đúng quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Tổng cục Hải quan để được giải đáp kịp thời. |
19. | Điều 19 | 1. Trường hợp người nộp thuế được tạm nộp thuế khi chưa có giá chính thức quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định rõ áp dụng cho xuất khẩu hay nhập khẩu. Vì chỉ xuất khẩu thì người nộp thuế mới nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài. | 1. Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. |
2. Khoản 1 Điều 19 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “… Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế” Như vậy, “thời điểm tính thuế” ở đây chính là ngày đăng ký tờ khai. - Khoản 2 Điều 19 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “… Sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài, thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ”. Khi có giá chính thức, cơ quan hải quan phải thực hiện tính lại số tiền thuế chênh lệch, như vậy thời điểm tính thuế đối với số tiền thuế chênh lệch khác thời điểm tính thuế khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai. Trong trường hợp tỷ giá giữa thời điểm tính thuế khi đăng ký tờ khai khác với tỷ giá tại thời điểm tính thuế khi có giá chính thức thì tỷ giá quy đổi ngoại tệ là tỷ giá nào? (Điểm 11.1 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) | 2. Quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 128/2013/TT-BTC: “Sau khi có giá chính thức, người nộp thuế nhận được tiền ngoại tệ thanh toán từ khách hàng nước ngoài, thì nộp tiền thuế chênh lệch (nếu có) bằng ngoại tệ”, vì vậy, không phát sinh tỷ giá quy đổi cho người nộp thuế nộp tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế đã nộp bằng ngoại tệ. | ||
3. Điều 19 Thông tư 128/2013/TT-BTC chỉ quy định đồng tiền nộp thuế và tỷ giá tại thời điểm nộp thuế, không quy định đồng tiền hoàn thuế và tỷ giá tại thời điểm hoàn thuế. Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn về đồng tiền hoàn thuế và tỷ giá hoàn thuế để Cục Hải quan tỉnh có cơ sở thực hiện (Điểm 11.2 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) | 3. Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của đơn vị để báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. | ||
20. | Điều 20 | Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC đã quy định thời hạn nộp tiền thuế khai bổ sung (điểm d khoản 4), thời hạn nộp thuế tiền thuế ấn định (khoản 6) đối với hàng kinh doanh, nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất đã nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục tạm nhập, chưa có quy định đối với trường hợp số tiền thuế thiếu phải nộp sau khai bổ sung, ấn định thuế thuộc tờ khai đang được ân hạn thuế (275 ngày) hoặc đang được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh, vì vậy các đơn vị đề nghị có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp này. | - Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế khai bổ sung, ấn định thuế thuộc tờ khai đang được áp dụng thời hạn nộp thuế (275 ngày) thì số tiền thuế thiếu phải nộp sau khai bổ sung, ấn định thuế được áp dụng thời hạn nộp thuế của số tiền thuế khai báo của tờ khai nếu tại thời điểm khai bổ sung, ấn định thuế người nộp thuế vẫn đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định. - Thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế khai bổ sung, ấn định thuế thuộc tờ khai đang được áp dụng bảo lãnh thì số tiền thuế thiếu phải nộp sau khai bổ sung, ấn định thuế được áp dụng thời hạn bảo lãnh của số tiền thuế khai báo của tờ khai đó, nếu tại thời điểm khai bổ sung, ấn định thuế người nộp thuế đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng bảo lãnh quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 21 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Ví dụ: Hàng hóa là NLVT để SXXK đủ điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày, hàng hóa đã được thông quan, đến ngày thứ 100 của thời gian ân hạn phát sinh tiền thuế thiếu chênh lệch phải nộp sau khai bổ sung, ấn định và tại thời điểm khai bổ sung, ấn định thuế doanh nghiệp vẫn đáp ứng đủ các điều kiện được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày theo quy định, thì thời hạn phải nộp số tiền thuế chênh lệch khai bổ sung, ấn định cùng với thời hạn nộp thuế của số tiền thuế khai báo ban đầu. |
21. | Thời hạn tính tiền chậm nộp | Hiện nay việc làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng gỗ tại đơn vị phát sinh vướng mắc về tính tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. Nội dung vướng mắc này tương tự như vướng mắc của Cục HQ Gia Lai - Kon Tum đã được Tổng cục Hải quan trả lời tại công văn số 5416/TCHQ-TXNK ngày 12/9/2013, tuy nhiên, công văn này chỉ gửi cho Cục HQ Gia Lai - Kon Tum nên đơn vị không có cơ sở để thực hiện. Đề nghị, Tổng cục có hướng dẫn chung để các đơn vị thực hiện. (công văn số 1271/HQQB-NV ngày 22/11/2013 của Cục Hải quan Quảng Bình) | Đối với trường hợp có vướng mắc tương tự, yêu cầu Cục Hải quan Quảng Bình căn cứ hướng dẫn tại công văn số 5416/TCHQ-TXNK ngày 12/9/2013 của Tổng cục Hải quan để thực hiện. |
22. | Điểm a.1 khoản 1 Điều 20 | Theo quy định tại điểm a.1, khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC: Một trong những điều kiện để được hưởng ân hạn thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu là doanh nghiệp phải có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu thuộc sở hữu của người nộp thuế trên lãnh thổ Việt Nam. Hiểu khái niệm: “cơ sở sản xuất thuộc sở hữu của người nộp thuế” như thế nào đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam? (Điểm 1 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013 và PL 2 công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) | Vấn đề đơn vị nêu đã được quy định tại khoản 3 Điều 36 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính. Yêu cầu đơn vị nghiên cứu thực hiện. |
23. | Điểm a.2 khoản 1 Điều 20 | Điểm a.2 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định một trong các điều kiện để được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày là doanh nghiệp phải “Có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian ít nhất 02 năm liên tục tính đến ngày đăng ký tờ khai hải quan cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu” Vậy trong khoảng thời gian đó có hơn 1 năm không hoạt động thì có được tính là 02 năm liên tục không? Ví dụ: mở tờ khai đầu tiên là 01/05/2011, từ thời điểm 01/06/2012 đến nay mới làm thủ tục có được coi là liên tục không? (Cục Hải quan Hải Phòng) | Việc đánh giá doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu liên tục trong thời gian 02 năm đề nghị các đơn vị thực hiện theo quy định về quản lý rủi ro. |
24. | Điểm a.4 khoản 1 Điều 20 | Đối với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu để được ân hạn thuế 275 ngày phải đáp ứng các điều kiện trong đó có điều kiện: “…a.4) Không bị cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán trong 02 năm liên tục tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước.” Hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công - Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh không có cơ sở dữ liệu để tra cứu điều kiện này. Đề xuất: Khi Thông tư 128 có hiệu lực nếu chưa có cơ sở dữ liệu để tra cứu thì cho doanh nghiệp làm cam kết điều kiện này. (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) | Tổng cục Hải quan nhất trí với đề xuất của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh |
25. | Điểm a.5 khoản 1 Điều 20 | Điểm a5 Khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định một trong những điều kiện ân hạn 275 ngày là doanh nghiệp phải thanh toán qua ngân hàng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK. Như vậy tại thời điểm đăng ký tờ khai, doanh nghiệp có phải xuất trình chứng từ thanh toán qua ngân hàng không? Hay chỉ căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa có các điều khoản về thanh toán qua ngân hàng. Trường hợp theo thỏa thuận của hợp đồng thanh toán trả chậm, doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán thì kiểm tra việc thanh toán qua ngân hàng như thế nào? | - Tại thời điểm đăng ký tờ khai cơ quan hải quan căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa và chứng từ thanh toán qua ngân hàng do doanh nghiệp xuất trình để xác định doanh nghiệp thanh toán cho lô hàng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK qua ngân hàng. - Trường hợp theo thỏa thuận của hợp đồng thanh toán trả chậm, theo quy định tại điểm a.5 khoản 1 Điều 117 và điểm a.4 khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC, yêu cầu doanh nghiệp cam kết và nộp chứng từ thanh toán là 15 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng hoặc phụ kiện hợp đồng. |
26. | Điểm c.1 khoản 1 Điều 20 | 1. Theo quy định tại khoản 8 Điều 11 Thông tư số 128/2013/TT-BTC đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng nhập sản xuất xuất khẩu “…sau khi được cơ quan hải quan chấp thuận cho thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế kê khai, nộp thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Thông tư này trên tờ khai hải quan mới”. Đối với trường hợp phải nộp thuế ngay, khi tính thuế tờ khai mới, doanh nghiệp có bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế phát sinh tăng thêm hay không? (Điểm 15 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) 2. Về cách tính tiền chậm nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng NSXXK chuyển tiêu thụ nội địa: Theo quy định tại điểm c.1 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “… Trường hợp do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng, người nộp thuế bắt buộc phải chuyển tiêu thụ nội địa, thì phải kê khai nộp đủ các loại thuế khi chuyển tiêu thụ nội địa, tính tiền chậm nộp kể từ ngày thực tế chuyển tiêu thụ nội địa..” - Điểm b.4 khoản 4 Điều 39 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu: “Sau khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt, người khai hải quan kê khai trên tờ khai hải quan mới và làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh; chính sách thuế, chính sách quản lý nhập khẩu áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai chuyển tiêu thụ nội địa (trừ trường hợp đã thực hiện đủ chính sách quản lý tại thời điểm nhập khẩu ban đầu” Như vậy, trường hợp tại thời điểm đăng ký tờ khai, doanh nghiệp đã nộp đủ thuế nhập khẩu theo đúng chính sách quản lý tại thời điểm đăng ký tờ khai. Sau đó doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa, phải mở tờ khai hải quan mới? Thuế tính lại theo tờ khai mới có thể nhiều hơn hoặc ít hơn thuế đã khai ban đầu thì xử lý như thế nào? Nếu có tính lại cao hơn thì có tính chậm nộp trên số thuế nhập khẩu khai lại theo tờ khai mới tăng so với khai báo ban đầu? nếu tính lại thấp hơn thì có hoàn trả thuế nhập khẩu đã nộp cho doanh nghiệp? (Điểm 8 mục II công văn số 2332/HQĐNa-TXNK ngày 13/11/2013 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) | 1+2) Đối với số tiền thuế phát sinh tăng phải nộp theo tờ khai mới, thời hạn nộp thuế thực hiện như hàng kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Việc tính chậm nộp thực hiện theo quy định tại Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC. - Đối với số tiền thuế phát sinh giảm (nộp thừa) thì thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 26, Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC. |
3. Việc kiểm tra hồ sơ, cho phép chuyển tiêu thụ nội địa, đăng ký, tính thuế cho tờ khai mới mất một khoảng thời gian (chưa có quy định). Cục Hải quan địa phương gặp vướng mắc trong việc xác định ngày thực tế chuyển tiêu thụ nội địa (là ngày doanh nghiệp có văn bản đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa hay ngày đăng ký tờ khai mới) để tính tiền chậm nộp? (Điểm 13 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) | 3. Đề nghị đơn vị nghiên cứu điểm c.1 khoản 1 Điều 20, khoản 4c Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC để thực hiện. Về thời gian giải quyết đối với hồ sơ hàng nhập SXXK chuyển tiêu thụ nội địa: + Thời gian kiểm tra hồ sơ, cho phép chuyển tiêu thụ nội địa: Yêu cầu thực hiện theo quy định về thời hạn tiếp nhận, giải quyết vướng mắc ban hành kèm Quyết định số 225/QĐ-TCHQ ngày 09/2/2011 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Tuyên ngôn phục vụ khách hàng. + Thời gian làm thủ tục hải quan: Yêu cầu thực hiện theo quy định tại Điều 19 Luật Hải quan năm 2005. + Ngày thực tế chuyển tiêu thụ nội địa là ngày đăng ký tờ khai hải quan. | ||
4. Điểm c.1 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa do phía nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc có lý do khách quan bất khả kháng, Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp xem xét, xử lý từng trường hợp. - Khoản 4 Điều 39 Thông tư 128 quy định về thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, theo đó, doanh nghiệp phải có công văn gửi Chi cục đề nghị chuyển tiêu thụ nội địa và Lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét phê duyệt; => Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể. (Điểm 7 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | 4. Quy định tại điểm c.1 khoản 1 Điều 20 và khoản 4 Điều 39 (thẩm quyền cho phép chuyển tiêu thụ nội địa) không mâu thuẫn nhau vì: - Quy định tại khoản 4 Điều 39 thì cấp Chi cục xem xét, giải quyết về thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, theo đó nếu doanh nghiệp đáp ứng điều kiện có lý do khách hàng nước ngoài hủy hợp đồng hoặc có lý do khách quan bất khả kháng thì lãnh đạo Chi cục làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa. - Quy định tại điểm c.1 khoản 1 Điều 20 thì thẩm quyền cấp Cục Hải quan là xem xét tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp thuế đối với trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa có lý do nêu trên. | ||
27. | Điểm c.2 khoản 1 Điều 20 | Doanh nghiệp đăng ký tờ khai nhập nguyên liệu, vật tư để SXXK trước 01/07/2013 nhưng không SXXK mà tái xuất nguyên liệu, vật tư tại 2 thời điểm: trước 01/07/2013 và sau 01/07/2013 thì tính chậm nộp đối với trường hợp này như thế nào? | - Đối với nguyên liệu, vật tư tái xuất trước 01/07/2013 thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 18 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính. - Đối với nguyên liệu, vật tư tái xuất từ ngày 01/07/2013 trở đi thực hiện xử lý theo quy định tại điểm c.2 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 của Bộ Tài chính. |
28. | Điểm c3 khoản 1 Điều 20 | Điểm c1, c2 Khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “… Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ giải trình của doanh nghiệp xem xét, xử lý từng trường hợp”. Tuy nhiên, điểm c3 không quy định Cục Hải quan tỉnh, thành phố hay Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đăng ký tờ khai xem xét xử lý, đề nghị hướng dẫn điểm c3 là Chi cục hay Cục xem xét xử lý | Tổng cục Hải quan ghi nhận ý kiến vướng mắc của đơn vị và sẽ báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. |
29. | Khoản 1 Điều 20 | Trường hợp không trực tiếp nhập khẩu thì người ủy thác nhập khẩu nếu tại thời điểm đăng ký TKHQ còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì có phải chứng minh nợ thuế hay không? Đề nghị TCHQ hướng dẫn cụ thể. (Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC đã quy định trường hợp không trực tiếp nhập khẩu hàng hóa là nguyên liệu vật tư sản xuất xuất khẩu thì người ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại điểm a, trong đó có điều kiện không nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai. |
30. | Điểm a khoản 2 Điều 20 | - Tại Điểm c Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định đối tượng không chịu thuế: Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và xuất khẩu, tái nhập không phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. - Tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế GTGT quy định hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. - Điểm a Khoản 2 Điều 20 Thông tư 128 quy định: Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Vậy trường hợp này có phải tính thuế GTGT, thuế TTĐB không và ân hạn như thế nào? Nếu trường hợp được bảo lãnh thì có được coi là không phải nộp thuế nhập khẩu trong thời hạn quy định? (Cục HQ An Giang) | - Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC về thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì: Người nộp thuế phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp chưa nộp thuế, nếu được tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh số tiền thuế phải nộp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này, thì được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng tối đa không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập-tái xuất (không áp dụng cho thời gian gia hạn thời hạn tạm nhập-tái xuất) và không phải nộp tiền chậm nộp trong thời hạn bảo lãnh. - Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì: Trường hợp không thực xuất khẩu hàng hóa trong thời hạn 275 ngày hoặc... kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập tái xuất đối với hàng tạm nhập tái xuất, người nộp thuế phải kê khai nộp đủ các loại thuế theo quy định (áp dụng cho cả trường hợp đã nộp thuế nhập khẩu trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hoặc trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập). Như vậy, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất phải nộp thuế nhập khẩu trước khi hoàn thành thủ tục hải quan hàng tạm nhập. Trường hợp có bảo lãnh thì được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh và chưa phải nộp thuế nhập khẩu trong thời gian bảo lãnh. Hết thời hạn bảo lãnh mà chưa xuất khẩu hàng hóa thì phải nộp đủ các loại thuế theo quy định (bao gồm cả thuế GTGT, thuế TTĐB - nếu có). |
31 | Điểm c khoản 2 Điều 20 | 1. Điểm 2c Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế”. Vậy đối với trường hợp tại thời điểm hoàn thành thủ tục tạm nhập doanh nghiệp đã nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB nhưng thuế GTGT thuộc đối tượng không chịu thuế. Khi chuyển tiêu thụ nội địa thì thuế GTGT có phải tính chậm nộp từ lúc hoàn thành tờ khai tạm nhập đến khi mở tờ khai mới không? (Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ) | 1. Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20, khoản 6 (trường hợp ấn định thuế) Điều 20, khi chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải nộp đủ thuế GTGT và phải tính tiền chậm nộp từ lúc hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế. |
2. Điểm 2c Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp đã được áp dụng thời hạn nộp thuế theo thời hạn bảo lãnh nhưng chuyển tiêu thụ nội địa thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa và phải tính tiền chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập hàng hóa đến ngày thực nộp thuế". Theo quy định tại khoản 8 Điều 11; khoản 5 Điều 41 Thông tư 128/2013/TT-BTC, trường hợp hàng tạm nhập tái xuất được phép chuyển tiêu thụ nội địa vì lý do khách quan mới được đăng ký tờ khai mới; Quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20, hàng hóa nhập khẩu sản xuất hàng xuất khẩu được phép chuyển TTNĐ vì lý do khách quan chỉ tính tiền chậm nộp từ thời điểm thực tế chuyển tiêu thụ nội địa; Theo đó, hàng tạm nhập tái xuất được phép chuyển tiêu thụ nội địa vì lý do khách quan thì đăng ký tờ khai mới, chính sách thuế áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới nhưng doanh nghiệp vẫn phải nộp chậm nộp từ thời điểm hoàn thành thủ tục nhập khẩu ban đầu là không phù hợp. (Điểm 7 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 5 phụ lục 2 công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP. HCM) | 2. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa, yêu cầu đơn vị thực hiện theo đúng quy định tại khoản 8 Điều 11; khoản 5 Điều 41; điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Việc tính tiền chậm nộp đối với hàng hóa TN-TX chuyển tiêu thụ nội địa được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC, đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện. | ||
32. | Điểm c khoản 4 Điều 20 | Điểm c khoản 4 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời hạn nộp thuế đối với: (i) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng đã được thông quan hoặc giải phóng hàng, trong thời gian chờ xét miễn thuế; (ii) Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo thuộc đối tượng được xét miễn thuế nhưng chưa quy định rõ thời hạn nộp thuế, đề nghị có hướng dẫn. (Cục Hải quan Hà Nội; Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Đây là hàng hóa chờ xét miễn thuế nên được thông quan, không có thời hạn nộp thuế. Thời hạn nộp thuế chỉ quy định đối với hàng hóa phải nộp thuế. Vì vậy, trường hợp kiểm tra, xác định hàng hóa không thuộc đối tượng được xét miễn thuế thì phải nộp đủ các loại thuế, tính lại thời hạn nộp thuế và tiền chậm nộp kể từ ngày thông quan hoặc giải phóng hàng đến ngày thực nộp thuế và bị xử phạt vi phạm theo quy định (nếu có). |
33. | Khoản 5 Điều 20 | Khoản 5 Điều 20 quy định: “Đối với tờ khai đăng ký trước ngày 01/7/2013 nhưng thông quan hoặc giải phóng hàng từ ngày 01/7/2013 thì áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13”. Đối với các tờ khai đã thông quan hoặc giải phóng hàng từ ngày 01/7/2013 doanh nghiệp đã nộp thuế trong thời gian ân hạn theo quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC, Thông tư 92/2010/TT-BTC và Thông tư 128/2010/TT-BTC thì có phải tính lại thời hạn nộp thuế và phạt chậm nộp như hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 20 không? (Điểm 12 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) | Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 20; khoản 1, khoản 2 Điều 168 Thông tư 128/2013/TT-BTC, trường hợp này phải tính lại thời hạn nộp thuế, do đó Yêu cầu đơn vị tính lại thời hạn nộp thuế, tiền chậm nộp đối với các trường hợp này theo đúng quy định. |
34. | Khoản 7 Điều 20 | Tại Khoản 7 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời hạn nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá... theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13. Vậy hàng nhập khẩu SXXK có phát sinh các loại thuế trên có áp dụng Khoản 7 này hay Khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC (Cục Hải quan tỉnh Long An) | Khoản 7 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định thời hạn nộp thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXXK. Để thống nhất trong thực hiện cũng như cách hiểu, Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. |
35. | Khoản 8 Điều 20 | 1. Tại Khoản 8 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp theo giá chính thức và giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức. Tuy nhiên, khi hải quan chấp nhận khai bổ sung thuế theo giá chính thức của người nộp thuế, việc nhập thời hạn nộp thuế của số tiền chênh lệch trên vào hệ thống kế toán KT559 với bút toán D1 - Chứng từ ghi số thuế phải thu không thực hiện việc nhập thời hạn nộp thuế được vì hệ thống đã mặc định ân hạn từ ngày đăng ký tờ khai. Đề xuất: trong khi chờ nâng cấp chương trình kế toán KT559 đề nghị được sử dụng Quyết định điều chỉnh để nhập máy số thuế chênh lệch trên. | 1. Trường hợp này không dùng bút toán D1, yêu cầu đơn vị vào hệ thống KT559, chức năng nhập chứng từ ghi số thuế phải thu để nhập số tiền thuế chênh lệch tăng phải nộp thêm sau khi có giá chính thức, hệ thống sẽ cho chọn số ngày ân hạn đối với khoản thuế chênh lệch tăng phải nộp thêm, sau đó in chứng từ ghi số thuế phải thu (chứng từ sẽ có số ngày ân hạn đã nhập ở trên). |
36. | Khoản 8 Điều 20 | 2. Khoản 8 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời hạn nộp thuế chưa có giá chính thức... áp dụng đối với hàng hóa nào? hay áp dụng cho tất cả doanh nghiệp từ hàng hóa nhập tại thời điểm này, nếu áp dụng cho các doanh nghiệp khác thì mâu thuẫn Thông tư 205/2010/TT-BTC về xác định trị giá tính thuế. | 2. Khoản 8 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà theo thông lệ việc xác định giá phải thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế, đồng thời thay thế khoản 1 Điều 11 Thông tư 205/2010/TT-BTC (về nội dung thời hạn nộp thuế), nên không mâu thuẫn với Thông tư 205/2010/TT-BTC. |
37. | Điều 20 | 1. Thời hạn nộp thuế đối với hàng SXXK: Doanh nghiệp được ân hạn 275 ngày với các điều kiện trong đó có nợ phạt VPHC. Vậy, khi cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt và quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký thì doanh nghiệp đã phát sinh tiền nợ phạt. Nhưng doanh nghiệp có thời hạn nộp là 10 ngày kể từ ngày ký quyết định. Vậy, trường hợp này doanh nghiệp có được ân hạn 275 ngày không? (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước) | 1. Trường hợp này không được ân hạn 275 ngày, vì tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, Doanh nghiệp phát sinh tiền phạt VPHC nên không đáp ứng điểm a.3 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC. |
2. Đối với loại hình SXXK: doanh nghiệp đăng ký tờ khai sau ngày 01/7/2013 trên hệ thống kế toán treo nợ quá hạn của nhiều tờ khai mà những tờ khai bị treo nợ đang được thanh khoản. Vậy, những tờ khai NSXXK đăng ký sau 1/7/2013 có được hưởng ân hạn 275 ngày không? (Những điều kiện khác doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ) (Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam) | 2. Yêu cầu đơn vị nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC. | ||
3. Chi cục KTSTQ khi ban hành quyết định ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế ấn định thực hiện theo khoản 6 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC hay thực hiện theo điểm d Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP | 3. Thực hiện theo khoản 6 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC (điểm d khoản 1 Điều 37 Nghị định 83/2013/NĐ-CP áp dụng cho cơ quan thuế, không áp dụng cho cơ quan hải quan). | ||
4. Thời hạn nộp thuế 275 ngày có sản xuất và xuất khẩu sản phẩm, sau đó kiểm tra không đủ điều kiện. Vậy xử lý như thế nào phần nguyên liệu nhập khẩu đã sản xuất và xuất khẩu trong hạn 275 ngày (Cục Hải quan tỉnh Long An) | 4. Thực hiện theo quy định tại điểm c.4 khoản 1 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC | ||
5. a) Tiền chậm nộp là tính lũy tiến hay không lũy tiến theo quy định tại Thông tư? (Cục Hải quan tỉnh Long An) b) Một tờ khai có ngày quá hạn nợ thuế là 120 ngày. Vậy có 02 cách hiểu để tính chậm nộp: - Số thuế chậm nộp*số ngày chậm (120 ngày)*0.07% - Số thuế chậm nộp*90 ngày*0.05% và số thuế chậm nộp*30 ngày*0.07% Cách nào đúng (do hệ thống tính phạt chậm KT559 ở cách 2) (Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa) | 5. a) Việc tính tiền chậm nộp được quy định tại Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC, theo đó: - Số ngày chậm nộp tiền thuế không quá 90 ngày tính theo mức 0,05%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. - Số ngày chậm nộp từ ngày thứ 91 tính theo mức 0,07%/ngày trên số tiền thuế chậm nộp. b) Việc tính tiền chậm nộp được thực hiện theo nội dung đã nêu tại điểm a nêu trên | ||
6. Có thể hiểu là nếu giám định, tăng thuế thì hải quan ra ấn định thuế, thời hạn nộp thuế đối với số thuế chênh lệch tăng và được tính là thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan hải quan (không phải là ngày giải phóng hàng) hiểu như vậy có đúng không? (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai; Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | 6. Thời hạn nộp tiền thuế ấn định thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC, theo đó: a) Các tờ khai hải quan đăng ký kể từ ngày 01/7/2013, cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp là hàng hóa kinh doanh tạm nhập - tái xuất thì thời hạn nộp thuế đối với số thuế ấn định là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập (ngày hoàn thành thủ tục hải quan TNTX là ngày lô hàng tạm nhập được cơ quan hải quan xác nhận thông quan). Đối với hàng hóa khác, thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng; b) Các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 01/7/2013, nhưng cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế kể từ ngày 01/7/2013, thì thời hạn nộp thuế đối với số tiền thuế ấn định là ngày cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế. Theo quy định trên, cơ quan hải quan khi ấn định thuế tùy theo từng trường hợp để ghi rõ ngày nộp thuế không phải ngày giải phóng hàng như đơn vị hiểu. | ||
38. | Điểm a.1 khoản 2 Điều 21 | Theo quy định tại điểm a.1 khoản 2 Điều 21 thì: Cơ quan hải quan chấp nhận áp dụng bảo lãnh nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a. Điều kiện người nộp thuế được áp dụng bảo lãnh: a.1 Người nộp thuế có vốn sở hữu 10 tỷ đồng trở lên... Hiểu như thế nào về nội dung quy định tại khoản 2, Điều 21 Thông tư số 128/2013/TT-BTC? Tổ chức tín dụng đã bảo lãnh thì có cần thiết phải đặt ra thêm các điều kiện mà không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. (Điểm 2 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 2 phụ lục 2- công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục HQ TP Hồ Chí Minh) | Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính xem xét sửa đổi nội dung này |
39. | Điều 23 | Theo quy định hàng NSXXK được ân hạn 275 ngày tại thời điểm đăng ký tờ khai, nếu doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện quy định. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau thì thời hạn nộp thuế khác nhau, cụ thể: a) Thời hạn nộp thuế đối với phần khai sửa đổi, bổ sung tăng là ngày đăng ký tờ khai: Căn cứ khoản 4 Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC: hạn nộp thuế đối với một số trường hợp đặc thù: …d) Trường hợp khai báo bổ sung tiền thuế thiếu thì thời hạn nộp thuế là ngày đăng kỳ tờ khai hải quan (đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu) hoặc là ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập khẩu hàng hóa (đối với hóa đơn nhập - tái xuất) hoặc là ngày thông quan hoặc giải phóng hàng (đối với hàng hóa khác); b) Thời hạn nộp thuế đối với phần phát sinh chênh lệch tăng theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa thì vẫn được ân hạn thuế 275 ngày. Căn cứ Điều 23 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Nếu kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa khác so với khai báo của người nộp thuế dẫn đến có thay đổi về số tiền thuế phải nộp thì cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế để người nộp thuế nộp thuế theo kết quả giám định, phân tích, phân loại hàng hóa và thực hiện thời hạn nộp thuế đối với khoản tiền thuế chênh lệch giữa số tiền thuế phải nộp và số tiền thuế theo khai báo thực hiện tương ứng của từng loại hàng hóa theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13” Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn thực hiện đối với 02 nội dung nêu trên. (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). | Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính để có hướng dẫn. |
40. | Điều 25 | Tại điểm a khoản 6 Điều 25 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định ấn định thuế trong quá trình làm thủ tục hải quan, thời hạn nộp thuế khi nào? khi hàng chưa thông quan, giải phóng hàng (Cục Hải quan tỉnh Long An) | Trường hợp này thời hạn nộp thuế ấn định cùng với thời hạn nộp thuế của số tiền thuế khai báo. |
41. | Điều 27 | Trong thời gian đưa hàng về bảo quản thuộc đối tượng tại điểm c khoản 3 Điều 42 Luật quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, chưa thông quan hoặc giải phóng hàng. Vậy có phải nộp thuế khi đưa hàng về bảo quản không? (hiện có một số địa phương thực hiện như vậy, đúng hay sai?) (Cục Hải quan tỉnh Long An) | Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành thì người khai hải quan phải nộp thuế trước khi thông quan, giải phóng hàng. Yêu cầu các đơn vị căn cứ quy định trên để thực hiện. |
42. | Điều 27 | Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam thường xuyên nhập khẩu các mặt hàng là nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi với số lượng rất lớn (thường từ 30-50 container/tờ khai), các mặt hàng trên đều phải kiểm dịch và kiểm tra chất lượng trước khi thông quan hàng hóa, theo quy định tại Thông tư 128 thì rất khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu lưu giữ tại cửa khẩu hoặc địa điểm kiểm tra DN sẽ phải chi phí lưu công lưu bãi. (HQ Hà Nội) | Bộ Tài chính đã có công văn số 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 và 15605/BTC-TCHQ ngày 13/11/2013 hướng dẫn việc đưa hàng về bảo quản, yêu cầu đơn vị căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện. |
43. | Điều 27 | Tại Điểm b.1 Khoản 2 quy định: Chi cục trưởng hải quan nơi đăng ký tờ khai quyết định cho người khai hải quan đưa hàng về bảo quản tại các địa điểm sau: 1/ Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung Trường hợp này có cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chi cục Hải quan nơi quản lý Cảng nội địa (ICD), kho ngoại quan hoặc địa điểm kiểm tra tập trung không hay chỉ cần người khai hải quan có yêu cầu và được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận. 2/ Địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Công chức có cần đóng dấu vào ô mang hàng về bảo quản trả doanh nghiệp không hay chỉ cần Biên bản bàn giao lô hàng cho người khai hải quan vận chuyển địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. | 1/ Trên cơ sở thỏa thuận giữa chủ hàng và đơn vị kinh doanh địa điểm này, nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành chấp nhận bằng văn bản thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai cho phép đưa hàng về bảo quản và phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục Hải quan quản lý các địa điểm để giám sát. 2/ Trường hợp hàng hóa đưa về các địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, công chức hải quan xác nhận “đưa hàng về bảo quản” trên tờ khai hải quan và bàn giao cho người khai hải quan chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên trạng hàng hóa đến địa điểm kiểm tra chuyên ngành.
|
44. | Điều 27 | Nếu cơ quan chuyên ngành có văn bản đề nghị cho phép doanh nghiệp đưa hàng về địa điểm bảo quản và chịu trách nhiệm giám sát quản lý hàng đến khi thông quan. Vậy trên văn bản cơ quan chuyên ngành nói chung chung không rõ trách nhiệm (không có mẫu) sẽ giải quyết ra sao? Hoặc họ không chịu trách nhiệm giám sát quản lý thì sao? (Cục Hải quan tỉnh Long An) | Đề nghị đơn vị căn cứ hướng dẫn tại các công văn số 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 và 15605/BTC-TCHQ ngày 13/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc đưa hàng về bảo quản để thực hiện. |
45. | Điều 27 | Tại Khoản 2 Điểm a “...địa điểm kiểm dịch...”. Đề nghị giải thích địa điểm kiểm dịch là những đâu. Vì đối với đặc thù hàng thủy sản phải bảo quản trong nhiệt độ lạnh mà cơ quan kiểm dịch, kể cả hải quan đều không có kho. Do đó, doanh nghiệp phải đưa hàng về kho của mình để bảo quản là phù hợp. (Cục Hải quan Cần Thơ) | Địa điểm kiểm dịch (bao gồm cả kho của doanh nghiệp) do cơ quan kiểm dịch xác nhận gửi Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa hoặc Giấy tờ khác. |
46. | Điều 27 | Tại Khoản 2 Điểm b quy định đối với hàng hóa kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng chỉ được đưa hàng về bảo quản ở b.1.1, b.1.2, b.1.3, không có quy định được đưa về nơi sản xuất của doanh nghiệp (bảo quản lạnh), hải quan địa phương gặp khó khăn đề nghị hướng dẫn thêm việc này để tháo gỡ bởi đặc thù ở Đồng bằng sông Cửu Long thì hàng thủy sản rất nhiều. (Cục Hải quan Cần Thơ) | Nếu cơ sở sản xuất của doanh nghiệp được cơ quan kiểm dịch xác nhận trên Giấy đăng ký kiểm dịch hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa hoặc Giấy tờ khác thì doanh nghiệp được đưa về bảo quản tại địa điểm này. |
47. | Điều 27 | Khoản 1 Điểm b quy định không phù hợp đối với trường hợp cho đưa hàng về bảo quản đối với hàng chuyển cửa khẩu (Chi cục đăng ký tờ khai niêm phong phương tiện vận chuyển hàng hóa/ niêm phong hàng hóa). - Đề nghị có giải thích đối với trường hợp hàng nhập khẩu là hàng phải kiểm tra chất lượng nhà nước, chuyển cửa khẩu, cho phép đưa về bảo quản tại ICD trong khi chờ kết quả kiểm tra chất lượng, tờ khai được phân luồng vàng thì ai niêm phong và niêm phong hàng tại đâu? - Hàng phải kiểm tra chất lượng nhà nước ít (Ví dụ 1 vài cái quạt) đóng chung cont thì xử lý như thế nào? (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) | Trường hợp hàng hóa chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu về địa điểm kiểm tra trong nội địa thì Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện niêm phong phương tiện chứa hàng và lập Biên bản bàn giao cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản hàng hóa để theo dõi, giám sát. Trường hợp lô hàng vừa có mặt hàng phải kiểm tra chất lượng, vừa có mặt hàng không phải kiểm tra chất lượng thì số hàng không phải kiểm tra chất lượng được thông quan sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, phần hàng phải kiểm tra chất lượng chịu sự giám sát hải quan đến khi được thông quan. |
48. | Điều 27 | Quy định đối với hàng chờ kết quả kiểm tra chất lượng hàng thủy hải sản khi tái nhập (bị trả lại) hay nhập khẩu không được đưa về kho công ty (kho chuyên dùng) để bảo quản. Vậy có mâu thuẫn với Điểm b Khoản 8 Điều 63 (hàng có yêu cầu riêng về bảo quản, đóng gói, địa điểm kiểm tra là nhà máy xí nghiệp sản xuất) hay không? Đồng thời liên quan vấn đề này đối với hàng tái nhập (thủy hải sản) bị trả lại nếu căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 55, liệu cơ quan Hải quan ra quyết định không thu khi chưa có kết quả kiểm tra chuyên ngành thì có mạo hiểm cho Hải quan không? (Cục Hải quan tỉnh Long An) | Hàng thủy sản bị trả lại thì được đưa về địa điểm kiểm tra (bao gồm cả kho của doanh nghiệp) do cơ quan kiểm dịch xác nhận trên Giấy đăng kiểm dịch hoặc Giấy vận chuyển hàng hóa hoặc Giấy tờ khác. Đối với hàng thủy sản là nguyên liệu để phục vụ sản xuất được đưa về kho của doanh nghiệp để bảo quản theo điểm 2 công văn số 15269/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 của Bộ Tài chính. |
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 27: “Căn cứ kết quả giám định, công chức hải quan xác nhận thông quan hàng hóa hoặc báo cáo Chi cục trưởng hải quan xử lý theo quy định của pháp luật”. Như vậy: theo quy định này, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, thì công chức chỉ cần căn cứ vào kết quả giám định là có quyền xác nhận thông quan. Tuy nhiên, nếu công chức căn cứ vào kết quả giám định để xác nhận thông quan là trái với quy định nêu tại Khoản 11, Khoản 12 Điều 17 Thông tư 128 (thẩm quyền ra thông báo là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Hải quan) (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | Tại điểm b khoản 1 điều 27 là quy định về thẩm quyền trong việc quyết định thông quan hàng hóa, còn tại khoản 11 và 12 Điều 17 quy định về thẩm quyền ra quyết định phân loại hàng hóa của Tổng cục Hải quan, hai nội dung quy định này không mâu thuẫn nhau. | ||
Địa điểm người khai hải quan được đưa hàng về bảo quản Quy định định tại Điểm b.1 Khoản 2 Điều 27: Đối với hàng hóa nhập khẩu phải giám định để xác định có được nhập khẩu hay không, hàng nhập khẩu thuộc đối tượng được chuyển cửa khẩu về Chi cục ngoài cửa khẩu hoặc/ địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất (địa điểm được Cục Hải quan tỉnh cấp quyết định công nhận). Trong trường hợp này doanh nghiệp có được phép thực hiện việc chuyển cửa khẩu về Chi cục ngoài cửa khẩu hoặc về địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất của doanh nghiệp hay không? Và doanh nghiệp sẽ bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm nào? (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | Theo quy định tại điểm b.1.2 thì hàng hóa chỉ được đưa về địa điểm kiểm tra hải quan tập trung, không bao gồm địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy của doanh nghiệp. | ||
Tại đơn vị thường xuyên phát sinh hàng xá nhập khẩu phải kiểm dịch (lúa mì, khô dầu đậu tương, ngô hạt...), theo quy định việc kiểm dịch phải được thực hiện tại tàu (tại cửa khẩu). Ngày 19/4/2012, TCHQ có công văn số 1949/TCHQ-GSQL đồng ý sử dụng Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch tương tự như Giấy vận chuyển hàng hóa về địa điểm kiểm dịch. Do lượng hàng xá nhập khẩu theo từng chuyến tàu thường rất lớn (từ 30000 đến 70000 tấn) và yêu cầu bảo quản trong kho. Tuy nhiên, các kho của cảng chưa đáp ứng được yêu cầu bảo quản đối với hàng này. Vì vậy, đề xuất đồng ý cho doanh nghiệp được mang hàng về bảo quản tại kho doanh nghiệp trên cơ sở Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch. (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | Trường hợp này được đưa về bảo quản tại kho doanh nghiệp trên cơ sở Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch và đã được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27. | ||
Quy định doanh nghiệp được mang hàng về bảo quản tại địa điểm kiểm tra theo đề nghị bằng văn bản của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Như vậy, cơ quan Kiểm tra chuyên ngành phải có văn bản đề nghị ban hành kèm theo Giấy đăng ký kiểm tra hay cơ quan Hải quan đồng ý cho doanh nghiệp được mang hàng về bảo quản tại địa điểm kiểm tra/ lấy mẫu ghi tại Giấy đăng ký kiểm tra? Để đơn giản hóa thủ tục hành chính, đề xuất chấp nhận cho DN mang hàng về bảo quản tại địa điểm kiểm tra/ lấy mẫu ghi tại Giấy đăng ký kiểm tra. (Cục HQ Bà Rịa Vũng Tàu) | Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị hoặc trên giấy đăng ký kiểm tra có thể hiện nội dung cho phép đưa hàng về bảo quản tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành và chịu trách nhiệm giám sát hàng hóa trong quá trình bảo quản thì cơ quan hải quan giải quyết cho mang hàng về bảo quản. | ||
Theo khoản 1 Điều 27 thì trường hợp trong Giấy đăng ký KTCLNN hay kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành đồng ý địa điểm kiểm tra chuyên ngành là kho Công ty thì đương nhiên doanh nghiệp được mang hàng về kho Công ty để bảo quản. Đồng thời khoản 2a và khoản 2b.1.3 đều quy định trách nhiệm theo dõi, giám sát hàng trong quá trình vận chuyển, quản lý hàng hóa đến khi được thông quan thuộc trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành. Tuy nhiên, Khoản 2b.2.2 lại quy định: “Trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành cần mở niêm phong để kiểm tra chuyên ngành, thì người khai hải quan thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý địa điểm bảo quản để mở niêm phong, giám sát hàng hóa và niêm phong lại sau khi kết thúc kiểm tra chuyên ngành”. Đề xuất: Nếu lô hàng chỉ thuần túy là chờ kiểm dịch hay kiểm tra chất lượng Nhà nước thì cơ quan hải quan căn cứ Giấy đăng ký kiểm tra để theo dõi địa điểm kiểm dịch/KTCLNN của lô hàng; Trường hợp địa điểm kiểm dịch/KTCLNN ngoài cửa khẩu hay ngoài địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan (như kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm kiểm tra tập trung,...) thì giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành ngay khi lô hàng ra khỏi khu vực giám sát, việc mở lô hàng để kiểm dịch/KTCLNN và niêm phong lại chờ kết quả kiểm dịch/KTCLNN thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành. (HQ Đồng Nai) | Nếu cơ quan kiểm tra chuyên ngành có văn bản đề nghị và cam kết chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa đến khi được thông quan thì cơ quan hải quan bàn giao hàng hóa cho người khai hải quan vận chuyển đến địa điểm theo đề nghị của cơ quan kiểm tra chuyên ngành. | ||
49. | Điều 29 | Điểm b Khoản 2: Chi cục trưởng phân công công chức kiểm tra thực tế hàng hóa quy định thông quan trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu kiểm tra thực tế. Nội dung này có áp dụng đối với thủ tục Hải quan điện tử không? (trong thủ tục Hải quan điện tử, Chi cục đang phân công cho cán bộ cấp Đội thực hiện nội dung này) (Cục Hải quan TP. Hà Nội) | Quy định tại điểm b khoản 2 Điều 29 Thông tư 128 chỉ áp dụng với thủ tục hải quan thủ công. |
50. | Điều 29 | Điểm b Khoản 2 quy định: “Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phân công công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định thông quan đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiểm tra thực tế”. Như vậy, đối với trường hợp này thì Chi cục trưởng hay công chức kiểm tra thực tế thông quan. (Cục Hải quan Long An) | Trường hợp này công chức kiểm hóa quyết định thông quan. |
51. | Điều 29 | Tại Điểm h Khoản 1 quy định hàng hóa nhập khẩu là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được thông quan nếu có thông báo tiếp nhận của Bộ chủ quản. Đề nghị hướng dẫn cụ thể Thông báo tiếp nhận của Bộ chủ quản là thông báo gì? Hồ sơ hải quan đã có là Tờ khai xác nhận viện trợ của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010. | Thông báo tiếp nhận của Bộ chủ quản là bản thông báo của Bộ chủ quản của đơn vị tiếp nhận hàng viện trợ. |
52. | Khoản 6 Điều 30 | Quy định hải quan cửa khẩu xuất xác nhận trên Bảng kê hàng hóa chuyển cửa khẩu từ CFS sẽ khó cho công chức hải quan cửa khẩu xuất, vì công chức không kiểm soát hàng hóa trong cont. Đề nghị công chức chỉ xác nhận tình trạng bên ngoài container để phù hợp với thực tế quản lý hiện nay (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Để phù hợp với thực tế quản lý, Tổng cục Hải quan đã sửa đổi quy định tại Thông tư 194 trước đây, theo đó, hải quan cửa khẩu chỉ xác nhận trên Bảng kê Danh mục hàng hóa chuyển cửa khẩu thay vì phải xác nhận trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu do Hải quan quản lý CFS chuyển đến. Do vậy, yêu cầu Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 128 để thực hiện. |
53. | Điều 31 | Tờ khai nhập/xuất kho ngoại quan, số lượng hàng nhiều (khoảng hơn 100 cont), chuyển cửa khẩu từ TP. Hồ Chí Minh về Quảng Nam quá 15 ngày mà hàng hóa chưa đưa hết vào kho thì tờ khai có phải bị hủy hay không? (Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam) | Yêu cầu Cục Hải quan Quảng Nam báo cáo cụ thể vụ việc, lý do hàng hóa vận chuyển không đúng thời gian và thời gian dự kiến hàng hóa vận chuyển hết đến kho ngoại quan. |
54. | Điều 31 | Lô hàng kiểm hóa số lượng lớn không đồng bộ kiểm tra toàn bộ thường quá 15 ngày thì tờ khai có bị hủy không? (Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam) | Theo quy định tại điều 19, Luật Hải quan thì thời gian tối đa để kiểm tra thực tế lô hàng là 2 ngày và gia hạn không quá 08 giờ; Nếu số lượng hàng hóa lớn thì phải bố trí đủ công chức để thực hiện kiểm tra thực tế. Yêu cầu Cục Hải quan Quảng Nam căn cứ quy định tại Luật Hải quan để thực hiện |
55. | Điều 31 | 1/ Khoản a,b quy định: Hiện nay cần làm rõ việc hủy tờ khai xuất khẩu luồng xanh. - Doanh nghiệp có phải có văn bản đề nghị hủy tờ khai hay không? - Doanh nghiệp có phải nộp lại tờ khai luồng xanh đã được thông quan tự động hay không? (vì dễ để doanh lợi dụng dùng tờ khai xuất khẩu đã được thông quan để làm thủ tục hoàn thuế GTGT) 2/ Việc quy định phải lưu tờ khai hải quan được hủy theo số thứ tự đăng ký tờ khai không phù hợp với Điều 11 Thông tư 196 (cơ quan hải quan thực hiện việc hủy tờ khai và phản hồi cho người khai hải quan), vì trong trường hợp này cơ quan hải quan không thể thực hiện việc lưu tờ khai. Đề nghị đối với thủ tục hải quan điện tử thì việc hủy tờ khai thực hiện theo Thông tư 196. (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | 1/ Đối với tờ khai hải quan thủ công, khi làm thủ tục hủy tờ khai, người khai hải quan phải có công văn đề nghị hủy, nêu rõ lý do hủy và nộp tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan xác nhận thông quan. 2/ Đối với tờ khai hải quan đăng ký theo thủ tục hải quan điện tử thì việc hủy tờ khai thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC. |
56. | Điều 31 | Tại Điểm a Khoản 1 quy định các trường hợp hủy tờ khai hải quan. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật Hải quan mà chưa làm xong thủ tục hải quan. Đề nghị hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp này. Ví dụ, tờ khai phải xác định giá, đang chuyển tham vấn quá 15 ngày có được coi là chưa xong thủ tục? | Điểm a Khoản 1 Điều 31 được hiểu là tờ khai hải quan quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký nhưng người khai hải quan chưa xuất trình hồ sơ hoặc chưa xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra; trường hợp hàng hóa phải chờ tham vấn xác định giá hoặc hàng hóa đã kiểm tra thực tế nhưng chưa nộp thuế thì không thuộc diện phải hủy tờ khai nếu quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. |
57. | Khoản 1 Điều 31 | Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 Thông tư số 128 quy định (Trường hợp hủy tờ khai hải quan) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...chưa làm xong thủ tục hải quan,... Đối với các trường hợp nhập khẩu chuyển cửa khẩu, doanh nghiệp nhận hàng tại cửa khẩu nhập trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai. Tuy nhiên, quá hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai doanh nghiệp mới đưa được hàng về địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa ngoài cửa khẩu và cơ quan hải quan mới hoàn thành các thủ tục kiểm tra thực tế hàng hóa, thu thuế và các khoản thu khác theo quy định và thông quan hàng hóa thì các trường hợp này có phải thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 31 Thông tư số 128 hay không? (HQ Đắk Lắk) | Đối với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế nếu quá 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra thì phải hủy tờ khai hải quan. |
58. | Điều 31 | Đối với hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu (vận chuyển bằng tàu biển Việt Nam từ cảng Mỹ Tho đến Vạn Gia (cửa khẩu xuất khẩu), nếu do thời tiết xấu thì khi đến Chi cục Hải quan Vạn Gia quá 15 ngày thì tờ khai XK đã đăng ký còn giá trị không (đối với hàng miễn kiểm tra) xử lý như thế nào? (Hải quan Long An) | Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Cục Hải quan Long An và sẽ báo cáo Bộ hướng dẫn xử lý từng trường hợp cụ thể. Trước mắt đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Thông tư 128/2013/TT-BTC và điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 196/2012/TT-BTC |
59. | Điều 36 | Tại Điểm 2.1 và 2.2 có các cụm từ “quyền sử dụng hợp pháp nhà xưởng, máy móc” phân biệt ý này với đi thuê hợp pháp nhà xưởng, máy móc ra sao? để xác định điều kiện cho doanh nghiệp hưởng thời gian nộp thuế 275 ngày (Hải quan Long An) | Người nộp thuế phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; quyền sở hữu hợp pháp đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất Trường hợp người nộp thuế đi thuê mặt bằng sản xuất và nhà xưởng gắn liền trên đất đai nhưng dây chuyền máy móc, thiết bị thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người nộp thuế phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu thì được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày; trường hợp toàn bộ nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, dây chuyền máy móc, thiết bị đi thuê thì người nộp thuế không được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày. |
60. | Điều 36 | Doanh nghiệp đăng ký nhập nguyên liệu, vật tư nhập khẩu SXXK và làm thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên liệu, vật tư theo danh mục đăng ký tại 1 Chi cục Hải quan sau: a) Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất. Tại Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hầu hết các doanh nghiệp làm thủ tục theo loại hình nhập SXXK có cơ sở sản xuất tại địa phương khác. Khi Thông tư 128 có hiệu lực thì các doanh nghiệp này có được đăng làm thủ tục hải quan tại Chi cục quản lý hàng gia công - Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh không? Hay chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan lần đầu? (Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) | Vấn đề này, Bộ Tài chính đã hướng dẫn tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 11/11/2013, công văn số 16236/BTC-TCHQ ngày 22/11/2013. Yêu cầu Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu thực hiện. |
61. | Điều 36 | Hàng là nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu thụ nội địa của doanh nghiệp ngoài cửa khẩu thì đăng ký tờ khai tại hải quan cửa khẩu hay ngoài cửa khẩu (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước) | Yêu cầu căn cứ Điều 18 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP để thực hiện. Theo đó, trường hợp DN nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất tiêu thụ nội địa thì được đăng ký tờ khai hải quan làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu. |
62. |
| Hàng nhập SXXK bị hư hỏng thì có được tiêu hủy không? và có được miễn thuế lượng hàng tiêu hủy đó không? (Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam) | Hàng hóa NSXXK bị hư hỏng thì doanh nghiệp được tiêu hủy nhưng trước khi tiêu hủy hàng hóa phải có ý kiến của cơ quan môi trường và phải nộp thuế (nếu có). |
63. | Điều 37 | Theo quy định tại Điều 37 doanh nghiệp chỉ thông báo định mức đối với nguyên liệu chính. Vậy cơ sở nào để thực hiện thanh khoản lượng, thuế các tờ khai có nhập khẩu NVL phụ, vật tư tiêu hao (ngoài NVL chính) cấu thành sản phẩm xuất khẩu (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Khi thực hiện quyết toán tình hình sử dụng NVL thì DN phải thực hiện thông báo tất cả định mức của phụ liệu với cơ quan hải quan để làm cơ sở hoàn thuế, không thu thuế. |
64. | Điều 39 | Khoản 4 quy định chuyển tiêu thụ nội địa nguyên liệu NSXXK. - Trường hợp doanh nghiệp đã đưa nguyên liệu sản xuất thành sản phẩm nhưng đối tác nước ngoài hủy hợp đồng (không nhận hàng) doanh nghiệp có được chuyển tiêu thụ nội địa đối với sản phẩm không? - Nếu được, doanh nghiệp kê khai, tính thuế lượng nguyên liệu vật tư tương ứng với số lượng sản phẩm tiêu thụ nội địa nhưng cơ quan hải quan cũng không thể kiểm tra thực tế hàng hóa vì nguyên liệu, vật tư đã cấu thành sản phẩm không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu (Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa) | Yêu cầu Cục Hải quan Khánh Hòa nghiên cứu kỹ khoản 4 Điều 39 để thực hiện. Theo đó: - DN được chuyển tiêu thụ nội địa nếu đối tác nước ngoài hủy hợp đồng xuất khẩu hoặc do lý do bất khả kháng khác. - Trường hợp hàng hóa khi chuyển tiêu thụ nội địa là sản phẩm hoàn chỉnh thì đối chiếu sản phẩm với toàn bộ hồ sơ hải quan để xác định. |
65. | Điều 41 | Khai thuế xuất khẩu trên tờ khai tái xuất: Theo quy định tại Điều này, thủ tục thực hiện theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. Như vậy đối với hàng hóa khi xuất khẩu có thuế xuất khẩu thì có phải khai báo số thuế xuất khẩu và làm thủ tục không thu thuế xuất khẩu không, nếu có thì thủ tục như thế nào? (HQ Đắk Lắk) | Hàng hóa tái xuất thuộc đối tượng không chịu thuế nên không phải kê khai thuế khi làm thủ tục hải quan. |
66. | Điều 41 | Trường hợp hàng siêu trường siêu trọng TN-TX không niêm phong thì có được chia nhỏ lô hàng để tái xuất (mở tờ khai) tại Chi cục khác cửa khẩu tạm nhập? Nếu được thì việc giám sát thực hiện như thế nào? (Có phát sinh đối với sắt thép tạm nhập tại TP.Hồ Chí Minh, tái xuất qua các cửa khẩu An Giang) (Trường hợp này doanh nghiệp được Hải quan giao hàng hóa bảo quản nguyên trạng vận chuyển đến cửa khẩu thì cửa khẩu nào có trách nhiệm giám sát) (Cục Hải quan tỉnh An Giang) | Trường hợp hàng siêu trường, siêu trọng không thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu được chia thành nhiều lô để tái xuất; thủ tục hải quan được thực hiện tại cửa khẩu tạm hoặc tại cửa khẩu tái xuất. Sau khi hoàn thành thủ tục tạm nhập, cơ quan hải quan tạm nhập bàn giao nhiệm vụ giám sát hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa hoặc hải quan cửa khẩu xuất. |
67. | Điều 41 | Theo quy định tại Thông tư 04/2006/TT-BTM hướng dẫn thực hiện thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP thì hàng TN-TX nếu chuyển tiêu thụ nội địa phải tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định. Tuy nhiên, tại điều 41 chưa quy định đối với hàng TN-TX theo giấy phép nếu chuyển tiêu thụ nội địa thì thẩm quyền cho phép là cơ quan nào (cơ quan cấp giấy phép hay cơ quan hải quan)? (Cục Hải quan tỉnh Gia Lai-Kon Tum) | Trường hợp hàng hóa kinh doanh TNTX khi chuyển tiêu thụ nội địa nếu thuộc diện phải xin giấy phép nhập khẩu thì thương nhân phải liên hệ với cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhập khẩu. |
68. | Điều 41 | Thông tư 128/2013/TT-BTC chưa quy định về nội dung thanh khoản tờ khai TN-TX (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước) | Về bản chất, việc thanh khoản là để thực hiện việc hoàn thuế, không thu thuế. Do vậy, tại Thông tư chỉ quy định thủ tục hoàn thuế, không thu thuế. |
69. | Điều 41 | Hàng TN-TX thông thường có được lưu giữ tại kho của doanh nghiệp trong khu vực cửa khẩu tạm nhập hay không? (không phải là kho ngoại quan, không phải là địa điểm kiểm tra tập trung) (HQ Tây Ninh) | Nếu kho của doanh nghiệp nằm trong khu vực cửa khẩu chịu sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cơ quan hải quan thì được lưu giữ hàng hóa kinh doanh TNTX. |
70. | Điều 41 | Đề nghị giải thích rõ “ngày hoàn thành thủ tục hải quan đối với loại hình TN-TX là ngày nào? Để cơ quan hải quan làm căn cứ tính tiền chậm nộp (HQ Cần Thơ) | Ngày hoàn thành thủ tục hải quan TNTX là ngày lô hàng tạm nhập được cơ quan hải quan xác nhận thông quan. |
71. | Điều 41 | Xác nhận trên hợp đồng xuất khẩu; Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 thì: “Khi làm thủ tục nhập, công chức hải quan kiểm tra, đối chiếu hợp đồng xuất khẩu với bộ hồ sơ tạm nhập, ghi rõ số tờ khai nhập, tên, đóng dấu công chức trên hợp đồng xuất khẩu và trả cho người khai hải quan để làm thủ tục tái xuất”. Trường hợp doanh nghiệp tạm nhập khẩu nhiều lần để thực hiện chỉ cho một hợp đồng xuất khẩu thì công chức đóng dấu, xác nhận như thế nào trên hợp đồng xuất khẩu. (HQ Đắk Lắk) | Cơ quan hải quan xác nhận và ghi rõ số, ngày tờ khai tạm nhập trên hợp đồng xuất khẩu hoặc công chức hải quan lập bảng xác nhận từng lần đính kèm hợp đồng xuất khẩu (tương tự phiếu theo dõi, trừ lùi) |
72. | Khoản 4 Điều 41 | Thủ tục ký xác nhận giám sát: Theo quy định tại điểm d.5 Khoản 4: “Công chức hải quan giám sát hàng hóa tái xuất từ khi tiếp nhận cho đến khi xuất hết, xác nhận tờ khai hải quan và trình Lãnh đạo Chi cục xác nhận (ký tên, đóng dấu và ghi rõ ngày, tháng năm)”. Vậy phần Lãnh đạo Chi cục ký xác nhận vào phần nào, đóng dấu gì trên tờ khai. (HQ Đắk Lắk) | Thực hiện như hướng dẫn tại công văn số 5475/TCHQ-GSQL ngày 17/09/2013 Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý vướng mắc thực hiện Thông tư 59/2013/TT-BTC và Thông tư 05/2013/TT-BTC |
73. | Chứng từ thanh toán tại điểm 4.10 phụ lục I | Chứng từ thanh toán hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất: Theo quy định tại Điểm 4.10 Phụ lục 1 Thông tư 194/2009/TT-BTC thì chứng từ thanh toán tiền hoa hồng cũng được chấp nhận là chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng xuất khẩu, Tuy nhiên tại Thông tư 128 không quy định vấn đề này. Vậy đối với những hợp đồng xuất khẩu có thỏa thuận thanh toán tiền hoa hồng ký kết trước khi Thông tư 128 có hiệu lực thì khi thanh khoản tờ khai tạm nhập sau thời điểm Thông tư 128 có hiệu lực, chứng từ thanh toán tiền hoa hồng có được chấp nhận cho đến hết thời hạn của hợp đồng hay không (HQ Đắk Lắk) | Đối với các tờ khai hải quan đăng ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực, nhưng có hợp đồng xuất khẩu có thỏa thuận thanh toán tiền hoa hồng thì được chấp nhận để làm thủ tục hoàn thuế, không thu thuế. |
74. | Điều 45 | Quy định thay đổi cơ bản so với Thông tư 196/2012/TT-BTC về thủ tục HQĐT, theo đó quy trình ngược với Thông tư 196 làm thủ tục xuất trước, làm thủ tục nhập sau. Điều này cũng không quy định thực hiện đối với thủ tục HQĐT. Như vậy các doanh nghiệp khai báo HQĐT có tiếp tục được thực hiện theo thủ tục HQĐT hay thực hiện theo Điều 45 (HQ Đắk Lắk) | Yêu cầu đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2 công văn số 6501/TCHQ-GSQL ngày 01/11/2013 của Tổng cục Hải quan |
75. | Điểm c Khoản 6 Điều 45 | Vướng mắc: Thông tư có quy định việc kiểm tra hàng hóa đối với tờ khai xuất khẩu tại chỗ nhưng không hướng dẫn công chức hải quan có phải niêm phong hải quan đi bàn giao cho Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ hay không. Tổng cục Hải quan có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu tại chỗ phải kiểm tra thực tế; đồng thời TCHQ có thông báo trong toàn ngành số fax của các Chi cục Hải quan của các tỉnh, thành phố trong cả nước để thực hiện (HQ Đồng Nai) | Theo quy định tại khoản 1 điều 15 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được coi như hàng xuất khẩu. Như vậy, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ nếu phải kiểm tra thực tế thì Chi cục Hải quan xuất khẩu thực hiện kiểm tra như đối với lô hàng xuất khẩu ra nước ngoài, không thực hiện niêm phong hải quan; việc ghi kết quả kiểm tra trên Phiếu ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và trên tờ khai hải quan thực hiện theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1171/QĐ-TCHQ (áp dụng cho thủ tục hải quan truyền thống) và quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 3046/QĐ-TCHQ (áp dụng cho thủ tục hải quan điện tử). Về thông báo số fax của các Chi cục Hải quan của các tỉnh, thành phố: Hiện Tổng cục Hải quan đã phát hành Danh bạ điện thoại của ngành Hải quan, trong đó có thông báo số điện thoại, số fax của các Chi cục Hải quan, yêu cầu Cục Hải quan Đồng Nai nghiên cứu để liên hệ. |
76. | Điểm c Khoản 3 Điều 45 | Hóa đơn xuất khẩu trong hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. - Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 45 quy định hồ sơ với XNK-TC gồm có: “Hóa đơn xuất khẩu: nộp 01 bản chụp xuất trình bản chính để đối chiếu;” - Căn cứ ví dụ tại điểm c Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính quy định: “Doanh nghiệp B là doanh nghiệp khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ vừa có hoạt động bán hàng trong nước vừa có hoạt động bán hàng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. Doanh nghiệp B sử dụng hóa đơn GTGT cho hoạt động bán hàng trong nước và cho hoạt động bán hàng vào khu phi thuế quan”. Như vậy theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính quy định hóa đơn đối với hàng hóa của doanh nghiệp bán vào khu phi thuế quan là hóa đơn xuất khẩu, trong khi Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính quy định là hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng. (HQ Đồng Nai) | Bộ Tài chính đã có công văn số 16239/BTC-TCHQ ngày 22/11/2013, theo đó, khi làm thủ tục hải quan và thủ tục hoàn thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ thì hồ sơ hải quan quy định tại điểm c, khoản 4 Điều 45 và hồ sơ hoàn thuế quy định tại khoản 7 Điều 117 Thông tư số 128/2013/TT-BTC đề nghị doanh nghiệp nộp 01 bản chụp, xuất trình bản chính hóa đơn xuất khẩu. Trường hợp doanh nghiệp nội địa bán hàng vào khu phi thuế quan thì sử dụng hóa đơn GTGT (liên giao khách hàng) do doanh nghiệp xuất khẩu lập thay cho hóa đơn xuất khẩu khi làm thủ tục hải quan. Hướng dẫn này áp dụng cho cả doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ theo thủ tục hải quan điện tử quy định tại Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. |
77. | Khoản 6 Điều 45 | 1/ Quy định DN làm thủ tục XK trước và hải quan mở tờ khai XK sau khi hoàn thành thủ tục fax cho Chi cục Hải quan nhập khẩu tờ khai hải quan đã làm thủ tục XK. Khi thực hiện điều này việc fax tờ khai như vậy thì trách nhiệm của Chi cục Hải quan nhận fax như thế nào để Chi cục Hải quan xuất biết. 2/ Khi hoàn thành thủ tục xuất khẩu, việc theo dõi doanh nghiệp mở tờ khai nhập khẩu thực hiện như thế nào? Địa điểm kiểm tra khi làm thủ tục xuất khẩu ở đâu? (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | 1/ Sau khi làm thủ tục xuất khẩu, Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu phải có trách nhiệm theo dõi, phối hợp, trao đổi với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập để theo dõi cho đến khi hàng hóa hoàn thành thủ tục XNK tại chỗ. Cách thức thực hiện do Chi cục tự tổ chức xây dựng, như: có thể trao đổi qua điện thoại, xác nhận vào sổ theo dõi fax và hồi báo fax,... 2/ Trường hợp hàng hóa xuất khẩu thuộc diện phải kiểm tra thực tế thì việc kiểm tra hàng hóa được thực hiện tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa do cơ quan hải quan công nhận (địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy, địa điểm kiểm tra tập trung,...). Tại Thông tư cũng quy định cụ thể về thời hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp khẩu và cơ quan hải quan trong việc làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ. Yêu cầu Cục Hải quan TP.HCM căn cứ hướng dẫn trên để thực hiện. |
78. | Khoản 2 Điều 46 | Việc quy định doanh nghiệp phải làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa thực hiện dự án đầu tư miễn thuế tại một Chi cục Hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế sẽ khiến nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục tại TP.HCM phải thay đổi địa điểm mở tờ khai, trong khi DN có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại TP.HCM đi lại tốn kém thời gian, kinh phí. Đề nghị thực hiện theo quy định tại Thông tư 194. (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Yêu cầu Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 15445/BTC-TCHQ ngày 07/11/2013 của Bộ Tài chính. |
79. | Điều 46 | Quy định doanh nghiệp làm thủ tục thanh lý, thay đổi mục đích sử dụng theo Thông tư 04/2007/TT-BTM. Các hình thức thanh lý, thay đổi MĐSD theo Thông tư này gồm xuất khẩu, cho tặng, mua bán tại nội địa, chuyển nhượng cho doanh nghiệp khác được miễn thuế. Vậy hình thức cho thuê mượn (sở hữu vẫn thuộc doanh nghiệp được miễn thuế) thì có được coi là thay đổi mục đích sử dụng (HQ Đắk Lắk) | Theo quy định tại Thông tư 04/2007/TT-BTM thì các hình thức thanh lý là xuất khẩu, nhượng bán tại thị trường VN, cho, biếu, tặng, tiêu hủy. Căn cứ quy định này thì không có hình thức thanh lý là cho thuê, mượn. |
80. | Khoản 3 Điều 46 | Vướng mắc về áp dụng chính sách mặt hàng đối với hàng hóa được thanh lý hoặc thay đổi mục đích sử dụng: Điểm c Khoản 3 Điều 46, Khoản 8 Điều 11 quy định khi thanh ký hoặc thay đổi mục đích sử dụng, DN phải mở tờ khai mới. Chính sách mặt hàng áp dụng tại thời điểm mở tờ khai mới. Thực tế phát sinh: Một mặt hàng khi NK là hàng mới nên không vi phạm chính sách quản lý mặt hàng. Tuy nhiên, khi thanh lý hoặc thay đổi mục đích sử dụng thì hàng hóa trở thành hàng đã qua sử dụng nên phải có giấy phép NK hoặc cấm nhập khẩu. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn; DN nào phải mở tờ khai nhập khẩu (DN thanh lý hay DN nhận hàng thanh lý)? tại thời điểm mở tờ khai nhập khẩu có yêu cầu DN đi xin Giấy phép NK hay không? nếu là hàng cấm thì xử lý như thế nào? Bộ Tài chính có công văn số 16289/BTC-TCHQ ngày 17/11/2009 và Tổng cục Hải quan có 2491/TCHQ-GSQL ngày 30/5/2011 đồng ý cho Xí nghiệp liên doanh Vietsopetro được phép thanh lý phế liệu là sắt thép (phế liệu này được cắt ra từ quá trình sửa chữa giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, không còn giá trị sử dụng) không phải kê khai tờ khai nhập khẩu. Như vậy, khi Thông tư 128 có hiệu lực thì DN có phải kê khai tờ khai hay không? Trong trường hợp phải đăng ký tờ khai nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu có phải đáp ứng các quy định như đối với DN nhập khẩu phế liệu theo quy định hiện hành hay không? (HQ BRVT) | - Nếu phế liệu là sắt thép được cắt ra từ quá trình sửa chữa giàn khoan, giàn khai thác dầu khí, không còn giá trị sử dụng thì thực hiện theo công văn số 2491/TCHQ-GSQL ngày 30/5/2011, theo đó, không phải kê khai tờ khai nhập khẩu; - Nếu hàng hóa là máy móc, thiết bị, vật tư, phụ tùng khi thanh lý thực hiện đúng theo quy định tại khoản 3 Điều 46. |
81. | Điều 46 | Việc quy định “doanh nghiệp chịu trách nhiệm sử dụng hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư không được miễn thuế theo đúng mục đích trên Giấy chứng nhận đầu tư” tại Điểm b Khoản 2 là nhằm mục đích gì? Đề nghị giải thích rõ. Cơ quan hải quan có phải theo dõi mục đích của doanh nghiệp hay không? (Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ) | Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dự án đầu tư được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, trong khi hàng hóa nhập khẩu phục vụ kinh doanh tiêu dùng thì phải làm thủ tục tại cửa khẩu nhập. Việc quy định như điểm b khoản 2 Điều 46 nhằm ngăn chặn trường hợp doanh nghiệp lợi dụng khai hàng nhập khẩu phục vụ dự án đầu tư, nhưng thực tế lại đưa vào kinh doanh, tiêu dùng. Trường hợp sau khi nhập khẩu nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích ghi trên giấy chứng nhận đầu tư thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật. |
82. | Điều 46 | Theo quy định tại Khoản 2 thì địa điểm làm thủ tục hải quan để nhập khẩu hàng hóa thuộc dự án đầu tư miễn thuế doanh nghiệp phải làm thủ tục nhập khẩu tại Chi cục Hải quan thuận tiện nhất thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục. Đề nghị TCHQ hướng dẫn đối với các dự án đầu tư đang thực hiện. Doanh nghiệp đã mở tờ khai nhập khẩu tại các cửa khẩu khác Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục (ví dụ: danh mục đăng ký Vũng Tàu làm thủ tục nhập khẩu tại TP.Hồ Chí Minh). Trong trường hợp này doanh nghiệp có tiếp tục được đăng ký tờ khai tại TP. Hồ Chí Minh nữa hay không? Nơi doanh nghiệp được phép mở tờ khai trong trường hợp này? (Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | Đối với hàng hóa miễn thuế thuộc các dự án đầu tư đã làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu nhập thì khi Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực đề nghị Hải quan địa phương hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Thông tư này. |
83. | Điều 46 | Đề nghị hướng dẫn cụ thể địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu. Có được làm thủ tục hải quan tại trụ sở nơi doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư gia công tại cửa khẩu hay không? | Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư theo hướng dẫn tại Điều 46 Thông tư 128 chỉ áp dụng đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án đầu tư. Đối với hàng hóa đã nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, không thuộc đối tượng được chuyển cửa khẩu, do vậy, yêu cầu các đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa ngay tại cửa khẩu nhập theo đúng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 13 Thông tư số 128/2013/TT-BTC. |
84. | Khoản 3 Điều 49 | Điểm k Khoản 3: - Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm doanh nghiệp chế xuất (có yêu cầu xác nhận đồng ý cơ quan quản lý Tài nguyên môi trường không?) hay áp dụng theo quy định tại Thông tư 117. - Nếu doanh nghiệp tự tiêu hủy thì cần có xác nhận của cơ quan môi trường. - Còn nếu thuê doanh nghiệp có đủ điều kiện hủy phế liệu thì không cần xác nhận của cơ quan môi trường (Cục Hải quan TP. Hà Nội) | Theo quy định thì hàng hóa tiêu hủy phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường. Do vậy, nếu DN tự tiêu hủy thì phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường. Trường hợp thuê DN khác có đủ điều kiện tiêu hủy thì DN này phải có văn bản cho phép của cơ quan quản lý môi trường. |
85. | Khoản 3 Điều 49 | Quy định việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm thực hiện theo quy định của pháp luật, có sự giám sát của cơ quan hải quan. Thực tế hiện nay, phế liệu trong tỷ lệ hao hụt thường nhỏ lẻ diễn ra hàng ngày, do các công ty có chức năng thu gom phế liệu tại các KCX thực hiện nên thực chất cơ quan hải quan không giám sát được Nên giao DN tự chịu trách nhiệm đối với phần phế liệu này. (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Yêu cầu Cục Hải quan TP.HCM thực hiện theo quy định |
86. | Khoản 7 Điều 49 | 1. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất Mục 7: Giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy Khoản b.2: Kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác). Đề nghị quy định chỉ mang tính tương đối vì thực tế phế thải, phế liệu, phế phẩm doanh nghiệp thường để chung và luôn luôn lẫn với nhau nhưng với tỷ lệ nhỏ (HQ Đồng Nai) 2. Về giám sát hải quan đối với phế thải của DNCX vận chuyển đến địa điểm khác để tiêu hủy - Việc kiểm tra phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển, sẽ có khó khăn. - Đối với các Chi cục quản lý các doanh nghiệp chế xuất, nếu số lượng doanh nghiệp chế xuất nhiều (trên 50 doanh nghiệp), nếu phải kiểm tra toàn bộ phế thải của DNCX trước khi bàn giao cho người vận chuyển (phế thải để bàn giao phải không lẫn phế liệu, phế phẩm còn sử dụng được và các hàng hóa khác), làm tăng nhân lực đối với các Chi cục. - DNCX phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích, các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho - Đề nghị quy định doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc giao phế thải, cơ quan hải quan chi kiểm tra khi báo cáo xuất nhập tồn. Đề nghị TCHQ hướng dẫn điểm này. (HQ Hà Nội) | 1+2) Nội dung này được pháp lý hóa từ công văn số 2245/TCHQ-GSQL ngày 09/5/2012 và đã được Tổng cục môi trường có ý kiến tại công văn số 2282/TCMT-QLCT&CTMT ngày 28/12/2012. Để ngăn chặn việc lợi dụng vận chuyển chất thải để đưa ra khỏi DNCX hàng hóa còn giá trị sử dụng, cơ quan Hải quan cần thiết phải thực hiện giám sát ở khâu này. Yêu cầu Cục Hải quan Đồng Nai, Hà Nội nghiên cứu, thực hiện theo quy định. |
87. |
| 3. Chưa quy định rõ nội dung từng lần DNCX thông báo cho Chi cục Hải quan, để Chi cục Hải quan quản lý chấp nhận. TCHQ có công văn 4959/TCHQ-GSQL ngày 23/8/2013 về việc thuê kho của DNCX trong đó căn cứ vào Nghị định 108/NĐ-CP nêu: DN thực hiện nghiệp vụ kiểm tra đóng gói... thực hiện nghiệp vụ lắp ráp phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong TT 128 chỉ quy định kho DNCX thuê: chỉ lưu giữ nguyên liệu vật tư, thành phẩm. Do đó đề nghị xác định lại hiệu lực của công văn trên. (HQ Hà Nội) | 3. Về thuê kho của DNCX: điểm b, khoản 9 Điều 49 quy định DNCX phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý DNCX các thông tin về địa điểm, vị trí, diện tích các điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý giám sát hàng hóa đưa vào, đưa ra kho, thời gian thuê kho. Qui định này áp dụng trước khi DNCX đưa hàng vào kho (lần đầu tiên), các lần sau thì không phải thông báo. Chi cục HQ quản lý DNCX thực hiện kiểm tra hàng hóa hoặc kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nghi vấn theo quy định tại điểm d điều này. Về việc thuê kho của Công ty Denso: tiếp tục thực hiện theo công văn 4959/TCHQ-GSQL ngày 23/8/2013. |
88. | Khoản 8 Điều 49 | Đề nghị hướng dẫn cụ thể điểm c Khoản 8 về thực hiện quyền của DNCX. Theo đó, DNCX mua hàng từ nội địa hoặc từ DNCX khác có phải kê khai thuế nộp thuế không? Nếu phải nộp thuế thì khi xuất khẩu ra nước ngoài, theo hướng dẫn tại điểm c.3 khoản 8 thì DN lại phải kê khai nộp thuế lần nữa. Như vậy, DN sẽ phải nộp thuế 02 lần. (HQ Hải Phòng) | Đối với hàng hóa của DNCX mua từ nội địa hoặc mua từ DNCX khác để thực hiện quyền xuất khẩu, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại điểm c1, c2 khoản 8 Điều này nhưng không thực hiện kê khai, tính thuế xuất khẩu. Khi xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài thì DNCX bán hàng thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định tại tiết c3, điểm c khoản 8 Điều này. |
89. | Khoản 3 Điều 51 | Việc quy định thời hạn hàng gửi kho CFS là 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho, quá thời hạn trên thì sẽ bị xử lý theo Điều 45 Luật Hải quan là chưa phù hợp, vì thực tế hàng hóa có chủ sở hữu, quá thời hạn trên cũng chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Hiện Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn xử lý hàng tồn đọng tại các khu vực chịu sự giám sát hải quan, trong đó có CFS. Theo đó, việc xử lý hàng hóa tồn đọng trong CFS cũng thực hiện tương tự như đối với hàng hóa tồn đọng tại cảng biển. |
90. | Khoản 3 Điều 51 và Điểm a.2 Điều 127 | Khoản 3 Điều 51 quy định thời hạn gửi CFS và điểm a.2 Khoản 2 Điều 127 Thông tư quy định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế, không thu - Căn cứ Khoản 3 Điều 51 “3. Thời hạn gửi CFS: Hàng hóa đưa vào CFS được lưu giữ tối đa trong vòng 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho. Quá thời hạn trên, Chi cục Hải quan quản lý CFS yêu cầu chủ kho phải làm thủ tục đưa hàng hóa đó ra khỏi CFS hoặc xử lý như đối với hàng hóa nhập khẩu bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan theo quy định tại Điều 45 Luật Hải quan. - Căn cứ điểm a.2 Khoản 2 Điều 127 Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính quy định: “a.2) Trường hợp chưa nộp đủ các loại thuế (áp dụng đối với cả các trường hợp có mức thuế suất thuế nhập khẩu, xuất khẩu là 0%): Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thành, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu...” Theo các quy định trên, hàng hóa được lưu trữ tại kho CFS tối đa 90 ngày kể từ ngày đưa vào kho. Tuy nhiên, thời gian tối đa để nộp hồ sơ thanh khoản là 60 ngày Vướng mắc: Như vậy, thời gian lưu kho cho phép và thời gian nộp hồ sơ hoàn thuế không thu là không thống nhất, trong thời gian được lưu kho nhưng nếu quá 60 ngày chưa nộp hồ sơ hoàn thuế không thu thì Doanh nghiệp vẫn bị xử phạt VPHC (HQ Đồng Nai) | Việc quy định về thời hạn hàng hóa gửi CFS để phù hợp với quy định tại Điều 45 Luật Hải quan. Yêu cầu Cục Hải quan Đồng Nai thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 của Thông tư 128. |
91. | Điều từ 52- 56 | Theo quy định tại các điều này thì địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng TNTX, TXTN thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu. Hiện tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư là Chi cục ngoài cửa khẩu có được phép làm thủ tục TNTX hay không? (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Yêu cầu Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh nghiên cứu cụ thể các vướng mắc về địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng TNTX TXTN đã được giải đáp theo công văn này để thực hiện. Trường hợp thực tế có vướng mắc phát sinh thì báo cáo cụ thể Tổng cục Hải quan để xem xét hướng dẫn. |
92. | Khoản 4 Điều 52 | Đề nghị hướng dẫn thủ tục Hải quan đối với hàng tạm xuất để sản xuất thi công công trình không tái nhập mà doanh nghiệp có văn bản chuyển quyền sở hữu (biếu tặng) tại Khoản 4 Điều 52 Thông tư 128 không có hướng dẫn. (Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh) | Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 52, TT 128 thì tất cả các trường hợp chuyển quyền sở hữu hàng tạm nhập phải làm thủ tục theo loại hình nhập kinh doanh (kể cả biếu tặng), thông tư chưa quy định đối với hàng tạm xuất chuyển quyền sở hữu. Do vậy, ghi nhận nội dung này để báo cáo Bộ hướng dẫn bổ sung, theo hướng phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu theo loại hình tương ứng. |
93. | Điểm b Khoản 4 Điều 52 | Vướng mắc về xác định loại hình tờ khai trong trường hợp doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất đề nghị chuyển quyền sở hữu Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 52, trường hợp doanh nghiệp TN-TX đề nghị chuyển quyền sở hữu (mua, bán, biếu tặng) máy móc, thiết bị, phương tiện thi công... thì sau khi được Lãnh đạo Chi cục phê duyệt, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập khẩu kinh doanh. Tuy nhiên, do mục đích của doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu khác nhau, nên quy định làm thủ tục theo loại hình nhập kinh doanh là chưa phù hợp. Chi cục Hải quan căn cứ vào mục đích của doanh nghiệp nhận chuyển quyền sở hữu hàng hóa quyết định loại hình tờ khai tương ứng (như vậy sẽ thống nhất với quy định tại Điểm c.3 Khoản 2 Điều 46) (HQ BRVT) | Để đảm bảo việc thực hiện chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế, DN chuyển tiêu thụ nội địa (bán, biếu tặng) thì làm thủ tục theo loại hình nhập kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi mục đích sử dụng theo các hình thức khác thì làm thủ tục hải quan theo loại hình tương ứng. |
94. | Điểm d Khoản 6 Điều 53 | Vướng mắc về thủ tục tạm nhập tái xuất phục vụ hoạt động dầu khí: Quy định tại điểm d Khoản 6 Điều 53 có được hiểu là tất cả các tờ khai tạm nhập và tờ khai tái xuất phục vụ hoạt động dầu khí đều phải được kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ) hay không? Trường hợp phải thực hiện theo luồng đỏ, đề nghị TCHQ xây dựng loại hình tờ khai tạm nhập - tái xuất riêng đối với hàng dầu khí và thiết lập tiêu chí rủi ro để hệ thống tự động phân luồng đỏ đối với loại hình tờ khai này (HQ BRVT) | Hiện Tổng cục Hải quan đang tham mưu Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí. Do vậy, Tổng cục Hải quan ghi nhận nội dung này để báo cáo Bộ xem xét đưa vào hướng dẫn tại Thông tư. Trong khi chưa ban hành Thông tư, đề nghị thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 128/2013/TT-BTC hiện hành. |
95. | Điểm c khoản 5 Điều 53 | Theo điểm c khoản 5 thì Hàng tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm xuất. Trường hợp tái nhập tại cửa khẩu khác thì được áp dụng thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu. 1/ Thực tế phát sinh rất nhiều phụ tùng của máy móc thiết bị các doanh nghiệp KCN tạm xuất đưa đi sửa chữa rất nhiều. Nếu phải thực hiện thủ tục tại hải quan cửa khẩu tạm xuất sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Đề xuất: Đối với hàng tạm nhập - tái xuất để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài vẫn được đăng ký thủ tục tại chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu (HQ Đồng Nai). 2/ Đối với các doanh nghiệp đang làm thủ tục tại Cục Hải quan TP Hà Nội, đều là các doanh nghiệp sản xuất, máy móc thiết bị đều là tư liệu sản xuất (nhập đầu tư). Do đó nếu làm thủ tục tại cửa khẩu tạm xuất sẽ không thuận lợi cho doanh nghiệp Đề nghị đối với máy móc tạm xuất để bảo hành sửa chữa, Cho phép làm thủ tục tại Chi cục nơi làm thủ tục nhập khẩu hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp. (HQ Hà Nội) | Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập để sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành ở nước ngoài đã được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 12/2006/NĐ-CP, đề nghị căn cứ quy định trên và hướng dẫn tại Điều 53 Thông tư 128 để thực hiện. Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX (bao gồm cả hàng tạm xuất tái nhập để bảo hành, sửa chữa ở nước ngoài), địa điểm làm thủ tục hải quan đề nghị đơn vị căn cứ khoản 2 Điều 49 Thông tư 128/2013/TT-BTC để thực hiện. |
96. | Khoản 3 Điều 54 | Khoản 3: Phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ....) không phải là container, bồn mềm thì thủ tục hải quan thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, điểm c khoản 4 Điều 53 Thông tư này. Điểm c Khoản 4 Điều 53: Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập phải đăng ký với cơ quan hải quan, nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập trên cơ sở xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện. Trường hợp hàng hóa là Bao bì luân chuyển (kệ, giá, thùng, lọ...) thì thời hạn không quá 90 ngày được xác định trên cơ sở nào (do các mặt hàng này không thể có xác nhận của cơ quan tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh từ thiện). (HQ Đồng Nai) | Đối với phương tiện quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ ....), khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải có văn bản đăng ký với cơ quan hải quan về thời hạn TNTX hàng hóa |
97. | Khoản 3 Điều 54 | Doanh nghiệp nhập khẩu khí CO để chế biến hải sản (theo loại hình nhập SXXK), trong đó người XK (đối tác nước ngoài) cho thuê mượn bình để chứa khí, sau khi sử dụng hết (khoảng 3 tháng) doanh nghiệp phải xuất trả bình rỗng ra nước ngoài. - Nhập khẩu khí theo loại hình NSXXK, Chi cục nơi doanh nghiệp có cơ sở sản xuất thực hiện. - Tạm nhập bình: theo hình thức tạm nhập tái xuất thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu (quy định tại Khoản 3 Điều 54). Như vậy, cùng 1 cont hàng doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tại 2 Chi cục. (HQ Khánh Hòa) | Tại khoản 3 Điều 54 Thông tư 128/2013/TT-BTC không quy định địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện quay vòng khác (bao gồm cả bình chứa khí CO). Do vậy, doanh nghiệp được làm thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu theo quy định tại khoản 4 Điều 61 Thông tư 128/2013/TT-BTC để nhập khẩu khí CO theo loại hình SXXK và bình theo loại hình tạm nhập. |
98. | Điều 54 | Thủ tục hải quan đối với trường hợp tạm nhập, tạm xuất các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng - Phương tiện quay vòng (kệ, giá, thùng, lọ ....) của các doanh nghiệp tạm nhập dùng để đóng gói sản phẩm khi xuất khẩu. Thời gian tạm nhập thường theo thời gian sản xuất hàng hóa. - Khi xuất khẩu được đóng chung với sản phẩm xuất khẩu. Đối với phương tiện quay vòng thì cơ quan nào xác nhận. - Khoản 4a, 4c điều 53 chỉ quy định thời hạn tạm nhập tái xuất là 90 ngày, không quy định thời gian ân hạn thuế vậy có phải tính thuế không? - Trường hợp doanh nghiệp hết hạn 90 ngày có được gia hạn không? * Ý kiến đề xuất: - Doanh nghiệp được làm thủ tục tạm nhập theo thời hạn đăng ký với cơ quan hải quan (không quá thời hạn sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp) - Hình thức và mức độ kiểm tra của loại hình này theo hình thức mức độ kiểm tra đối với lô hàng nhập khẩu nguyên liệu và lô hàng xuất khẩu sản phẩm. (HQ Hà Nội, HQ Đồng Nai) | - Về việc xử lý thuế đối với phương tiện quay vòng, hiện Tổng cục Hải quan đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ. Trước mắt, yêu cầu Cục Hải quan Hà Nội không thu thuế đối với hàng hóa thuộc loại hình này. - Về thời hạn TNTX: Yêu cầu đơn vị thực hiện theo quy định tại Thông tư, quá thời hạn chưa tái xuất thì phải kê khai, nộp thuế. Trường hợp hàng hóa là phương tiện quay vòng nhưng được sử dụng để vận chuyển sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thì đơn vị hướng dẫn doanh nghiệp có thể lựa chọn làm thủ tục hải quan theo loại hình nhập sản xuất xuất khẩu. - Về hình thức mức độ kiểm tra: Việc kiểm tra thực tế đối với phương tiện quay vòng (kệ, giá, thùng, lọ,...) thực hiện theo quyết định hình thức, mức độ kiểm tra đối với lô hàng nguyên liệu, vật tư khi nhập khẩu và lô hàng sản phẩm khi xuất khẩu. |
99. | Điều 55 | Điểm c quy định cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 điều này. Vậy quyết định không thu thuế đối với thuế nhập khẩu hay cả thuế nhập khẩu, thuế GTGT và các loại thuế khác? | Cơ quan hải quan ra quyết định không thu đối với các loại thuế mà người khai hải quan phải kê khai khi làm thủ tục nhập kinh doanh, nhưng khi tái nhập không chịu thuế. |
100. | Điều 55 | Hàng tái nhập có phải thực hiện kiểm tra chuyên ngành: kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm? (theo Điểm b Khoản 4 thì không phải áp dụng giấy phép nhập khẩu, giấy phép quản lý chuyên ngành)? | Việc kiểm dịch, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (trừ giấy phép nhập khẩu, giấy phép quản lý chuyên ngành) |
101. | Điều 55 | Hồ sơ doanh nghiệp phải nộp để xin không thu thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại (có nguồn gốc nhập khẩu). Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin không thu thuế xuất khẩu ngay sau khi mở tờ khai xuất trả nhưng tờ khai này xuất tại cửa khẩu khác nên chưa có xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu hoặc hàng đã qua khu vực giám sát và vận đơn thì Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai có ban hành quyết định không thu thuế xuất khẩu được không, Đề nghị cho ví dụ cụ thể đối với Điểm d Khoản 1 Điều 56 TT 128 (Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh) | Trường hợp qua kiểm tra thực tế, nếu cơ quan hải quan xác định lô hàng xuất khẩu trả lại đúng là lô hàng đã nhập khẩu trước đó thì ra quyết định không thu thuế xuất khẩu, mà không cần yêu cầu người khai hải quan chưa xuất trình được tờ khai hải quan đã được xác nhận hàng hóa đã xuất khẩu hoặc hàng đã qua khu vực giám sát và vận đơn. |
102. | Khoản 4, 6 Điều 55 | Theo quy định tại khoản 4, 6 Điều 55 nhập khẩu hàng trả lại, thủ tục hải quan thực hiện như đối với hàng hóa khẩu thương mại; Cơ quan hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập nêu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định. Vướng mắc: + Về thuế nhập khẩu: doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế nhập khẩu theo sản phẩm tái nhập hay nguyên liệu cấu thành ban đầu (đối với hàng SXXK trả lại tái chế)? Doanh nghiệp được thông quan hàng khi nộp hồ sơ không thu thuế nhập khẩu? Hay khi có quyết định không thu thuế nhập khẩu? Hay doanh nghiệp phải nộp tiền trước khi thông quan sau đó hồ sơ không thu sẽ giải quyết sau? + Về thuế GTGT: doanh nghiệp có phải kê khai thuế GTGT không? Thời điểm kê khai khi tái nhập hay khi hàng tái chế không tái xuất được? Thuế GTGT kê khai theo sản phẩm tái nhập hay nguyên liệu cấu thành ban đầu (đối với hàng SXXK trả lại tái chế)? + Trường hợp hàng sản xuất xuất khẩu tái nhập tiêu thụ nội địa hoặc quá thời hạn tái chế, doanh nghiệp có phải nộp công văn chuyển tiêu thụ nội địa theo khoản 4 điều 39 hay không? Nếu có thì thuế GTGT tính như thế nào? (trên phần nguyên phụ liệu nhập khẩu ban đầu hay trên thành phẩm tái nhập?) (HQ Đồng Nai HQ Đắk Lắk) | Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 7 điều 112 Thông tư 128 thì đối với hàng hóa xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phải nhập khẩu trở lại VN nhưng không tái chế, tái xuất thì khi làm thủ tục hải quan doanh nghiệp phải kê khai, thuế nhập khẩu, thuế GTGT (trong trường hợp đã kê khai khấu trừ thuế GTGT với cơ quan thuế nội địa) đối với phần nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại. - Việc ra quyết định không thu thuế được thực hiện sau khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa xác định hàng tái nhập trả lại đúng là lô hàng đã xuất khẩu và trước thời điểm thông quan hàng hóa. - Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính thì hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT; hàng hóa tái nhập trả lại để gia công, tái chế hoặc xuất đi nước khác về bản chất là hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu nên không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. - Thủ tục hải quan đối với hàng sản xuất xuất khẩu tái nhập để tái chế nhưng không tái xuất mà chuyển tiêu thụ nội địa thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 điều 39 Thông tư 128. |
103. | Điểm a khoản 1 Điều 56 | Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 thì địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu được thực hiện tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Tuy nhiên, thực tế phát sinh vướng mắc đối với trường hợp DN tìm được đối tác nước ngoài để bán hàng và hàng hóa được xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập, nếu thực hiện quy định trên thì DN phải đưa hàng về địa điểm làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập để làm thủ tục xuất và chuyển cửa khẩu hàng hóa để cửa khẩu xuất. Như vậy, sẽ phát sinh nhiều chi phí, thời gian cho DN. HQ Quảng Bình đề nghị cho DN được làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại Hải quan cửa khẩu xuất. (công văn số 1271/HQQB-NV ngày 22/11/2013 của Cục HQ Quảng Bình; HQ Bắc Ninh; HQ Nghệ An, HQ Bắc Ninh) | Tổng cục Hải quan ghi nhận vướng mắc của Cục Hải quan địa phương và sẽ sửa đổi, bổ sung tại Thông tư, trước mắt, để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh XNK và đảm bảo công tác quản lý hải quan, đối với hàng hóa làm thủ tục nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, doanh nghiệp được lựa chọn làm thủ tục xuất khẩu tại Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hoặc Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan (trường hợp hàng hóa xuất khẩu vào khu phi thuế quan) |
104. | Điều 56 | Quy định tại Điểm d Khoản 1 thì: cơ quan Hải quan ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3. Vậy, cơ quan Hải quan sẽ ra quyết định không thu thuế tại thời điểm nào? (sau khi có kết quả kiểm hóa hay sau khi quyết định thông quan cho lô hàng xuất khẩu rồi ra quyết định) (HQ Bình Phước) | Thời điểm để cơ quan hải quan xem xét ra quyết định không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ 3 là sau khi có kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa. |
105. | Điều 56 | Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan chưa quy định rõ hồ sơ và các bước thủ tục khi thực hiện giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập. (HQ Hà Nội) | Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng phải xuất khẩu trả lại cho khách hàng nước ngoài, xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 56 Thông tư số 128, yêu cầu Cục Hải TP.Hà Nội nghiên cứu kỹ để thực hiện. |
106. | Điều 59 | Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12, các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu như Invoice, P/L, Bill chỉ cần nộp “bản chụp”. Tuy nhiên, theo quy định tại Điểm c.2 Khoản 4 Điều 59 Thông tư 128, “hàng gửi KNQ làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì hồ sơ hải quan đối với tùng lần nhập khẩu được chấp nhận bộ chứng từ bản chụp (gồm vận đơn, bản kê chi tiết hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ) có đóng dấu xác nhận của Hải quan kho ngoại quan, bản chính của các chứng từ do Hải quan kho ngoại quan lưu.” Như vậy có mâu thuẫn đối với quy định tại Khoản 2 Điều 12 với quy định tại Điều 59 (HQBRVT) | Việc nộp chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan, yêu cầu Cục HQ BRVT thực hiện theo khoản 2 Điều 12. Riêng việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa gửi kho ngoại quan làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa nhiều lần, theo quy định tại các Thông tư của BCT hướng dẫn về FTAs thì phải nộp bản chính C/O; Do vậy, việc nộp C/O thực hiện theo quy định tại điểm c.2 khoản 4 Điều 59. |
107. | Điểm b Khoản 4 Điều 59 | Vướng mắc về quy định hàng hóa không được đưa vào kho ngoại quan: - Theo quy định tại Thông tư 194/2010/TT-BTC thì một số mặt hàng thuộc DM hàng tiêu dùng vẫn được NK từ nước ngoài vào kho ngoại quan để tái xuất sang nước thứ 3, (không đưa vào nội địa). Lý do: điểm b khoản 4 Điều 55 Thông tư 194 tương đương điểm b, khoản 4 Điều 59 Thông tư 128 hiện nay thì chỉ quy định hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng không được đưa từ KNQ vào nội địa (không cấm đưa từ KNQ ra nước ngoài). Tuy nhiên hiện nay theo điểm b, khoản 4 Điều 59 Thông tư 128 thì chỉ quy định chung hàng hóa không được đưa vào KNQ nên hàng hóa thuộc DM hàng tiêu dùng cũng không được đưa vào KNQ để tái xuất sang nước thứ ba. Điều này không phù hợp và không thống nhất với quy định tại Thông tư 05/2013/TT-BCT ngày 18/02/2013 quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa. - Ngoài ra quy định trên cũng gây vướng mắc đối với một số loại hàng thuộc DM hàng tiêu dùng nhưng phục vụ cho sản xuất như hộp giày, sợi thuốc lá... hiện nay đang được một số công ty nhập khẩu từ nước ngoài vào KNQ, sau đó đưa vào nội địa. Các mặt hàng này là nguyên liệu phục vụ SX, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 154/2005/NĐ-CP thì được chuyển cửa khẩu về KNQ (tức được đưa vào KNQ), do đó quy định không được đưa vào KNQ theo Thông tư 128 như trên là không phù hợp. - Theo quy định tại Thông tư 194 thì hàng tiêu dùng thuộc Danh mục hàng tiêu dùng phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng do Bộ Công thương công bố không được đưa từ KNQ vào nội địa, văn bản đang áp dụng hiện nay là DM hàng tiêu dùng để phục vụ việc xác định thời hạn nộp thuế NK (theo Thông tư số 07/2011/TT-BCT). Tuy nhiên theo Luật quản lý thuế mới thì hiện nay tất cả hàng hóa đều phải nộp thuế ngay (trừ trường hợp có bảo lãnh hoặc hàng sản xuất xuất khẩu thỏa điều kiện được hưởng ân hạn thuế 275 ngày) nên Danh mục hàng tiêu dùng theo Thông tư 07/2011/TT-BCT sẽ không còn phù hợp với Luật quản lý thuế mới. (HQ Đồng Nai) | - Các trường hợp hàng hóa gửi kho ngoại quan quy định tại điểm b, khoản 4 Điều 59 Thông tư 128 không được đưa vào nội địa, trừ trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư để phục vụ sản xuất, nhưng thuộc Danh mục hàng tiêu dùng hoặc danh mục hàng không khuyến khích nhập khẩu của Bộ Công Thương; quy định này không áp dụng đối với doanh nghiệp được gửi kho ngoại quan để xuất đi nước khác. - Danh mục hàng hóa tiêu dùng để xác định có được gửi kho ngoại quan để chờ nhập khẩu vào nội địa hay không, yêu cầu Cục Hải quan Đồng Nai thực hiện theo Thông tư số 07/2011/TT-BCT. |
108. | Khoản 9 Điều 59 | Quy định chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của một số kho ngoại quan trên địa bàn, do các kho này đã cử nhân viên đi học và dự thi cấp chứng chỉ nhân viên đại lý hải quan, nhưng đến nay chưa có kết quả nên chưa đủ điều kiện để được công nhận là đại lý hải quan. Đề nghị gia hạn đến 31/12/2013 (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Tổng cục Hải quan đã có công văn số 6627/TCHQ-GSQL ngày 08/11/2013 hướng dẫn điểm a khoản 9 Điều 59, theo đó, việc quy định chủ kho ngoại quan phải được công nhận là đại lý hải quan sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/4/2014. |
109. | Điều 61 | Nguyên phụ liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì mở tờ khai tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có cơ sở, nhà máy. Hàng máy móc, thiết bị TN-TX để thi công thì mở tờ khai tại hải quan cửa khẩu. Vậy hàng đóng chung cont của 2 loại hình trên sẽ xử lý như thế nào? (Cục Hải quan tỉnh Bình Phước) | Trường hợp đóng chung container thì người khai hải quan phải thực hiện việc phân loại hàng hóa tại cửa khẩu để làm thủ tục chuyển cửa khẩu về địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu cho phần hàng nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất và làm thủ tục TNTX tại cửa khẩu cho số máy móc, thiết bị TNTX để thi công. |
110. | Khoản 7 Điều 61 | Theo quy định tại khoản 7 Điều 61 thì hàng hóa chuyển cửa từ cửa khẩu nhập về khu phi thuế quan, hàng hóa từ khu phi thuế quan ra cửa khẩu xuất, hàng hóa trao đổi, mua bán giữa các khu phi thuế quan đều phải niêm phong hải quan. Vậy, hàng hóa của XK, NK của DNCX có phải niêm phong không? (công văn số 1429/HQBN-NV ngày 19/11/2013 Cục Hải quan Bắc Ninh; công văn số 4232/HQHCM-GSQL ngày 27/11/2013 của Cục HQ TP.HCM) | Đề nghị Đơn vị thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 7, điểm 8 phần I Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu ban hành kèm Quyết định 209/QĐ-TCHQ ngày 29/01/2011 của Tổng cục Hải quan. |
111. | Khoản 6 Điều 63 | Theo quy định kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 5.000m2, trong đó kho chứa hàng phải có diện tích từ 1.000m2 trở lên thì hầu hết các kho ngoại quan thuộc Cục Hải quan TP.HCM đều không đáp ứng được yêu cầu (công văn số 3963/HQHCM-GSQL ngày 08/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Việc quy định diện tích kho ngoại quan tại Thông tư 128/2013/TT-BTC nhằm hạn chế tình trạng đầu tư, xây dựng kho ngoại quan nhỏ lẻ, manh mún, gây khó khăn cho công tác quản lý và tốn kém nguồn nhân lực của ngành hải quan. Mặt khác, tại dự thảo Luật Hải quan (dự kiến có hiệu lực 1/1/2015 cũng đã quy định cụ thể nội dung này). Do vậy, yêu cầu Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này, đồng thời thông báo cho các chủ kho ngoại quan nếu có diện tích chưa đáp ứng quy định thì thực hiện mở rộng trước ngày 31/12/2014 để không thuộc các trường hợp bi chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 66 Thông tư này. |
112. | Điều 71 | Điểm i quy định giấy tờ phải nộp trong hồ sơ có: Thông báo hoặc quyết định hoặc thỏa thuận biếu tặng hàng hóa: 01 bản chụp - Không có chữ “(nếu có). Có nghĩa hàng quà biếu bắt buộc phải có thông báo này? đúng không (Cục Hải quan Tp. Hà Nội) | Theo quy định tại điểm I, khoản 1 Điều 71 thì hồ sơ đối với hàng quà biếu tặng nhập khẩu phải có thông báo hoặc quyết định hoặc thỏa thuận. Tuy nhiên, đối với trường hợp quà biếu tặng cho cá nhân trong định mức miễn thuế thì không yêu cầu phải nộp thông báo hoặc quyết định... khi làm thủ tục nhập khẩu. |
113. | Điều 80- 81 | Thủ tục hải quan đối với tàu, thuyền Việt Nam/Campuchia lưu hành trong khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa đi về trong ngày có phải khai tờ khai phương tiện vận tải đường sông TN-TX, TX-TN không? Trường hợp này không phải khai bằng tờ khai PTVT, chỉ quản lý theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống vi tính được không? (Cục Hải quan tỉnh An Giang) | Căn cứ quy định tại Điều 81 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì chỉ có phương tiện: Xe ô tô tải của nước ngoài vào khu vực cửa khẩu Việt Nam trong ngày/ xe ô tô tải của Việt Nam đi qua biên giới trong ngày để giao hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan không phải có giấy phép, không phải khai tờ khai phương tiện vận tải, cơ quan Hải quan cửa khẩu quản lý, theo dõi bằng sổ hoặc bằng hệ thống máy tính, theo đó đối với phương tiện là tàu, thuyền Việt Nam/Campuchia lưu hành trong khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa đi về trong ngày phải làm thủ tục hải quan theo quy định. |
114. | Điều 101 | 1. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu tạo TSCĐ thuộc dự án ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu theo Điều 101 (TT 194), theo quy định doanh nghiệp phải khai báo đầy đủ số tiền thuế nhập khẩu trên tờ khai, sau đó cơ quan Hải quan kiểm tra, đối chiếu danh mục, hàng hóa nhập khẩu để thực hiện miễn thuế, thì tiền thuế khẩu có phải cộng vào trị giá tính thuế GTGT không? | 1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 của Bộ Tài chính thì hàng hóa NK được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. |
2. Điểm b.2 Khoản 4 Điều 101 Thông tư quy định “Trường hợp Danh mục đã đăng ký cho cả dự án hoặc cho từng giai đoạn, từng hạng mục, công trình, tổ hợp, dây chuyền có sai sót hoặc cần thay đổi thì người khai hải quan được sửa đổi với điều kiện phải có tờ, tài liệu nộp cho cơ quan hải quan trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa để chứng minh việc bổ sung, điều chỉnh là phù hợp với nhu cầu của dự án”. Vậy việc sửa đổi Danh mục được hiểu là: a. Trước khi nhập khẩu lô hàng đầu tiên của Danh mục b. Trước khi nhập khẩu lô hàng cần sửa đổi (Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên - Huế) | 2. Về nguyên tắc: Việc sửa đổi, bổ sung Danh mục phải trước thời điểm nhập khẩu hàng hóa cần sửa đổi. Trên thực tế, tùy từng trường hợp cụ thể phát sinh, Cục Hải quan địa phương thực hiện xử lý theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đã giải quyết, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và công tác quản lý của cơ quan hải quan. | ||
3. Mở rộng quy mô được thể hiện trên giấy chứng nhận đầu tư mở rộng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong đó, xác định rõ tăng diện tích, sản xuất, sản lượng sản phẩm so với giấy chứng nhận đầu tư ban đầu được cấp. Ví dụ: Dự án trồng rau, cây cảnh, hoa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho tổng diện tích trồng trọt là 15 ha. Nhưng doanh nghiệp khai mở rộng quy mô dự án (tăng diện tích lên 10 ha nữa là 25 ha) có gọi là mở rộng quy mô dự án (Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên - Huế) | 3. Việc mở rộng quy mô dự án phải được thể hiện rõ tại giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (không chỉ dựa trên khai báo của DN). | ||
4. Doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu hàng hóa theo Danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án đầu tư miễn thuế nhập khẩu do Cục Hải quan tỉnh cấp. Về tên hàng, số lượng của hàng hóa nhập khẩu hoàn toàn phù hợp với danh mục đã được cấp. Tuy nhiên, trị giá hàng hóa nhập khẩu vượt trị giá so với trị giá ghi trong danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định dự án đầu tư miễn thuế nhập khẩu mà doanh nghiệp không điều chỉnh theo quy định thì có được coi là hàng hóa thuộc danh mục hay không? Và việc tiến hành ấn định thuế (nếu có) thì phải ấn định trên phần trị giá vượt trội hay ấn định theo nguyên trị giá của hàng hóa nhập khẩu? Ví dụ: Trong danh mục hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định dự án đầu tư miễn thuế nhập khẩu do Cục Hải quan tỉnh cấp cho doanh nghiệp là: máy phát điện, số lượng 01 cái, trị giá 80000 USD. Doanh nghiệp nhập khẩu: máy phát điện, số lượng 01 cái, trị giá 100000 USD Vậy: - Hàng hóa nhập khẩu nêu trên của doanh nghiệp có thuộc danh mục hay không? - Nếu phải ấn định thuế thì cơ quan hải quan ấn định thuế trên phần trị giá vượt là 20000 USD hay ấn định theo nguyên trị giá 100000 USD? (Điểm 10 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | 4. Về nguyên tắc, hàng hóa nhập khẩu nêu trên không đúng trị giá, không khai báo điều chỉnh trị giá trước khi nhập khẩu nên không thuộc Danh mục miễn thuế và phải ấn định thuế cho cả máy phát điện đó. Tuy nhiên, nếu tại thời điểm nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp kê khai chính xác, trung thực trị giá hàng hóa thực tế nhập khẩu và có văn bản trình bày lý do không phù hợp, trị giá chênh lệch vẫn nằm trong tổng vốn đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp và thực tế có sử dụng cho dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, thì cơ quan Hải quan thực hiện: - Miễn thuế cho doanh nghiệp và trừ lùi Danh mục. - Phạt vi phạm hành chính về hành vi không khai báo hải quan theo quy định. | ||
115. | Khoản 7 Điều 101 | Ngày 25/4/2013, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2013/TT-BTC, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/6/2013 thay đổi một số quy định về xác định tài sản cố định tại Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009. Như vậy, đối với các Danh mục miễn thuế được đăng ký trước ngày 10/6/2013 có được sử dụng để giải quyết miễn thuế cho các lô hàng nhập khẩu phục vụ dự án đăng ký từ ngày 10/6/2013 về sau theo Thông tư 128/2013/TT-BTC không? Quan điểm của đơn vị: Thông tư 203, Thông tư 45 là căn cứ xem xét hàng hóa nhập khẩu là tài sản cố định để làm cơ sở duyệt Danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật ban hành văn bản QPPL “Văn bản QPPL được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản QPPL được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó” Đối với những danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đăng ký trước khi có những thay đổi trong quy định về tài sản cố định tại Thông tư 203 thì vẫn được áp dụng để giải quyết miễn thuế cho hàng hóa nhập khẩu phục vụ dự án ưu đãi thuộc Danh mục đó. (Điểm 9 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 6 phụ lục 2-công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh) | Trường hợp doanh nghiệp đăng ký danh mục hàng hóa nhập khẩu miễn thuế trước ngày 10/6/2013 nhưng có tờ khai nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày 10/6/2013 (ngày Thông tư số 45/2013/TT-BTC có hiệu lực) thì phải áp dụng các quy định về xác định tài sản cố định tại Thông tư số 45/2013/TT-BTC. |
116. | Điểm 105 | Điểm g Khoản 2 Điều 105 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: nộp 01 bản chụp; văn bản của cơ quan Nhà nước liên quan về việc xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế: 01 bản chính đối với trường hợp đề nghị miễn thuế theo Điều ước quốc tế”. Đề nghị hướng dẫn: 1- “Cơ quan Nhà nước” là cơ quan nào? 2- Quy định phải nộp 01 bản chính chưa phù hợp, trên thực tế văn bản xác nhận thường xác nhận cho nhiều loại hàng hóa và doanh nghiệp thường phải NK nhiều lần, có khi kéo dài cả năm. Do đó, đề nghị đối với trường hợp NK nhiều lần và DN không phải là DN ưu tiên, phải xét miễn thuế theo từng lần NK thì được nộp bản sao, xuất trình bản chính. Cơ quan Hải quan lập Phiếu theo dõi trừ lùi để theo dõi. 3- Văn bản xác nhận này phải nộp tại thời điểm làm thủ tục NK hàng hóa theo Điều ước Quốc tế hay tại thời điểm nộp hồ sơ xin xét miễn thuế? 4- Đối với các trường hợp ủy thác nhập khẩu hoặc NK theo giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hóa thì doanh nghiệp NK hay doanh nghiệp được miễn thuế theo Điều ước Quốc tế có trách nhiệm lập hồ sơ xét miễn thuế? (Điểm 13 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013; điểm 2 công văn số 3148/HQBRVT-TXNK ngày 31/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | 1- Quy định “… cơ quan Nhà nước liên quan... xác nhận phạm vi, hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế ... ” được hiểu là cơ quan đã ký điều ước quốc tế đó. 2- Nhất trí đề xuất của Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu; 3- Văn bản xác nhận nộp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét miễn thuế. 4- Trường hàng hóa miễn thuế theo Điều ước quốc tế nhưng ủy thác nhập khẩu hoặc nhập khẩu theo giấy báo trúng thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hóa thì doanh nghiệp được miễn thuế theo điều ước quốc tế có trách nhiệm lập hồ sơ xét miễn thuế. |
117. | Điều 112 | - Hoàn thuế đối với trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác: Điều 20 Thông tư 128/2013/TT-BTC và các điều khoản quy định về thủ tục, hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu có quy định điều kiện ân hạn thuế 275 ngày, trong bộ hồ sơ xuất nhập khẩu và hồ sơ hoàn thuế có quy định phải có hợp đồng ủy thác đối với trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác hàng sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên, các trường hợp thuộc đối tượng hoàn thuế đã được quy định tại Điều 112 Thông tư 128 nhưng thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu bằng hình thức ủy thác chưa được quy định. - Quan điểm của đơn vị: Trường hợp doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo hình thức ủy thác thì phải xuất trình hợp đồng ủy thác. Hoạt động xuất nhập khẩu ủy thác hiện nay rất phổ biến, giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian tìm kiếm nguồn hàng và đối tác. Để tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp, đề nghị: Bổ sung quy định hoàn thuế đối với các trường hợp thuộc đối tượng được hoàn thuế đã được quy định tại Điều 112 Thông tư 128 nhưng thực hiện nhập khẩu, xuất khẩu bằng hình thức ủy thác. Việc hoàn thuế đối với trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác thực hiện theo nguyên tắc kiểm tra trước, hoàn thuế sau. (Điểm 6 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 4 phụ lục 2 công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh) | Điều 117 Thông tư số 128/2013/TT-BTC quy định một trong những giấy tờ thuộc hồ sơ hoàn thuế là “Hợp đồng nhập khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu nếu là hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác…”, do đó các trường hợp xuất nhập khẩu ủy thác để sản xuất hàng xuất khẩu được xét hoàn thuế (không thu thuế)
|
118. | Điều 119 | Trong bộ hồ sơ phải có Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu trở lại có ghi rõ số hàng hóa này trước đây xuất khẩu theo bộ hồ sơ xuất khẩu nào và kết quả kiểm hóa cụ thể của Hải quan, xác nhận hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam là hàng hóa đã xuất khẩu trước đây của doanh nghiệp. Nếu Chi cục trưởng ban hành quyết định không thu thuế trước, bộ hồ sơ sẽ thiếu nội dung xác nhận như trên (kể cả nơi làm thủ tục xuất khẩu khác nơi làm thủ tục nhập khẩu hoặc nơi làm xuất khẩu cũng là nơi làm thủ tục nhập khẩu). Vậy có ban hành quyết định không thu thuế trước được không? (nếu không sẽ là vấn đề trở ngại rất lớn đối với doanh nghiệp) (Chi cục Hải quan Gia Lâm) | Yêu cầu đơn vị thực hiện theo đúng quy định, không ban hành quyết định không thu thuế trước khi có nội dung xác nhận. |
119. | Điểm a.1 khoản 2 Điều 127 | Tại Điểm a.1 Khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: Người nộp thuế tự quyết định thời hạn nộp hồ sơ hoàn thuế đối với các trường hợp đã nộp đủ các loại thuế. Như vậy, người nộp thuế có thể đến hoặc không đến nộp hồ sơ hoàn thuế. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan hải quan trong việc quản lý, theo dõi hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế. | Quy định này chỉ áp dụng đối với trường hợp đã nộp đủ các loại thuế nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động thời gian nộp hồ sơ hoàn thuế vì lúc này cơ quan nhà nước đã thu đủ thuế. Đối với trường hợp hàng hóa là hàng kinh doanh TN-TX hoặc SXXK do không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, TTĐB trong thời hạn nộp thuế, do đó cơ quan hải quan cần phải theo dõi thời hạn TN-TX, thời hạn doanh nghiệp được áp dụng thời hạn 275 ngày cũng là khoảng thời gian để cơ quan hải quan đôn đốc doanh nghiệp nộp đủ thuế GTGT; trường hợp doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa thì tính lại thời hạn nộp thuế, tiền phạt chậm theo quy định. |
120. | Điểm a.2 khoản 2 Điều 127 | Quy định tại điểm a.2 khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC về nội dung: “Thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày .... hoặc tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu”, theo Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai có hai cách hiểu: Cách hiểu 1: - Đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn thuế, không thu thuế; - Đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu: Tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn, không thu; => Nếu hiểu theo cách 1 thì tính từ ngày nào của tờ khai nhập khẩu cuối cùng và ngày tờ khai nhập khẩu thì chưa có hàng hóa xuất khẩu để hoàn, không thu thuế. Các hiểu 2: - Đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thời hạn nộp bộ hồ sơ hoàn, không thu chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu cuối cùng đối với hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu - Đối với trường hợp hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu: Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai nhập khẩu cuối cùng hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn, không thu; => Hiểu theo cách thứ 2 thực chất là giới hạn thời gian sản xuất xuất khẩu của doanh nghiệp là 60 ngày. Đề nghị Tổng cục Hải quan giải thích rõ. (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) | Quy định này chỉ có 01 cách hiểu và được hiểu theo cách 1 của Cục HQ Đồng Nai. Cách xác định thời hạn này như sau: - Đối với hoàn thuế NK: Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu cuối cùng của hàng hóa thuộc tờ khai nhập khẩu đề nghị hoàn, không thu đối với trường hợp hoàn, không thu thuế nhập khẩu; - Đối với hoàn thuế XK: Chậm nhất sau 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu cuối cùng của hàng hóa thuộc tờ khai xuất khẩu đề nghị hoàn, không thu đối với trường hợp hoàn, không thu thuế xuất khẩu; |
121. | Điểm b khoản 2 Điều 127 | Điểm 2b Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: quá 275 ngày chưa xuất khẩu thì doanh nghiệp phải kê khai nộp các loại thuế, thời hạn tính thuế tính từ ngày thông quan/giải phóng hàng có đúng không? Nếu vậy sẽ phát sinh số tiền chậm nộp rất lớn. (Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) | Yêu cầu đơn vị nghiên cứu quy định tại khoản 8, khoản 9 Điều 11, khoản 6 Điều 20, điểm b khoản 2 Điều 127 và Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC để thực hiện phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể. |
122. | Điểm b khoản 6 Điều 127 | Đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn rõ hơn thời điểm trong quy định: “Không có trong danh sách còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan” theo hướng “...tại thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế” (Điểm 3 mục II công văn số 2332/HQĐNa-TXNK ngày 13/11/2013 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) | Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. |
123. | Điểm d2 Khoản 8 Điều 127 | Tại điểm d2 Khoản 8 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: "Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán do chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp đề nghị được xét hoàn thuế trước khi cung cấp được chứng từ thanh toán hoặc quá hạn thanh toán trên hợp đồng nhưng doanh nghiệp không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì chuyển hồ sơ hoàn thuế sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo đúng quy định tại Điều này. Nếu qua kết quả kiểm tra xác định hàng đã thực xuất thì hoàn thuế, không thu thuế theo quy định, doanh nghiệp không phải nộp chứng từ thanh toán sau khi đã có quyết định hoàn thuế, không thu thuế” 1. Trường hợp cụ thể tại đơn vị: doanh nghiệp nộp hồ sơ xin thanh khoản tờ khai hàng kinh doanh TNTX mặt hàng gỗ, doanh nghiệp không xuất trình được chứng từ thanh toán qua ngân hàng, nhưng qua kết quả xác minh đã thực xuất (Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Thông tư số 128): - Vận đơn xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh - Xác nhận của Hải quan giám sát tại Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất lên tờ khai xuất: “Hàng đã qua khu vực giám sát” - Giấy hồi báo của Chi cục HQCK xuất. Như vậy: - Doanh nghiệp có được thanh khoản tờ khai hay không - Nếu được thanh khoản thì Hải quan có ra quyết định không thu thuế hay quyết định hoàn thuế 0 đồng không? (do mặt hàng gỗ có thuế suất NK là 0% và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT). | 1+2+3) Nội dung này đã được quy định tại Thông tư 128/2013/TT-BTC, yêu cầu đơn vị nghiên cứu thực hiện. |
2. Đề nghị Tổng cục chỉ xem xét hướng dẫn trường hợp d.2 Khoản 8 Điều 127 (chưa xuất trình được chứng từ thanh toán) này khi doanh nghiệp phát sinh trường hợp bất khả kháng như: đối tác nước ngoài giải thể, mất tích ... không thanh toán cho doanh nghiệp, tránh trường hợp chứng từ thanh toán có giá trị khác so với trên hợp đồng xuất khẩu hoặc vì lý do gì đó doanh nghiệp không muốn xuất trình cho cơ quan hải quan mà yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra dẫn đến phát sinh nhiều công việc. (Điểm 4 mục II công văn số 2332/HQĐNa-TXNK ngày 13/11/2013 của Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai) |
| ||
3. Theo quy định tại Phụ lục I về chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không quy định về việc chấp nhận chứng từ thanh toán tiền hoa hồng trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất. Quy định này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc thanh toán hàng tạm nhập, tái xuất . Vì thực tế, bản chất của hình thức kinh doanh hàng hóa TN-TX, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ là khâu trung gian, giúp doanh nghiệp nước ngoài xuất hàng sang nước thứ 3 và nhận tiền phí dịch vụ chứ không phải là hình thức mua đứt bán đoạn. Nếu trong hợp đồng xuất, nhập ghi rõ điều phía Việt Nam chỉ được thanh toán tiền hoa hồng thì chứng từ thanh toán đó có được coi là chứng từ thanh toán cho hàng hóa trong hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế (theo điểm a.5 khoản 1 Điều 117) không? |
| ||
124. | Điểm d khoản 2 Điều 129 | Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 129 Thông tư 128/2013/TT-BTC thì cơ quan hải quan thực hiện “Sao 01 bản tờ khai đã hoàn thuế hoặc không thu để lưu vào hồ sơ của hải quan” Việc sao 01 bản tờ khai hải quan để hải quan lưu là không cần thiết, vì tờ khai gốc của người khai hải quan đã được đóng dấu hoàn, không thu và trả lại doanh nghiệp lưu trữ, bên cạnh đó, dữ liệu của các tờ khai của hồ sơ hoàn, không thu trên hệ thống hải quan đã có đầy đủ các thông tin và số tiền thuế được hoàn đã được theo dõi trên hệ thống KT559 Đề nghị cơ quan hải quan chỉ thực hiện đóng dấu hoàn, không thu trên tờ khai hải quan bản gốc của người khai hải quan và trả lại cho doanh nghiệp lưu trữ. (HQ Đồng Nai) | Quy định “sao 01 bản tờ khai đã hoàn thuế hoặc không thu để lưu vào hồ sơ của hải quan” được áp dụng đối với các trường hợp tờ khai chưa thanh khoản, hoàn thuế hết. |
125. | Điều 130 | 1. Điểm b Khoản 2 Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: “Trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền thuế quá hạn tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác nếu có đề nghị bù trừ các khoản được hoàn trả với khoản phải nộp thì phải lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước (Mẫu 05/ĐNHT kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện kế toán áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).” Đề nghị TCHQ xem xét việc trích dẫn mẫu Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 và hướng dẫn việc lập Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước theo Mẫu C1-05/NS kèm theo Thông tư 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính (Điểm 14.1 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) | 1. Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện. |
|
| 2. Theo quy định tại khoản 4 Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC, cơ quan Hải quan phải gửi mẫu C1-07 và giấy nộp tiền (đã xác nhận, tên, đóng dấu đơn vị) bản chính của doanh nghiệp và chuyển Kho bạc Nhà nước điều chỉnh. Việc gửi Giấy nộp tiền chính của doanh nghiệp đến Kho bạc điều chỉnh là rất rủi ro, dễ xảy ra mất mát, doanh nghiệp chỉ có 1 giấy nộp tiền bản chính để làm chứng từ thanh toán, xuất trình với cơ quan chức năng... và doanh nghiệp phải chờ điều chỉnh xong để đến lấy GNT bản chính, như thế vừa mất thời gian cho doanh nghiệp vừa phát sinh thêm chứng từ để theo dõi. Đề xuất: Cơ quan Hải quan thực hiện điều chỉnh theo mẫu số C1-07/NS, xác nhận lên giấy nộp tiền bản chính của doanh nghiệp và trả doanh nghiệp bản chính, photo sao y giấy nộp tiền đã có xác nhận và mẫu C1-07 chuyển Kho bạc điều chỉnh. (Điểm 14.2 công văn số 3027/HQBRVT-GSQL ngày 21/10/2013 của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) | 2. Yêu cầu thực hiện đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 130 Thông tư 128/2013/TT-BTC |
126. | Điều 131 | Tại Khoản 6 Điều 131 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định: trường hợp sau 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế người nộp thuế hoặc cơ quan tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan hải quan thông báo cho người nộp thuế hoặc cơ quan tổ chức thu tiền thuế, tổ chức bảo lãnh biết số tiền thuế và tiền chậm nộp (theo mẫu số 59 và mẫu số 60). Vậy, khi hải quan gửi thông báo theo mẫu số 59, 60 thì có gửi luôn thông báo bằng văn bản cho các đơn vị hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định? Khi thông báo mẫu 59, 60 cũng là lúc gửi văn bản cho các đơn vị Hải quan trên phạm vi toàn quốc để không chấp nhận Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng này và thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định. | Trường hợp này cơ quan hải quan gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 59/TB-TTN-TCN1/2013; gửi thông báo cho tổ chức bảo lãnh thì đồng thời gửi cho các đơn vị Hải quan trên toàn quốc và cơ quan/tổ chức có liên quan theo mẫu số 60/TB-TTN-TCN2/2013 ban hành kèm theo Thông tư số 128/2013/TT-BTC. |
127. | Điều 134 | Khoản 3 Điểm b: Nếu mất tờ khai Hải quan, nhưng còn các chứng từ về nợ thuế khác thì có được xét xóa nợ không? (Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh) | Trường hợp số nợ đó thuộc đối tượng được xóa nhưng doanh nghiệp đánh mất tờ khai hải quan, còn các chứng từ về nợ thuế khác và cơ quan Hải quan còn lưu tờ khai đó thì đề nghị đơn vị báo cáo vụ việc cụ thể về Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ. |
128. | Điều 168 | Tại Khoản 1 quy định: Thủ tục hải quan đối với một số loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hướng dẫn tại Thông tư 196/2012/TT-BTC nhưng được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này thì thực hiện nội dung sửa đổi, bổ sung tại Thông tư này. Một số điều tại Thông tư có quy định cụ thể. Ví dụ tại Điều 27 quy định đưa hàng về bảo quản tại Điều này áp dụng đối với cả lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện thủ tục hải quan điện tử theo Điều 15 Thông tư số 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính. Như vậy, điều này được thực hiện như thế nào? Chỉ có Điều nào quy định cụ thể áp dụng cho hải quan điện tử thì mới thực hiện theo Thông tư 128/2013/TT-BTC, còn không quy định thì sẽ theo Thông tư 196/2012/TT-BTC? | Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 168 Thông tư 128 thì những trường hợp nào tại các điều khoản có quy định cụ thể việc áp dụng cho cả thủ tục hải quan điện tử thì nội dung hướng dẫn tại Thông tư 128 sẽ thay thế cho hướng dẫn tại Thông tư 196, trường hợp tại các Điều khoản của Thông tư 128 chưa có quy định cụ thể thì không thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này. |
129. | Mẫu dấu | 1. Mẫu 14/MDHT/2013, có quy định tại cột ghi chú: kích cỡ dấu cơ quan hải quan tự quyết định để phù hợp với thực tế. Đề nghị giải thích rõ: Cơ quan Hải quan là cấp nào? Tổng cục, Cục hay Chi cục để thực hiện cho thống nhất (Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp) | Kích cỡ dấu cơ quan hải quan tự quyết định để phù hợp với thực tế, Cục Hải quan là đơn vị quyết định kích cỡ mẫu dấu, áp dụng thống nhất trong toàn Cục. |
130. | Mẫu quyết định | 2. Mẫu quyết định v/v ấn định thuế đối với hàng hóa XNK (mẫu số 1) thì thời hạn nộp thuế được tính từ ngày ban hành ấn định áp dụng đối với tờ khai đăng ký trước ngày 1/7/2013 và từ ngày 1/7/2013 trở đi thực thì thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung Luật QLT. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra sau thông quan, cụ thể qua kiểm tra thực tế hàng hóa tồn kho thực tế so với thanh khoản NK, XK phát hiện một lượng nguyên liệu bị thừa hoặc thiếu. Nhưng không xác định được của tờ khai nào. Do Iượng nguyên liệu này phát sinh qua nhiều năm. Vậy xác định thời hạn nộp thuế như thế nào? (Cục Hải quan tỉnh Long An) | 2. Đề nghị đơn vị gửi hồ sơ vụ việc về Tổng cục để có cơ sở hướng dẫn thực hiện đối với từng trường hợp cụ thể. |
131. | Phụ lục I | Hồ sơ thanh khoản loại hình TN-TX, chứng từ thanh toán tiền hoa hồng không được xem là chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Vậy những hợp đồng đã ký trước ngày 1/11/2013 Nếu trong hợp đồng có quy định người mua hàng trực tiếp thanh toán cho người bán và doanh nghiệp Việt Nam chỉ được thanh toán tiền hoa hồng của lô hàng TNTX hoặc TXTN thì có thực hiện tiếp tục theo điểm 4.10 Khoản 4 phụ lục I Thông tư 194 không? (Cục HQ Đắk Lắk; công văn số 1271/HQQB-NV ngày 22/11/2013 của Cục HQ Quảng Bình) | Đối với các lô hàng theo phương thức kinh doanh TN-TX, hợp đồng đã ký trước ngày 1/11/2013, đã tái xuất trước ngày 1/11/2013, thanh toán trước ngày 1/11/2013 (ngày hiệu lực của Thông tư 128/2013/TT-BTC) thì thực hiện quy định về chứng từ thanh toán tại Phụ lục I Thông tư 194/2010/TT-BTC; các trường hợp khác thực hiện theo quy định của Thông tư 128/2013/TT-BTC. |
Nội dung khác liên quan | |||
132. | Thuế nhập khẩu, GTGT- cho thuê tài chính | Bộ Tài chính có công văn số 7444/BTC-TCHQ ngày 11/6/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế đối với hàng hóa của công ty cho thuê tài chính nhập khẩu cho doanh nghiệp khác thuê để phục vụ dự án ưu đãi được miễn thuế. Theo đó, các công ty cho thuê tài chính sẽ được miễn thuế nếu đáp ứng cùng lúc 03 điều kiện và áp dụng cho các tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị, các phương tiện vận chuyển từ ngày 1/5/2013. Như vậy đối với các trường hợp tờ khai nhập khẩu của Công ty cho thuê tài chính phát sinh trước ngày 1/5/2013 (đáp ứng các điều kiện theo hướng dẫn tại công văn số 7444/BTC-TCHQ) đã được giải quyết miễn thuế theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ thì có bị truy thu thuế nhập khẩu, thuế GTGT hay không? (Điểm 10 công văn số 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 4 phụ lục 2 ban hành kèm công văn 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh) | Nội dung này, ngày 11/6/2013 Bộ Tài chính đã có công văn số 7444/BTC-TCHQ, trong đó đã quy định rõ về thời điểm áp dụng, đề nghị đơn vị nghiên cứu thực hiện. |
133. | Gia hạn nộp thuế theo quy định TT 92 | Thông tư số 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính cho phép gia hạn nộp thuế GTGT đối với hàng hóa là máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế không quy định gia hạn nộp thuế GTGT đối với trường hợp nêu trên. Như vậy, các tờ khai nhập khẩu máy móc, thiết bị… tạo tài sản cố định của dự án đầu tư nêu trên đăng ký từ ngày 1/7/2013 có được gia hạn nộp thuế GTGT theo quy định tại Thông tư số 92/2010/TT-BTC hay không? Theo đó, việc xác định thời hạn nộp thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu từ ngày 1/7/2013 thực hiện theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. (Điểm 11 công văn 3839/HQHCM-TXNK ngày 4/11/2013; điểm 8 phụ lục 2 công văn 3975/HQHCM-TXNK ngày 11/11/2013 của Cục HQ TP Hồ Chí Minh) | Khoản 1 Điều 168 Thông tư 128/2013/TT-BTC đã bãi bỏ Thông tư 92/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính. Theo đó, đối với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định đăng ký từ 01/7/2013 không được gia hạn nộp thuế theo Thông tư 92/2010/TT-BTC mà thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 20 và khoản 2 Điều 168 Thông tư 128/2013/TT-BTC. Yêu cầu đơn vị nghiên cứu thực hiện. |
134. | Đóng dấu miễn thuế trên tờ khai hải quan - Thủ tục hải quan điện tử | “Theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2008 ban hành Quy trình xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì khi giải quyết đối với các tờ khai báo hàng miễn thuế phục vụ cho dự án theo quy trình thủ công trước đây được đóng dấu miễn thuế trên tờ khai. Tuy nhiên, hiện nay theo các quy trình thủ tục hải quan điện tử thì chưa có hướng dẫn cụ thể về việc đóng dấu miễn thuế trên tờ khai hải quan, như vậy có phải thực hiện đóng dấu hay không”. Đề nghị thực hiện theo Quyết định 2424/QĐ-TCHQ. Đề nghị TCHQ hướng dẫn, để thực hiện thống nhất. (Điểm 2 công văn 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Quy trình thủ tục hải quan điện tử là quy trình hướng dẫn các bước thực hiện khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến đóng dấu miễn thuế vẫn thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 2424/QĐ-TCHQ về miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. |
135. |
| “Thông tư số 97/2013/TT-BTC ngày 23/7/2013 của Bộ Tài chính quy định sửa đổi, bổ sung Hệ thống mục lục Ngân sách nhà nước có hiệu lực từ ngày 05/9/2013, theo đó thì: Tiểu mục ‘‘tiền chậm nộp thuế do ngành hải quan quản lý” thay đổi từ 4265 thành 4912. Tuy nhiên, từng 05/9/2013 đến nay, khi Doanh nghiệp nộp khoản tiền chậm nộp thuế theo tiểu mục mới, dữ liệu truyền từ Kho bạc đến hải quan không hiển thị những món tiền nộp theo tiểu mục mới (mà vẫn hiển thị theo tiểu mục cũ)” Đề nghị TCHQ trao đổi với Kho bạc để thực hiện thống nhất. (Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Nội dung vướng mắc này đã được Tổng cục Hải quan trả lời tại công văn số 5170/TCHQ-CNTT ngày 30/8/2013 và công văn số 5283/TCHQ-TXNK ngày 06/9/2013. |
136. | Thời hiệu xử phạt chậm nộp tiền thuế theo công văn 17428/BTC- TCHQ | Tại điểm 3.1 công văn số 17428/BTC-TCHQ ngày 22/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn xác định thời hiệu xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế đã quá thời hạn 5 năm và ngoài thời hạn 5 năm, theo đó không tính tiền chậm nộp thuế ngoài thời hạn 5 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Vậy có áp dụng Điều 106 Luật QLT mới đối với hành vi chậm nộp tiền thuế đã quá thời hạn 5 năm theo công văn số 17428/BTC-TCHQ không?” Tại Điều 110 Luật QLT sửa đổi bổ sung đã bỏ thời hiệu xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế. Do vậy, không áp dụng được công văn 17428/BTC-TCHQ. Đề nghị TCHQ hướng dẫn để thực hiện thống nhất. (Điểm 2 công văn số 8203/HQHP-TXNK ngày 19/9/2013 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng) | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế đã không coi việc chậm nộp tiền thuế là hành vi vi phạm hành chính và xử phạt hành vi này theo vi phạm hành chính, do đó từ ngày 01/7/2013 việc chậm nộp tiền thuế không bị giới hạn thời hiệu như trước đây và công văn số 17428/BTC-TCHQ quy định về vấn đề này cũng không còn hiệu lực áp dụng. |
137. | Hệ thống KT559 | 1. Tờ khai có phạt chậm quá 90 ngày hệ thống KT 559 vẫn tính phạt là 0.05% mà không tự động tính là 0.07% theo Luật Quản lý thuế sửa đổi, bổ sung Đề nghị TCHQ sớm có văn bản hướng dẫn để thực hiện thống nhất giữa phần mềm và văn bản pháp quy. 2. Nhập dữ liệu tự động trên KT559 thì tiền phạt chậm nộp thuế cập nhật hết vào phạt thuế nhập khẩu. Vì sau khi nhập xong phải kiểm tra và chỉnh sửa lại chứng từ nhập máy. Đề nghị TCHQ kiểm tra, nâng cấp phần mềm KT559. 3. Cần xây dựng phần mềm theo dõi bảo lãnh trên chương trình KT559. (điểm 1.a mục V công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 22/11/2013 của Cục HQ TP.HCM) | 1. Ngày 14/10/2013, Cục CNTT và Thống kê hải quan đã có công văn số 706/CNTT-CNTT gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc nâng cấp chương trình KT559 đáp ứng quy định tính phạt chậm nộp tại Thông tư 128/2013/TT-BTC. Đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng nâng chương trình theo hướng dẫn tại công văn nêu trên. 2. Khi tính tiền phạt chậm nộp trên, chương trình KT559 thì số tiền phạt được tính theo từng sắc thuế. Tuy nhiên, Kho bạc không quản lý tiền phạt chậm nộp theo từng sắc thuế (chỉ có một mục ngân sách duy nhất cho các sắc của tiền chậm nộp). Do đó, cần xử lý trong quá trình cập nhật 3. Tổng cục Hải quan ghi nhận kiến nghị của Cục HQ TP. Hồ Chí Minh để bổ sung chức năng trên khi triển khai nâng cấp chương trình Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu (KT559) tập trung. |
138. | Chuyển tiền từ tài khoản tạm thu sang chuyên thu | Bộ Tài chính đề nghị Cục HQ TP.HCM đến ngày 31/12/2013 phải cắt chuyển hết số dư tài khoản tạm gửi tại Kho bạc Nhà nước số tiền 984 tỷ đồng vào tài khoản chuyên thu, chỉ để lại 1 ít để hoàn thuế cho tháng 01/2014. Cục HQ TP.HCM đề nghị xem xét cắt chuyển 500 tỷ, số còn lại để sang năm 2014 xử lý tiếp (điểm 1.a mục V công văn số 3975/HQHCM-TXNK ngày 22/11/2013 của Cục HQ TP.HCM) | Điều 22 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính đã quy định: “Đối với số tiền thuế đã nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước, định kỳ hàng tháng sau khi chốt sổ kế toán, nếu quá 135 ngày kể từ ngày đã thực nộp thuế nhưng người nộp thuế chưa nộp hồ sơ quyết toán thì cơ quan hải quan ban hành quyết định chuyển tiền vào ngân sách Nhà nước theo quy định”. Đề nghị đơn vị thực hiện theo đúng quy định. |
- 1 Công văn 44/2014/TCHQ-GSQL vướng mắc tại Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn 8136/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn 16239/BTC-TCHQ năm 2013 sử dụng hóa đơn đối với hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ do Bộ Tài chính ban hành
- 4 Công văn 15605/BTC-TCHQ năm 2013 thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị xe máy chuyên dùng, thang nâng người do Bộ Tài chính ban hành
- 5 Công văn 15445/BTC-TCHQ năm 2013 xử lý vướng mắc điều 36, 46 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 6 Công văn 6627/TCHQ-GSQL năm 2013 thực hiện điểm a khoản 9 Điều 59 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7 Công văn 15269/BTC-TCHQ năm 2013 hướng dẫn thực hiện Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành
- 8 Công văn 6501/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc thực hiện Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 9 Công văn 6507/TCHQ-GSQL năm 2013 trả lời vướng mắc Điều 27 Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10 Công văn 6509/TCHQ-GSQL năm 2013 hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan thuộc Khu KTCK do Tổng cục Hải quan ban hành
- 11 Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12 Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi
- 13 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012
- 14 Thông tư 194/2010/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành
- 15 Công văn số 4469/TCHQ-KTTT về việc giải đáp vướng mắc trong thời gian áp dụng các văn bản pháp quy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 16 Công văn số 2083/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc thủ tục hải quan sau đối thoại doanh nghiệp FDI do Tổng cục Hải quan ban hành
- 17 Công văn số 1023/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc C/O mẫu D hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 18 Công văn 7327/TCHQ-GSQL giải đáp vướng mắc khi triển khai và thực hiện qui trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 19 Luật quản lý thuế 2006
- 1 Công văn số 1023/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc C/O mẫu D hàng nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2 Công văn số 2083/TCHQ-GSQL về việc giải đáp vướng mắc thủ tục hải quan sau đối thoại doanh nghiệp FDI do Tổng cục Hải quan ban hành
- 3 Công văn số 4469/TCHQ-KTTT về việc giải đáp vướng mắc trong thời gian áp dụng các văn bản pháp quy do Tổng cục Hải quan ban hành
- 4 Công văn 7327/TCHQ-GSQL giải đáp vướng mắc khi triển khai và thực hiện qui trình thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh đường bộ do Tổng cục Hải quan ban hành
- 5 Công văn 8136/TCHQ-GSQL năm 2013 vướng mắc Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6 Công văn 44/2014/TCHQ-GSQL vướng mắc tại Thông tư 128/2013/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành