Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 885/CN-GSN
V/v hướng dẫn triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống tại Công văn số 5673/BNN-CN ngày 17/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2014

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thí điểm quản lý lợn đực giống tại Công văn số 5673/BNN-CN ngày 17/7/2014, Cục Chăn nuôi hướng dẫn chung triển khai tại 3 tỉnh Nam Định, Bình Định và Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung Công văn số 5673/BNN-CN ngày 17/7/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo và các Tổ công tác với thành phần và cơ cấu theo một trong các phương án sau:

a) Thành lập Ban chỉ đạo:

- Phương án 1:

+ Trưởng Ban là đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách khối nông nghiệp;

+ Phó ban thường trực là đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Các thành viên: Lãnh đạo, chuyên viên Chi Cục thú y, Phòng Chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông; Sở Tài Chính, sở KHĐT, KHCN....

- Phương án 2:

+ Trưởng Ban là đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Phó ban thường trực là đồng chí Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách chăn nuôi;

+ Các thành viên: Lãnh đạo, chuyên viên Chi Cục thú y, Phòng Chăn nuôi; Trung tâm Khuyến nông; Sở Tài Chính, sở KHĐT, KHCN....

- Hướng dẫn các huyện thành lập BCĐ và tổ Công tác.

b) Thành lập Tổ công tác:

- Thành phần là những cán bộ có trình độ chăn nuôi, thú y đại diện các đơn vị chuyên môn của Sở (Phòng Chăn nuôi; Chi cục Thú y; Trung tâm Khuyến nông), của huyện (Phòng Nông nghiệp; Phòng kinh tế; Trạm thú y và Trạm Khuyến nông).

3. Xây dựng kế hoạch công tác và chủ động nguồn tài chính cho Ban chỉ đạo cũng như Tổ công tác hoàn thành nhiệm vụ:

- Giao cho các Tổ công tác, trên cơ sở Hướng dẫn kỹ thuật chung của Cục Chăn nuôi, xây dựng chương trình công tác cụ thể của mình đảm bảo đến 30/11/2014 kết thúc chương trình thí điểm này; dự toán kinh phí theo quy định để triển khai các hoạt động thí điểm theo yêu cầu của Bộ NN và PTNT.

- Thống nhất với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan phê duyệt và bố trí nguồn kinh phí của địa phương cấp đủ nguồn tài chính cho nhu cầu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Vũ Văn Tám (để b/c);
- Lưu: VT, GSN.

CỤC TRƯỞNG




Hoàng Thanh Vân

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC CHĂN NUÔI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2014

 

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT

V/V THÍ ĐIỂM QUẢN LÝ LỢN ĐỰC GIỐNG TẠI 03 TỈNH: NAM ĐỊNH, BÌNH ĐỊNH VÀ TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
(Ban hành kèm Công văn số 885/CN-GSN ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi)

1. Mục tiêu

- Thống kê và phân loại được lợn đực giống sản xuất hiện có tại các tỉnh.

- Đề xuất giải pháp về công tác quản lý lợn đực giống.

2. Các bước triển khai và các hoạt động

2.1. Bước 1: Tập huấn cho tổ kỹ thuật (dự kiến chuẩn bị và triển khai trong 10 ngày)

2.1.1. Ban chỉ đạo phổ biến các quy định quản lý hiện hành về công bố tiêu chuẩn chất lượng cơ sở:

- Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn số 68/2006/QH11;

- Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn.

2.1.2. Ban chỉ đạo hướng dẫn về công bố cơ sở đối với lợn đực giống khai thác để kinh doanh:

- Trình tự, thủ tục (Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ);

- Các chỉ tiêu công bố (Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN và Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

2.2. Bước 2: Đeo thẻ tai cho đàn lợn đực giống hiện có, thống kê theo thể tai (dự kiến chuẩn bị và triển khai trong 20 ngày)

2.2.1. Thống kê toàn bộ đàn lợn đực giống toàn tỉnh:

Ban chỉ đạo hoặc tổ kỹ thuật do Sở Nông nghiệp & PTNT thành lập giao cho cán bộ thú y cơ sở (Thú y xã/thôn) thu thập thông tin nhanh về số liệu đàn lợn đực giống tại các xã, huyện và toàn tỉnh.

2.2.2. Đeo thẻ tai theo quy định của Cục Chăn nuôi:

- Mặt sau thẻ In logo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Mã tỉnh:

+ Logo: Hình logo chính thức của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

+ Mã tỉnh: 02 ký tự theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

(Mặt thẻ này được in sẵn để tránh làm giả).

- Mặt trước thẻ ghi mã huyện, ký hiệu giống và số cá thể:

+ Mã huyện: 03 ký tự theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ;

+ Ký hiệu giống: giống thuần ghi 02 ký tự tên giống theo quy định; giống lai ghi 02 hoặc 03 ký hiệu là chữ đầu của các giống thành phần:

Giống lợn

Viết tắt

Giống lợn

Viết tắt

Yorkshire

YS

Duroc

DR

Landrace

LR

Pietrain

PR

Hampshire

HS

France Hybrids

FH

Beckshire

BS

...

 

+ Số thứ tự cá thể: gồm 04 kí tự từ 0001 đến 9999.

(Mặt thẻ này được cán bộ kỹ thuật tự ghi trên thẻ trước khi đeo cho lợn)

Ví dụ: Thẻ tai của cá thể đực giống số 145 giống lai Pietrain x Duroc của huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, được ghi như sau:

- Mặt sau thẻ (In sẵn):

Lô gô của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Mã tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 77

- Mặt trước (tự cán bộ kỹ thuật ghi):

Mã huyện Xuyên Mộc: 751

Đực lai Pietrain x Duroc: PD

Số của cá thể đực giống: 0145

(Cục Chăn nuôi cung cấp cho các tỉnh toàn bộ thẻ tai, bút viết và kìm bấm đeo thẻ tai cho lợn trong quá trình thí điểm)

2.2.3. Thu thập thông tin chung về đàn lợn đực giống:

Trong quá trình đeo thẻ tai, Ban chỉ đạo giao cho cán bộ thú y cơ sở (Thú y xã/thôn) thu thập thông tin theo mẫu:

Số TT

Tên cơ sở nuôi đực giống
(tên Doanh nghiệp hoặc trại hoặc hộ gia đình)

Địa chỉ liên hệ
(địa chỉ và số điện thoại)

Thông tin về đàn lợn đực sản xuất

Đực phối trực tiếp

Đực khai thác phối nhân tạo

Số tai(1)

Giống(2)

Nguồn gốc(3)

Số tai(1)

Giống(2)

Nguồn gốc(3)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Số tai: Ghi theo số cá thể theo hướng dẫn tại mục 2.2.2 Hướng dẫn này

(2) Giống: Ghi ký hiệu giống theo hướng dẫn tại mục 2.2.2 Hướng dẫn này.

(3) Nguồn gốc: Ghi tên cơ sở giống sản xuất ra cá thể đực giống này tại lý lịch giống hoặc hồ sơ giống (nếu có).

 

2.3.4. Nhập số liệu thông tin vào máy tính để theo dõi:

Các thông tin của cơ sở được chuyển về phòng chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lập bảng biểu trên máy tính và nhập thông tin theo dõi trên phần mềm Excel theo mẫu:

Số TT

Tên cơ sở nuôi đực giống
(tên Doanh nghiệp hoặc trại hoặc hộ gia đình)

Huyện(4)

Thông tin về đàn lợn đực sản xuất

Đực phối trực tiếp

Đực khai thác phối nhân tạo

Số tai

Giống

Nguồn gốc

Số tai

Giống

Nguồn gốc

1

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (4) Huyện: Ghi 03 mã số huyện theo hướng dẫn tại mục 2.2.2 Hướng dẫn này

 

2.3. Bước 3: Đánh giá, phân loại chất lượng đàn lợn đực giống sản xuất hiện có (dự kiến chuẩn bị và triển khai trong 40 ngày)

2.3.1. Tổ công tác kết hợp cán bộ thú y cơ sở điều tra kết quả sản xuất của lợn đực giống theo mục đích sử dụng và các chỉ tiêu sau:

- Đối với đực phối giống trực tiếp:

+ Tỷ lệ phối giống đạt kết quả: Điều tra trên 10 nái được phối trong thời gian gần nhất của mỗi cá thể đực giống (nái đạt tiêu chuẩn và có lứa đẻ từ 2-5);

+ Số con sơ sinh còn sống: Điều tra trên 10 ổ đẻ được phối có kết quả trong thời gian gần nhất (nái đạt tiêu chuẩn và có lứa đẻ từ 2-5).

- Đối với đực khai thác phối giống nhân tạo:

+ Các chỉ số V, A, C và chỉ số chung VAC của một lần khai thác: Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp.

+ Chỉ số VAC trong 1 liều tinh: Lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên 02 liều tinh của 02 lần khai thác tinh của 02 tuần liên tiếp được phân tích ở trên.

2.3.2. Nhập số liệu thông tin vào máy tính để đánh giá phân loại lợn đực giống:

- Các thông tin, số liệu của Tổ công tác được chuyển về phòng chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lập bảng biểu trên máy tính và nhập thông tin theo dõi trên phần mềm Excel.

- Xử lý các thông tin, số liệu và đối chiếu với các chỉ số kinh tế, kỹ thuật quản lý hiện hành để đánh giá, phân loại đực giống.

Khi phát hiện các cá thể lợn đực giống không đủ tiêu chuẩn, Ban chỉ đạo khuyến cáo chủ cơ sở loại thải và thay thế; tham mưu cho UBND tỉnh chính sách hỗ trợ thay thế lợn đực giống không đủ tiêu chuẩn (nếu có).

2.3.3. Thu hồi thẻ tai:

- Khi lợn đực giống loại thải hoặc không sử dụng nữa sẽ thu hồi thẻ tai;

- Việc thu hồi thẻ tai giao cho Trưởng Ban chăn nuôi Thú y xã thực hiện và báo cáo định kỳ hàng tháng về Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế cấp huyện để tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.4. Bước 4: Tập huấn cho các chủ cơ sở chăn nuôi và khai thác lợn đực giống(dự kiến chuẩn bị và triển khai trong 15 ngày)

2.4.1. Tổ công tác phổ biến các nội dung cơ bản nhất tại các Văn bản quản lý hiện hành:

- Pháp lệnh giống vật nuôi;

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, khai thác sử dụng lợn đực giống;

- Quyết định số 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giống vật nuôi phải công bố;

- Quyết định số 67/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đối với giống vật nuôi;

- Các văn bản khác có liên quan (Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn số 68/2006/QH11).

2.4.2. Tổ công tác thông báo cho tất cả các chủ hộ nuôi và khai thác, kinh doanh lợn đực giống về việc tuân thủ các quy định quản lý của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh lợn đực giống:

- Khai báo với địa phương (Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Ghi chép sổ theo dõi chất lượng khai thác, sử dụng lợn (Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);

- Tuân thủ các quy định sản xuất, kinh doanh lợn đực giống (tính pháp lý; chuồng trại và trang thiết bị; nhân lực; thực hiện các quy định về thú y; công bố tiêu chuẩn cơ sở;...).

2.5. Bước 5: Thông tin, tuyên truyền (triển khai trong suốt thời gian thí điểm)

- Thông tin trên đài truyền hình của tỉnh;

- Thông tin trên đài truyền thanh của tỉnh;

- Thông tin trên Báo tỉnh;

- Thông tin thông qua hệ thống thú y, chăn nuôi cơ sở.

2.6. Bước 6: Đánh giá và tổng kết thí điểm quản lý lợn đực giống (dự kiến chuẩn bị và triển khai trong 15 ngày)

2.6.1. Tập hợp thông tin kết quả theo dõi, triển khai:

- Kết quả quản lý chất lượng đàn đực giống;

- Các kết quả chuyển biến về quản lý đối với các cơ sở khai thác, kinh doanh lợn đực giống.

2.6.2. Tổng kết:

- Viết báo cáo tổng hợp;

- Tổ chức Hội nghị tổng kết.

Đây là hướng dẫn khung, tùy thuộc vào điều kiện của từng tỉnh để tiến hành thứ tự các bước cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất; có thể triển khai đồng thời các bước để đảm bảo kết thúc tổng kết thí điểm trước ngày 15/11/2014.

Bản hướng dẫn kỹ thuật này thay thế cho Bản hướng dẫn kỹ thuật đã ban hành ngày 31 tháng 7 năm 2014./.

CỤC CHĂN NUÔI