Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 872/BGTVT-KHCN
V/v điều chỉnh công thức và quy định độ lún cho phép của móng mố, trụ cầu theo Tiêu chuẩn 22 TCN - 272 - 05

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2010

 

Kính gửi:

Các Tổ chức, đơn vị có liên quan đến hoạt động xây dựng trong ngành GTVT

 

Trên cơ sở xem xét ý kiến đề xuất của Vụ Khoa học công nghệ tại Tờ trình số 12/KHCN ngày 14/01/2010 về điều chỉnh công thức tính và quy định độ lún cho phép của móng mố trụ cầu trong việc tính toán thiết kế các công trình giao thông theo Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05.

Căn cứ tình hình thực tế áp dụng Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05 qua báo cáo của các đơn vị cơ sở, để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thiết kế, thẩm định và phê duyệt các dự án xây dựng công trình giao thông nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và đảm bảo tính cập nhật các phiên bản tiên tiến nhất của Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO-LRFD, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:

1. Điều chỉnh từ công thức tính toán độ lún của nhóm cọc trong trường hợp đất rời chỉ dẫn ở điều 10.7.2.3.3 của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05 theo các công thức điều chỉnh tương ứng của Tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO - LRFD phiên bản năm 2007 như sau:

Độ lún của nhóm cọc trong đất rời có thể được ước tính bằng cách sử dụng kết quả thí nghiệm ngoài hiện trường và vị trí móng tương đương cho trong Hình 10.7.2.1-1.

Độ lún của nhóm cọc trong đất rời có thể tính như sau:

Sử dụng SPT

(10.7.2.3.3-1)

Sử dụng CPT

(10.7.2.3.3-2)

trong đó:

N160 = CNN60

N60 = (ER/60%)N

(10.7.2.3.3-3)

ở đây:

q = áp lực tĩnh tác dụng tại 2Db/3 cho trong hình 10.7.2.1-1 áp lực này bằng với tải trọng tác dụng tại đỉnh nhóm cọc được chia bởi diện tích móng tương đương và không bao gồm trọng lượng của các cọc hoặc của đất giữa các cọc (MPa);

X = chiều rộng hay chiều nhỏ nhất của nhóm cọc (mm);

ρ = độ lún của nhóm cọc (mm);

I = hệ số ảnh hưởng chiều sâu hữu hiệu của nhóm cọc

D’ = độ sâu hữu hiệu lấy bằng 2Db/3 (mm)   

Db = độ sâu chôn cọc trong lớp đất chịu lực cho trong hình 10.7.2.1-1 (mm)

N = giá trị của số đếm SPT chưa được điều chỉnh (búa/300mm).

N160 = giá trị số đếm SPT đã được điều chỉnh cho cả áp lực tầng phủ và hiệu suất của búa (búa/300mm).

N60 = giá trị số đếm SPT đã được hiệu chỉnh cho hiệu suất của búa (búa/300mm).

ER = hiệu suất của búa, tính bằng phần trăm giữa năng lượng giải phóng do rơi tự do theo lý thuyết với năng lượng thực tế của hệ thống búa sử dụng. Khi không có đủ số liệu rõ ràng có thể chọn ER = 60%.

sv’ = ứng suất thẳng đứng hữu hiệu (MPa)

qc = sức kháng xuyên hình nón tĩnh (MPa)

Ghi chú: Giá trị hiệu chỉnh của số đếm SPT hoặc sức kháng xuyên hình nón tĩnh có thể lấy giá trị trung bình trên độ sâu X phía dưới đế móng tương đương.

2. Bổ sung quy định về tiêu chuẩn chuyển vị ở điều 10.2.2 của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05 như sau:

Trị số độ lún đều tổng thể của móng mố trụ và độ chênh lún giữa các móng mố trụ kề nhau của các cầu nhịp giản đơn có thể tham khảo Chỉ dẫn thiết kế cầu theo Tiêu chuẩn AASHTO của Tiểu bang Washington (Mỹ) theo bảng sau: 

Độ lún đều tổng thể của móng mố trụ

Độ chênh lún trong phạm vi 304,8mm quanh móng mố, trụ và chênh lún giữa các móng trụ

Ứng xử

ΔH ≤ 25,4mm

ΔH304,8 ≤ 19,05mm

Cho phép thiết kế và thi công

25,4mm < ΔH ≤ 101,6mm

19,05mm < ΔH304,8 ≤ 76,2mm

Phải chứng minh độ lún này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào quá mức cho phép của các bộ phận kết cấu

ΔH > 101,6mm

ΔH304,8 > 76,2mm

Báo cáo Bộ GTVT xem xét, phê duyệt

3. Thời điểm áp dụng:

- Việc điều chỉnh công thức tính toán độ lún được áp dụng đối với tất cả các dự án xây dựng công trình giao thông theo tiêu chuẩn thiết kế cầu 22 TCN 272 - 05. Trường hợp dự án đã duyệt thiết kế kỹ thuật thì cần so sánh về điều kiện kinh tế kỹ thuật và tiến độ của dự án để làm cơ sở quyết định áp dụng.

4. Giao cho Vụ Khoa học công nghệ:

- Chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn và giải đáp các vấn đề liên quan đến áp dụng công thức tính toán độ lún của nhóm cọc trong trường hợp đất rời (theo phiên bản của AASHTO LRFD - 2007) theo công thức điều chỉnh nêu trên.

- Làm thủ tục trình Bộ có quyết định bổ sung công thức tính toán độ lún của nhóm cọc đối với trường hợp đất rời và quy định về giới hạn lún cho phép vào tiêu chuẩn 22 TCN 272 - 05. 

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Lưu: VT, KHCN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG   




Ngô Thịnh Đức