ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 891/UBND-KGVX | Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2023 |
Kính gửi: | - Sở Y tế; |
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhận được Báo cáo số 1296/BC-SYT ngày 29/3/2023 của Sở Y tế về Kết quả điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Về việc này, Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu:
1. Sở Y tế (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố)
- Chủ trì, phối hợp với quận Thanh Xuân, huyện Gia Lâm tiếp tục xác minh nguyên nhân, làm rõ nguồn gốc thực phẩm ngộ độc tại Trường Tiểu học Kim Giang, tăng cường kiểm tra, giám sát, điều tra, lấy mẫu xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ra ngộ độc; giám sát, theo dõi diễn biến của vụ ngộ độc thực phẩm cho đến khi kết thúc, kịp thời thông tin vụ việc đảm bảo đúng quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công thương, Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn, UBND quận, huyện, thị xã, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về An toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ, vệ sinh cá nhân, nguồn gốc nguyên liệu đưa vào sản xuất, chất lượng sản phẩm... kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan báo, đài của Hà Nội và Trung ương tuyên truyền các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm để các doanh nghiệp, đơn vị, tập thể, cá nhân kinh doanh thực phẩm và người dân hiểu, chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm.
- Chuẩn bị sẵn sàng đảm bảo lực lượng chuyên môn, trang thiết bị, thuốc và hóa chất để kịp thời ứng phó khi có sự cố về thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Định kỳ, thường xuyên, đột xuất tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Y tế theo quy định.
2. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các quy định về sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường chú trọng nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm, chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nhất là các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, kiểm tra; việc kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn (chợ đầu mối, cơ sở chế biến, cơ sở giết mổ). Duy trì và tăng cường kiểm tra tại các chốt kiểm dịch liên ngành đầu mối giao thông để kiểm soát động vật, sản phẩm động vật chuyển vào Thành phố.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trường Tiểu học Kim Giang thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn giám sát phát hiện bệnh nhân mới, theo dõi sức khỏe của học sinh tại nhà trường, khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm báo cáo theo quy định.
- Phối hợp với UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo các Trường học tiếp tục thực hiện công văn số 959/SYT-NVY ngày 10/3/2023 của Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục các cơ quan liên quan; tổ chức tuyên truyền, tập huấn, giáo dục kiến thức về an toàn thực phẩm cho người tham gia chế biến thực phẩm, giáo viên, phụ huynh và học sinh; tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở giáo dục có tổ chức bếp ăn bán trú không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc.
4. Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của quận phối hợp các Bệnh viện đang điều trị bệnh nhân, phát hiện sớm các bệnh nhân mới, tiếp tục theo dõi giám sát sức khỏe bệnh nhân, kịp thời động viên và huy động các nguồn lực hỗ trợ gia đình bệnh nhân yên tâm điều trị, tiếp tục theo dõi phát hiện những bệnh nhân mới.
- Yêu cầu bếp ăn tập thể Trường Tiểu học Kim Giang tạm thời dừng hoạt động để khắc phục ngộ độc thực phẩm; kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình từ khâu nhập nguyên liệu, chế biến, bảo quản, chia suất ăn, vận chuyển thực phẩm và xác định nguyên nhân xảy ra ngộ độc thực phẩm liên quan đến quy trình thực hiện.
- Tăng cường công tác kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tiêu hủy các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo An toàn thực phẩm theo quy định và các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
- Căn cứ theo phân công, phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, đề nghị xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch số 336/KH-UBND ngày 21/12/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2023.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Đẩy mạnh công tác quản lý kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sản phẩm thực phẩm an toàn chất lượng trên địa bàn.
- Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể tại các trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cao đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có giấy phép, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và tiêu hủy các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo An toàn thực phẩm theo quy định và các hành vi vi phạm theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ với các Đoàn thanh, kiểm tra cấp trên và thực hiện xử lý sau thanh tra, kiểm tra, thông báo rộng rãi kết quả kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh và quảng cáo thực phẩm, các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quản lý.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các đơn vị khẩn trương thực hiện nội dung nêu trên./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1 Chỉ thị 18/CT-UBND năm 2020 tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong tình hình mới
- 2 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3 Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do tỉnh Nghệ An ban hành
- 4 Chỉ thị 01/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5 Kế hoạch 123/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản năm 2023 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6 Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2023 thực hiện Kế hoạch 82-KH/TU về thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW về “Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 7 Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận