BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 970-TC/TCT | Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 1991 |
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 970-TC/TCT NGÀY 27 THÁNG 7 NĂM 1991 VỀ TÍNH TOÁN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG VÀ TIỀN ĂN GIỮA CA
Vừa qua, Sở Tài chính, Cục thuế các địa phương; Các đội kiểm tra chống thất thu NSNN đã phản ánh về Bộ các vướng mắc trong công tác quản lý, hạch toán tiền lương, tiền thưởng, bữa ăn giữa ca của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Để thống nhất trong công tác quản lý tài chính, xử lý đúug kết quả thành kiểm tra và xác định đúng lợi tức chịu thuế; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể thêm việc hạch toán tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca như sau:
1. Về tiền lương, tiền thưởng:
Chủ tịch HĐBT đã có Quyết định 317-CT ngày 1-9-1990 về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các XN quốc doanh, Liên bộ LĐTBXH - Tài Chính có thông tư số 16-TT/LB ngày 5-11-1990 hướng dẫn thi hành quyết định trên; Bộ Tài chính đã có Công văn số 454-TC/CĐTC ngày 10-4-1991 về triển khai công tác quản lý tiền thưởng. Tại điểm 3 "chi phí tiền lương" Công văn số 789-TC/TCT ngày 14-6-1991 của Bộ Tài chính "về tính chi phí hợp lý, hợp lệ" có quy định "đối với các sản phẩm khác do ngành, địa phương duyệt, hay đơn vị sản xuất kinh doanh tự xây dựng, nhưng phải được sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan thuế".
Để phù hợp với các văn bản pháp qui của nhà nước về tiền lương, tiền thưởng, cũng như phần quy định về tiền lương, tiền thưởng trong Chỉ thị 408-CT ngày 20-11-1990 của Chủ tịch HĐBT, Bộ Tài chính hướng dẫn tại điểm 3 của Công văn 789-CT/TCT phần đơn giá tiền lương của XN quốc doanh như sau:
a) Cấp quyết định đơn giá tiền lương theo Thông tư l6-TT/LB:
- Đối với các sản phẩm dịch vụ do nhà nước qui đinh giá, các sản phẩm dịch vụ độc quyền và trọng yếu của nên kinh tế (trước mắt là sản phẩm của ngành điện, xi măng, giấy, vận tải đường sắt, vận tải hàng không, dịch vụ bưu điện, các hệ thống Ngân hàng chuyên doanh và các công ty trực thuộc NHNN) do Bộ LĐ-TBCXH cùng Bộ Tài chính, UBVGNN, bộ chủ quản xem xét quyết định.
- Đối với sản phẩm hoặc công việc dịch vụ có tính chất truyền thống, tương đối ổn định, thuộc quyền quản lý của các Bộ, ngành, UBNN tỉnh, thành phố thì Bộ trưởng Bộ chủ quản, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố tuỳ theo yêu cầu quản lý để quy định danh mục sản phẩm dịch vụ và quyết định đơn giá tiền lương của sản phẩm dịch vụ và thuộc danh mục đó.
- Các sản phẩm dịch vụ còn lại, do giám đốc quyết định sau khi thông qua Đại hội CNVC (hoặc Hội đồng xí nghiệp) và đăng ký với cơ quan quản lý theo phân cấp, cơ quan Tài chính Lao động TBXH để theo dõi.
b) Nhiệm vụ của cơ quan tài chính, cơ quan thuế trong việc thẩm tra, kiểm tra thực hiện đơn giá tiền lương:
- Có kế hoạch cùng Sở LĐTBXH tham gia với đơn vị cơ sở xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương và qui chế tiền lương, tiền thưởng. Chủ động tham gia xét duyệt đơn giá tiền lương của sản phẩm hoặc của các đơn vị theo hướng dẫn về phân cấp xét duyệt của bộ và địa phương.
- Tổ chức tiếp nhận đăng ký và kiểm tra đơn giá tiền lương, qui chế tiền lương, tiền thưởng của các đơn vị (như hướng dẫn tại thông tư Liên bộ số 16-TT/LB). Nếu phát hiện thấy đơn giá đơn vị xây dựng, đăng ký không đúng với hướng dẫn của Nhà nước, không hợp lý so với các sản phẩm cùng loại thì có quyền yêu cầu đơn vị đỉnh chỉ thực hiện và đề nghị xây dựng lại đơn giá. Đơn vị nào không tính lại thì coi như là vi phạm luật thuế lợi tức và phải chịu xử lý theo Luật định.
Đơn giá tiền lương do các tổ chức sản xuất kinh doanh đăng ký, nếu kiểm tra thấy tính toán theo đúng phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương và các thông số do Liên Bộ hướng dẫn, đặc biệt đối với hệ số trượt giá (năm 1991 hệ số trượt giá đang áp dụng là 100% - quy định tại Quyết định Liên Bộ Tài chính - LĐTBXH số 110-QĐ/LB ngày 3-4-1991) thì được dùng làm căn cứ xác định chi phí tiền lương khi tính lợi tức chịu thuế. Cơ quan thuế không được sử dụng nhứng đơn giá tiền lương tính toán không đúng với hướng dẫn của Nhà nước trong việc tính lợi tức chịu thuế cho đơn vị.
- Kiểm tra việc hạch toán chi phí tiền lương, tiền thưởng trong chi phí sản xuất kinh doanh. Lưu ý các trường hợp vượt mức kế hoạch từ sản phẩm hàng hoá, tổng doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh.... tiền lương thực tế được tăng tương ứng với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Về nguyên tắc quỹ tiền lương của đơn vị ràng buộc bằng số tiền tuyệt đối của quỹ lương dự toán tính theo chế độ và mức trượt giá quy định (trừ lương thời gian).
Các trường hợp hạch toán tiền lương, tiền thưởng không theo đúng đơn giá tiền lương (đã được thẩm tra hoặc quyết định) và không tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh phải được loại trừ khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi xác định lợi tức chịu thuế và phải tính trừ vào lợi nhuận để lại đơn vị.
2. Về bữa ăn giữa ca:
Bữa ăn giữa ca là nhu cầu cần thiết hợp lý trong sản xuất kinh doanh, do hội đồng xí nghiệp và giám đốc quy định, trên cơ sở hoàn thành nghĩa vụ nộp NSNN va hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Theo quy định của Luật thuế lợi tức và Thông tư Liên bộ LĐTBXH-TC số 05-TT/LB ngày 1-7-1991 nguồn chi cho bữa ăn giữa ca được lấy từ lợi nhuận để lại của đơn vị sau khi đã nộp đủ các loại thuế, không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh (chi phí hợp lý , hợp lệ) để giảm trừ lợi tức chịu thuế. Quy định này được thi hành từ 1-1-1991.
- Chế độ bồi dưỡng ca đêm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02-LĐ/TT ngày 9-1-1987 của Bộ Lao động; Chế dộ bồi dưỡng hiện vật về độc hại được thực hiện theo thông tư số 07-LA-TT ngày 17-7-1986 của Bộ lao động. Các khoản định lượng của chế độ trên được tính theo giá thị trường và được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không tính vào quỹ lương và đơn giá tiền lương.
| Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
- 1 Công văn về việc tính chi phí hợp lý, hợp lệ để tìm lợi tức chịu thuế
- 2 Quyết định liên bộ 110-QĐ/LB năm 1991 về hệ số trượt giá dùng để tính toán đơn giá tiền lương trong sản xuất kinh doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3 Chỉ thị 408-CT năm 1990 về tiếp tục chấn chỉnh công tác tài vụ kế toán và hạch toán kinh tế của các xí nghiệp quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4 Thông tư liên tịch 16-TT-LB năm 1990 hướng dẫn Quyết định 317-CT về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các đơn vị kinh tế quốc doanh do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5 Quyết định 317-CT năm 1990 về chấn chỉnh quản lý tiền lương, tiền thưởng trong các cơ sở kinh tế quốc doanh do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành