Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

CỤC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 397/LTNN-TCCB
Về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại thuộc ngành lưu trữ

Hà Nội, ngày 16 tháng 10 năm 1998

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Văn phòng quốc hội.
- Văn phòng Chủ tịch nước.
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng.
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
- Toà án Nhân dân tối cao.
- Cơ quan TW của các đoàn thể.
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

Căn cứ vào Thông tư số 20/TT-LB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế quy định chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho những người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại; căn cứ vào Văn bản số 3194/LĐTBXH-BHLĐ ngày 03/10/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thoả thuận áp dụng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại thuộc ngành lưu trữ, Cục Lưu trữ Nhà nước hướng dẫn thực hiện như sau:

1. Đối tượng áp dụng:

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên áp dụng cho cán bộ, công chức lưu trữ làm việc trong kho lưu trữ của các cơ quan hành chính sự nghiệp, Doanh nghiệp Nhà nước; kho lưu trữ của các cơ quan Đảng, đoàn thể.

2. Mức áp dụng:

a. Mức 3: 4/10 hộp sữa đặc có đường loại 475g cho một Bộ Công an hoặc một ngày làm việc thực tế áp dụng đối với công việc:

- Khử trùng tại liệu lưu trữ.

b. Mức 2: 3/10 hộp sữa đặc có đường loại 475g cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế áp dụng đối với các nghề, công việc:

Tu bổ, phục chế tài liệu lưu trữ;

Vận hành, bản quản, sửa chữa các thiết bị kỹ thuật trong kho lưu trữ;

Xử lý tài liệu phim, ảnh, ghi âm lưu trữ trong buồng kín;

Vệ sinh tài liệu, giá tủ để tài liệu, nền, tường kho lưu trữ.

c. Mức 1: 2/10 hộp sữa đặc có đường loại 475g cho một ca hoặc một ngày làm việc thực tế áp dụng đối với các nghề, công việc:

Phân loại, kiểm tra giá trị hồ sơ tài liệu lưu trữ;

Lựa chọn để bảo quản tiêu huỷ hồ sơ tài liệu lưu trữ hết giá trị;

Hệ thống hoá phân nhóm, xác định giá trị tài liệu, sắp xếp tài liệu, lập hồ sơ, mô tả phiếu nhập tin vào máy tính;

Vận chuyển hồ sơ, tài liệu lưu trữ;

Chỉnh lý tài liệu;

Nhập dữ liệu vào máy tính, xây dựng công cụ tra tìm đối với hồ sơ, tài liệu lưu trữ;

Sưa tầm, thu thập, bổ sung hồ sơ tài liệu lưu trữ;

Xử lý kỹ thụât hồ sơ tài liệu lưu trữ;

Kiểm lê tài liệu lưu trữ;

Lựa chọn để công bố, giới thiệu hồ sơ tài liệu lưu trữ.

3. Nguyên tắc:

a) Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên không được phát bằng tiền mặt mà phải tổ chức ho đối tượng bồi dưỡng ăn, uống tại chỗ khi giải lao hoặc nghỉ giữa Bộ Công an. Trưởng hợp đặc biệt như làm việc ít người thì phát hiện vật cho người lao động bồi dưỡng đúng mục đích.

b) Làm việc trên 4 tiếng được bồi dưỡng cả định xuất, từ 4 tiếng trở xuống bồi dưỡng nửa định xuất.

4. Kinh phí và hiện vật:

a) Đối với các đơn vị thuộc khu vực hành chính sự nghiệp được hạch toán trong chi phí thường xuyên, không đưa vào thành phần quỹ tiền lương.

b) Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh được tính vào giá sữa ở địa phương Khuyến khích các cơ quan, đơn vị cho người lao động bồi dưỡng nhiều hơn mức quy định.

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật trên được thực hiện từ ngày 01/11/1998. Văn bản này thay thế văn bản số 313/TCCB ngày 27/8/1997 của Lưu trữ Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc xin gửi văn bản hoặc liên hệ trực tiếp với Cục Lưu trữ Nhà nước để giải quyết. Điện thoại liên hệ 8327009./.

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC




Dương Văn Khảm