BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1774/LĐTBXH-ATLĐ | Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2008 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Trả lời công văn số 7357/UBND-VX ngày 24/12/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị thỏa thuận áp dụng bồi dưỡng lao động nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật, sau khi nhận được ý kiến của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
1. Thỏa thuận áp dụng các mức bồi dưỡng bằng hiện vật theo Thông tư Liên tịch số 10/2006/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 12/9/2006 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế cho các đối tượng thuộc ngành Giao thông công chính Hà Nội trực tiếp làm các nghề, công việc sau đây:
a. Mức 1: Có giá trị bằng tiền tương ứng là 4000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế, áp dụng cho 8 (tám) nhóm chức danh sau:
+ Nhân viên quản lý làm việc trực tiếp trong khu vực bãi rác và khu xử lý chất thải y tế và công nghiệp, các bãi xử lý bùn;
+ Công nhân thu gom, vận chuyển đất thải, phế thải xây dựng;
+ Nhân viên vận hành xử lý nước thải, bơm nước thải;
+ Nhân viên khảo sát, kiểm tra giám sát nghiệm thu các công việc tại công trường, bãi bùn, sông, mương, cống, cán bộ quy tắc mương sông thoát nước;
+ Công nhân chăm sóc, nuôi dưỡng chim gà cảnh;
+ Công nhân duy tu bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện, thiết bị chuyên dùng vệ sinh môi trường, thoát nước.
+ Công nhân trồng cây giống, phun thuốc trừ sâu cho cây, hoa;
+ Công nhân nuôi thú tạp.
b. Mức 2. Có giá trị bằng tiền tương ứng là 6000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế, áp dụng cho 5 (năm) nhóm chức danh nghề, công việc sau:
+ Công nhân nạo vét bùn bằng thiết bị cơ giới;
+ Công nhân lái xe vận chuyển bùn;
+ Công nhân vận hành trạm bơm, trạm xử lý nước thải sinh hoạt; vận hành cửa phai, cửa đập;
+ Công nhân lái xe chở rác thải y tế, rác thải công nghiệp độc hại;
+ Công nhân sửa chữa hố ga, thay thế bộ ga ngang, ga hàm ếch;
c. Mức 3: Có giá trị bằng tiền tương ứng là 8000 đồng cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế, áp dụng cho 7 (bảy) nhóm chức danh nghề, công việc sau:
+ Công nhân xử lý bãi bùn;
+ Công nhân vớt rác trên kênh, mương, sông và thu gom các phế thải.
+ Công nhân xử lý rác và xử lý nước rác;
+ Công ngân đúc ga, ghi gang;
+ Công nhân thu gom rác thải y tế, rác thải công nghiệp;
+ Công nhân đốt và xử lý chất thải công nghiệp, y tế độc hại;
+ Công nhân lái xe thu phân.
2. Việc tổ chức thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho đối tượng làm các công việc nêu trên theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 10/1999/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2008./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1 Công văn 3935/BHXH-TCCB năm 2015 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2 Thông tư liên tịch 10/2006/TTLT-BLĐTBXH-BYT sửa đổi khoản 2, Mục II Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,Thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 3 Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 4 Công văn 397/LTNN-TCCB hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại thuộc ngành lưu trữ do Cục dự trữ Nhà nước ban hành
- 1 Công văn 397/LTNN-TCCB hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại thuộc ngành lưu trữ do Cục dự trữ Nhà nước ban hành
- 2 Công văn 3935/BHXH-TCCB năm 2015 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành