Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC HẢI QUAN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2695/TCHQ-GSQL
V/v: Hướng dẫn thủ tục hải quan

Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2002

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố

 

Sau một thời gian thực hiện Luật Hải quan, Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra giám sát hải quan và các Quyết định tạm thời của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, để việc triển khai thực hiện được thống nhất trong toàn ngành, Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố một số nội dung như sau:

1. Về cách ghi kết quả kiểm tra hàng hóa trên tờ khai hải quan:

Việc ghi kết quả kiểm tra thực tế trên tờ khai hải quan phải rõ ràng, cụ thể, đủ thông tin để công chức kiểm tra tính thuế có thể kiểm tra ngay được việc tự tính thuế của người khai hải quan mà không phải yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm chứng từ hay doanh nghiệp và kiểm hóa viên phải giải thích thêm.

1.1. Trước khi ghi cụ thể kết quả kiểm tra, kiểm soát viên bắt buộc phải ghi vào tờ khai những nội dung sau:

- Tỷ lệ kiểm tra (bao nhiêu phần trăm);

- Quy cách đóng góp: Hàng đồng nhất hay không đồng nhất (ghi cụ thể toàn bộ lô hàng đồng nhất hay không, hoặc theo khai của người khai hải quan thì có mấy loại kiện, mỗi loại bao nhiêu kiện...);

- Tình trạng niêm phong (nếu có) và bao bì (ví dụ: niêm phong có còn nguyên vẹn không, tình trạng bao bì như thế nào v.v...);

1.2. Cách ghi kết quả kiểm tra:

a) Nếu hàng được miễn kiểm tra thì ghi: “Hàng hóa được thông quan theo nội dung khai của người khai hải quan”;

b) Nếu căn cứ kết quả giám định của tổ chức giám định/kết quả kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì ghi: “Căn cứ chứng thư giám định/Giấy xác nhận kết quả kiểm tra số...ngày...do... cấp” và ghi lại kết luận của tổ chức giám định/cơ quan kiểm tra nhà nước vào tờ khai hải quan;

c) Hàng phải kiểm tra xác suất:

- Nếu kiểm tra cả con-ten-nơ thì ghi rõ số con-ten-nơ, số niêm phong, kẹp chì của con-ten-nơ đã kiểm tra. Nếu chỉ kiểm tra một số kiện trong con-ten-nơ thì ghi rõ số các kiện đã kiểm tra, vị trí của kiện trong con-ten-nơ (ví dụ: phía ngoài, phía trong, bên phải, bên trái... của con-ten-nơ) và ký mã hiệu của từng kiện. Trường hợp kiện hàng không có ký mã hiệu, không phân biệt được các kiện với nhau thì phải niêm phong được đánh dấu những kiện đã kiểm tra. Cục trưởng Hải quan tỉnh, thành phố quy định hình thức đánh dấu để áp dụng cho đơn vị mình;

- Nếu là hàng rời phải ghi rõ là hàng rời, vị trí của phần hàng đã kiểm tra (ví dụ kiểm phần hàng phía trong, phía ngoài, bên trên, bên dưới...);

- Nếu hàng hóa đóng gói đồng nhất thì chọn kiểm tra những kiện bất kỳ hoặc những kiện có nghi vấn. Nếu các kiện không đồng nhất thì lựa chọn các kiện đại diện cho từng loại kiện hoặc những kiện có nghi vấn để kiểm tra, nhưng vẫn phải đảm bảo tỷ lệ kiểm tra;

- Nếu kiểm tra tỷ lệ % nhưng hàng hóa là nguyên chiếc (ví dụ 01 xe ô tô) thì kiểm tra nguyên chiếc. Nếu tỷ lệ phần trăm của số hàng là số lẻ thì làm tròn số để kiểm tra (ví dụ 3% của 50 kiện là 1,5 kiện thì làm tròn là 02 kiện để kiểm tra);

- Trong quá trình kiểm tra, nếu kiểm hóa viên xét thấy phải thay đổi tỷ lệ kiểm tra mới đảm bảo tính đại diện cao cho cả lô hàng thì báo cáo Chi cục trưởng để thay đổi tỷ lệ kiểm tra. Việc thay đổi tỷ lệ kiểm tra và lý do thay đổi phải được ghi rõ trong tờ khai hải quan;

- Khi quyết định hình thức và tỷ lệ kiểm tra, nếu đã có thông tin nghi vấn về con-ten-nơ, kiện hàng, phần hàng cụ thể thì Chi cục trưởng có thể quyết định cụ thể những con-ten-nơ, những kiện hàng hoặc phần hàng mà kiểm hóa viên phải kiểm tra. Việc quyết định này phải thể hiện đầy đủ trên tờ khai hải quan.

Đối với các lô hàng kiểm tra xác suất, kiểm hóa viên phải chịu trách nhiệm về số hàng đã kiểm tra, phần còn lại doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Việc kiểm tra xác suất phải có tính đại diện cao cho cả lô hàng. Vì vậy, Lãnh đạo Chi cục và kiểm hóa viên phải nêu cao trách nhiệm, sử dụng có hiệu quả tất cả các thông tin, kinh nghiệm có được và rất nhạy bén trong việc quyết định hình thức, tỷ lệ, biện pháp, cách thức kiểm tra.

- Ghi kết luận về thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

+ Nếu số hàng được kiểm tra xác suất đúng như khai của người khai hải quan thì ghi: “Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế các kiện hàng nói trên, kết luận: Hàng xuất khẩu/nhập khẩu đã kiểm tra xác suất đúng như khai báo”;

+ Nếu số hàng được kiểm tra xác suất khác so với khai của người khai hải quan thì thực hiện kiểm tra toàn bộ lô hàng. Khi ghi kết quả kiểm tra phải ghi cụ thể tên (mã số) mặt hàng, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng... hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (sai nội dung gì thì ghi nội dung ấy). Những mặt hàng khác đúng như khai của người khai hải quan thì ghi “Các mặt hàng khác xuất khẩu/nhập khẩu đúng như khai báo”.

d) Hàng được kiểm tra toàn bộ:

- Nếu kết quả kiểm tra đúng như khai báo của chủ hàng thì ghi: “Hàng xuất khẩu/nhập khẩu đúng khai báo”;

- Nếu số hàng đã được kiểm tra khác so với khai của người khai hải quan thì ghi cụ thể tên (mã số) mặt hàng, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng... hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu (sai nội dung gì thì ghi nội dung ấy). Những mặt hàng khác đúng như khai của người khai hải quan thì ghi “Các mặt hàng khác xuất khẩu/nhập khẩu đúng như khai báo”.

2. Về vấn đề bộ phận nào ghi kết quả giám định vào tờ khai hải quan đối với mặt hàng miễn kiểm tra thực tế, hàng hóa được thông quan trên cơ sở kết quả giám định thực hiện như sau:

Bộ phận nào quyết định thông quan thì bộ phận đó ghi.

Việc ghi xác nhận theo kết quả giám định phải cụ thể, ghi rõ là hàng được miễn kiểm tra hải quan, kết quả theo chứng thư giám định số (ghi số chứng thư), ngày (ngày ra chứng thư), do Cơ quan (tổ chức) giám định kiểm tra (tên, địa chỉ cơ quan giám định) cấp.

3. Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu: Việc đăng ký tờ khai thực hiện tại Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hóa do Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện:

 

3.1. Đối với lô hàng xuất khẩu:

Trách nhiệm của chủ hàng, của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất thực hiện theo quy định tại Mục III Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ và các Điểm 6, 8, 10, 11, 12, 13 Điều 4 Quyết định 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2002.

3.2. Đối với hàng nhập khẩu:

3.2.1. Trách nhiệm của chủ hàng:

Thực hiện theo quy định tại các Khoản a, c, e, f Điểm 2.1 Mục IV Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ.

3.2.2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu:

(a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan theo quy định;

(b) Quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chịu trách nhiệm về bộ hồ sơ hải quan đã được đăng ký và việc quyết định hình thức, tỷ lệ kiểm tra;

(c) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm: Tờ khai hải quan đã được đăng ký (02 bản chính); Bản kê chi tiết (1 bản); Vận tải đơn Copy (1 bản); Biên bản bàn giao (01 bản), giao bộ hồ sơ cho chủ hàng chuyển đến Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện tiếp các bước thủ tục khác;

(d) Thực hiện việc ra Quyết định điều chỉnh thuế, xử lý vi phạm và xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” quy định tại gạch đầu dòng thứ 3, Điểm c.3, Mục 3.2.3 dưới đây, thông báo cho Chi cục Hải quan cửa khẩu biết kết quả xử lý.

3.2.3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu:

(a) Tiếp nhận bộ hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu chuyển đến;

(b) Thực hiện kiểm tra thực tế theo hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế đã được Lãnh đạo Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu quyết định, xác nhận kết quả kiểm tra theo đúng quy định. Trong quá trình kiểm tra, nếu có căn cứ (như: có thông báo mới về vi phạm của doanh nghiệp tới mức phải thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra; hồ sơ thể hiện sự bất hợp lý về số lượng hàng so với trọng lượng...) thì Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu quyết định thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra;

Chi cục Hải quan cửa khẩu chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra thực tế và việc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa; thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu việc thay đổi hình thức, tỷ lệ kiểm tra (nếu có);

(c) Xác nhận đã làm thủ tục hải quan như sau:

Nếu thực tế hàng hóa:

c1. Không có sai lệch so với khai của người khai hải quan thì xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” và quyết định việc thông quan cho lô hàng;

c2. Có sự sai lệch so với khai của người khai hải quan dẫn đến một phần hoặc toàn bộ lô hàng không được nhập khẩu thì xác nhận kết quả kiểm tra, lập biên bản để xử lý theo quy định của pháp luật đối với số hàng khai sai, giải phóng số hàng đúng khai báo, xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan”, thông báo cho Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu biết;

c3. Có sự sai lệch so với khai của người khai hải quan dẫn đến phải điều chỉnh số thuế phải nộp thì:

- Xác nhận kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;

- Lập biên bản vi phạm (nếu có): 3 bản (01 bản đưa vào hồ sơ gửi Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 01 bản giao cho người khai hải quan, 01 bản lưu);

- Niêm phong hồ sơ lô hàng (bao gồm cả biên bản vi phạm) giao cho người khai hải quan chuyển đến Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu ra quyết định điều chỉnh thuế, xử lý vi phạm và xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan”;

- Giải phóng hàng.

4. Hướng dẫn, bổ sung đối với hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp qua đường bưu điện và chuyển phát nhanh:

Để hạn chế việc mở tờ khai hai lần hoặc phải hoàn thuế cho doanh nghiệp do Bưu điện đăng ký tờ khai không đúng loại hình, nay hướng dẫn bổ sung như sau:

- Đối với hàng hóa nhập khẩu của những doanh nghiệp ở tỉnh có Bưu cục kiểm quan thì được chuyển về Bưu cục kiểm quan để Hải quan ở đây làm thủ tục nhập khẩu;

- Đối với hàng hóa nhập khẩu của những doanh nghiệp ở tỉnh không có Bưu cục kiểm quan, nếu hàng hóa đó thuộc loại hình hàng miễn thuế (gia công, chế xuất...) thì doanh nghiệp mang tờ khai do Bưu điện/doanh nghiệp chuyển phát nhanh khai đến Chi cục Hải quan khu chế xuất hoặc Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công khai lại tờ khai theo đúng loại hình. Hải quan khu chế xuất/quản lý hàng gia công thông báo cho Chi cục Hải quan Bưu điện liên quan để thực hiện việc hoàn trả lại thuế cho Bưu điện (nếu có).

5. Sửa lại mẫu "Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" theo phụ lục kèm theo văn bản này (Mẫu HQ01-BĐCPN) để áp dụng cho hàng hóa không có thuế, hàng có thuế suất 0%, hàng được miễn thuế. Đối với hàng hóa có thuế thì thực hiện khai riêng từng tờ khai cho từng lô hàng, gói hàng.

6. Về thời điểm ra thông báo thuế thực hiện như sau:

a) Cơ quan Hải quan ra thông báo thuế ngay tại bước tiếp nhận, đăng ký tờ khai theo số thuế tự tính, tự kê khai của người khai hải quan đối với các trường hợp sau:

- Hàng miễn kiểm tra thực tế;

- Hàng phải chờ kiểm tra Nhà nước về chất lượng.

- Hàng chuyển cửa khẩu.

b) Cơ quan Hải quan ra thông báo thuế sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp sau:

- Hàng đã có kết quả kiểm tra thực tế (thông báo thuế theo kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa);

- Hàng chờ kết quả giám định, phân tích, phân loại làm cơ sở để tính thuế (Thông báo thuế trên cơ sở số thuế tự tính, tự kê khai của người khai hải quan);

- Hàng chưa thông quan được trong ngày (Thông báo thuế trên cơ sở số thuế tự tính, tự kê khai của người khai hải quan).

7. Về bản sao vận tải đơn được hiểu là một trong các bản sao sau đây:

(a) Bản sao chụp từ các bản ORIGINAL được bản SURRENDERED;

(b) Bản chính của các bản vận tải đơn có ghi chữ COPY.

8. Về việc luân chuyển biên bản bàn giao trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu được thực hiện như sau:

Khi nhận được Biên bản bàn giao do các đơn vị khác chuyển đến, Chi cục Hải quan nhận lập Bảng thống kê (bao gồm các nội dung: số thứ tự; số, ngày Biên bản bàn giao, số tờ khai hải quan, Chi cục làm thủ tục hải quan, tình trạng hàng hóa khi nhận) các Biên bản bàn giao đã nhận, mỗi tuần fax cho đơn vị gửi 01 lần. Bãi bỏ việc luân chuyển Biên bản bàn giao quy định tại Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001. Do không phải gửi trả lại Biên bản bàn giao, nên nay quy định Chi cục Hải quan gửi chỉ phải lập 2 Biên bản bàn giao.

Đối với những trường hợp lô hàng cần phải theo dõi sát thì phải Fax Biên bản bàn giao ngay để đơn vị gửi nắm được thông tin kịp thời.

9. Về niêm phong hải quan đối với lô hàng xuất khẩu chuyển cửa khẩu được miễn kiểm tra thực tế:

Thực hiện theo quy định tại Điểm b, phần 4, Mục I Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 và Điểm 2, Điều 4 Quyết định số 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2002. Mục đích của việc niêm phong hải quan là để Hải quan xác nhận sự nguyên trạng của bao bì đóng gói (con-ten-nơ, thùng, kiện...) hàng hóa, còn nội dung cụ thể về hàng hóa bên trong thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Việc niêm phong này là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý khác của Nhà nước.

Đối với lô hàng được miễn kiểm tra thực tế xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ thì không phải niêm phong hải quan.

10. Thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu được áp dụng đối với cả hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất và phương thức chuyển khẩu. Hàng hóa kinh doanh theo hai phương thức này phải được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu, cửa khẩu xuất.

11. Việc thực hiện kiểm tra ngẫu nhiêu, đột xuất với hàng miễn kiểm tra:

Chi cục trưởng Hải quan căn cứ vào các thông tin nắm được về lô hàng, chủ hàng tại thời điểm lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu để quyết định áp dụng biện pháp kiểm tra đột xuất, kiểm tra ngẫu nhiên. Việc tiến hành biện pháp kiểm tra đột xuất, kiểm tra ngẫu nhiên phải thận trọng, không được tuỳ tiện, không được lợi dụng để gây phiền hà, khó dễ cho doanh nghiệp.

12. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK, nhập khẩu HQ/2002-NK được sử dụng cho cả loại hình hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch, nhưng không yêu cầu chủ hàn phải nộp hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận tải đơn.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch, hàng hóa tạm nhập - tái xuất, hàng hóa tạm xuất - tái nhập có thời hạn; hàng hóa xuất khẩu tiểu ngạch; hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan; hàng hóa quá cảnh; xe ô tô, xe gắn máy xuất nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới đường bộ sử dụng các mẫu tờ khai, giấy phép và sổ theo dõi ban hành kèm theo Quyết định số 1473/2002/QĐ-TCHQ ngày 24/05/2002 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

13. Vấn đề chuyển cảng:

- Chuyển cảng ở đây được hiểu là chuyển cửa khẩu;

- Trường hợp hàng nhập khẩu có vận tải đơn ghi cảng đích là một cảng, nhưng hàng được dỡ xuống cảng khác và được vận chuyển đến cảng đích bằng phương tiện vận tải khác thì coi như là hàng hóa chuyển cửa khẩu, thủ tục hải quan thực hiện như quy định tại Điểm 1 phần IV Quyết định 1495/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001.

14. Về vấn đề ghi, sao tờ khai hành lý khi bán hàng miễn thuế cho khách du lịch bằng đường biển không có thị thực nhập cảnh, không có tờ khai hành lý thực hiện như sau:

Thực hiện như đối với khách xuất cảnh quy định tại Điểm 2.2 (a) Mục II Quyết định 1549/QĐ-TCHQĐiểm 1, Điều 6 Quyết định số 19/2002/QĐ-TCHQ ngày 10/01/2002.

15. Bổ sung các quy định sau đây đối với hàng hóa bán tại cửa hàng kinh doanh hàng miễn thuế:

-Về hàng miễn thuế bán trên máy bay: Khi đưa hàng lên máy bay và lúc đưa hàng không bán được trở về, doanh nghiệp phải báo cho Hải quan để xác định lượng hàng thực bán làm cơ sở cho việc thanh khoản;

- Hàng thuyền trưởng mua tại cửa hàng miễn thuế theo đơn đặt hàng phải được đưa vào kho lương thực, thực phẩm của tàu để Hải quan niêm phong và giám sát cho đến khi tàu xuất cảnh (trừ số hàng mà thuyền trưởng đề nghị được để ở ngoài để sử dụng trong thời gian tàu neo đậu tại Cảng).

16. Việc quyết định thông quan đối với hàng hóa phi mậu dịch xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện như quy định tại Điểm 6, Mục I, Quyết định 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001.

Các nội dung hướng dẫn tại văn bản này thay thế các nội dung tương ứng của các quy định tạm thời ban hành kèm theo các Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan hướng dẫn Luật Hải quan./.

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN




Nguyễn Đức Kiên

 

 

HQ 01-BĐCPN

Khổ: A3

TỔNG CỤC HẢI QUAN

Chi cục HQ Tỉnh, TP..........

Chi cục Hq:...........

BẢN KÊ CHI TIẾT HÀNG HÓA XUẤT KHẨU/NHẬP KHẨU KHÔNG CÓ THUẾ

(Kèm theo tờ khai hải quan số:.......ngày...../....../200....)
Tỷ giá (VND/USD):........ngày...../....../200.......)

STT

Số hiệu, trọng lượng BP, BK

Tên, địa chỉ người gửi/ người nhận

Tên hàng

Xuất xứ

Lượng hàng (kg, cái, chiếc...)

Đơn giá (VND)

Trị giá (VND)

Lệ phí hải quan

Công chức HQ ký, ghi rõ họ tên

NVBĐ/ DNCPN ký, ghi rõ họ tên

Ghi chú

1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

10.

11.

12.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Nếu là hàng nhập khẩu thì gạch bỏ chữ xuất khẩu, chữ người gửi và ngược lại.

- Công chức Hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa ký, ghi rõ họ tên vào ô thứ 10 trên bảng kê.

- Nhân viên Bưu điện/doanh nghiệp CPN ký, ghi rõ họ tên vào ô thứ 11 trên bản kê.

- Cột ghi chú (ô thứ 12) ghi:

+ Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành (đối với hàng hóa xuất khẩu).

+ Chuyển kiểm tra quản lý chuyên ngành để mở tờ khai riêng (đối với hàng hóa nhập khẩu).

+ Chuyển xử lý vi phạm

+ Các vấn đề khác.

- Lãnh đạo Đội ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”.

Cơ quan Hải quan...........

Lãnh đạo Đội ký, ghi rõ họ tên

.....ngày....../.........../200...............
Bưu điện/Doanh nghiệp CPN
Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu