Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 838/TCT-DNL
V/v: chính sách thuế

Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2018

 

Kính gửi: Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
(Số 1 Ngõ 11 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội)

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 355/XNK-PTC ngày 24/01/2018 của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel (Công ty TM&XNK Viettel) nêu vướng mắc liên quan đến hóa đơn GTGT bán hàng hóa, dịch vụ. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

- Tại Khoản 1b Điều 16 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về nguyên tắc tập hóa đơn:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; ... ; xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá".

- Tại Khoản 2 Điều 20 Chương III Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về xử lý đối với hoá đơn đã tập:

"2. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hoá đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hoá đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hoá đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định".

- Tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp quy định:

“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hoá, người bán đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hoá đơn, trên hoá đơn gần rõ hàng hoá trả lại người bán do không đứng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có)".

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp trước đây Ban Quản lý điều hành các dự án là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội bán hàng cho Công ty TNHH Omron Healthcare Manufacturing Việt Nam nằm trong khu chế xuất (Công ty Omron). Ban Quản lý điều hành các dự án đã lập hóa đơn GTGT tại thời điểm bán hàng, ghi nhận nợ phải thu của Công ty Omron. Thực hiện đề án tái cấu trúc Tập đoàn, Ban Quản lý điều hành các dự án đã được bàn giao nguyên trạng bộ phận kinh doanh sang Công ty TM&XNK Viettel bao gồm công nợ phải thu của Công ty Omron, Ban Quản lý điều hành các dự án đã ngừng hoạt động và hoàn tất thủ tục đóng mã số thuế. Đến nay qua rà soát, đối chiếu công nợ giữa Công ty TM&XNK Viettel và Công ty Omron, nếu có cơ sở xác định Công ty Omron không nhận hàng do chất lượng không đảm bảo, không hạch toán đối với lô hàng này và chưa kê khai thuế; Công ty TM&XNK Viettel đã nhập lại hàng thì Công ty TM&XNK Vienel thực hiện thu hồi các liên của các số hóa đơn đã lập và điều chỉnh giảm công nợ phải thu, tăng giá trị hàng tồn kho tương ứng. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc xuất, nhập lại lô hàng này.

Tổng cục Thuế trả lời để Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ: CS, PC, KK (TCT);
- Lưu: VT, DNL (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Ngọc Minh